“Âm mưu giày gót nhọn”
Thời lượng 90 phút
Đạo diễn Hàm Trần
Kịch bản Kathy Uyên, Tim Tori
Phân phối Timothy Linh Bùi
Quay phim Guillermo Rosas
Xếp hạng *****/***** (5/5)
Diễn Viên
Kathy Uyên Anne
Truc Diem Hà My
Jayvee Mai The Hiep Huy Dầu Gió
Phuong Mai Bảo Trang
Don Nguyen Danny
Petey Majik Nguyen Kiệt
YaYa Truong Nhi Mimi
Gigi Velicitat Tino
Sigmund Watkins George
How To Fight in Six-Inch Heels (Âm mưu giày gót nhọn) dự giải Liên hoan phim CAAM FEST tại San Francisco 2014, và sẽ trình chiếu trong Liên hoan ViFF ở Southern California April 16-19, 2015, và sẽ khai trương tại nhiều thành phố khác trên nước Mỹ.
Năm nay 2015, Liên hoan phim Việt (ViFF: Vietnam Film Fest) sẽ mở màn vào tháng Tư, ngày 16-19 tại UltraLuxe Cinemas ở Anaheim Gardenwalk (321 W. Katella Avenue, Anaheim, CA 92802). Với đủ các thể loại, từ phim võ thuật, đến phim bắn giết (hoạt náo/Action) hoặc phim ma, chắc chắn Liên hoan phim kỳ này sẽ thu hút nhiều thành phần khán giả mộ điệu, yêu điện ảnh. Liên hoan phim Việt 2015 được Wells Fargo tài trợ. Các thể loại phim phong phú năm nay sẽ mang lại một làn sóng mới do các nhà đạo diễn Việt, phô trương các lối trình diễn khác biệt của họ, những cốt chuyện mang nhiều sắc thái có những đột phá vượt qua các định kiến của người Việt về văn hóa trong phương tiện truyền thông chính thống.
Văn Đoàn Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) phi lợi nhuận, đã thành lập Liên hoan phim Việt (Viet Film Fest từ năm 2003, nhằm phát huy nhữngước vọng của người Việt qua phim ảnh. Bắt đầu, Liên hoan năm nay là kỳ thứ 8, cũng được xem như là bàn đạp cho các nhà làm phim Việt ở khắp nơi trên thế giới.
Với hơn 31 bộ phim (trong đó bao gồm 10 cốt truyện dài và 21 phim ngắn) từ các nước như Việt Nam, Australia, Canada, Nhật Bản, Brazil, và Hoa Kỳ, Liên hoan phim Việt (ViFF) thể hiện một dòng sản phẩm rất đa dạng. Bắt đầu từ ngày 16 tháng 4, Liên hoan sẽ khai trương với các bộ phim đa dạng và sắc thái.
Thứ Năm, 13 tháng Ba, 2014, lần đầu phim Âm mưu Giày Gót Nhọn được ra mắt khán giả ở San Francisco. Kathy Uyên, Trúc Diễm và nam diễn viên Sygmund Freud xuất hiện trên thảm đỏ tại Liên hoan phim CAAM (Center for Asian American Media) – Liên hoan phim châu Á lớn nhất thế giới cùng với các bộ mặt nổi tiếng trong ngành điện ảnh Việt-Nam như đạo diễn Hàm Trần (Vượt Sóng), Timothy Linh Bùi (Green Dragon), một đạo diễn hiện nay thiên về sản xuất và phân phối phim với công ty Wave Releasing của anh. Kathy Uyên, Trúc Diễm với nét rạng rỡ, tươi trẻ của mình đã thu hút được nhiều sự chú ý của khách mộ điệu. Trong số các người tên tuổi có mặt trong đêm Liên hoan này phải kể đến đạo diễn kiêm diễn viên nổi tiếng (đóng vai sĩ quan Pháp trong phim Dòng Máu Anh hùng) là Stephane Gauger.
Chủ nhật, 29 tháng Ba, 2015, ở 2 rạp 3, và 8 trong East Ridge AMC ở San José, phim hài tình cảm, rom-com (romantic comedy) Âm mưu Giày Gót Nhọn được trình chiếu, mở màn cho sự tung ra thị trường Việt và Mỹ của phim này. Lần này, với sự hiện diện của Kathy Uyên và Tim Bùi, không kể vô số các cô hoa hậu và người mẫu Việt, cũng là người chủ xướng giới thiệu diễn viên (Kathy Uyên) và nhaô sản xuất phim, Timothy Bùi.
