WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mặt trận Ban Mê Thuột 40 năm: Những ngày cuối cùng của tướng Phú

phuThiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đã chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

- Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức.
- Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, ông bị vị Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình Bộ Quốc Phòng thâu hồi cấp Đại Tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữa năm 1966, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc biệt.

- Gần cuối tháng 8/1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai Đại Tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại Tá Vũ Văn Giai — Tư Lệnh phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Hồ Trung Hậu — Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Điềm, Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Quang Trung.
- Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.(Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

- Nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 không phải do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại Tướng Cao Văn Viên — Tổng tham mưu trưởng — đề nghị, nên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư Lệnh. Thông thường, các Tư Lệnh Quân Đoàn được quyền chọn lựa tham mưu trưởng, sau đó, bộ Tổng tham mưu sẽ ban hành quyết định hợp thức hóa, thế nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã bị bộ Tổng tham mưu “hạn chế” các quyền hạn dành cho Tư Lệnh Quân Đoàn. Khi Tướng Phú nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, vị tham mưu trưởng đương nhiệm là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm. (Trong thời gian từ 1967 đến tháng 6/1968, khi Tướng Phú còn mang cấp Đại Tá và giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh thì tướng Cẩm còn là Trung Tá, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn này).
- Trong những tuần lễ đầu tiên, Tướng Phú đã hai lần đề nghị hai vị Đại Tá giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân Đoàn thay chuẩn tướng Cẩm được bổ nhiệm làm Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn 2, nhưng cả hai lần đều bị Trung Tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân trình với Đại Tướng Cao Văn Viên bác bỏ. Cuối cùng, theo đề nghị của Trung Tướng Khuyên, Đại Tướng Cao Văn Viên đã bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lý, nguyên tham mưu trưởng bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Dù vị tham mưu trưởng không do mình chọn lựa, nhưng Tướng Phú đã tin dùng và ủy nhiệm cho Đại Tá Lê Khắc Lý nhiều quyền hạn trong việc điều hành Bộ Tư Lệnh.
- Trước khi cuộc chiến Cao Nguyên (năm 1975) bùng nổ, Tướng Phú được Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn trình bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao, Tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh. Trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975.Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3/1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

- Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” để chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu — Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 — tới nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân Khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân Khu 3. Vào giờ phút đó, quanh Tướng Phú chỉ có: Đại Tá Đức –nguyên Phụ Tá Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; Thiếu Tá Vinh, chánh văn phòng; Thiếu Tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và Thiếu Tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, Tướng Phú đã có quyết định tự sát, nhưng Đại Tá Đức đã kịp thời cản ông. Theo lời kể của Thiếu Tá Phạm Huấn, vào lúc 2 giờ 12 phút cùng ngày, Thiếu Tá Hóa tới trình cho Tướng Phú là trực thăng của Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, Thiếu Tá Huấn đứng gần Tướng Phú, thấy đôi mắt Tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi Thiếu Tá Hóa quay gót, Tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn nòng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của Đại Tá Đức: “Thiếu Tướng”. Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ…

- Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ngày 15 tháng 4/1975, Đại Tá Phạm Văn Chung, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, nguyên tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Quảng Nam, đã vào thăm Tướng Trưởng và Tướng Phú đang nằm dưỡng bệnh. Chính trong lần thăm này, Đại Tá Chung đã nghe Tướng Phú trăn trối, và kể lại như sau: Rời phòng Trung Tướng Trưởng, tôi (Đại Tá Chung) qua phòng kế bên cạnh là phòng của Thiếu Tướng Phú, cũng đang nằm dưỡng bệnh kế đó. Bước vào phòng tôi thấy Thiếu Tướng Phú đứng dậy ngay và bắt tay tôi bằng một giọng hằn học, tức tối:
“Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đã lâu…”

Nói đến đây Thiếu Tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối:
“…mà đêm qua, Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút… có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục”.

Tôi (Đại Tá Chung) không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu Tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu Tướng hãy bình tỉnh và nên tĩnh dưỡng.

- Đó là lần cuối cùng Đại Tá Chung gặp Tướng Phú. Sáng ngày 29 tháng 4/1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ tìm cách di tản, Tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Người em trai của bà Phú sau khi biết tin này đã chạy tới vào cho bà biết.

Cả gia đình quay về. Theo lời kể của con trai Tướng Phú, đã vượt biên sang Mỹ, những giờ cuối của Tướng Phú được ghi nhận như sau: Nhờ có các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để cấp cứu. Nhưng Tướng Phú mê man liên miên, mãi đến trưa ngày 30/4/1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi người vợ đang ngồi cạnh:
- Tình hình đến đâu rồi?
Bà Phú nói:
- Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn!
Nghe xong Tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.

Vương Hồng Anh

© Đàn Chim Việt

47 Phản hồi cho “Mặt trận Ban Mê Thuột 40 năm: Những ngày cuối cùng của tướng Phú”

  1. Bút Thép VN says:

    Cháy nhà lòi ra mặt chuột! Có lâm nạn mới biết tôi trung.

    Chữ “tôi trung” ở đây được coi là người dân VNCH trung thành với lý tưởng tự do, trung thành với tổ quốc!

    Diễn đàn chỉ cần hai kẻ ăn cháo đái bát như Lại Mạnh Cường và Vũ duy Giang thì nhà nước CSVN không cần tốn tiền (thuế của dân) để đào tạo 900 DLV và CAM?

  2. Vũ Sơn says:

    “Đùng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn mà hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc”.(K.)
    Khác vói câu :”NGÀY ĐÓ Mình đã làm gì cho đất nước.
    Đ/C Giang à,làm gì mà đồng chí giận Mỹ đên vậy. Một câu hay thì người ta trích có xuất xứ ,chớ đâu như Bac nhà anh thấy câu nào hay ,nhất là của Ông cố Tàu ,là ôm lấy cho mình “đĩnh cao trí tuệ”. Tụi Bắc Công cũng đá từng viết trong sách câu nói đó ,nhưng không là của kennedy mà là của Bác và theo đ/c chính trị viên/t đ hồi nẳm thì kennedy lấy trộm của Bác ta đó ! Đã thuộc loại danh ngôn thì không “xưa lắm rồi,Tám ơi!” đâu. Còn câu TT Thiêu ,tên đ/c cho là vô học .bất tài vô tướng “Đừng nghe những gì vc nói ,hãy coi chúng làm” thì đồng chí tức giận cũng cũng phái. Ai lại đẻ đời một câu hạ nhục Bác và Đãng anh minh thần vỏ ,thắng cả 3 ĐQ như thế !
    Chĩ có đãng ta là anh minh hôi !
    Toàn là bọn ngụy tay sai hêt !
    Nhát trí cao với LMC và VDG. Hai đồng chĩ nhớ ” chửi cho khéo nhé !’ kẽo lậm vào người thì NGUY.NVD cứu không nổi đâu !
    Chúng đã bán đất đai biễn đão rừng ,biên giói cao nguyên cho tụi “đế quốc bành trướng” hết rồi !
    Ca ngợi chi bọn chúng.
    Hãy chửi thăng và chửi mạnh.
    Và nhớ “nội công ngoại hợp vói Lai tiên sinh và vài đ/c khác”
    Chào quyết thắng !
    ….
    (vs)

  3. Chiêu Dương says:

    @ Lại mạnh Cường.

    Tớ thấy bài cóp en pệt từ Lâm Lễ Trinh của đốc tờ xuất hiện lần thứ tư trong 3 bài nói đến việc rút quân ở Buôn Mê Thuột.

    Trước hết, xin thưa với LMC rằng ông Nguyễn Khắc Bình là thiếu tướng tư lệnh cảnh sát quốc gia chứ không phải là Thiếu tướng CA như ông đã cọp bệt đến 4 lần. Lổi của Lâm Lễ Trinh có thể gọi là nhỏ, nhưng lổi của người nhắm mắt cọp bệt như ông thể hiện rỏ ông đúng là mắt hí như NT Dân đã tặng.

    Hảy xem lại đoạn vấn đáp này : “Vấn: Anh từng từ chức Phó Tổng ủy Di cư thời Ngô Ðình Diệm và đã tham gia nhóm Caravelle thập niên 50 để phản đối độc tài gia đình trị nhà Ngô, tại sao anh lại có thể chấp nhận hành động đơn phương của TT Thiệu như vậy trong khi anh giữ chức vụ Phó Thủ tướng?

    Ðáp: Bởi vì… lúc đó, không thấy gì bề ngoài. Bởi vì… ông Thiệu rất khôn. Bởi vì…, về quân sự, có Ủy ban tướng lãnh ở phiá sau. Tôi không có chân trong Hội đồng An ninh Quốc gia.”

    Xin hỏi ô LMC, với câu trả lời này thì Bs Nguyễn Lưu Viên ( người trả lời = NLV ) có xứng đáng để mọi người tin tưởng những gì ông ta nói hay không ?
    Lại nữa, tớ chỉ rỏ cho LMC thấy những cái vụng về của NLV :

    _NLV nói : “trước vụ bỏ Ban Mê Thuột – ông Thiệu họp với (Phó Tổng thống) Trần Văn Hương, (Thủ tướng) Trần Thiện Khiêm, tôi (Nguyễn Lưu Viên), Nguyễn Văn Hảo (Phó thủ tướng, kiêm khối Kinh tế- Tài chính), (Trung tướng) Ðặng Văn Quang và (Thiếu tướng CA) Nguyễn Khắc Bình tại Dinh Ðộc Lập. Hảo nói, với giọng bỡn cợt,: “Trời ơi! Thưa Tổng thống, sao mà đánh đâu chạy đó vậy?( hì hì), mình phải làm gì chớ?” Thưa ô LMC, trước vụ bỏ Ban Mê Thuột, ô Hảo dựa vào đâu để nói “Trời ơi! Thưa Tổng thống, sao mà đánh đâu chạy đó vậy?” BMT thất thủ 10/3, Huế 26/3, Đà nẵng 29/3. Phải chăng NLV phịa ra câu nói của ô Hảo ! ?

    _ NLV nói : “Trước Ban Mê Thuột, tôi ‘có cảm tưởng (TT) Thiệu nghĩ đến giải pháp Việt Nam có thể chia thành ba vùng: CS phía Bắc, MTGPMN từ vỹ tuyến 17 đến vỹ tuyến 13, và Việt Nam Cọng hoà, phần đất còn lại.”. Tôi không rỏ hồi 1975, LMC bao nhiêu tuổi; chẵng lẻ LMC còn con nít đến độ không biết cái cảm tưởng NLV vừa nêu đích thị là giấc mơ của đám gọi là phe thứ 3 ! ? Chính vì giấc mơ quái đản này mà Trong số quan khách, có cả Bs Phan Quang Ðán, nó đã làm cho ô Thiệu muốn biết ai đang mê mẩn chuyện chia 3 đất nước . “Khi đi ngang chỗ đang sửa chữa vì vừa bị dội bom, ông Thiệu thấy có treo một lá cờ vàng ba sọc đỏ, ông liền nói: Không biết các anh có tin dị đoan hay không, chớ còn tôi, tôi nghĩ ba gạch tượng trưng cho đất nước mình sẽ chia ra làm ba!.. Xin nhắc lại, câu nói của ô Thiệu là một thăm dò ai đang là phe thứ 3 đang ở trước mặt ông, NLV ngớ ngẩn cho rằng “Có lẽ ý kiến này đã thoáng qua tâm trí của ông Thiệu lúc đó”(sic!) => THẬT BUỒN CƯỜI và ……..
    HẾT SỨC BUỒN CƯỜI cho ô LMC đã cọp bệt câu chuyện vớ vẩn này đến 4 lần trong ngày qua.

