WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, Nga sẽ giải phóng Kiev

131210205515_ukrainian_protesters_smash_a_statue_of_vladimir_lenin_464x261_apNếu làm một cuộc thăm dò dư luận của các nhà quân sự am hiểu tình hình chiến sự thì sẽ thấy chắc chắn 80 % đều cho rằng nếu Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí cho Ucraina thì Nga sẽ giải phóng Kiev bằng việc bặt đèn xanh cho quân đội Ly khai tiến về thủ đô Ucraina?

Mấy tháng qua Nga đã nhiều lần cảnh báo Hoa kỳ và phương Tây về việc trang bị vũ khí sát thương và đưa cố vấn vào Ucraina và tuyên bố đó là phá hòa bình ở đây và hậu quả là nghiêm trọng.

Theo tin từ báo chí Mỹ và châu Âu thì Mỹ tuyên bố có thể cung cấp vũ khí không mang tính “tấn công” cho Kiev nếu thỏa thuận Minsk về hòa giải cuộc xung đột ở miền đông Ukraina thất bại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm 25.3, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Dozhd, bà Psaki nhấn mạnh, những vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraina chỉ mang tính phòng thủ chứ không có tính “tấn công”. Hôm 23.3, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật thúc giục tổng thống Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Cho đến nay, Washington vẫn chưa đưa ra quyết định về việc này.

Phía Mátxcơva nhiều lần nhấn mạnh, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Ukraina, thêm vào đó, sẽ đi ngược lại cam kết của Washington về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.Trong những tuần gần đây, một số quốc gia phương Tây cũng tuyên bố không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Washington không xem Nga là kẻ thù và không so sánh nước này với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng Nga cho rằng đó là lời nói vuốt đuôi không có giá trị.. Mặc dù bà Psaki nói thêm rằng: “Nhà nước Hồi giáo là một tổ chức khủng bố mà cả Nga và Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới chống lại”, Khẳng định này của bà Psaki bắt nguồn từ việc cuối tháng 11 năm ngoái, tổng thống Mỹ Obama gọi sự can thiệp của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraina là “mối đe dọa với thế giới”, trong khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20.

Như các nhà lãnh đạo Nga cho biết Mỹ coi Nga là kẻ thù và trở ngại của mình, tập trung cô lập và lật đổ Nga, thả lỏng cho Trung quốc thôn tính biển Đông. Các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra lời phát biểu của tổng thống Mỹ trước đó tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 năm 2014, ông Obama liệt kê Nga trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu, cùng với virus Ebola và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố ở Iraq và Syria.

Người ta cho rằng cuộc chiến ở Ucraina mới chỉ là bản dạo đầu vì Nga không có mục tiêu chiếm đóng hay lấy quốc gia này mà chỉ không muốn quốc gia này thành tiền đồn cho Mỹ và phương Tây đe dọa an ninh của Nga mà thôi. Cho nên sự viện trợ của Nga cho hai vùng quân ly khai là rất hạn chế mà hậu quả đã cho thấy Ucraina không chống đỡ nổi và đã chịu tổn thất nặng nề. Nếu Mỹ và phương Tây cố tình viện trợ vũ khí cho Craina thì tin chắc Nga có cớ trang bị vũ khí hiện đại cho quân lý khai và chắc chắn họ sẽ tiến về giải phóng thủ đô Kieps dựng lên một chính phủ mới hoàn toàn. Đây là điều chắn sẽ xẩy ra. Vì sao? bởi những lý do đã trông thấy sau đây:
1- Vì đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây tung ra đã làm kinh tế tổn thất đã bão hòa không còn tác dụng nữa, Nga đã điều chỉnh và thích nghi với việc quá phụ thuộc vào buôn bán với châu Âu. Cho nên đòn trừng phạt nay trái lại còn gây ra phản ứng ngược gây tác hại lên nền kinh tế châu Âu và Mỹ.

2- Thứ hai là Nga đã lấy xong Crimea một cách hợp lý và đã rồi và đặt hệ thống quân sự vững mạnh bất khả xâm phạm ở đây. Mục tiêu cõi lõi này đã hoàn thành mỹ mãn. Giờ nếu Mỹ và phương Tây chịu chấp nhận thì tình hĩnh sẽ là như hiện trạng còn không Nga sẽ trang bị vũ khí khủng và hiện đại để quân đội lý khai tấn công vũ bão giải phóng Kieps càng nhanh càng tốt và lập lên một nhà nước mới tại đây. Từ nay đến lúc đó là thời gian để Nga chứng minh cho thế giới và những người lãnh đạo thiện chí ở châu Âu thấy Nga đã nhún nhường và thiện chí giải quyết hòa bình ở đây. Giờ hòa bình tan vỡ là do Mỹ và phương Tây.

3- Nga cũng qua đây muốn chứng minh cho các đồng minh cuả Mỹ thấy không thể trông cậy vào sự bảo vệ của Hoa kỳ và NaTo khi đe dọa anh ninh Nga mà không phải trả giá đau đớn và bất lực chịu thất bại.

4- Qua đây Nga muốn thế giới thấy oai lực của vũ khí Nga và khiến họ sẽ chọn mua vũ khí Nga thay vì vũ khí Mỹ.