Tuy nhiên How to Fight in Six-Inch Heels không chỉ là một phim thuần Việt, hoàn toàn do các diễn viên Việt-Mỹ, hoặc trong nước đóng. Trái lại đây là một bộ phim có tầm vóc quốc tế được quay ở Manhattan, New York và Sàigòn, Việt Nam với sự kết hợp hài hoà giữa Việt và Mỹ với hai diễn viên Sigmund Watkins (George), trong vai phụ tá của Anne (Kathy Uyên) và Gigi Felicitat (Tony), ông xếp một nhà thời trang của Pháp. Một công trình làm phim quy mô như Âm Mưu Giày Gót Nhọn đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn, cũng như sự hợp tác nhịp nhàng và uyển chuyển của nhiều người, từ Kathy Uyên người viết cốt truyện đầu tiên, cho đến Tim Tory người viết kịch bản cho phim (được biết bố cục được sửa đổi nhiều lần), và có đến sáu (6) người tổ chức sản xuất: Kathy Uyên, Timothy Linh Bùi, và Irene Trinh, Chris Luu, Tim Mai, Tim Tory.
‘Âm mưu giày gót nhọn’ không những được long trọng trình chiếu cho khán giả trong ngày khai mạc (13 tháng 3, 2014) tại CAAMFest (Center for Asian American Media) ở Castro Theater – một rạp với lối kiến trúc Baroque trang trọng và mỹ thuật gồm 1,407 chỗ ngồi, được khán giả gần như chiếm trọn, sau buổi chiếu phim nói chuyện với diễn viên và đạo diễn trên sân khấu – mà lại kéo dài sang đến Bảo tàng viện Mỹ thuật Á châu trước khuôn viên Tòa Thị chính San Francisco với những món ẩm thực đúng điệu và âm thanh hiện đại do các nhà hàng và công ty lớn tài trợ.
‘Âm mưu giày gót nhọn’ do Kathy Uyên thủ vai chính cùng Trúc Diễm và Don Nguyễn (không có mặt ở Liên hoan) là phim đại diện cho Việt Nam tham gia tranh giải bộ phim được yêu thích nhất tại Liên hoan phim lần này. Ngoài ra, Âm mưu giày gót nhọn vinh dự được ban tổ chức chọn làm bộ phim mở màn cho 11 ngày (Mar 13 – Mar 23, 2014) Liên hoan phim với 75 bộ phim Á châu khác nhau (kể cả phim tài liệu), trong cũng như ngoài Hoa kỳ.
Phim mở đầu với những hàng chữ giới thiệu, một sự kiện không kém hiện thực như một lời mời mọc: tuổi trẻ Việt Nam hiện nay về lại quê hương sống rất nhiều, có thể làm cho Saigon Tourism và Bộ Du lịch Việt-Nam hài lòng và hãnh tiến. Tuy nhiên, hôm Chủ nhật (29/3/15) ở East Ridge AMC lời mở đầu này đã được cắt bỏ. Cốt truyện bắt đầu với đôi trai gái xứng đôi vừa lứa, Anne và Kiệt, sắp làm hôn phối. Anne, một người thiết kế thời trang cho một công ty thời trang ở New York vừa được giao phó cho một công tác thiết kế quan trọng. Kiệt, giám đốc một công ty điện thoại di động hơn cả hôn thê mình, được thăng chức dẫn đầu đội ngũ đem sản phẩm của công ty mình vào thị trường Việt-Nam.
Một hôm nói chuyện trực tuyến với Kiệt bằng Facetime từ Mỹ về Việt-Nam, bất ngờ Anne khám phá qua màn hình tablet đôi giày cao gót dưới bàn giấy của Kiệt (chiến dịch quảng cáo của Kiệt đòi hỏi những cô người mẫu chân dài quyến rũ). Sau khi hội ý với Danny, một người bà con khả ái ở Sàigòn của mình, Anne quyết định làm một chuyến phiêu lưu mạo hiểm về Việt Nam dọ thám tình hình và người chồng tương lai. Theo kế hoạch của Danny, một chuyên viên trang điểm cho người mẫu, Anne phải nhập bọn với các cô người mẫu để truy ra tình địch của người chồng sắp cưới của mình. Cơ hội ngàn vàng đến khi 1 người mẫu bị vắng mặt bất tử, Anne giả dạng đóng vai người mẫu, gây ra những trận cười ‘đau’ bụng.
Những màn gay cấn, hồi hộp xen lẫn với những suy tính, âm mưu phát xuất từ cái ghen đầy nữ tính, không kém phần thực tế – còn gì thực tế hơn ngoài đời bằng chuyện các ông đi về Việt-Nam để các người bạn đời của mình phải nghi ngờ! – đã đem lại cho khán giả những màn cười vang dội.
