WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiếm biển Đông không phải là cái đích cuối cùng của TQ

Có thể nói tham vọng của Trung quốc thật là vô cùng tận, nó được ví như tư tưởng không có giới hạn của lòng tham và sự kiêu ngạo của người Hán xưa kia nay được nâng lên với tầm vóc lớn và sẵn sàng bất chấp dư luận. Ban đầu nó manh mún từ việc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt nam rồi nhân lên muốn chiếm đảo Điếu ngư của Nhật bản rồi vươn ra thành đường lưỡi bò liếm đến cả các đảo ngoài khơi của Indonexia, Malaixia, và thậm chí nay muốn chiếm cả Hawaii của Mỹ luôn.
Tham vọng đó được chắp cánh khi Mỹ đang bị chôn chân vào chiến trường Afganitan, rồi Irac, nay là Syria và Ucraina. Thời gian mấy chục năm qua khi người hùng Mỹ đang vất vả bị sa lầy vào đây là thời cơ vàng cho Trung quốc hào phóng tung tiền mua sắm vũ khí từ Nga và các nước, mặt nữa đẩy mạnh tốc độ hoạt động tình báo lấy cắp các thông tin khoa học quân sự và kinh tế để chế tạo vũ khí ở trong nước. Đảo Hải nam đã trở thành một công xưởng sản xuất vũ khí hiện đại ngang tầm với các xưởng của Mỹ và Nga hiện nay để sản xuất tầu ngầm, máy bay, tầu chiến và xe tăng v.v… Để thực hiện tham vọng to lớn đó Trung quốc sẵn sàng mua vũ khí hiện đại nhất của Nga về nhưng ngay lập tức sao chép nó một cách ngoạn mục, lại có đưa thêm vào các chức năng của họ lấy được từ Mỹ, và các nước qua kênh tình báo đem về.

Theo báo chí Nga ngày 2 tháng 6 vừa qua đã cay đắng mà thừa nhận là: Trung Quốc  không chỉ là nước đứng đầu thế giới về sao chép các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng, mà còn là nơi sao chép công nghệ quân sự nước ngoài từ súng trường đến máy bay, UAV và hệ thống phòng không, chủ yếu của Liên Xô và Nga, theo một bài viết trên website Đài truyền hình quân đội Zvezda (Nga, ngày 30.5.)

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là phiên bản Tu-16 của Liên Xô những năm 1960, đến nay vẫn còn sản xuất - Ảnh: Reuters

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là phiên bản Tu-16 của Liên Xô những năm 1960, đến nay vẫn còn sản xuất – Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp sao chép vũ khí của Trung Quốc đã có hơn 50 năm nay, chủ yếu sản xuất các loại vũ khí, khí tài sao chép mẫu của Liên Xô và Nga. Vũ khí Liên Xô từ lâu nổi tiếng về chất lượng ngang ngửa phương Tây, Mỹ và quan trọng là giá rẻ.
Theo bài viết, ban đầu Trung Quốc được Liên Xô cho phép sản xuất theo giấy phép các loại vũ khí nhẹ như súng trường AK-47, CKC. Tuy nhiên hai đặc tính nổi tiếng của vũ khí Liên Xô là chất lượng và sự tin cậy khi bị Trung Quốc sao chép thì dường như danh tiếng này đã bị phá hoại.

Súng AK Trung Quốc giá rẻ (khoảng 15 USD/khẩu), chất lượng ngang giá bán

Súng AK Trung Quốc giá rẻ (khoảng 15 USD/khẩu), chất lượng ngang giá bán

Sĩ quan lực lượng đặc biệt về hưu Andrei Zakharov cho biết khi xảy ra cuộc chiến ở Bắc Caucasus và lúc tình trạng tội phạm lan tràn những năm 1990, súng AK của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều tại đây nhưng ít ai dám sử dụng vì chất lượng kém, chẳng hạn súng bắn vài loạt thì bị vỡ nòng, bị hỏng hóc… Tuy vậy súng AK Trung Quốc vẫn phổ biến ở các điểm nóng xung đột trên thế giới vì giá rẻ, từ châu Phi, Trung Đông, Syria…, thậm chí phiến quân IS cũng xài AK Trung Quốc. Người ta ước tính số vũ khí cá nhân do Trung Quốc sản xuất lên đến hàng triệu và số lượng đạn thì không đếm xuể. “Bí mật là rất đơn giản: Sản xuất với giá rẻ, số lượng nhiều, giao hàng đến mọi nơi có thể”, theo kỹ sư về súng cá nhân Andrey Makarov.