Tình hình Ucraina nay nội bộ xung đột quyền lợi gay gắt, người dân chắn ghét chính quyền và họ đã muốn quay về những năm trước đây khi Ucraina quan hệ tốt với Nga. Thậm chí nhiều người muốn Ucrai sát nhập vào Nga như Liên xô ngày nào.

Cuối cùng thì tất nhiên còn nhiều lý do nữa mà phần thắng sẽ thuộc về Nga như mọi lần, mọi người chắc đang chờ xem tình hình Ucraina ra sao khi Mỹ sẽ lại chọc gấu Nga?

Nguyễn Bạch Đằng

BBT lưu ý: Tác giả của bài viết này ký tên Nguyễn Bạch Đằng, nhưng được gởi từ địa chỉ của Nguyễn Công Bằng, nhà bình luận theo khuynh hướng thân Nga, quen biết với bạn đọc của ĐCV, chúng tôi đăng bài này để các bạn có thêm thông tin.

71 Phản hồi cho “Nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, Nga sẽ giải phóng Kiev”

  1. Mỹ đang đơn độc tại châu Âu.
    Đô đốc Pháp đòi giải tán NATO, chấm dứt chống Nga [06.04.2015 06:48]
    Xem hình
    Khi mà NATO tiếp tục tồn tại thì sẽ không có gì thay đổi và châu Âu sẽ vẫn là chư hầu của Mỹ. Đó là khẳng định của Chuẩn Đô đốc, nhà văn Pháp Francois Jourdain khi trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Sputnik. Theo ông Jourdain, đã đến lúc các nước châu Âu cần phải chấm dứt sự tồn tại của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ra khỏi tổ chức này. Việc các nước châu Âu là thành viên của NATO khiến các nước này mất độc lập trong việc ra quyết định.
    Chuẩn Đô đốc Pháp cũng cho rằng, châu Âu không nên ủng hộ chính sách chống Nga của Mỹ.
    Ông Jourdain nói: “Mỹ có mục đích cản trở Nga một lần nữa trở cường quốc. Đó hoàn toàn không phải là lợi ích của châu Âu, châu Âu cần phải biến Nga thành đối tác của mình vì Moskva có nhiều lợi ích chung với châu Âu… Ukraine là đất nước bị phá hủy và tham nhũng, tôi không hiểu tại sao châu Âu lại phải nhận lấy một gánh nặng như vậy”.
    Như vậy, ngày càng có nhiều ý kiến phản đối chính sách chống Nga của Mỹ. Có quan điểm tương tự ông Jourdain, Jacob Hornberger, Giám đốc Trung tâm phân tích Future of Freedom Foundation, trong một bài viết được đăng tải trên trang web của tổ chức này gần đây cũng cho rằng NATO còn tồn tại đến nay là vì Mỹ cần chống lại Nga.

    Trong con mắt của những người vẫn còn tin vào khả năng bất khả chiến bại của quân đội Mỹ, Nga là “một kẻ xâm lược”. Nhưng nguồn gốc của sự đối đầu giữa châu Âu với Nga hiện nay lại không bắt nguồn từ Moscow và thực tế bắt nguồn từ chính nước Mỹ, ông Hornberger nói.

    Theo quan điểm của Hornberger, NATO lẽ ra nên giải tán sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vì mục tiêu chính của nó đã hoàn thành. Tuy nhiên, không những tiếp tục tồn tại mà NATO còn bắt đầu kết nạp các nước Đông Âu, trong đó mục tiêu chủ chốt là kết nạp Ukraine để Mỹ có thể đặt căn cứ và tên lửa trên biên giới của Nga.
    Sự tiếp tục tồn tại của NATO là để sản sinh ra những cuộc khủng hoảng bất tận với Nga, để giữ cho “cỏ luôn mọc” thì mọi người sẽ luôn tin vào sự bất khả chiến bại của quân đội Mỹ cũng như để người Mỹ duy trì được ngành công nghiệp quân sự cồng kềnh, lỗi thời của mình, Hornberger nhận định.

    Trong khi đó, sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton lại chỉ ra một loạt động thái nằm trong chiến dịch chống Nga của Mỹ.

    Ông dẫn chứng phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, Tướng Wesley Clark về việc cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiếm chế một “nước Nga hung hăng”.
    “Đoàn xe tăng ở Praha, những phát ngôn của Tướng Clark và những người giống ông ta, những hoạt động tập trận của NATO ở Gruzia, các cố vấn Mỹ trên lãnh thổ Ukraine, việc lãnh đạo Phương Tây tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moskva, tất cả đều nằm trong chiến dịch của Mỹ chống Nga”, sử gia người Mỹ khẳng định.

    • Tudo.com says:

      Trích:”Trong khi đó, sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton lại chỉ ra một loạt động thái nằm trong chiến dịch chống Nga của Mỹ.”

      Và theo nhiều nhận định gia thì khuynh hướng và trình độ “trí tuệ” chính trị của Cohen không thua gì sử gia Dương Trung Quốc và giáo sư Lý Chánh Trung của VN.

      Rán lên Cô hồn, lộn, Cohen cứ rề rề như vậy biết chừng nào nứơc Mỹ mới tiến lên bằng mấy nước. . .XHCN anh em?