Kịch tính của Giày Gót Nhọn không chỉ nằm trong tính thẳng như ruột ngựa, bộc phát nhưng dễ thương và khôi hài của Danny, (Don Nguyen) hay tính bộc trực, bạo dạn, lô-gích, thích sắp đặt kế hoạch, lên chương trình trên giấy, nhưng dí dỏm và khả ái của Anne, mà kịch tích còn nằm trong cái thật của sự giao tiếp giữa các nhân vật trong một xã hội hào nhoáng xen lẫn với đời thường: một siêu mẫu cố giữ kín chuyện đứa con thơ của mình, hoặc một người mẫu khác – có phải chỉ đơn thuần là một người bạn thân tình hay chính là tình địch của Anne?
Không những khán giả phải đoán giữa 3 cô người mẫu Hà My (Trúc Diễm), Mimi, và Bảo Trang – mà cả Anne sau khi đột nhập vào nghề mẫu – cũng phải xem ai chính là tình địch của mình! Trong khi vai supporting actor (diễn viên đỡ đần cho vai chính) ngoài vai người chồng đẹp trai, với bộ râu quai nón ăn khách của mình ra, phải kể đến Don Nguyễn và anh Sigmund Watkins, thủ vai George, người đã bao che cho Anne ở New York để cô tìm cách tung hoành vào thế giới người mẫu ở Sàigòn. Kết cục có nhiều bất ngờ, qua những đổ vỡ, thất bại và bi kịch, người ta vẫn tìm ra những tình bạn chân thật trong một xã hội khôn lường! Những tưởng phim sẽ trở thành thảm kịch, khi cơn ghen của Anne bùng nổ quá mức làm đổ vỡ mọi toan tính, nhưng đoạn kết có tất cả những bất ngờ của một bi hài kịch!
Phải nói rằng Don Nguyễn là một tài tử xuất sắc, với lối diến xuất rất tự nhiên, tự phát (chắc ít cần đến sự hướng dẫn của đạo diễn) vì ít nhất trong Âm mưu Giày Gót Nhọn, vai trò của anh đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của phim.
Để thực hiện một phim hài có ý nghĩa không dễ như người ta tưởng, không kể những bộ phim hài của Mỹ, khi đạo diễn cho thể hiện một cách tài tình những tình huống oái oăm hay thái quá của cuộc đời bằng cách chọn những tình tiết khôi hài để phóng đại và chọc cười, châm biếm sự bất cập trong cuộc sống như The Interview (chế nhạo, phô trương những chuyện khó tin nhưng có thật ở Bắc Hàn) Intolerable Cruelty (nói về tình yêu và ly dị) hay The Best Exotic Marigold Hotel (nói về cuộc sống hưu trí ở Ấn độ của những nhân vật về chiều). Người viết xin đọc giả và khán giả tinh tế xếp hạng cho những phim hài sau đây: Để Mai Tính (Fools For Love), 14 Ngày Phép (Nguyễn Trọng Khoa), Beautiful in Every Centimeter (Vũ Ngọc Đăng), (Charlie Nguyễn), Princess and the Generals (Lê Lộc), Battle of the Brides (Victor Vũ), Tiền Chùa/Funny Money (Đỗ Thiện).
Riêng bộ phim này kể như đã chứng minh được chỗ đứng của nó với những diễn xuất tự nhiên, xuất sắc nhất là Don Nguyễn, và Kathy Uyên. Sigmund Watkins, Gigi Felicitat, v.v.. đã lột tả được vai trò của mình, thoát qua và vượt khỏi số phận của một số các phim hài Việt Nam khác.
© Đàn Chim Việt
Hoa hậu Việt Nam lục địa (continent) là hoa hậu trên đất liền. Nói thế để phân biệt với hoa hậu Việt Nam đại dương (ocean) tức hoa hậu Người Cá đấy. Có thế mà bác Trần Tường cũng hỏi khó ! .
Một bài biết cố ý lập lờ ,làm cho người đọc không biết cuộn phim trình chiếu là phim của VC hay phim của người Việt tị nạn CS, đọc kỹ thì đó là một phim hợp tác giữa Mỷ và VC ,nhưng Mỷ này là Mỷ da vàng mũi tẹt biết húp nước mắm và đả bị nghị quyết 36 (kiễu) quyến rũ .
Ông NKTA này quãng cáo cho phim khá lắm ,nhưng “ý đồ” của ông thì người ta biết ngay .
Tôi dành hẳn một bao tải đá định chọi dần cho đời bớt buồn, nhưng cứ móc ra một hòn là lại cười phọt r.. vì chữ với chả nghĩa! Thôi thì ném “hai hòn’ …tượng trưng!