Loại tăng T-54, T-55 nổi tiếng của Liên Xô những năm 1950 được Trung Quốc nhái nhiều nhất với số lượng khủng. Cuối những năm 1950, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc một số lượng xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ PT-76, sau đó Trung Quốc sao chép và cải tiến thành mẫu xe lội nước riêng “made in China” gọi là Type 63. Loại xe này chỉ khác là có thêm tháp pháo tăng với khẩu pháo lớn 85 mm, được xem là cuộc hôn nhân giữa xe PT-76 và xe thiết giáp BTR-50PK.

Thực sự đây chỉ là việc phối hợp 2 mẫu xe với nhau chứ chẳng có phát triển công nghệ gì, nên nhìn tháp pháo đồ sộ trên thân xe mảnh mai trông buồn cười. “Như một con lừa phải cõng trên lưng một khẩu đại bác”, đó là nhận xét của Victor Serebryakov, lái xe tăng T-72BM thuộc quân đoàn 58 Nga.

Xe thiết giáp lội nước cải tiến Type 63 của Trung Quốc là cuộc hôn nhân giữa xe PT-76 và xe thiết giáp BTR-50PK của Liên Xô

Từ những năm 1970, Trung Quốc sao chép mẫu xe tăng T-54, T-55 và gọi đó là mẫu tăng Type 59. Đến năm 1983, sản lượng xe tăng Type 59 đạt 1.700 xe/năm, tức mỗi ngày chế tạo được 5 chiếc, đạt kỷ lục sản xuất ngang ngửa với Liên Xô.

Xe tăng Type 59 của Trung Quốc đang được sử dụng nhiều ở Trung Đông, Mỹ Latinh, Syria.

Nhái từ MiG-21 đến Su-27, Su-33

Không chỉ trên mặt đất mà cả vũ khí trên trời cũng được Trung Quốc sao chép mạnh. Tuy nhiên họ phải lệ thuộc nhiều vào người Nga.

MiG-21, tiêm kích phản lực nổi tiếng của Liên Xô khiến Không lực Mỹ phải sợ trong chiến tranh Việt Nam, được Trung Quốc sao chép thành máy bay J-7.  Tuy nhiên theo như phân tích của ông Ruslan Shaydullin, chuyên gia hàng không của hãng máy bay Kazan (Nga), Trung Quốc mất 20 năm để sao chép máy bay MiG-21.

Trước đó Trung Quốc đã sản xuất nhái các tiêm kích MiG-17, Mig-19 và cả máy bay ném bom Tu-16. Nhưng đến chiếc MiG-21 thì ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc gặp khó, khi quan hệ Liên Xô – Trung Quốc trở nên xấu đi   khiến Trung Quốc phải hoãn kế hoạch phát triển mẫu máy bay J-7 từ năm 1966. Gần 20 năm sau Trung Quốc mới chế được J-7, bản copy của MiG-21.

Năm 2013, Trung Quốc trình làng tiêm kích dùng trên tàu sân bay là chiếc J-15 mà nếu nhìn qua bạn sẽ thấy đó là một bản sao chép 100% từ chiếc tiêm kích Su-33 của Liên Xô. Và với loại tiêm kích hiện đại J-11 cũng nhận được nhiều phàn nàn từ Nga, vì nó chẳng qua chỉ là chiếc Su-27SK của Nga mà thôi.

Tiêm kích J-11 Trung Quốc thực chất là bản copy của tiêm kích Su-27SK của Nga - Ảnh: Wikipedia

Tiêm kích J-11 Trung Quốc thực chất là bản copy của tiêm kích Su-27SK của Nga – Ảnh: Wikipedia

Lực lượng không quân Trung Quốc có lẽ được hầu hết các phương tiện truyền thông trên thế giới quan tâm nhất. Nhưng dù có cố gắng và tốn kém trong chỉ đạo và có thành tích, Trung Quốc vẫn cần phải xây dựng lại ngành công nghiệp hàng không mà Liên Xô từng hào phóng giúp đỡ nhiều về công nghệ. Theo hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, điện tử và các hệ thống khác, nếu không có nền tảng công nghệ và kiến thức từ các trường, viện kỹ thuật hàng không của Liên Xô thì các máy bay quân sự của Trung Quốc hiện nay có vẻ khá thảm hại.

Đặc biệt, trong cuộc tập trận hải quân chung “Hợp tác biển 2015″ mới đây, nhiều sĩ quan hải quân Nga thừa nhận rằng các đồng nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ không giấu giếm khi xem các tàu chiến của Nga.