  2. Minh Đức says:

    Việc Nga dọa sẽ chiếm Kiev và định đem quân vào Tbilisi của Georgia năm 2008 là nằm trong tư tưởng của người Nga muốn phục hồi lại lãnh thổ của đế chế Nga thời các Nga Hoàng . Sau khi Liên Xô sụp đổ thì chủ nghĩa Âu Á, Eurasianism, phục hồi dậy và có người Nga mơ sẽ chiếm lại các vùng xưa kia từng là nước Cộng Hòa trong Liên Xô để xây dựng lại nước Nga vĩ đại.

    Giấc mơ bành trướng của Nga cũng giống như giấc mơ đường lưỡi bò chín khúc của Trung Quốc. Bản đồ với lãnh hải xác định bởi đường chữ U là do ông Bai Meichu vẽ năm 1936. Lúc đó ông ta cho rằng Trung Hoa vì yếu nên bị mất đất đai và biển. Theo ông ta đáng lẽ biển của Trung Quốc vào thời còn cường thịnh phải bao gồm đường chữ U.

    Cả Nga và Trung Quốc, hai nước dù còn đảng CS cai trị hay không, đều mang giấc mơ phục hồi lại sự huy hoàng của đế chế mình thời xưa. Những kẻ ủng hộ Nga đi chiếm lân bang đồng thời lại cũng là những kẻ theo đuôi Trung Quốc không chống lại Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, gọi những người No-U là phản động. Những kẻ đó đã bị nhiễm độc bới chủ nghĩa quốc tế vô sản hay sao?

  3. Minh Đức says:

    Nếu Nga không dùng áp lực bắt ông Yanukovych phải từ bỏ ý định gia nhập Liên Âu thì Ukraine đã có thể gia nhập Liên Âu rồi. Ukraine gia nhập Liên Âu thì sẽ chấn chỉnh lại luật pháp và chính quyền. Các nước châu Âu thấy Ukraine cai trị phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp của châu Âu sẽ an tâm đầu tư vào Ukraine, đem lại công ăn việc làm cho dân Ukraine.

    Ông Yanukovych sợ Nga nên bỏ ý định gia nhập Liên Âu làm cho dân Ukraine phẫn nộ xuống đường phản đối. Khi ông Yanukovych bỏ chạy thì Nga xen vào, đem quân vào Ukraine và Crimea. Chính quân đội Nga đã tham chiến tại miền Đông Ukraine nên đã chiếm được một phần của Ukraine.

    Ukraine thay vì được sống thanh bình trong Liên Âu thì bị xâu xé trong chiến tranh đó là vì bàn tay can thiệp của Nga. Nga dùng chiến tranh để giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của Nga .

  4. DU SINH PRINCETON says:

    Chấy rận cắn đốt lợn kêu eng-éc :
    ” Lạ kỳ nhất là chính Sử gia ( sai, thiếu dấu (?) rồi chấy rận ơi, là sử giả mới đúng ) Mỹ và người Mỹ thì lên án chính phủ Mỹ dùng thủ đoạn chính trị … ” …
    Hôm nay mấy con dư lợn viên củả Nga ngố, hãy giương to cặp mắt lợn luộc ra mà đọc mấy dòng này rồi ngậm miệng hết kêu eng-éc bừa đi nghe :

    Stephen F. Cohen, Vladimir Putin’s Best Friend
    The Daily Beast news :
    Mar 16, 2014 – So why is Stephen F. Cohen so eager to act as a propagandist for Putin
    GHI CHÚ : trong danh sách ban giảng sư Đại Học Princeton ( Faculty Board ) chỉ có Stephen F. Cohen, là một giáo sư đã về vườn ( Emeritus ) làm gì có Steven Cohen, cô ho gì, đừng viết sảng nghe lợn ?

  5. “EU tính nhầm khi buộc Kiev lựa chọn giữa Nga và châu Âu nên phải chịu thua thiệt.”
    chủ nhật, 05/04/2015, 08:13 (GMT+7)
    (Quốc tế) – Ngày 4/4, trả lời phỏng vấn tuần san Die Weltwoche của Thụy Sĩ, cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov cho rằng khi buộc Kiev phải lựa chọn giữa Nga và châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã mắc sai lầm lớn và biến những lợi ích lâu dài của chính mình thành vật hy sinh.
    Xe tăng của lực lượng ly khai tại khu vực Donetsk. (Nguồn: Reuters)
    Ông Azarov nhận định: “EU đã phạm sai lầm lớn. Họ đặt Ukraine trước sự lựa chọn “hoặc là đi với chúng tôi hoặc là Nga”.
    Theo quan điểm của cựu Thủ tướng Ukraine, EU đã tính sai cơ bản trong hành động của họ.
    Ông này nói tiếp: “EU đã đánh mất cả lợi ích lâu dài của chính mình. Quan tâm của Liên minh cần phải là thực hiện thương mại trong một thế giới ổn định, không chỉ ở châu Âu, mà còn thông qua Ukraine và Nga cho đến tận châu Á. Vì sao châu Âu cần biến Nga thành kẻ thù trong khi bản thân cũng đủ nhiều vấn đề rồi?”./.