Có lẽ ông Nguyễn Khoa Thái …Rau bị ám ảnh bởi cái ‘libido” cuả cụ Sigmund Freud nên cứ đinh ninh rằng hễ ai có tên là Sigmund cũng đích thị là cụ Freud. Chả thế mà cái anh chàng Sigmund Watkins, thủ vai George được “thầy giáo làng” bắt đội tên cuả cụ Freud để xuất hiện trên thảm đỏ với 2 người đẹp, Kathy Uyên và Trúc Diễm.
Sướng nhé, gái Việt có giá thế đấy, chết bẩy mươi đời vương vẫn bị dựng dậy bắt hộ tống …bướm !
Support được dịch (nếu nói cho “oai” thì phải gọi là …chuyển ngữ” cơ) là giúp đỡ, là “đỡ đần” thì chả còn ai chê vào đâu được. Do đó mà Supporting Actor được thầy giáo nhà mình chỉ định làm người “đỡ đần” (cho vai chính) thì “chuẩn không cần chỉnh”!
Chẳng hạn ông diễn viên chính bắn trật thì cái anh chàng “đỡ đần” kia phải bắn lại cho trúng!
Chẳng hạn, tài tử chính hôn bậy một nữ diễn viên, nếu bị …ăn tát, thì supporting actor phải nhẩy ra …”đỡ” dùm! .
Hèn chi mà trong lãnh vực điện ảnh có hẳn một giải (thưởng) gọi là giải …”đỡ đần” cho quý ông, quý bà đỡ …giỏi nhất!
Bố khỉ, xin nhớ là còn 98 hòn nữa cơ đấy!
Xin bổ túc ý kiến của ông Trần Tưởng.
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh dùng tiếng Việt của người trong nước nên có nhiều chỗ ngô nghê. Nếu gọi là bộ phim ( series ) tất phải có nhiều cuốn. Đằng này chỉ là một phim, sao lại gọi là bộ?
Nói chuyện trực tuyến bằng Facetime là nói chuyện như thế nào? Nói chuyên qua Skype, Yahoo-messenger, phone…có phải là trực tuyến không? Còn nói chuyện thế nào thì không trực tuyến?
Người Việt Nam bây giờ thích dùng chữ lô-gích ( logic ). Cái gì cũng lô gích, chữ hợp lý biến mất.
Trích:”Phải nói rằng Don Nguyễn là một tài tử xuất sắc, với lối diến xuất rất tự nhiên, tự phát”. Câu này đúng ra nên viết: “Phải nói rằng Don Nguyễn là một tài tử xuất sắc, diến xuất rất tự nhiên” là đủ.
Còn nhiểu điểm nữa nhung tôi chỉ nêu ra một vài thí dụ.
Là một trí thức, ông Nguyễn Khoa Thái Anh nên sử dụng tiếng Việt cho đúng, không nên dùng chữ bừa bãi, bắt chước những tờ báo lá cải trong nước như người ít học.
Thạch Đạt Lang
Ba cái thứ nhảm này mà Đàn Chim việt cũng đề cập làm gì cho thêm rườm nhỉ?
Ông Thái Anh này học tiếng Việt ở đâu ? , viết một bài bằng chữ quốc ngữ ,lại có
nhiều lỗi văn phạm quá . Cách dùng chữ rất lộn xộn , làm tui có cái cái cảm giác là bài này được một
người ngoại quốc viết.
“Cô hoa hậu Việt Nam lục địa ” là hoa hậu ở đâu vậy ?
” Thời lượng :90 phút ” xài chữ “thời lượng ” nghe có vẻ “chệt ” quá !
“How To Fight in Six-Inch Heels (Âm mưu giày gót nhọn) dự giải Liên hoan phim CAAM FEST tại San Francisco 2014, và sẽ trình chiếu trong Liên hoan ViFF ở Southern California April 16-19, 2015, và sẽ khai trương tại nhiều thành phố khác trên nước Mỹ.” Nên xài chữ Bộ phim trước
câu :” How To Fight … ” . Đã “trình chiếu ” trong Liên Hoan ViFF rồi , còn xài chữ “khai trương ” sau
khi trình chiếu ,nghe giống như không phải là người Việt . Ít có người xài chữ “khai trương “,khi
giới thiệu phim ảnh , thay vào đó người ta dùng chữ : “mở màn ” …
Đọc thì vẫn hiểu , nhưng mất sự thích thú một chút , chỉ một chút thôi nhé .
Cảm ơn ông đã viết bài ,cho mọi người cùng đọc.