    Cuối còm, tớ xin nhắc lại, ô LMC nên đóng vai hiệp sĩ, nhập vai ô Thiệu kể từ 28/01/1973, cho bà con xem những chiêu thức giử vững VNCH của ông, để cho bà con thưởng lãm khả năng cầm quân và tài lãnh đạo của LMC như thế nào. Người ta không viết văn được nhưng lại có khả năng phê bình văn học. Trên chính trường và chiến trường lại khác, chê tướng dở thì người chê cần nhập vai tướng để chỉ huy và đưa ra được những chiến lược chiến thuật hay hơn; chê tổng thống dở thì người chê cần nhập vai TT để đưa ra những quyết sách hay hơn. Có làm được như vậy thì người chê mới đích thực là giới trí thức xứng tầm lãnh đạo; không làm được như vậy thì những chê bai đích thực là được phun ra từ thành phần cặn bả của xã hội, ô LMC à.

    • Trực Ngôn says:

      Sau khi trích dẫn (xin phép không chép lại), bạn đọc Chiêu Dương đặt câu hỏi:

      Xin hỏi ô LMC, với câu trả lời này thì Bs Nguyễn Lưu Viên ( người trả lời = NLV ) có xứng đáng để mọi người tin tưởng những gì ông ta nói hay không ?

      Hỏi như thế thì làm sao quan đốc có thể trả lời được! Quan đốc chỉ đọc mà không cần suy nghĩ, thấy thoáng hợp với khẩu vị của mình thì quảng bá (bừa bãi) vung vãi trên diễn đàn cho có vẻ là người hiểu biết. Nhưng thực chất thì chỉ là vay mượn, cho dù sự may mượn ấy chẳng giống ai chút nào!

      Buồn cho những vị thức giả như quan đốc và Vũ Duy Giang là như vậy!

      • Pham Minh says:

        Bác Chiệu Dương đọc bài kỷ, chịu khó bám com. lại hỏi khó nữa thì kẹt cho Dr. Cương quá.
        Tôi thông cảm Dr. Cương, mới ra quan hai bs quân y (?), nếu TT Thiệu tài giỏi không hèn như quân cụ Hồ thì chỉ 10,15 năm sau thôi là Dr. về ngồi ở ghế của thầy Hoàng Cơ Lân hay Văn Văn Của rồi. Vì TT kém nên mất tiêu hết mấy năm đèn sách, tức giận, hằn học cũng phải (chứ tôi không dám nghĩ xa hơn) . Nhưng mà thôi, chuyện đã qua 40 năm , ông Thiệu qua đời, thấy Lân cũng đã đi theo. Muộn rồi. Thời gian không trở lại được, có tức cũng vô ích thôi.
        Mỗi người đều có một năng khiếu, sở trường riêng. Mình là tay chơi bóng bàn mà thấy cở Ronaldo, Messi đá không lọt lưới một phát, thua cược bèn lên tiếng chê trách là đá tồi, đá dở hay hèn bán độ là bị thiên hạ o-xit ngay.
        Hay là Dr. Cương chuyển đề tài khác đi, như là hai tổ sư Hyppocrates của Hy Lạp (Greek) và Hoa Đà của Tàu, ai giỏi hơn ai, coi bộ nghe “êm” hơn.
        Không phải tôi a-dua theo mấy cái com. vs. ông mà tôi đang “cứu bồ” đấy nhé.
        Chúc sang tuần mới may mắn vui vẽ hơn.
        PM

      • Chiêu Dương says:

        Cảm ơn bạn Trực Ngôn reply. Tớ đã thưa thỉnh cùng quan đốc thêm lần thứ ba gởi bên bài “Trận đánh BMT…”, với hy vọng quan đốc không phải là loại tri thức mà trí lại ngủ, hoặc nói như người bình dân LMC là loại “trí thức chôn huyền lùi”.

        Đọc còm bạn, tớ cảm thấy tiếc thời gian của mình đã bỏ phí để nói chuyện với “con vẹt Lại Mạnh Cường”.

      • Chiêu Dương says:

        Thưa bạn Pham Minh.

        Như bạn cho hay, chúng ta đều là những người bị gảy súng trong cuộc cờ tàn 1975. Từ đó đến nay đã 40 năm, người lính trẻ nhất của QLVNCH hôm nay ít ra cũng đã cập kê tuổi 60. Phần lớn trong chúng ta đều đã qua lục thập. Dẫu không khoái nếp văn hóa nặng nề của Nho giáo, tớ vẫn thấy người Tàu khá hay khi nói “lục thập nhi nhĩ thuận”.

        Chửi đổng có lẻ không còn phù hợp với lứa tuổi chúng ta. Ngay cả với đám xấu ác CSVN, cũng cần có những phê phán xác thực, chửi đổng chúng nó tức chúng ta chưa tìm thấy cái đúng, cái chính nghĩa của chúng ta dưới chế độ VNCH.

        Mong mọi người ( gồm cả đốc tơ LMC ) tập trung năng lượng, đối phó và xóa bỏ đám ăn hại đái nát CS đang phá hoại quê hương VN.

  4. Pham Minh says:

    Phản hồi của ông Cường nằm ngay bên dưới phản hồi của tôi nhưng chắc là không phải nói với tôi. Anyway, nói với ai cũng được, chúng ta cùng đọc.
    Tôi không có kiên nhẫn bám theo còm như độc giả Chiêu Dương nhưng hôm nay thứ bảy có thời giờ, ráng bám theo cái còm của ông LMC để may ra sẽ bớt mù khi sờ voi.

    1/ Những ngày tháng tan hàng, gãy súng hầu hết các quân nhân tác chiến nhất là cấp chỉ huy đều bất mãn, chế trách ông Thiệu, chửi thề, uất nghẹn, nhiều người tự tử là chuyện chúng ta hiểu được, thông cảm và nể phục. Nhưng quyết định của một vị Tổng Tư Lệnh thì lại khác. Không phải chỉ dựa vài tài giỏi, can đảm là đủ mà còn phải dựa vào những nhiều yếu tố khác mà người ngoài cuộc không có nên không thể hiểu được. Giang hồ đôi khi còn không tự chủ được.

    TT Thiệu biết chắc Mỹ sẽ bỏ VN từ sau hiệp định Paris 1973 (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng) Đánh giá ông còn hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục quay lại giúp nên trong trận Ban Mê Thuột ông “thấu cáy” Mỹ hoặc vờ rút rui để bất ngờ phản công như thế võ xà đao của Quan Vân Trường thì đúng là quân sư quạt mo, nói Thánh trong cơn mê sảng . Ông Thiệu đi từ Thiếu úy lên đến Đại tá Sư đoàn trưởng, lội khắp các chiến trường nam-bắc, đụng không biết bao nhiêu trận, dự bao nhiêu lớp tham mưu trung và cao cấp. Những năm ông mang lon tướng, trong cương vị Tổng Tư Lệnh quân đội, ông luôn luôn theo dõi và chỉ thị, quyết định nhiều trận đánh lớn chứ không như các vị TT/TTL ở các quốc gia thời bình không một ngày quân đội, nên tôi không tin ông không biết việc rút quân khó hơn, nguy hiểm hơn là tấn công. Tôi không tin ông không hiểu mất cao nguyên là mất VN.

    Tôi có được đi dự các buổi ra mắt sách như Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên của Phạm Huấn, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Ts. Nguyễn Tiến Hưng vào những năm 1987-1988 ở San Jose, CA, HK. Nhiều câu hỏi đặt ra khá gay gắt, hóc búa lên án TT Thiệu cũng có mà bênh (hơi yếu) hay thông cảm những quyết định đó cũng có. Không ai xác định rõ lý do tại sao ông Thiệu có những quyết định bất nhất và tai hại như vậy. Nhưng sau khi nghe mọi người tranh luận, với cái “thông- minh- tam -cấp” của tôi lúc đó, tôi hiểu : Đánh nữa thì chết hết là cái chắc. Đầu hàng thì không thể. Tầu vi là thượng sách, sống được người nào, ngày nào thì được; rồi ngày tàn cũng không tránh khỏi.

    2/ Nhiều người lên án ông Thiệu bất tín, tuyên bố không còn là tổng thống thì sẽ là quân nhân chiến đấu đến cùng rồi sau đó bỏ đi.
    Là một quân nhân mới ra trường vài năm, đôi giày “saut” vẹt gót chỉ đổi mới được có một lần nên tôi cũng “nóng” lắm. Vì là cấp nhỏ nên nằm trong “nhà tù nhỏ-tù cải tạo” có 2 năm, vát chân lên trán suy nghĩ cùng bạn tù, chúng tôi đều không tin ông Thiệu là người như vậy. Sau khi rời nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn 2 năm nữa thì tôi vượt biên đến Mỹ ở tuổi 30. Vì còn trẻ nên tôi đi học thêm để kiếm ít chữ mà kiếm cơm. Trong lớp sử cận đại của HK có liên quan đến chiến tranh Đại Hàn và VN và lớp khoa học chính trị (political science) cùng một thầy; khi giảng về chính sách đối ngoại và hậu qủa ông có nói qua như một bài đọc thêm, khi chiến tranh ở Hàn quốc sắp kết thúc bởi hội nghị Bàn Môn Điếm thì một số quân nhân tác chiến Nam Hàn phẩn uất muốn nổi loạn chống lại HK, may mà dẹp yên được. Chiến tranh VN thì kết thúc bi đát hơn đối với quân dân miền Nam nhưng may mắn không có bạo loạn đáng tiếc vì HK đã có kinh nghiệm. Tôi nghĩ ngay đến chuyện một số phi công VN lấy máy bay rời VN đi Thái Lan trước khi cuộc di tản qui mô xảy ra cuối tháng 4, chuyện ông Thiệu, ông Khiêm, ông Viên được (hay bị) đại sứ Mỹ, CIA đưa ra phi trường lúc giữa đêm. Có thể nào là cái kinh nghiệm mà phía Hk không muốn xảy ra như ông thầy nói? Mấy anh phi công vốn xem thường cái chết, ông TT “cứng đầu”, ngang bướng thấy cảnh đất nước tan nát, nóng mũi giữ một vài anh cố vấn lại làm con tin để ép họ một vài yêu sách chăng? Đây chỉ là suy luận, nói cho hết ý. Tuyệt nhiên không có ý bao che, biện luận gì cho việc làm của TT Thiệu. Như trên đã thưa, tôi chỉ là sĩ quan cắc ké, không liên quan hay được ân huệ gì đặc biệt của TT Thiệu nên không có lý do bênh vực ông một các mù quáng. Chỉ mong khi bàn về một lãnh đạo, về lịch sử thì phải nên khách quan, tỉnh táo để một vài uẩn khuất nếu có được sáng tỏ thôi.