Bài viết kết luận rằng sau vài thập kỷ, đến nay có thể tự tin gần 100% khi nói rằng toàn bộ vũ khí, khí tài quân sự của Trung Quốc có đến 95% là sinh ra từ các loại vũ khí của Liên Xô, Nga; bởi vì trên thế giới không có quốc gia nào khác ngoài Nga, Liên Xô có thể làm ra các loại vũ khí tiên tiến nhưng lại rõ ràng và đơn giản cho những người lính bình thường sử dụng. Nhưng dù luôn luôn lo ngại việc Trung quốc nhái hàng quân sự của mình Nga vẫn bán vũ khí hiện đại thế hệ F2 cho Trung quốc vì Nga đã bị Mỹ và châu Âu gây sức ép về kinh tế nhất là sau sự kiện Ucraina và Crimea để có kinh tế bù đắp vào sự khủng hoảng kinh tế do cấm vận kinh tế gây ra. Mặt nữa, Trung quốc đã ký mua chất đốt của Nga với hợp đồng khổng lồ là hơn 460 tỷ đô-la để lấy lòng tổng thống Putin nhân chuyến sang tham Trung quốc vừa qua để đối phó lại Mỹ. Mặt nữa, Nga đã có sẵn giàn vũ khí F1 trong tay và cả trong thiết kế mà chưa có kinh phí để đưa vào sản xuất.

Điều mà thế giới lo ngại là Trung quốc đang chế tạo một loại hỏa tiễn được bắn đi từ trên không gian với tốc độ cực nhanh mà cac nhà khoa học quân sự thế giới đã cảnh báo.

Theo Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho biết Bắc Kinh đã phát triển tên lửa siêu thanh đầu tiên cho nước này. Mỹ đặt tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14. Loại tên lửa này đã có bốn lần phóng thử nghiệm, lần gần nhất là đầu tháng này. Lần thử nghiệm này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước xung quanh đang leo thang. Truyền thông Mỹ cho biết loại tên lửa này có thể mang đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Theo South China Morning Post, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng quả quyết việc nghiên cứu và thử nghiệm là hoàn toàn bình thường, không nhằm vào nước nào. Tuy nhiên trang tin Washington Free Beacon, nơi đầu tiên đăng tải câu chuyện, nói các chuyên gia Mỹ quan ngại về tần suất mà phía Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh, chứng tỏ sự ưu tiên cao đối với dự án này.

IHS Jane’s cho biết Nga cũng đưa tên lửa Yu-71 ra thử nghiệm hồi đầu tháng này. Mặc dù việc thử nghiệm không thành công nhưng cũng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chạy đua khí tài cực siêu thanh quốc tế. Giới quan sát cho rằng mục đích của Moscow và Bắc Kinh trong việc phát triển các chương trình tên lửa cực siêu thanh là để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Hệ thống này của Mỹ được trang bị để chặn tên lửa trong không gian, trong khi vũ khí cực siêu thanh có thể vượt qua được bằng cách đi xuyên bầu khí quyển với khả năng thay đổi hành trình.

 Tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14.


Tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14.

Sau cùng là Trung quốc xây các căn cứ quân sự, các hầm ngầm, sân bay, cảng quân sự lớn hiện đại ở các đảo mà họ đã chiếm của Việt nam để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Mỹ nhất là sức mạnh hải quân của Hoa kỳ. Chính vì thế mà các tướng tá Trung quốc đã to mồn răn đe sẵn sàng dùng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công Mỹ nếu bị Mỹ tấn công. Ngày nay có thể nói Trung quốc đã không còn thái độ hòa hoãn hay khoan nhượng với Mỹ mà sẵn sàng đối mặt với cường quốc hàng đầu này của thế giới để khẳng định số hạng của mình nhất là lúc kinh tế của họ đang vươn lên đứng hàng đầu thế giới.

Nước Mỹ không thể lùi thêm nữa và các chuyên gia Mỹ cảnh báo thế chiến thứ 3 với Trung Quốc

Theo báo chí Mỹ và phương tây thì vừa qua, Peter Singer, một nhà tương lai học của Washington – Mỹ, cảnh báo các nhà lãnh đạo quân sự nước này rằng chiến tranh thế giới thứ 3 với Trung quốc đang đến gần.