  6. Ông OBama phải học bài học này để biết mình không thể là đối thủ của Putin.
    Giây phút Putin một mình giải tán đám đông biểu tình [05.04.2015 12:40]
    Xem hình
    Putin, thời hoạt động ở Đức
    Bài viết của nhà báo Akiyoshi Komaki – trưởng đại diện tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) tại Moscow – đã tiết lộ một phần thú vị “con người thực” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Thế giới trong năm 1989

    Năm 1989, thế giới chứng kiến những thay đổi chấn động. Vào tháng 11, Bức tường Berlin sụp đổ.

    Ngày 2 và 3/11 diễn ra cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ George Bush cha và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev – dấu hiệu của sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

    Sau đó 2 ngày, Putin đứng đối diện với đám đông người biểu tình tại Dresden.
    Anh sĩ quan nhỏ bé một mình đối mặt đám đông biểu tình
    Đêm ngày 5/12/1989 là một đêm giá lạnh. Đám đông khoảng 5.000 người tập trung trước cửa Bộ An ninh quốc gia CHDC Đức tại Dresden đang vô cùng tức tối.
    Bức tường Berlin – biểu tượng của Chiến tranh Lạnh – mới sụp đổ được 1 tháng. Mọi người xuống đường biểu tình để đòi dân chủ…
    “Trả lại hồ sơ thông tin cho chúng tôi!” – những người biểu tình phẫn nộ la hét. Họ bắt đầu trèo lên tường vào trong. Sau đó ít lâu, cơ quan này đã bị họ kiểm soát mà không phản kháng.

    6 tiếng đồng hồ sau đó, có người trong đám đông biểu tình đề xuất chiếm cả tòa nhà của KGB. 15 người đã đi về hướng văn phòng KGB cách đó khoảng 100m.
    Trong số đó có Zigfrid Danats – kỹ sư của một viện nghiên cứu khoa học nhà nước vào thời đó.
    “Vì thấy chúng tôi dễ dàng chiếm tòa nhà Bộ An ninh quốc gia nên mọi người đều tin rằng sẽ chiếm được cả tòa nhà văn phòng của KGB” – Zigfrid kể lại.
    Dù màn đêm đã buông xuống, bên trong tòa nhà bằng bê tông kiên cố của KGB vẫn sáng đèn như thường lệ.
    Khi nhóm biểu tình tiến về phía cánh cửa sắt cao khoảng 1m thì họ nhìn thấy các nhân viên bảo vệ vội vàng chạy vào trong.
    Sau đó một lúc, một người đàn ông hơi gầy, chiều cao trung bình bước ra. Nếu như người đàn ông này không mặc quân phục thì không ai nghĩ rằng đó là sĩ quan quân đội.
    Người đàn ông tiến đến gần cánh cổng và nói với đám đông đã mệt nhoài vì la hét – “Mọi người nên bỏ ngay suy nghĩ có thể đột nhập được vào đây.
    Tôi đã ra lệnh cho các đồng chí có vũ trang bảo vệ nơi này. Tôi nhắc lại một lần nữa: Mọi người hãy về đi”.
    Quân nhân đứng bên cạnh người đàn ông này đang lăm lăm khẩu súng trên tay, nói lên một điều rằng anh ta sẵn sàng nổ súng nếu như đám đông cố tình đột nhập vào bên trong.
    Dù có giọng nói có đôi chút “lơ lớ” nhưng người đàn ông mặc quân phục nói tiếng Đức rất chuẩn xác. Ông nói nhỏ nhưng rất cương quyết. Zigfrid cảm thấy đúng là người lính cầm súng có thể bóp cò.
    Đám đông biểu tình hết sức ngạc nhiên trước lời cảnh cáo. Họ thoáng chút hoảng sợ và ngay lập tức bỏ đi.
    Cuộc nói chuyện đó chỉ kéo dài vẻn vẹn 5 phút, tuy nhiên viên sĩ quan này đã tạo nên một ấn tượng rất mạnh đối với Zigfrid.
    Khi các phương tiện truyền thông đưa tin về người kế nhiệm của Tổng thống Yeltsin, Zigfrid mới biết người đàn ông nhỏ con đó chính là Tổng thống Nga sau này – Vladimir Putin.
    Zigfrid mô tả Putin như sau – “Một sĩ quan không có vũ trang đã dùng lời nói của mình để bắt đám đông phải rút lui. Điều đó nói lên rằng anh ta có một quyền lực vô hình trước mọi người”.
    Putin – khi bắt đầu vào KGB vào năm 1975 – chưa từng có ý định làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, từ năm 1985 đến hết năm 1990, ông lại công tác tại văn phòng của cơ quan này tại Dresden, chuyên thu thập thông tin về NATO.
    Ông sống với vợ cùng hai cô con gái. Ông cũng thường lui tới quán bar yêu thích và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.
    Tuy nhiên mọi thứ bất ngờ thay đổi.
    Hiện giờ, tòa nhà màu trắng của KGB trước đây là một cơ sở giáo dục về triết học. Để xóa đi hình ảnh KGB một thời, bức tường cao 2m đã được thay thế bằng một hàng rào thấp hơn.
    Khi tôi (Akiyoshi Komaki) đến đó, tại khu cầu thang lên xuống mà cách đây 25 năm (1989) Putin đã bước xuống và đi về phía đám đông người biểu tình, bây giờ chật kín sinh viên.
    Khi biết tôi là nhà báo, họ đã mời tôi vào bên trong. Từ cửa sổ của căn phòng lớn trên tầng 1, có thể thấy rõ cánh cổng khi xưa nhóm người biểu tình đứng tập trung phía trước.
    Bộ An ninh quốc gia của CHDC Đức – nằm cách đó không xa – bị người biểu tình chiếm đóng trong vòng vài giờ đồng hồ. Có thể khi đó Putin và những đồng nghiệp của ông cũng đứng nhìn từ ô cửa này.