    3/ Ông LMC nói: (Đó là tôi chưa kể ông ta đã đơn phương quyết định sai lầm cho nổ súng tấn công địch trong hải chiến Hoàng Sa, mà không nắm vững tình hình ra sao. Chẳng hạn đồng minh Mỹ ở hạm đội 7 sẽ phản ứng thế nào ?)

    - Không tìm hiểu, nắm tình hình Hoàng Sa thì ông Thiệu ra tận Đà Nẵng gặp Phó ĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải) trước khi ra lệnh đánh làm gì?
    Hạm đội 7 của HK phản ứng thế nào?
    Sai khi Nixon và Kissinger lần lượt qua TQ, sau hòa đàm Paris 1973, những diễn tiến trong việc HK rút quân, cắt giảm viện trợ thì cắc kè như tôi cũng biết HK đang chơi với TQ và bỏ VN rồi. Trông đợi HK trở lại giúp VN đánh lại TQ mà lấy lại Hoàng Sa là mê sảng rồi.

    4/ Ông LMC tôn sư, phục thầy, trong mắt ông chỉ có thầy ông là nhất là điều dễ hiểu. Có điều thầy thì cứ theo sách, theo điển tích, binh thư, binh pháp mà giảng cho trò. Thực tế ngoài đời, nhất là ở vị trí của một nguyên thủ quốc gia trong thời chiến thì khác xa một trời một vực. Quan trọng nhất là sự trải nghiệm và bản lĩnh. Ông thầy Hoàng Cơ Lân, Văn Văn Của… tôi không nói quý vị này không giỏi nhưng sao không thấy vị nào ra ứng cử TT cho chúng tôi bầu, may ra thời cuộc sẽ khác? Chiến tranh, loạn lạc suốt mấy chục năm mà “ngọa hổ, tàn long” sao chưa chịu xuất hiện? Danh sư thì ắt phải có cao đồ chớ sao thầy đồ LMC nói năng nghe “mệt” quá dzậy?
    PM

  5. Lại Mạnh Cường says:

    Phong Cách Anh Hùng Của
    Tướng Phạm Văn Phú

    (web binh chủng Nhảy Dù)

    Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.

    Trương Dưỡng

    Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.

    Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.

    Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!

    [...]

    Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.

    Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác…hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội “Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch”!
    [...]

    • Lại Mạnh Cường says:

      Mạn Ðạm với BS Nguyễn Lưu Viên: Từ Hà Nội La Celle-Saint Cloud đến những ngày VNCH hấp hối

      Trích từ Dân Chủ – Lâm Lễ Trinh

      Muà hè năm nay, Bs Nguyễn Lưu Viên từ Virginia về thăm gia đình ở Californie và lần đầu tiên sau trên bốn thập niên xa cách, chúng tôi mới có dịp tái ngộ để nhắc lại nhiều kỷ niệm chung thời xa xưa Hànội, khi anh là một sinh viên Y khoa, ngụ tại 135 đường Charon, sau Nhà Diêm, với Lê Quang Thuận, Khổng Toán, Ngô Thiện Khai… còn tôi thì học Luật, trú tại Ðông dương Học xá, phố Huế, với Trần Công Dung, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Dương Ðức Hiền, Lâm Trọng Thức..
      Sẵn dịp, anh đồng ý để tôi ghi âm cuộc nói chuyện thân mật về những năm dài anh họat động chính trị, đặc biệt với tư cách Trưởng đoàn tại Hội nghị Hiệp thương La Celle Saint- Cloud và trong chức vụ Phó Thủ tướng của ba nội các Trần Văn Hương (năm 1964, kiêm Tổng trưởng Nội vụ), Nguyễn Cao Kỳ (năm 1965. kiêm Tổng ủy phụ trách khối Văn hóa – Giáo dục và Xã-Lao) và Trần Thiện Khiêm (năm 1968, kiêm bộ Văn hóa- Giáo dục cho tới 1972.
      Từ 1973, hành nghề bác sĩ tại Viện Pasteur Saigon cho đến khi miền Nam thất thủ vào tháng tư 1975.

      Bs Nguyễn Lưu Viên (NLV), sanh năm 1919, tại Trà Vinh, sức khoẻ còn tốt và trí nhớ vẫn sắc bén. Anh vui tính như xưa, nói năng cười đùa lớn tiếng. Thoát ra khỏi Sàigòn ngày 29.4.1975 trên một tàu Hải quân Việt Nam, (gia đình cho xuất ngoại trước), anh qua Guam, rồi Pendleton, tu nghiệp ở Oklahoma và hành nghề bác sĩ 11 năm tại Baptist Hospital, Union City, tiểu bang Tennessee. Về hưu ở Virginia năm 1988, anh sống ẩn dật, ít tiếp xúc bên ngoài nhưng không ngớt ưu tư về đất nước.

      Cuộc mạn đàm gồm có ba phần: Giai đọan tập kết theo Kháng chiến, dự Hội nghị La Celle Saint Cloud và nhận xét về những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam Cọng hoà.

      (…)

      Vấn: Ở đọan trên, anh có nói: khi đi nhóm tại La Celle Saint Cloud, anh không tin hội nghị đem lại kết quả vì vấn đề sẽ giải quyết trên chiến trường miền Nam. Xin vui lòng cho biết rõ: Ai giải quyết? MTGPMN? Hoa Kỳ? hay Chính phủ Sàigòn?

      Ðáp: Nhiều người trong phái đoàn VNCH – luôn cả Bs Trần Văn Ðổ – cũng tin Mỹ sẽ giúp Sàigòn giải quyết. Ðặc biệt, với oanh tạc cơ B52. Trước Ban Mê Thuột, tôi ‘có cảm tưởng (TT) Thiệu nghĩ đến giải pháp Việt Nam có thể chia thành ba vùng: CS phía Bắc, MTGPMN từ vỹ tuyến 17 đến vỹ tuyến 13, và Việt Nam Cọng hoà, phần đất còn lại. Ðúng vậy, tôi còn nhớ một buổi chiều, – trước vụ bỏ Ban Mê Thuột – ông Thiệu họp với (Phó Tổng thống) Trần Văn Hương, (Thủ tướng) Trần Thiện Khiêm, tôi (Nguyễn Lưu Viên), Nguyễn Văn Hảo (Phó thủ tướng, kiêm khối Kinh tế- Tài chính), (Trung tướng) Ðặng Văn Quang và (Thiếu tướng CA) Nguyễn Khắc Bình tại Dinh Ðộc Lập. Hảo nói, với giọng bỡn cợt,: Trời ơi! Thưa Tổng thống, sao mà đánh đâu chạy đó vậy?( hì hì), mình phải làm gì chớ?. Ông Thiệu liền chỉ vào một bản đồ quân sự lớn treo trong Văn phòng: Ðây! – ông trả lòi – đây Ðà Nẵng, sẽ là Stalingrad và ông vẽ một đường từ Ðèo Cả xuyên tới Ðà Lạt. Liền sau đó, có lệnh cho Quân đội quốc gia tử thủ, không được rút xa hơn nữa. Cụ Hương sửa vài chữ trong thông cáo và trao cho Ðại tá Cầm điện cho các ông tướng liên hệ.
      Về giả thuyết chia Việt Nam làm ba, tôi nhớ sự việc diễn ra như sau: Bữa đó, Phó Thủ tướng Trần Văn Ðôn vưà đi quan sát ở Mỹ và Âu châu về. TT Thiệu tiếp Ðôn để nghe báo cáo và cùng chúng tôi lên Dinh Ðộc Lập ăn cơm. Khi đi ngang chỗ đang sửa chữa vì vừa bị dội bom, ông Thiệu thấy có treo một lá cờ vàng ba sọc đỏ, ông liền nói: Không biết các anh có tin dị đoan hay không, chớ còn tôi, tôi nghĩ ba gạch tượng trưng cho đất nước mình sẽ chia ra làm ba!. Có lẽ ý kiến này đã thoáng qua tâm trí của ông Thiệu lúc đó. Không ai phản ứng hay bình phẩm gì. Trong số quan khách, có cả Bs Phan Quang Ðán.

      Vấn : Khi bỏ Ban Mê Thuột, Ông Thiệu có bàn trước với Nội các hay cá nhân anh hay không?

      Ðáp: Không có! Không biết ông Thiệu có tính với Cao Văn Viên hay không?

      Vấn: Theo anh, vì sao Thiệu bỏ Pleiku sau Ban Mê Thuột? Có người cho rằng ông Thiệu muốn thấu cáy Hoa Kỳ? Ðể mặc cả’ với Mỹ? Tướng Ngô Quang Trưởng từng thố lộ với tôi rằng QÐQG vẫn còn khả năng cầm cự. Anh nghĩ sao?

      Ðáp (một phút trầm ngâm) Vụ rút lui ở Ban Mê Thuột làm tan hoang hết! Nội các không hề được hỏi ý kiến. Pas un mot! Một ngày sau khi bỏ Pleiku, có nhóm Hội đồng Nội các. Sau ordre du jour đã xong, Tổng trưởng Ngô Khắc Tỉnh dơ tay lên, nói : Thưa Thủ tướng, tôi xin Thủ tướng một faveur: Dầu sao, chúng tôi cũng là nhân viên Hội đồng Nội các, bà xã tôi vừa nghe tin Pleiku mất trên đài BBC và VOA, mới nói lại cho tôi biết. Vậy xin Thủ tướng – nếu có tin gì – thông báo chúng tôi, chớ không kỳ quá! Lúc đó. trên bàn chủ tọa, Thủ tường Khiêm xoay qua tôi ngồi bên phiá trái, nói nhỏ: Moa cũng vậy! (sic). Tôi ngạc nhiên trả lời: Bộ nói giả ngộ hay sao? anh là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, Ðại tướng bốn sao mà!. Ông Khiêm gật đầu: Thật chớ! (nguyên văn).

      Vấn: Không lẽ ông Thiệu lại quyết định một mình chuyện quá nghiêm trọng như vậy?

      Ðáp: Tôi có nghe hình như Tổng thống Thiệu có hội ý với hai tướng Cao Văn Viên và Phạm Văn Phú. Tuy nhiên, sau tháng tư 1975, tôi thoát được qua đảo Guam, có gặp một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng Tham mưu, họ quả quyết ông Viên chỉ biết sau khi việc này xảy đến. Phủ Tổng thống ra lệnh thẳng cho các Tư lệnh vùng, không qua Tổng Tham mưu, bằng một hệ thống trực tiếp. Vậy, ông Thiệu đã chỉ thị ngay cho tướng Phú? Ðiểm này, nghĩ nên duyệt lại.
      Vấn: Tại sao Thủ tướng Khiêm và anh (Phó Thủ tướng) không phản đối?

      Ðáp: Phản đối cách nào và vì sao? Có biết đâu mà protester?… Ðây là vấn đề quân sự! (sic)

      Vấn: Anh từng từ chức Phó Tổng ủy Di cư thời Ngô Ðình Diệm và đã tham gia nhóm Caravelle thập niên 50 để phản đối độc tài gia đình trị nhà Ngô, tại sao anh lại có thể chấp nhận hành động đơn phương của TT Thiệu như vậy trong khi anh giữ chức vụ Phó Thủ tướng?

      Ðáp: Bởi vì… lúc đó, không thấy gì bề ngoài. Bởi vì… ông Thiệu rất khôn. Bởi vì…, về quân sự, có Ủy ban tướng lãnh ở phiá sau. Tôi không có chân trong Hội đồng An ninh Quốc gia.

      Vấn: Nguyễn Phú Ðức đóng vai trò hệ trọng trong HÐANQG, tương đương với Kissinger bên Mỹ. Là em vợ của anh, Ðức không cho anh biết hay sao?

      Ðáp: Khi nào cần, Ðức mới được TT Thiệu vấn ý, Ðức không phải là hội viên thường trực. Trong Hội đồng, còn có Thủ tướng, có Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Cố vấn quân sự Ðặng Văn Quang), Tổng giám đốc Công an Nguyễn Khắc Bình, các Tư lệnh Quân khu.

      Vấn: Nhưng trong vụ bỏ Cao Nguyên và Miền Trung, TT Thiệu đã qua mặt các nhân vật vừa kể?

      Ðáp: Có thể! Trong vụ Ban Mê Thuột, có lẽ tướng Viên biết, vì – theo Nguyễn Phú Ðức viết trong hồi ký Pourquoi les E¨tats Unis ont-ils perdu la guerre au Việt Nam? – chính ông Viên chỉ con đường số 19 để rút quân (thay vì liên tỉnh lộ số 7) nhưng lộ trình triệt thoái này quá xấu. Tôi không biết rõ ai đã lấy quyết định trong nội vụ, tướng Phú hay tướng Tất.
      Vấn: Trong bài tôi phỏng vấn trước đây Ngoại trưởng Trần Văn Lắm, ông Lắm có kể lại câu phê bình của tướng Westmoreland: Ðây là một sự triệt thoái hỗn lọan nhất mà tôi chưa từng thấy! Anh đồng ý hay không?
      Ðáp: Ðồng ý! Cuộc triệt thoái chỉ được quyết định trong vòng 24 giờ đồng hồ. Các đơn vị của ta không thể vừa rút lui, vừa mang theo cả gia đình đùm đề của họ mà họ phải bảo vệ. Cho lập các trại gia binh nơi đồn trú của binh sĩ là một thất sách. Chủ trương người lính, tay súng, tay cày – chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc, vừa chu toàn an ninh cho thân nhân – không dễ thực hiện. Trong khi đó, người lính Bắc Việt bị Ðảng CS ép sinh Bắc, tử Nam, ra đi không có ngày về, họ không có những bận bịu của người lính quốc gia. Mặt khác, về binh thuật, triệt thoái lắm khi khó hơn tấn công.

      (…)

      LÂM LE‚ TRINH
      Ngày 1.9.2001
      Thủy Hoa trang
      Huntington Beach, Californie

      THƯ TỊCH
      1 – Ðọc Hồi ức cuả Nguyễn Thị Bình và Tập thể tác giả: Mặt trận Dân tộc Giải phóng – Chính phủ Cách Mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris,, Nxb Chính trị Quốc gia, Hànội, 2001.
      2 – Giáp: Lời trối bên bờ huyệt – Phê bình quyển hồi ức thứ ba của Võ Nguyên Giáp, bài cuả Lâm Lễ Trinh, trong tạp chí Ði Tới., Montréal.Canada, ngày 27.6.2000
      3 – Bài Mạn đàm với cựu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm: Mặt trái và bài học Hiệp định Paris 1973 của Lâm Lễ Trinh, trong tạp chí Dân chủ & Phát triển, Dortmund, Ðức quốc ngày 5.9.1999
      3 – Réflexions sur une trahison- A propos des Mémoires de Nguyễn Phú Ðức: Pourquoi les E¨tats Unis ont-ils perdu la guerre au Viet Nam? par Lâm Lễ Trinh dans la revue Reflets d’Asie, Paris, Octobre 2000.

  6. QuanDannambo says:

    Hãy vạch mặt chỉ tên bọn CAM, chúng xuất hiện như rươi trên các diễn đàn, báo mạng mục đích quấy phá chúng ta

    • thịnở says:

      Chà,các ong “hữu dõng hữu mưu” hay “hữu tài hữu tướng : :MẠT SAT hết các tướng lãnh và chính phũ,TT như một “bày thú” như thế này mà còn lớn họng tố cáo CAM quít gì nữa, dư luận viên cũng cần chi lên tiếng .Gặp mấy đề tài này thì “tổ sư y trị ” và một số như Vũ… thì cũng đũ cho vc…cười thăng trận trên diễn đàn của tờ báo mà những người chủ trương toàn là dân ha lội 75 và ở một QG cựu cs. (có người chưa hài lòng ,bồng bế nhau qua Mỹ…)
      Thay vì hô hào người khác vạch mặt thì mình tự vạch mặt bọn cs đó đi .!
      Nhưng đừng quên bọn chửi vnch 1 và 2 là “chí thức” một thời vnch đấy nhé ! Đừng lộn!
      Tonydo xung là cs không dấu diếm ,yêu Bác Hồ mà thấy thế trận “xung phong ” của vnch VS, vnch mà cũng chịu thua (cần gì lên tiếng nữa cho rách việc,)
      Thôi thì chúng đấu nhau ,thằng chửi Diệm ,thằng chưi Thiệu ,Kỳ…nhưng chĩ bằng đạn mồm ,băng tay gỏ . chó có chết AI (mấy Ông này chết hét rồi. Còn lại đang ngoắc ngoải…)
      Không thấy DLV hay chúng dấu thân phận nằm trong các binh chũng vnch ,hay coi mình là trí thức…Nếu phải vào tay ta !(Đơi khi VC chiếm thế thượng phong so vói người TNCS,chuyện đã rồi thì lại đổ cho bọn “vô tà bất tướng”,phải chi là TA…Nhưng e lúc đó chửi “phều phào” vì “hăng rết” không ai nghe /chĩ có TA ,Ta nghe mà thôi.
      VC ở Mỹ cười no bụng ,sặc cả starbuck …và VC ở VN thì “bất chiến tự nhiên thành !”

      DLV /VC nếu có đã nghĩ xã hơi ,về vn ăn tét ,báo cáo thành tích ,chưa qua,,,!
      (tn)

      • QDNB says:

        Có phải Thị Mẹt thật hay Đực Rựa đấy? chắc không phải là một thị mẹt, vì chẳng lẽ người đẹp lại nói theo giọng cu li cu leo, đểu cáng như thế

      • Trực Ngôn says:

        thịnở chỉ được cái nói “đúng”, ít nhất là trong trường hợp này!

        “tổ sư y trị ” và một số như Vũ… mượn cớ “chống cộng” múa gậy vườn hoang, chửi toáng, chửi ráo trọi từ trên xuống dưới.

        CAM không cần phải lên tiếng, đoán chừng nhà nước CSVN cũng đã làm sẵn một số huy chương đặc biệt để …

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        QDNB says: “Có phải Thị Mẹt thật hay Đực Rựa đấy? chắc không phải là một thị mẹt….

        Không cần phải bóp não tìm hiểu thịnở là Thị Mẹt hay Đực Rựa làm gì, mà hãy quan tâm đến nội dung góp ý của đương sự!

        trích: “vì chẳng lẽ người đẹp lại nói theo giọng cu li cu leo, đểu cáng như thế“, với loại ngôn ngữ này của QDNB thì đảng và nhà nước CSVN đâu cần phải dùng DLV hay CAM làm gì cho tốn tiền nhỉ?

  7. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Cũng chỉ là nghe kể lại hoặc chắt lọc, ghi lại đoản khúc bài viết của người khác (bất kể đúng sai) thành một món “đặc sản” mời độc giả thưởng lãm hầu quên đi những khổ đau, tội ác mà CSVN đang gây ra cho dân tộc và đất nước?

    • Quandannambo says:

      Vớ vẩn, ông Vương Hồng Anh viết lên cho nhiều người đọc, trên diễn đàn nhiều người thích đọc chuyện xưa, ai không thích thì đi chỗ khác chơi, chớ nói lèm bèm hàng tôm hàng cá chán lắm!đ ây không phải là chợ cá mà là trang mạng lịch sử

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Hãy tôn trọng “tự do phát biểu ý kiến”!
        Ông thích đọc thì cứ đọc, tôi góp ý kiến là quyền của tôi. Nếu ông không đồng tình điểm nào thì hãy lên tiếng phản luận, đừng lên mặt kẻ cả như thế!

    • hn says:

      Mấy thằng Vẹm CAM luôn rình mò y như chó cắn trộm

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Đúng vậy!

        Mấy thằng Vẹm CAM luôn rình mò y như chó cắn trộm“.

        Nhưng ông hãy chỉ mặt nêu tên thằng vẹm CAM đo ra, đừng viết dưới ý kiến của tôi, vì như thế là vu khống, chụp mũ đấy!

  8. ôngtựthú says:

    Vinh danh những người đã chết cũng là cái cớ đẻ chữi những người còn sống,mạt sát họ một cách thậm tệ mà dù nó là cs kẻ thù thì cũng chẳng ai nói gì được .Thói đời là vậy.”Dạ thưa trước mặt ,trẩy cặc sau lưng “.Những thằng như thế mà tự cho mình là có học HƠN người VÔ HỌC ư? QG/CS hay chĩ toàn Lưu manh (loại trí thức “chồn lùi”(DA) và CS. Hay bọn “cầm cặc cộng đái (BLan)?”.Và bọn “cỏ đuôi chó” thời nào cũng có…Nếu cần Nó chửi cã cha mắng cả mẹ cũng cứ chửi đẻ thỏa mản cái con người có “đĩnh cao trí tuệ ” ,loại anh hùng như VC thường rêu rao . Chúng có ảo tưỡng là
    chúng là cái gì cũng hơn người ,gióng như đầu óc của bọn nông dân ,bần nông cs,dù có ăn có học nhưng cái “ngạo mạn ” vẫn còn đeo cứng …
    Hắn cũng chạy trối chết , nhưng qua bờ bên kia “đấm bòi vô sóng “.quai mỏ ra chửi …Người ta bổng bật cười : THÌ RA LÀ VẬY (tình nhà Binh như tình nhà Thổ” )….
    Vậy nếu những “sq thua trận” chét NHỤC ở nước ngoài ,chắc “trí thức cao thâm ,anh hùng trong các anh hùng ,thần nhân trong các thần nhân …” chắc chết VINH ở nước ngoài sao ?
    Ôi vinh nhục một đời …
    Đêm nay uống bia Mỹ với cheese đầu bò của Pháp ,cơm cháy ngào đường của VC.,nhìn lên trời goi tướng tứ vnch đã chết hay còn sống lên mà CHỬI như vậy mới OAI GIẰNG….
    Có như rứa thì Trang Trần ,người mẩu chân dài Hà lội mới nhìn lộn mặt người ra mặt LỒN…
    GIÓNG GHÊ !
    (ott)

  9. Thanh Pham says:

    Một nén hương cho Tướng Phú

    Lấy cái chết thay lời
    “Can trường trong chiến bại”
    Kết liểu một cuộc đời
    Thiếu tướng Phạm Văn Phú!