    Putin gần như không chia sẻ về những gì xảy ra vào ngày hôm ấy.

    Một ngoại lệ hiếm hoi là trong cuộc trả lời phỏng vấn công bố vào năm 2000, sau khi ông trở thành Tổng thống, có một vài lời về câu chuyện hôm đó – “Đám đông đã bao vây tòa nhà của chúng tôi. Mối đe dọa rất nghiêm trọng.

    Không ai muốn bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị hành động trong khuôn khổ các hiệp định giữa những cơ quan của Liên Xô và CHDC Đức.

    Chúng tôi đã bắt buộc phải chứng minh cho đám đông thấy được sự sẵn sàng của mình. Điều này đã tạo được ấn tượng cần thiết. Trong một khoảng thời gian nhất định”.
    “Chứng tỏ sự sẵn sàng hành động” – những lời nói đó của ông Putin hằn sâu vào tâm trí Zigfrid.
    Trong cuộc trả lời phỏng vấn ông Putin nói “chúng tôi”. Tuy nhiên trên thực tế, trong số tất cả các nhân viên KGB có mặt bên trong tòa nhà văn phòng KGB hôm đó chỉ có duy nhất Putin bước ra và đi về phía đám đông người biểu tình.
    Tại Praha, tôi đã gặp ông Vladimir Usoltzev, người từng làm việc cùng Putin tại Dresden. Ông chia sẻ với tôi – “Ngày hôm đó tôi không có ở Dresden. Khi những đồng nghiệp kể lại cho tôi về những gì xảy ra, tôi không hề ngạc nhiên.
    Putin là một con người dũng cảm. Tôi biết cậu ấy là một người lính thực thụ.
    Nếu như bạn không có thần kinh thép và sự quyết đoán thì bạn không thể đơn độc nói chuyện với đám đông nhăm nhe đột nhập tòa nhà. Có thể, đó là lần đầu tiên cậu ấy thể hiện đúng bản chất của mình”.
    Theo lời ông Usoltzev, Putin lăm lăm súng trong tay cảnh báo rằng chính ông sẽ bắn kẻ nào định trèo tường vào trong.
    Điều này không giống với những gì Zigfrid kể lại (Putin đứng cạnh một người lính cầm súng). Nhưng những lời kể của họ giống nhau ở một điểm: Putin một mình đã giải tán được nhóm người biểu tình.
    Mối đe dọa tan rã đất nước
    Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Putin cùng với các đồng nghiệp của mình tập trung tiêu hủy các tài liệu mật. Có thể thấy rõ rằng CHDC Đức đã đến ngày kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình.
    Khi những người biểu tình xuất hiện cũng là lúc các nhân viên đang hủy tài liệu. Chính bởi vậy không thể để cho họ lọt vào bên trong.
    Trong cuộc trả lời phỏng vấn ông Putin chia sẻ – “Chúng tôi tiêu hủy tất cả mọi thứ. Địa chỉ, thông tin liên lạc. Tôi đốt rất nhiều tài liệu đến mức cái lò còn phát nổ. Chúng tôi đốt tài liệu ngày và đêm.
    Tất cả những gì tôi tạo dựng được khi còn là nhân viên KGB đều mất hết giá trị, tất cả những tài liệu đó bỗng dưng trở thành mối đe dọa đến an ninh.”
    Sau khi nhóm người biểu tình bỏ về, Putin đã gọi điện xin lực lượng quân đội Liên Xô có mặt tại CHDC Đức trợ giúp.
    Họ trả lời ông rằng họ không thể giúp gì được nếu chưa có chỉ đạo từ Moscow. Nhưng Moscow vẫn im lặng. Vào lúc đó, ông Putin linh cảm rằng cái kết dành cho Liên Xô cũng đã tới gần.
    Sự sụp đổ của một đất nước mà không ai có thể nghĩ đến lại có thể xảy ra. Đám đông người biểu tình đầy phẫn nộ. Chính những sự kiện xảy ra tại Dresden đã đóng vai trò quyết định tương lai sau này của ông Putin.