    Lòng ngậm ngùi tưởng nhớ
    Người lính dù mũ đỏ
    Ban Mê Thuột ngày nào
    Đốt nén hương bày tỏ!

    T.Phạm

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. Vũ duy Giang says:

    Đọc bai viết,phải tự hỏi rằng : Tại sao “Một tên Tướng BẤT TÀI,một Tổng thống BẤT TÍN”như Nguyễn văn Thiệu, mà bây giờ còn được lũ lâu la làm GIỖ hàng năm?

    • hnn says:

      Những người hâm mộ Tướng Phú vì lòng can đảm, yêu nước
      với những thằng vô học hạ cấp thì ai chúng cũng chửi

      • Vũ duy Giang says:

        Đúng là: “…mà đêm qua TT Thiệu lên đài nói chuyện,và ĐỔ TỘI cho các tướng lãnh hèn nhát,bỏ chạy…tôi đã xin TT cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá,TT không chịu bắt tôi phải rút…mà bây giờ TT nói chuyện với toàn dân,ĐỔ TỘI cho chúng tôi.Thật là cái nhục này,tơi không biết tỏ cùng ai…chỉ còn cách chết mới hết nhục”

        Và Tướng Phú đã chết,thì hết nhục ở VN. Còn TT.Thiệu (loại “vô học,hạ cấp” như thuộc cấp!) thì “chết nhục” ở nước ngoài ,sau khi cùng”Đồng minh tháo chạy”,nên bị chửi đáng đời !!

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Vũ duy Giang được mùa chửi buá xua như đám hoa cứt lợn gặp phân chó lúc đang mưa, sau một đêm thấm gốc, ngóc đầu ngo ngoe đâm chồi nảy lá!

        Ông “Thiệu (loại “vô học,hạ cấp” như thuộc cấp!” (hic, híc) thì làm Tổng Thống, Tổng tư lệnh quân đội. Còn Vũ Duy Giang là loại người gì mà chỉ biết chửi bới vậy nhẩy?

      • Vũ duy Giang says:

        Toẹt móng Heo khuyên Quandannambo:”Hãy tôn trọng tự do phát biểu ý kiến”,thì cũng nên tôn trọng ý kiến trả lời hnn viết:với những THẰNG vô học hạ cấp….”vì hnn bị mặc cảm”vô học”và”thuộc cấp”(dù cao cấp hay hạ cấp!)của TT.Thiệu.

        VN có câu”Cá mè một lứa”(cùng loại,bênh nhau),nên đúng là bị Toẹt móng Heo khi bênh ông chủ làm TT Tư lệnh quân đội (loại theo bài viết đang được nhiều phản hồi ?!).Còn VDG là loại người đã gặp Trung tá Nguyển văn Thiệu,chỉ huy trường Võ Bị Đà Lạt, và lần cuối cùng tại London khi ông là cựu TT tỵ nạn ở Anh Quốc.

        Còn”Toẹt móng Heo”vì dẵm phải”đám hoa cứt lợn”(!! trích Toẹt móng heo!),mở mồm(“gặp phân chó”!(trích Toẹt móng Heo)ra sao, thì phản hồi như dzậy!

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Híc híc…bớ Vũ Duy Giang

        Tôn trọng ý kiến của người khác không có nghĩa là đồng loã với đám mèo mỡ gà đồng, hay châm chước cho đám du thủ du thực, làm dụng “tự do ngôn luận” để chửi bới, biếm nhục người khác.

        Vũ Duy Giang có hiểu rằng, câu; “Còn TT.Thiệu (loại “vô học,hạ cấp” như thuộc cấp!” không phải là “ý kiến” mà là nhục mạ, biết chưa?

        Ối giời ơi, vậy là VDG cũng thuộc loại trên 7 bó rồi mà vẫn chưa hiểu được thế nào là góp ý, thế nào là nhục mạ người khác thì chắc là không bình thường!

        Chửi ông Thiệu là loại “vô học, hạ cấp” (sic), mà ông Thiệu làm Trung tá chỉ huy trường Võ Bị Đà Lạt, rồi làm Tổng Thống, còn VDG thì sất bất lang bang phiêu bạt bên Anh Quốc?

      • Trực Ngôn says:

        Lại Mạnh Cường says: “Đáng lưu ý là ông Thiệu CHƯA MỘT LẦN nhận lãnh trách nhiệm to lớn của mình về sự phá sản thật nhanh của VNCH trước đồng bào ! Ông ta ngụy ngôn ngụy ngữ bằng mọi cách“. (sic)

        Hơn ai hết, ông Thiệu biết rất rõ, ông đã bị dân tình oán than, căm phẫn tột cùng (cỡ như LMC và VDG) vì thế dù có nói gì chăng nữa thì họ cũng chẳng thèm nghe!

        Ngay vụ 16 tấn vàng mà ông đã phải chịu mang tiếng oan (thị Kính) bao nhiêu năm dài không thể minh oan được, vì há miệng ra là bị đám CSVN và báo chí (lá cải) cùng với đám thiểu não nhảy ngay vô họng, cho là ông “ngụy biện” để chạy tội (giống như suy nghĩ của quan đốc LMC)!

        Trong một cuộc họp mặt ở Mỹ, ông Thiệu đã bị một cựu quân nhân và một người phụ nữ rất phẫn nộ, mắng nhiếc thậm tệ, người ta đòi cắt microphone người phụ nữ đó, nhưng ông Thiệu bình tĩnh nói, hãy để cho bà ta nói đi, tôi hiểu được nỗi phẫn nộ của bà và của các anh….

        Ngày (buộc phải) từ chức 21.04.1975 ông Thiệu đã trút bầu tâm sự rằng; ngày xưa ông Diệm bị oan ức thế nào, thì bây giờ ông mới hiểu và trở thành nạn nhân, không phải chỉ riêng của Mỹ, mà của cả những người mà ông “tưởng là chống cộng” ngay bên cạnh ông!

        Ông Thiệu cũng thừa biết, ra đi lúc ấy là “hèn”, là không trọn lời hứa với binh sĩ. Nhưng ở lại để rước lấy cái chết “lãng nhách” như ông Diệm thì không đành lòng. Thôi thì, “còn nước còn tát” (lời cụ Bùi Tín).

        Ông Thiệu ra đi với “hi vọng”………may ra cứu vãn được tình thế rằng; MTGPMN và CS-Bắc Việt sẽ thương thảo với một “chính quyền mới” KHÔNG CÓ THIỆU của VNCH. Nhưng than ơi, tang tình tang, đất nước đã đến hồi………..thế thời phải thế?

    • Pham Minh says:

      -Là tại lũ “lâu la” chúng tôi BIẾT ƠN những vị tướng lãnh kia đã MỘT ĐỜI chiến trận, xông pha nguy hiểm trên khắp các chiến trường (không phải một tháng, một năm ngồi ở văn phòng mà lên tướng) để giữ cho miền Nam có hơn 20 năm sống trong thanh bình, tự do, dân chủ, nhân bản và hạnh phúc.
      - Là tại lũ “lâu la” chúng tôi biết : Có làm là có sai. Nhỏ sai việc nhỏ, lớn sai việc lớn. No one is perfect.
      -Là tại lũ “lâu la” chúng tôi biết người lãnh đạo làm đúng 9 điều chưa chắc đã được ai biết, ai khen nhưng nếu làm sai một điều thì bị người đời biết và chê/chửi, lịch sử sẽ phê phán ngay cả những thằng ngu, thằng hèn, thằng ngày trước lang thang ở đầu đường xó chợ, thằng trốn quân dịch, thằng ăn cơm quốc gia, thờ cộng sản, cũng lên mặt thầy đời ai cũng chê, cũng chửi để chứng tỏ ta đây mới là người tài giỏi thông thái… cở như Vũ duy Giang.
      -Làm tướng, làm vua (TT) thì giỏi, dỡ -thắng thua, anh hùng hay hèn nhát-giữ nước hay bán nước tất nhiên sẽ được/bị người đời khen/ chê và lịch sử phê phán nhưng không phải phê phán theo cách vô học, mất dạy này.
      -Đọc bài viết, nếu muốn tự hỏi thì Vủ duy Giang nên tự hỏi: Ngày đó mình ĐÃ làm gì cho ĐẤT NƯỚC? và, với tình hình đất nước ngày nay, thì mình ĐANG làm gì ? Chứ tự hỏi cách đó thì bị ném đá chịu gì nỗi? Già rồi, nghỉ ngơi đi rồi … đi theo ông bà !!!
      PM

      • Lại Mạnh Cường says:

        Thưa bạn Pham Minh,

        Nhận định của trên của bạn theo cá nhân tôi CHƯA ỔN THOẢ. Tại sao ư ?

        CS hay đám độc tài nào đó, kiểu độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt, sẽ dùng lý luận trên để biện hộ cho sai lầm của chúng.

        Nhà dột từ nóc, mũi dại lái chịu đòn … Chứng tỏ cho thấy:

        - LÀM LỚN CẤM LÀM LÁO ! Càng làm lớn luật này càng nghiêm nhặt.
        Bởi tác động ảnh hưởng càng lớn theo chức vụ, như ta đã biết.

        Ông Thiệu đã làm sai rất nhiều, càng ngày càng sai, bởi ông ta lộng quyền quá sức. Cái sai không thể hàn gắn và làm cho phá sản toàn bộ chính là (the so-called) RÚT LUI CHIẾN THUẬT Ở TÂY NGUYÊN.

        - THUỘC CẤP LÀM SAI, NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI CHỊU TỘI. Nghĩa là người cầm đầu phải biết tự trọng từ chức, chứ không thể đổ lỗi lăng nhăng, rồi đến khi bị ép buộc và tình thế hết phương cứu vãn, mới từ chức như ông Thiệu.

        Ông ta khi từ chức còn nói cứng: Sẽ trở về quân đội chiến đấu ! Thực tế cho thấy ông ta rút dù êm thắm và cả chục năm sau thò mặt chuột ra kêu gọi linh tinh, mà lẽ ra ông ta phải lên tiếng từ ngay sau tháng 4 năm 1975 và ít lâu sau đó ! Và ông Kỳ cũng chẳng hơn gì ông Thiệu hết !