    “Ở Dresden, Putin đã chứng kiến hình ảnh một đám đông đang tức giận chính quyền khiến một đất nước và cuộc sống yên ả của ông bị sụp đổ. Điều này phần nào đã khiến ông bị tổn thương.
    Mỗi lần khi đám đông thể hiện sự phản đối, trước mắt Putin lại hiện ra ký ức Dresden.
    Và điều đó giải thích tại sao ông chấp nhận áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với tổ chức biểu tình tại Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraine” – trưởng đại diện Văn phòng tạp chí Focus của Đức tại Moscow Boris Raytshuster chia sẻ.
    Câu chuyện đã cho thấy ông OBama không thể là đối thủ của ông Putin khi mà ông đã nắm trọn nước Nga trong tay với lòng tin yêu của 76% dân Nga và sau nữa là có cả một quân đội hùng hậu và hiện đại mà Mỹ không thể trêu ngươi họ.

    • Tudor.com says:

      Chuyện anh lùn khùng mặt ngựa Putin ở Dresden là chuyện nhỏ như chuyện Bác cùng chúng cháu hành. . .dâm.
      Chuyện lớn bây giờ mà ông Obama đang lo sợ (sợ dân vô tội sẻ chết nhiều nữa) là tên Hitle Nga đang tìm cách biến triều đại Putin trở về triều đại Stalin.

      Còn chuyện mấy con du Nick chạy tới chạy lui sủa gâu gâu khi thấy tên Ác chủ của mình trong cơn nguy khốn nhưng không biết làm sao để cứu!

      Chuyện chỉ có vậy. Có gì đâu mà lạ, phải không bà con?

  7. Phạm Chí says:

    Con bài gian lận của Mỹ
    Cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, ngày 3.4 cho rằng, không thể loại trừ sự tham gia trực tiếp của phương Tây trong cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraine tại Maidan sự kiện châm ngòi cho khủng hoảng Ukraine hiện nay.
    Trả lời một cuộc phỏng vấn với tuần báo Die Weltwoche của Thụy Sĩ
    ông Nikolai Azarov kể, có một lần, người Mỹ yêu cầu để cho hai máy bay vận tải của họ vào lãnh thổ của chúng tôi mà không cần thông qua kiểm soát.
    Mỹ báo cáo là để vận chuyển tài liệu ngoại giao. Bạn có thể tưởng tượng hai máy bay vận tải quân sự đầy thư từ hoặc các bản in giấy tờ của Đại sứ quán? Thật nực cười!.
    “Theo các dữ liệu tình báo của các cơ quan an ninh mà chúng tôi có được lúc đó thì hàng hóa có khả năng nhất bao gồm các thiết bị chuyên dụng và tiền mặt bởi vì mỗi cuộc cách mạng cần tài chính”, ông nói về việc Mỹ lén đưa tiền và thiết bị chuyên dụng vào Ukraine để chuẩn bị cho cuộc cách mạng màu tại Maidan.
    Theo Azarov, sau đó Tổng thống Viktor Yanukovich hy vọng Mỹ sẽ gặp ông trong thời gian đàm phán với phe đối lập.”Ông ta không muốn mất họ nhưng họ đã lừa ông”, cựu Thủ tướng Ukraine nói.
    “Người Mỹ đã hành động rất khôn khéo. Họ nói với ông Yanukovich rằng ông là người được Hiến pháp bảo lãnh và ông ấy nên ở lại văn phòng của mình cho đến khi có cuộc bầu cử tiếp theo và điều duy nhất họ đề nghị là thành lập một quốc gia có chính phủ thống nhất ý kiến. Điều này chỉ là mẹo để người Mỹ tìm cách thay thế Yanukovych và sự thật là ông Yanukovych đã bị lật đổ, phải chạy sang tỵ nạn ở Nga.
    Azarov cũng cho biết thêm là ông Yanukovich luôn hi vọng rằng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ được giải quyết bằng con đường chính trị và ngoại giao.
    EU tính nhầm