        - Tại sao trước khi phê phán ai, cái gì, người dân Việt lại phải từ vấn lương tâm: TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???

        Sống trong môi trường tự do dân chủ lành mạnh, nếu ta thấy cái gì không hài lòng, chướng tai gai mắt là ta có quyền phê phán, góp ý xây dựng. Dĩ nhiên ngôn từ phải dùng trong biên hạn cho phép, đừng đao to búa lớn, hạ cấp, lợi dụng cơ hội mạ lỵ gián tiếp ai đó …

        Xin có vài lời thô thiển thế thôi. Mong được nghe thêm từ cao nhân tứ phương.

        Lại Mạnh Cường

      • Dan Oan says:

        thưa anh Lại Mạnh Cường, ai cũng có cái đúng cái sai, dù là tồng thống điều hành vận mệnh 1 quốc gia cũng vậy, không ngoaị lệ. Không phải làm tồng thống thì lúc nào cũng phải đúng. Vì vậy mình cũng không nên đổ tất cả tội lỗi hay oán trách tổng thống Thiệu. Lich sử sẽ phán xét bởi vì sự phán xét của lịch sử sẽ không bao giờ sai, vấn đề là lịch sử cần thời gian. Chuyện TT Thiệu “đỗ lỗi lăng nhăn” thực ra không có ai đua đươc bằng chứng cụ thể về chuyện này, chỉ nghe lại hoặc là do 1 số người bất mãn với TT Thiệu nói ra… nó không đủ lập luận đề buộc tội. Còn viêc TT Thiệu nói ” khi từ chức sẽ trở về quân đội chiến đấu … ” thì theo tôi chúng ta nên rộng lượng, tình hình lúc đó dù ông trở về quân đội cũng không thể cứ vãn tình thế, mà ở laị thì nếu không tự sát thì quý vị có muốn thấy cảnh Cộng sản bắt vị cựu nguyên thủ VNCH 1 cách nhục nhã như Dương Văn Minh hay không? Theo tôi nghĩ hãy cho TT Thiệu 1 con đường ra đi là đúng nhất ( nên nhớ là ông ra đi với tư cách đặc sứ của TT Trẩn Văn Hương chớ không hề đào ngũ. Hãy suy nghĩ ngược lại 1 chút là câu nói của TT Thiệu ….” trở về với quân đội chiến đấu” đã khiến lòng người dân quân VNCH còn ổn định đươc đôi chút chứ nếu ông không nói câu đó không chừng Saigon đã tan hàng từ ngày 22/4/1975. Và sau hết tôi xin được đồng ý với anh Lại Mạnh Cường là – Tại sao trước khi phê phán ai, cái gì, người dân Việt lại phải từ vấn lương tâm: TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???. Nay Kính,

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Ấy da , thầy Cường lại ba hoa ba lợi dụng bốn lợi ích , lăng nhăng phán cuội , trong khi mưu kế thì như…Lữ Bố , chỉ biết nóng nãy mắt hí vô dụng mà thôi . ThầY cả ngày cứ ca bài ca TT Thiệu thế này , thế kia mà trong khi lúc nhỏ tới trường làng đi học …abc , thầy giáo cũng đã dạy thầy …. THẾ THỜI THẾ THẾ THỜI PHẢI THẾ

        Câu y’ đơn giản thế mà thầy quá tuổi 70 mà cũng chưa Giác Ngộ nỗi thì bỏ mẹ rồi

        Chuyện chính sự không phải chỉ THẤY ĐÓ MÀ LÀ NHƯ THẾ ĐÓ như cái cặp mắt hí vô dụng của thầy …,

        Xưa , triều Tây Sơn giết được Vỏ Tánh thắng to hí ha hí hững mà rồi mất cả đại nghiệp , binh tan tướng vỡ , có kẻ thấy nước Ngụy bị vây hãm mà không cứu lại đi vây hại Sở……..”sau mới thấy Sở vỡ thì Ngụy lại phục hồi yên ổn” là vậy!

        Trong chính trị , cái thắng lợi trước mắt 100 năm chả nghĩa lý gì ! Thầy dám chắc Cộng tồn Ngụy mất qua đủ 100 năm chưa mà tuyên bố mắt hí vô lối thế !

        Thôi… , năm mới Xin chúc thầy Cường trà rượu lai rai , Việt Tân chút chút cho có mùi , đồng chí thĩnh thoãng cho cái nghĩa đồng bào nhỏ đi tí tí…!

      • Chiêu Dương says:

        Thưa quan đốc Nại.

        Tớ cũng đã trách thành phần lãnh đạo VNCH hồi ấy rất nhiều, nhiều đến nổi tớ giật mình tự hỏi “nếu mình là ô Thiệu, mình sẽ làm gì để không mất VNCH ?”. Qua 40 năm, thời gian đủ dài để chiêm nghiệm và thông tin liên quan đến chuyện mất còn của chế độ VNCH cũng đủ nhiều để vở lẻ, tớ vẫn chưa tìm ra lời giải cho câu hỏi mà tớ tự đặt ra cho mình. Nhiều lần đọc thấy quan đốc khá hăng hái chê trách ô Thiệu, vậy xin quan đốc nàm ơn (đóng vai hiệp sỉ) tóm tắt những biện pháp giúp giử vững VNCH trong bối cảnh (hạn chế) sau hiệp định Paris 73 ?

        Tục ngử có câu “đứng ngoài nói thánh, vào đánh thì thua”, mong rằng quan đốc không phải là đối tượng mà câu tục ngử đó châm biếm. Xin được rửa tai lắng nghe và đón đọc những ý tưởng mang tầm Nã Phá Luân của quan đốc.

        P/s : Tớ có tật đeo bám bạm còm dai nắm, mong quan đốc Nại đừng bỏ qua câu hỏi.

      • laivănmạnh says:

        Nói tới chinh phủ Đ.I CH Ngô Đ D< là "độc tài gia đinh trị"
        Nói tới NVT/NCK và những lãnh đạo nền CH.I và 2 đều là vỏ biền ,vô tài bất tướng…
        ".CS hay đám độc tài nào đó, kiểu độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt, sẽ dùng lý luận trên để biện hộ cho sai lầm của chúng." (LMC) Đọc câu này thì không cần đọc thêm Nó viết cái gì nữa, Đôi khi cứ nghĩ không biết tai sao VC gọi trí thức không bằng cục cưt, Nhưng bây giờ thì đã thấy đúng ,có chưng minh như toán ọc 2vói 2 là 4
        -LÀM LỚN CẤM LÀM LÁO (làm lón làm láo. Không có chữ Cấm (ai cấm ,cấm gì ? Quyên của người ,ai nói sai ai nói đúng .?Việc xong rồi rồi quai mỏ ra chửi (thật ra nghĩa của câu này khác).
        -THUỘC CẤP LÀM SAI, NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI CHỊU TỘI.(không ai muốn minh sai ! Và xưa nay có bao người đều làm đung hết mọi việc 100%)
        -TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???
        Sao mấy thằng rộng miệng phê phán người khác nhất là nhũng người lãnh đạo qgvnch sau khi miền Nam sụp đỏ đã 40 năm .? Cứ không nhìn cái lổi mình đeo sau lưng mà chĩ nhìn cái túi tội của người khác,xăm xoi một cách "sung sướng ,kiêu ngạo" như vậy ? Mình là cái gì chớ ? Thần nhân ?
        Nói tóm lại thì phản hồi của trí thức bác xĩ họ LẠI này không khác gì những phê phán của bọn cs ,kẻ thăng cuộcc là bao !
        Không đọc bài viết ,cư nói tới vnch ,thiêu kỳ là như cái máy hát của Ha lội :chủi ,chửi ,chữi.
        Vậy Lai ta TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???
        Hãy làm cái gì đi đẻ sau này khi thất bại laị có một LMC ở đâu đó cho là "bọn bất tài vô tướng"
        Quã vậy , hãy làm gì cho đất nước BÂY GIỜ nè,chớ chủi quá khư trong đó có ta thì có khác gì ta tự chửi ta,
        Chẳng thà như NPHùng.khóc lóc ,xin CS tha tôi và thống trách cha mẹ đã đem Nó vô Nam …
        Thà dứt khoát như vậy mà có lẻ coi được hơn …

      • Vũ duy Giang says:

        Trích:”…lên mặt thầy đời,ai cũng chê,cũng chửi để chứng tỏ ta đây là người tài giỏi thông thái…cỡ như VDG…
        -…anh hùng hay hèn nhát,giữ nước hay bán nước,tất nhiên sẽ được/bị người đời khen chê…nhưng không phải chê theo cách vô học(?!),mất dậy này(?!)”

        Cám ơn PM đã tôn lên”thầy đời”,và”là người tài giỏi,thông thái,và cho phép
        “khen chê”..”anh hùng(như Tướng Phú),hay”hèn nhát”(như ai đổ tội cho các tướng lãnh bỏ chạy?!),”nhưng không phải phê phán theo cách vô học(như lũ lâu la?!)mất dậy này”.

        Có lẽ chữ”lâu la”đã làm”động rừng” những thuộc cấp của TT,như PM và hnn(thuộc cấp”thượng”của TT,vì chê người khác là hạ cấp?!!),nên lâu la đã được thay thế bằng thuộc cấp. Còn chữ”làm giỗ” thì hàng năm cũng còn có nhiều Giỗ từ Quốc trưởng BĐ cho đế TT.thứ 2 này của VNCH,thì đừng mặc cảm nữa!

        Ngược lại,2 thuộc cấp hnn,và PM chỉ biết dùng chữ”vô học”(mà Tướng Nguyễn cao Kỳ đã can đảm nói rằng”Tôi ít học”…hơn TT một lớp?!),vì”mất dậy”, thì đúng là TT không được dậy(mất dậy)nên thất bại khi RÚT LUI CHIẾN THUẬT Ở TÂY NGUYÊN(cám ơn LMC đã nhắc lại bài học lịch sử này),nên TT:

        “…đổ tội cho các tướng lãnh hèn nhát bỏ chạy…Thật là CÁI NHỤC NÀY,tôi không biết tỏ cùng ai…chỉ còn CÁCH CHẾT mới CHẾT NHỤC”(tuyên bố của Tướng Phú trong bài viết).,thì có bao nhiêu Tướng Tá khác cũng chết vì”Cái nhục này”,chớ không phải thua VC,vì”…tôi đã xin TT cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá,mà TT không chịu,BẮT tôi RÚT LUI”.

        Theo bài viết”Từ trại giam đến trại Guam”của nhà báo Đinh Từ Thức: ngày 27 tháng 3,năm 1975, TT.Thiệu ra lệnh(chiến dịch”Trường giang”)bắt 10 người(như Nguyển văn Chức,Phạm nam Sách,Thái lăng Nghiêm,Đinh từ Thức,v..v..),sau cuộc họp 22 nhà đối lập do Tướng Kỳ triệu tập ngày 26 tháng 3,1975,để kêu gọi ông Thiệu từ chức! Đúng là”Nước đến chân rồi, mà vẫn bắt,để rồi vài ngày sau đó,cũng từ chức, để…nhẩy…qua Đài Loan!”. Vậy có anh hùng không?!

      • chíphèo says:

        “- Tại sao trước khi phê phán ai, cái gì, người dân Việt lại phải từ vấn lương tâm: TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???”
        Câu này của Lại “tiên sinh” có nghia là “sao phê phán người khác ,nhất là nhũng kẻ một thời “cầm chịch ” QGVNCH ,điễn hình như Thiệu ,Kỳ “….. LẠI PHẢI…..???”.Nếu Dân Oan đồng ý tức là công nhận rằng cứ phe phán ,mạt sát,bới móc,”cạo” sát da cho thấy cái tội “bất tài vô tướng ” ,vô học (vỏ biền) làm mất nước thì kẻ góp ý không có ý kiến ,
        nhưng nếu hiểu theo nghia khi phê bình người khác,nhất là các cấp lãnh đạo QG thì NÊN tự vấn lương tâm TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC và đòng ý vói chữ NÊN (khác chữ Phải ) trong câu nà thì lại khác (chĩ cần đỏi 01 chử ,nghĩa nó nhẹ hơn và hợp logic hơn !’
        Còn hỏi tại sao “Một tên Tướng BẤT TÀI,một Tổng thống BẤT TÍN”như Nguyễn văn Thiệu, mà bây giờ còn được lũ lâu la làm GIỖ hàng năm?” thì rỏ ràng đi quá xa ,hòa mình vào vói kẻ thù là cs, thì mới viết một câu,xin lổi ,không có chữ đẻ diễn tã,,,
        Là tên nào mà có quyền mắng người khác là bất tài ,mắng người khsc là bất tín nhất là khi người ta đã xuôi tay nằm dưới 3 tấc đật ,là nguofi từng lãnh đạo cả 19 triêu dân vào thời đó ? Là cái thá gì mà dam lên mặt chê trách người ta làm đám giổ cho người khác ? Và gọi những người dự đám giổ là lâu la? Thì ra HẮN COI đây là đám ăn cươp làm đám giổ cho thủ lãnh ăn cướp à? Những tên như vậy thì không thể coi hắn trong hàng ngũ những người QG ,mà đó là kẻ thù (CS) ,dlv… Hắn ,Tụi hắn chĩ chực có ai nhắc đên N Đ D,T, K là chôm lên ,nhe răng trợn mắt gầm gừ, sủa lớn tiếng…:sũa ma,sũa cả cái bóng của chúng hắn…
        Câu trích trên cũng là phản ảnh cái tâm dịa xấu xa và vô dụng của chúng nó.
        Xin hỏi sau mấy chục năm lusu lạc xứ người ,có suy ngẫm ra được chính sách nào hay nếu ta là tt thiệu và kế sách gì hay đẻ dẹp dãng CSVN cho dân nhờ?
        Đúng là con cháu xuântócđỏ.
        (cp)

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Dân Oan,

        Nếu chọn làm đặc sứ thì tôi chọn ở lại với quân đội (ngồi trong bộ Tổng Tham Mưu, dù chỉ làm vì) hơn là CHÉM VÈ, kiểu đẩy người đi của thời VNCH. Đi chữa bệnh … thối mũi như trường hợp tướng Thi hay đại sự lưu động như tướng Khánh … chẳng hạn.

        Phải chi ông Thiệu đừng bắng nhắng tuyên bố về lại quân đội mà cứ từ chức, rồi tuỳ nghi di tản như nhiều tướng tá khác, thì đâu có chuyện để nói phải thế không ạ.

        Đáng lưu ý là ông Thiệu CHƯA MỘT LẦN nhận lãnh trách nhiệm to lớn của mình về sự phá sản thật nhanh của VNCH trước đồng bào ! Ông ta ngụy ngôn ngụy ngữ bằng mọi cách.

        Đáng trách nhất là ông ta nằm ẩn dật cả hơn 10 năm mới thò mặt ra kêu gọi chống Cộng linh tinh ! Có lẽ ông ta nên nín thinh như ông Loan, hay be bé mồn lại như đại tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên …

        Ông Kỳ và ông Thiệu ngược lại hung hăng con bọ gậy, nhất là ông Kỳ làm người ta thêm bực mình về đám tướng tá “chó nhảy bàn độc” ! Làm tan nát sự nghiệp của toàn dân toàn quân trong tranh đấu chống Cộng do những lỗi lầm sơ đẳng về quân sự lẫn chính trị. Bởi thế Mỹ bỏ rơi không thương tiếc miền Nam.

    • noileo says:

      Minh Đức says:
      28/06/2012 at 15:08
      Trích: “Trong khi Hoa Kỳ cắt giảm quân viện cho miền Nam tài khoá 1975 chỉ còn 700 triệu khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược, hoả lực giảm hơn 70%”

      Quyết định của người lãnh đạo VNCH lúc đó là phải lựa chọn:
      Với 30% số đạn dược, tiếp liệu thì tiếp tục giữ 100% lãnh thổ như trước hay là giữ một khu vực nhỏ hơn. Nếu tiếp tục giữ 100% lãnh thổ với 30% đạn dược, vũ khí thì sẽ có những vùng đánh nhau hết đạn bị thua và bị chiếm. Cố giữ toàn thể lãnh thổ với 30% đạn dược thì rồi cũng sẽ mất hết. Còn thu hẹp vùng bảo vệ lại để dùng 30% đạn dược, tiếp liệu thì sẽ bảo vệ được vùng này còn hơn là cố giữ hết rồi thua ở tất cả mọi nơi.

      Nhiều sĩ quan không ở trên cao nên họ nghĩ rằng đơn vị của họ vẫn tiếp tục chiến đấu được mà không biết sẽ đến lúc đạn dược bị cắt, sẽ không biết đánh nhau bằng gì, vì chuyện đó chưa xảy đến cho họ.

      Vì thế họ chỉ trích quyết định của ông Thiệu.

      Nhưng cuối cùng số đạn dược, tiếp liệu cho miền Nam không phải là 30% mà là 0%, khi Mỹ cắt toàn bộ quân viện. Trong khi đó quân đội miền Bắc lại được Liên Xô gia tăng viện trợ.

      Chế độ miền Nam mất vì bị một “nước” khác đem quân đội đánh chiếm trong khi quân đội miền Nam không còn đạn dược, vũ khí để chống lại. Đó là lý do chế độ miền Nam bị sụp đổ chứ không phải là vì xã hội miền Nam dân chủ quá, hay vì chính trị yếu kém hay tham nhũng nên bị sụp đổ như một số nhà trí thức nghĩ.

      • Pham Minh says:

        @ Lại Mạnh Cường
        Thưa ông,
        Viết cái comment vừa rồi, trong thâm tâm tôi không có ý bênh vực TT Thiệu, không cho ông ta là một tướng tài, một nhà lãnh đạo xứng đáng ( những gì ông ta làm, quý vị biết thì tôi cũng biết) mà tôi chỉ muốn trả lời ông VDG: đám lâu la hàng năm cúng giỗ ông Thiệu, theo tôi, lý do là như tôi đã viết. Có thể nhiều quý vị không đồng ý (như ông). Cám ơn ông đã góp ý “soi sáng” cho. Tôi thường đọc những comments của ông, có những trường hợp bất đồng quan điểm, ông phản biện có gay gắt nhưng lúc nào cũng khiêm tốn, chừng mực.
        Đôi điều tôi muốn được chia sẻ thêm:
        -Tôi quan niệm ngoại trừ một số nhà độc tài, diệt chủng, bán nước tội ác của họ quá lớn, nạn nhân và cả hậu thế phải dùng những ngôn từ nặng nề để phỉ báng, nguyền rủa … còn những sai lầm chiến thuật, chiến lược, chính sách … thiết tưởng chỉ nên phê phán chừng mực để “ôn cố tri tân”, rút kinh nghiệm, nhất là đối với những người đã đóng góp một dời cho đất nước và nay họ đã mãn phần. Việc thân nhân, chiến hữu, thuộc cấp của ông Thiệu làm giỗ, tưởng nhớ ông ta hàng năm can chi ông VDG gọi họ là đám lâu la, miệt thị họ? Những kẻ lợi dụng mỗi khi có cơ hội thì phí báng người khác bằng những ngôn từ thiếu văn hóa để chứng tỏ mình thông thái hơn người thì tôi bất bình.

        - Lý thuyết và thực hành nhiều khi khác xa lắm ông ạ, nhất là trong chính trị, không như sách vở. Trong bối cảnh chính trị rối ren của Việt Nam trước 1975, đối với kẻ thù gian manh, thủ đoạn như CS; đối với các thành phần quan lại, phe phái rối beng trong chính trường miền Nam thời hậu Pháp thuộc thì câu: LÀM LỚN CẤM LÀM LÁO hay đạo đức chính trị, đạo đức cách mạng v.v… chắc chỉ tìm thấy trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Nói như thế không có nghĩa là tôi cổ võ cho sự gian dối, lừa đảo, trốn trách nhiệm mà tôi chỉ muốn nói đến cái thực trạng, cái bối cảnh thời đó.

        - Tôi không nói như ông hỏi: Tại sao trước khi phê phán ai, cái gì, người dân Việt lại phải từ vấn lương tâm: TA ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA ???

        Tôi chỉ nói ông Giang (chứ không nói tất cả người dân Việt) phê phán ông Thiệu bát tài, bất tín … (vì vậy làm mất miền Nam, cả đám lâu la nữa,nay còn cúng giỗ.) Theo tôi lỗi đó, vẫn biết ông Thiệu là người trách nhiệm nhất nhưng phải nói là trách nhiệm chung, trong đó có tôi, có ông VDG … Do đó tôi mới hỏi giờ đó ông VDG đã làm gì cho đất nước? Tôi không chấp nhận những kẻ đứng bên trên, bên ngoài trách nhiệm để phê phán cách đó. Đây là chuyện lớn khác với việc phê phán bất cứ ai, cái gì ….

        -Với sự hiểu biết giới hạn của tôi thì cái hoàn cảnh chính trị của VN thời đó, ông Thiệu hay bất cứ tướng lãnh, chính trị gia nào cũng không thể cứu vãn được miền Nam. Mất cách này hay cách khác: quân dân cà nước đổ máu nhiều hơn hay it hơn thôi. Nhường quyền lại cho ai trong những năm cuối đó khi mà HK cúp hết viện trợ? Ở vị trí lãnh đạo nhiều năm, ông Thiệu dư biết “nội lực” của nhóm quần thần và với bản tính độc tài trong lãnh đạo của ông, nếu Bắc Việt và Hk không ép ông từ chức thì chắc ông không từ chức. Thắng thì làm vua, thua thì là giặc.