    Ngày 4/4, trả lời phỏng vấn tuần san Die Weltwoche của Thụy Sĩ, cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov cho rằng, khi buộc Kiev phải lựa chọn giữa Nga và châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã mắc sai lầm lớn và biến những lợi ích lâu dài của chính mình thành vật hy sinh.
    “EU đã đánh mất cả lợi ích lâu dài của chính mình. Quan tâm của Liên minh cần phải là thực hiện thương mại trong một thế giới ổn định, không chỉ ở châu Âu, mà còn thông qua Ukraine và Nga cho đến tận châu Á. Vì sao châu Âu cần biến Nga thành kẻ thù trong khi bản thân cũng đủ nhiều vấn đề rồi?”, ông Azarov nói.
    Nhận định của ông Azarov càng chính xác khi kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, hơn 50% dân Ukraine không muốn gia nhập EU.
    Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev (KIIS), cho thấy rằng số lượng người dân Ukraine muốn gia nhập EU ít hơn mong đợi của cả chính quyền Ukraine lẫn phương Tây, tạp chí trực tuyến Telepolis của Đức cho biết.
    Dữ liệu xã hội học mới này cho thấy một phần lớn người dân Ukraine từ trước đến nay đã bị chính quyền Ukraine và phương Tây “suy nghĩ hộ”, khi các chính trị gia Ukraine và phương Tây luôn khẳng định mong muốn của đại đa số người Ukraine là gia nhập EU.
    Ukraine ngày càng rối ren?
    Tổng thống Poroshenko đã phải đối mặt với tình hình bất ổn dâng cao bên trong khắp Ukraine. Tại miền đông, cuộc khủng hoảng chính trị khiến chính phủ Kiev ngày càng lún sâu vào bế tắc với hầu hết các quyết sách đều thất bại, tình trạng chống đối ngày càng lan rộng trong toàn khu vực. Trong khi đó, tại miền Tây, cuộc biểu tình kêu gọi cải cách từ các thợ mỏ cũng khiến chính phủ Ukraine đau đầu.
    Do đó, với hy vọng lập lại sự ổn định bên trong đất nước, Tổng thống Poroshenko muốn sử dụng các quy định nghiêm khắc từ thiết quân luật như một công cụ mới nhằm kiểm soát tình hình.
    Mới đây, ông Poroshenko đã đệ trình một dự thảo luật mới đến Quốc hội bao gồm những quy tắc liên quan cho việc giới thiệu và áp dụng thiết quân luật tại Ukraine.
    “Thiết quân luật là một chế độ pháp lý đặc biệt có thể áp dụng tại Ukraine hoặc các khu vực khác bên trong lãnh thổ đang phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự. Việc áp dụng các quy tắc này nhằm ngăn chặn nguy cơ đe dọa đến nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, dự thảo luật cung cấp.
    Nếu áp dụng thiết quân luật, Kiev sẽ chính thức thừa nhận sự bất ổn bên trong Ukraine và quân đội sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn.
    Điều này dẫn đến nguy cơ gia tăng tình trạng bạo động bên trong đất nước, một số phần tử sẽ lợi dụng các quy định khắt khe từ chính phủ để kích động dân chúng.
    Ngược lại, Kiev sẽ nhanh chóng kiểm soát được toàn bộ các lĩnh vực của đất nước, nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống lại khủng hoảng tại miền đông Ukraine.
    Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị lo sợ hành động từ phía Kiev sẽ khiến dân chúng tức giận và những cuộc biểu tình chống đối sẽ nhanh chóng được phát động.
    Cuối cùng thì Mỹ là kẻ lợi, còn châu Âu dại dột cắm đầu nghe theo thì thiệt hại nặng nề về kinh tế, còn những người lãnh đạo Ucraina đã đưa cả đất nước vào tai họa khốn cùng, còn Nga thì họ có cơ hội để củng cố nền kinh tế không hoàn thiện của mình để ứng phó với Mỹ và phương Tây mỗi khi quan hệ không tốt lại gây ra trò cấm vận.