        -Những phê bình người khác, việc khác không cần phải sống ở xứ tự do dân chủ này chúng ta mới biết. Trên trang mạng này tôi cũng đã từng tranh luận, phê phán nhiều người và ngược lại, thì làm sao tôi không hiểu cái lý lẽ ông nhắc nhở. Điều tôi đồng ý với ông là phê bình phải … dùng trong biên hạn cho phép, đừng đao to búa lớn, hạ cấp, lợi dụng cơ hội mạ lỵ gián tiếp ai đó …
        Cũng xin nói thêm: ngôn ngữ trao đổi ra sao thì cũng phải tùy đối tượng ông ạ.
        Một lần nữa xin cám ơn những góp ý của ông.
        PM

      • Lại Mạnh Cường says:

        Thưa bạn,

        1/
        Không phải chỉ những sĩ quan trung cấp không thông sự việc, mà chính các sĩ quan cao cấp đã rút kinh nghiệm từ thực tế (chẳng hạn đại tá Phạm Bá Hoa) tiết lộ những điều quan trọng:

        1.1/
        Rút lui khó hơn tấn công

        1.2/
        Rút khỏi Tây Nguyên là sai lầm chiến lược

        1.3/
        Theo đai tá Phạm Bá Hoa ông Thiệu dự định, rút khỏi Kontum và Pleiku để rồi chơi thế “đà đao” của Quan Vân Trường, nhân lúc xuất kỳ bất ý quay trở lại chiếm Buôn Mê Thuột !
        Nhưng cuộc rút lui từ Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng duyên hải đã thất bại nặng nề, và làm tiền đề cho các cuộc rút lui hỗn loạn khác ở quân đoàn 1.

        2/
        Anh bạn tôi (Nguyễn Bá Linh, hiện ở Paris) vốn là một y sĩ trung úy trong một tiểu đoàn thủy quân lục chiến tại Đông Hà, đã nhận lệnh rút lui theo cả lữ đoàn TQLC khỏi miền Trung về miền Nam, để rồi tan hàng không chiến đấu ở vùng Thủ Đức

        Đàn anh hàng xóm của tôi (nha sĩ đại uý Nguyễn Văn Ba) tùng sự ở quân y viện trên đó, đã kể lại thảm cảnh ở Ban Mê Thuột ra sao sau lệnh rút lui trên. Máy bay phe ta bỏ bom trúng vào nhà chùa nơi dân chạy loạn trú ẩn thế nào …
        Điều này Hoàng Khởi Phong đã kể sơ lược trong Ngày N+

        Anh bạn tôi đến nay còn bất mãn và chửi thề inh ỏi khi nhắc đến cảnh “đem con bỏ chợ” của lãnh đạo mình. Một cuộc triệt thoái vô tổ chức, hỗn loạn cùng cực, mà đại tá Phạm Bá Hoa đã làm sơ kêt trong bài viết của mình cho thấy ông Thiệu là một lãnh đạo tồi dở (Đó là tôi chưa kể ông ta đã đơn phương quyết định sai lầm cho nổ súng tấn công địch trong hải chiến Hoàng Sa, mà không nắm vững tình hình ra sao. Chẳng hạn đồng minh Mỹ ở hạm đội 7 sẽ phản ứng thế nào ?)

        Còn nhiều chứng nhân lịch sử tại chỗ tường thuật chi tiết những gì mình trải nghiệm. Lớp chúng tôi ra trường cuối năm 1974, nên các bạn quân y của tôi đã đáo nhậm đơn vị vào giờ thứ 23, 24 và 25. Hệ quả kẻ chết trận, chết trên đường triệt thoái khỏi Tây Nguyên (bị xe tăng cán chết), rồi bị bắt làm tù binh, hay sau này đi tù cải tạo CS (trong đó có khoảng 50 dân y trưng tập như tôi)

        3/
        Bạn chê một số nhà trí thức miền Nam thiển cận và cho lý luận của mình về sự phá sản của miền Nam là đứng đắn.
        Tôi không rõ bạn là ai ? giữ chức vụ gì ? nhưng tôi thấy bạn kiêu ngạo quá đấy!

        Phải nói cho rõ, tất cả chỉ là những ANH MÙ SỜ VOI. Cần cố gắng tập hợp các thần trí Việt lại để cùng nhau trao đổi, bàn bạc … để rút kinh nghiệm, hơn là cao ngạo chê bại người khác.
        Nên nhớ có lập luận gì đi nữa cũng phải theo nguyên tắc NÓI CÓ SÁCH MÁCH CÓ CHỨNG. Cũng chưa đủ, phải SO SÁNH xem đúng sai chỗ nào, chứ ko thể dựa vào một tài liệu, một quyển sách, một ông kễnh nào đó ….

        Mong được nghe ý kiến xây dựng của độc giả khác nơi đây.

        Lại Mạnh Cường

        TB:
        Y sĩ đại tá Văn Văn Của, gốc Dù và từng làm đô trưởng Sài Gòn Gia Định thời Cao Kỳ làm chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương và Thiệu làm chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo quốc gia, đã có những nhận xét về ông Thiệu rất hay trong hồi ký chíên tranh MỘNG KHÔNG THÀNH.
        Nên xem để biết rõ VNCH thời cai trị của ông Ngô Đình Diệm, cũng như hàng tướng tá VNCH ra sao.

        Khi thuận tiện tôi sẽ viết ra đây những nhận xét thật độc đáo của thượng câp tôi ngày xưa là y sĩ đại tá Hoàng Cơ Lân, nguyên hỉ huy trưởng trường quân y.

        Thưa bạn, trí thức Việt từng sống chết trong quân ngũ, như hai ông Văn Văn Của và Hoàng Cơ Lân, không tồi dỡ như bạn suy luận đâu. Chúng tôi là đàn em và học trò của họ, cũng không phải là lũ hèn kém, như bạn từng nhiều lần mạ lý cá nhân tôi bằng ngôn từ đi ngoài biên hạn cho phép ở đây, nhưng tôi làm thinh không buồn hồi âm.

      • Sigma says:

        Hoàn toàn chính xác(rất bị đúng)
        Miền Nam đã đứng vững và đánh bại nhiều cuộc(trận)xâm lược của Hà nội
        trong đó có trận đánh lừa,đánh lén gọi là tổng công kích và tổng nổi
        dậy từ vĩ tuyến 17 đến mũi cà mau 1968 sau khi đã ký đình chiến với Miền
        Nam.
        Đỗ mười bọn Cđẻ

      • Vũ duy Giang says:

        Cám ơn noileo viết:”Trong khi HK cắt giảm quân viện cho miền Nam tài khóa 1975 chỉ còn 700 triệu,khiến VNCH thiếu hụt rất nhiều về tiếp liệu đạn dược,hỏa lức giảm hơn 70%…Còn thu hẹp vùng bảo vệ lại để dùng 30% đạn dược,tiếp liệu,thì sẽ bảo vệ được vùng này….”.Vì vậy TT đã quyết định”rút lui chiến thuật từ Tây Nguyen
        nhưng thất bại. Nhưng không ai chỉ trích sự thất bại này,mà Tướng Phú chỉ than thở vì”TT ĐỔ TỘI cho các tướng lãnh hèn nhát bỏ chạy”

        Ngoài ra,bài viết của Đin từ Thức(“Từ trại giam đến trại Guam”)cho biết là:”Theo lờii kể của Dân biểu Liên Bang Mỹ Pete McCloskey(Tears Before The Rain)-thành viên của phái đoàn Quốc hội Mỹ đến VN quan sát vào tháng 2,1975,trước khi quyết định có viện trợ cho VN 300 triệu USD không-khi thăm vùng 1,ông đã được Tướng Ngô Quang Trường cho biết lực lượng tinh nhuệ của ông đã bị mất,vì ông Thiệu hoảng loạn ,đã kéo về phía Nam,đề phòng đảo chánh ở Saigon”. Như vậy dể hiểu tại sao Mỹ đã không tiếp tục viện trợ cho VNCH chống CS nữa?

        Thuộc cấp Pham Minh hỏi” NGÀY ĐÓ ,MÌNH(!)ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC”,thì thấy ngay Thượng cấp TT đã làm như dzậy đó!

        Hơn nữa hãy trả lại cho TT.Kennedy lời nói với dân Mỹ là: “Đừng đòi hỏi nước Mỹ làm gì cho bạn,mà phải tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”

        Lấy trộm lời nói của người khác,thì”xưa lắm rồi,Tám ơi!”,cũng như thượng cấp hình như cũng sử dụng lời nói(đừng nghe VC nói,hãy xem VC làm!) của một nhân vật  Mỹ đã nói trứơc đó rồi!

      • Trực Ngôn says:

        Vũ Duy Giang says: “Thuộc cấp Pham Minh hỏi” NGÀY ĐÓ ,MÌNH(!)ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC”,thì thấy ngay Thượng cấp TT đã làm như dzậy đó!
        Hơn nữa hãy trả lại cho TT.Kennedy lời nói với dân Mỹ là: “Đừng đòi hỏi nước Mỹ làm gì cho bạn,mà phải tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”
        Lấy trộm lời nói của người khác,thì”xưa lắm rồi,Tám ơi!”
        “.

        Thưa ông Vũ Duy Giang:

        Câu “Đừng đòi hỏi nước Mỹ làm gì cho bạn,mà phải tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước” đã trở thành danh ngôn cho tất cả mọi người, mà đã là danh ngôn thì ai cũng có thể sử dụng nó được. Bạn đọc Phạm Minh dùng nó để nói với ông cũng rất đúng trong trường hợp này!

        Nó hoàn toàn khác hẳn, không giống như ông Hồ đã đạo văn, trộm chữ của người khác làm của mình.

        Do vậy, khi ông cho Phạm Minh là “Lấy trộm lời nói của người khác“, thì hoàn toàn sai, phải nói với chính ông rằng ”xưa lắm rồi,Tám ơi!” mới đúng trong trường hợp này đấy!

    • Vũ duy Giang says:

      “Con Heo ủn ỉn đoán mò”(về tuổi tác,và”phiêu bạt bên Anh quốc”=rơi vào bẫy Heo !),và ngu như lợn nên vẫn chưa hiều vì”thuộc cấp” HNN đã chửi đổng(“với những THẰNG vô học hạ cấp”),thì hnn đã bị phản hồi lại rằng:”Còn TT.Thiệu, loai vô học hạ cấp như thuộc cấp”(là hnn), vì “Cá mè,cùng một lứa”…với cả con Heo!

      Con Heo mặc cảm bị “nhục mạ về vô học,hạ cấp,thuộc cấp”, còn cho”ý kiến”của con Heo là:”cứt lợn gặp phân chó( vẫn cùng cùng một lứa,một loài!),và vọng bái Tổng ThốngThiệu (là người quen đáng phục từ khi làm trung tá đến khi làm cựu TT ở London), nhưng bất tài(hay không may)trong chiến thuật rút lui từ Tây Nguyen,và bất tín với thuộc hạ(như Tướng Phú),vì ĐỔ TỘI cho họ là hèn nhát trong chiến dịch này.

Leave a Reply to Trực Ngôn