  8. Phạm Chí says:

    Lạ kỳ nhất là chính Sử gia Mỹ và người Mỹ thì lên án chính phủ Mỹ dùng thủ đoạn chính trị để chọc nhắng gây bất ổn châu Âu. Nhưng lạ lại có mấy cậu choai choai cháu chắt của lính VNCH lại gân cổ bảo vệ. Hôm nay cho chúng đọc bài này mà ngậm miệng hết nói bừa:
    Sử gia Mỹ vạch trần mưu đồ chống Nga của Washington
    Sử gia người Mỹ Steven Cohen, một chuyên gia về Liên Xô và Nga, Giáo sư trường Đại học Princeton dẫn chứng loạt động thái thuộc chiến dịch của Mỹ chống Nga.
    >> Nga lên án mạnh mẽ chiến dịch chống phá của Mỹ
    >> Sau Ukraine, Mỹ sẽ kích hoạt “Mùa xuân Trung Á” chống Nga
    Cụ thể, ngày 3/4, sử gia Steven Cohen cho rằng, những phát ngôn như của Tư lệnh Wesley Clar nằm trong chiến dịch chống Nga có ý thức của chính quyền Mỹ.
    Ông Cohen nói như trên khi bình luận về phát biểu của cựu Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Wesley Clark, Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington (Mỹ) với chủ trương theo đường lối của “phe hiếu chiến” khi tuyên bố cần thiết phải cung cấp vũ khí sát thương ngay cho Ukraine nhằm kiềm chế một “nước Nga hung hăng”.
    Nhà sử học người Mỹ cho rằng Washington đã và đang tiến hành một chiến dịch chống Nga
    Nhà sử học người Mỹ cho rằng Washington đã và đang tiến hành một chiến dịch chống Nga
    Ông Cohen nêu rõ: “Tại sao điều đó xảy ra vào lúc này? Câu trả lời là: các thỏa thuận Minsk có thể kết thúc cuộc chiến ở Donbass (miền Đông Ukraine), cũng như yếu tố không kém quan trọng là làm giảm mức độ đối đầu giữa Moskva và Washington, đó là điều mà ‘phe hiếu chiến’ ở Mỹ không thể chấp nhận”,
    Ngoài ra, ông Cohen nhận xét: “Đoàn xe tăng ở Praha, những phát ngôn của Tướng Clark và những người giống ông ta, những hoạt động tập trận của NATO ở Gruzia, các cố vấn Mỹ trên lãnh thổ Ukraine, việc lãnh đạo Phương Tây tẩy chay lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moskva, tất cả đều nằm trong chiến dịch của Mỹ chống Nga.”
    Sử gia người Mỹ kết luận: “Sự sáng suốt của Kremlin là không để Washington lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Phát ngôn của Tướng Clark và tất cả những người thù ghét Nga trong giới có uy quyền ở Mỹ chỉ đạt được như vậy”.
    Cũng trong ngày 3/4, phản ứng trước “chiến dịch chống phá Nga” của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, Nga bày tỏ thái độ giận dữ khiến cuộc khẩu chiến giữa hai nước, vốn đã nổ ra từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thêm căng thẳng.
    Bộ Ngoại giao Nga cho biết “các tuyên truyền viên” tuân theo yêu cầu của Washington, đang viết các bài đả kích theo hướng bài Nga, xây dựng hình ảnh nước Nga như kẻ thù khiến cho những người dân bình thường cũng trở nên ghét Nga và ghét tất cả những gì liên quan đến Nga.
    Trước đó, ngày 26/3, Tổng thống Vladimir Putin cũng cáo buộc các cơ quan tình báo phương Tây, trong đó có Mỹ, đã lợi dụng các tổ chức xã hội và liên minh chính trị tại Nga vào mục đích xấu nhằm trước tiên là làm mất uy tín chính phủ và gây bất ổn tình hình nội bộ Nga.
    Tổng thống Putin nêu rõ, để kiềm chế Nga, phương Tây đã sử dụng một loạt công cụ từ gây sức ép và cô lập về chính trị, kinh tế đến tiến hành chiến dịch truyền thông quy mô lớn và chiến dịch tình báo.
    Tuy nhiên, theo người đứng đầu nước Nga, mọi âm mưu đe dọa nhằm vào Nga sẽ chỉ thất bại và bị đáp trả thích đáng.
    Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng giữa hai nước liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.
    Chính quyền Washington yêu cầu Nga rút khỏi bán đảo này và ngừng hậu thuẫn cho lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.
    Đáp lại, Nga khẳng định có quyền lợi lịch sử đối với Crimea và bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng Moscow đưa quân vào miền Đông Ukraine.
    Người Nga vẫn rất “yêu” Putin
    Bất chấp nền kinh tế nước Nga đang lao dốc, theo Sputnik, kết quả một cuộc khảo sát do quỹ Ý kiến cộng đồng (FOM) thực hiện được truyền thông Nga đưa tin ngày 3/4 cho thấy mức độ tín nhiệm của cử tri Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin đạt 76%, cao kỷ lục kể từ năm 2008.
    Cụ thể, theo số liệu do FOM vừa công bố, có 76% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi một tuần trước đó chỉ số này là 75% và trong tháng 1 là 70%.
    Các nhà xã hội học ghi nhận tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho người đứng đầu nhà nước Nga hiện ở mức cao chưa từng có kể từ năm 2008, thời điểm chỉ có khoảng 60% người Nga tỏ ý muốn bỏ phiếu cho ông Putin.
    Nay Nga cùng Trung quốc và 40 nước lập ngân hàng quốc tế mới thì đòn cấm vận Mỹ coi như vứt đi và chẳng còn chút giá trị nào mà ngược lại khiến Mỹ mất uy tín và không được đồng minh tuân theo. Ngay Anh, Pháp, Đức và hầu như các nước đồng minh Mỹ đã bỏ Mỹ mà tham gia ngân hàng này. Mỹ đơn độc đến thậm tệ. Còn các nước Nam Mỹ hôm qua đã đồng loạt đòi Mỹ rút quân đội và vũ khí dời khỏi Nam Mỹ. Đây là đòn tai hại nhất làm Mỹ càng cô độc hơn.

    • UncleFox says:

      Lạ thật . Nga xâm lăng và ức hiếp các nước nhỏ láng giềng, bị Mỹ và Tây phương cấm vận và cô lập … lại được những con chó phù Putin sủa điên cuồng bênh vực bất chấp sự công bằng tối thiểu .
      Cũng như ở biển Đông và East China Sea, nếu Trung cộng không lên gân đe doạ hàng xóm thì làm gì có chuyện Mỹ “xoay trục” thuận lợi với bao nước quanh vùng nhiệt liệt ủng hộ ?
      Những con chó luân phiên thay tên đổi họ trên ĐCV, nếu còn lại trong người chút dòng máu Việt thì nên thôi sủa vinh danh Putin ngầm ủng hộ Tập Cận Bình . Hãy nhìn gương bác Hồ và đồng bọn … một thời làm Kẩu nô cho Mao để đất nước ngày nay cứ bị thu hẹp dần . Trừ phi chúng bay là bọn chó Tầu đội lốt chó Việt … thì thôi !

    • Tudor.com says:

      @Phạm Chí: “Cụ thể, theo số liệu do FOM vừa công bố, có 76% người Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi một tuần trước đó chỉ số này là 75% và trong tháng 1 là 70%.”

      Cái gì mà thấp quá vậy ?
      Coi chừng tụi FOM cho số liệu “phản động” giả để hạ uy tín Putin đó.
      Đúng ra con số phải là 99%. Đó là chưa kể 1% phiếu. . . .sủa bằng miệng của những “cử tri” yêu quái như phạm chí tình.

      Nhưng bà con yên chí đi, sớm muộn gì KGB Putin cũng diệt tụi FOM. . .CIA cho mà coi!

Leave a Reply to Minh Đức