Một ngày nào đó, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ có thể bị cho nổ tung trên bầu trời do vi mạch của Trung Quốc sản xuất, trong khi  tin tặc Trung Quốc  tìm cách theo dõi hoạt động tình báo của quân đội Mỹ và rồi binh lính Trung Quốc chiếm lấy Hawaii.”

Những dự báo có vẻ giật gân này do chuyên gia 40 tuổi ở Quỹ Nước Mỹ mới đưa ra. Ông Singer phác họa viễn cảnh đen tối cho các quan chức tình báo, sĩ quan Không quân và chỉ huy Hải quân Mỹ.

Theo ông: “Chiến tranh thế giới thứ 3 có vẻ giống như một cái gì đó vừa là nỗi sợ hãi trong quá khứ vừa là mối nguy trong tương lai” - ông Singer phát biểu trong một cuộc họp báo của  Lầu Năm Góc  hồi tuần trước. Ông đề nghị Lầu Năm Góc xem xét khả năng người Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc không chiến và những xung đột trên biển hoàn toàn khác biệt với những gì Mỹ đã từng chứng kiến kể từ Thế chiến thứ 2.
Phát ngôn của ông Singer căn cứ vào thông tin từ cuốn sách sắp được phát hành, dài 400 trang, có tựa đề  “Hạm đội ma: Tiểu thuyết của chiến tranh thế giới tiếp theo”.

Ông ấy là nhà tương lai học hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc gia” – ông Mark Jacobson, trợ lý đặc biệt của Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, nhận xét. Theo người trợ lý này, “mọi người trong Lầu Năm Góc luôn lắng nghe những gì ông Singer nói”.

Thời gian gần đây, hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine cũng như việc Trung Quốc tích cực mở rộng quyền kiểm soát của mình ở  biển Đông  buộc Lầu Năm Góc phải đánh giá lại thế giới quan, cân nhắc các phương cách mới ứng phó mối đe dọa từ các đối thủ mạnh.

Một trong những lỗ hổng lớn nhất của Mỹ là không gian mạng và các quan chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo về nguy cơ một “Trân Châu cảng trên mạng”. Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang âm thầm tìm cách “vá” nó.

Cũng về  quan hệ Mỹ – Trung, tại một diễn đàn về quan hệ đối ngoại tại Bắc Kinh ngày 28-6, ông Trần Tiểu Công – thành viên ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc – cho rằng trong năm 2014, quân đội Mỹ đã thực hiện 1.200 chuyến bay do thám gần vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông; nhiều hơn hẳn con số 260 của năm 2009. Đáp lại, Đô đốc Gary Roughead, cựu tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, khẳng định con số trên đã bị cường điệu. Nhưng đa số các tướng tá Mỹ và nhiều nghị sỹ Mỹ thì cho rằng những điều này khiến Mỹ không thể lùi thêm và muốn ngăn chặn bắc Kinh thìa chìa khóa phải là Mỹ quan hệ chặt chẽ với Nhật, Úc và đặc biệt là Việt nam, Ấn độ vào trục để đối phó với Trung quốc hiện nay. Mỹ rõ ràng sẽ phải khai thông bình thường quan hệ với Nga để rảnh tay đối phó với một Trung quốc nguy hiểm và ngã mạn.
Việt nam cũng không có nước lùi thêm.

Với Việt nam thì việc trung quốc xây dựng các căn cứ quận sự và sân bay tại các đảo của mình chuyến đi chiếm đóng đã cho thấy tình hữu nghị hai Đảng Cộng sản đã tan vỡ không sao hàn gắn nổi nữa và an ninh biển Việt nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trung quốc đang dùng số lượng lớn tầu chiến và cả tầu đánh cá có vũ trang khống chế biển Đông, kể cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt nam. Họ thường xuyên bắt tầu, thu giữ lưới, cá và phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt nam. Các giàn khoan khủng đang vào khu chồng lấn chủ quyền giữa Việt nam và vùng biển quốc tế, đe dọa việc hợp tác khai thác dầu khí của Việt nam với các công ty nước ngoài đang hoạt động tại đây. Vì thế, chuyến đi này của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là câu trả lời Việt nam và Mỹ có kết thành bầu bạn để đối phó với Trung quốc hay không?

Mọi người đang hồi hộp để thấy câu trả lời này. Biển Đông đã sóng to gió lớn!

Ngày 5 tháng 7 năm 2015.

Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

 

73 Phản hồi cho “Chiếm biển Đông không phải là cái đích cuối cùng của TQ”

  1. Mỹ đang lo hỏa tiễn tầm xa của Trung quốc tầm bắn 1600 km có thể hạ tầu Mỹ, cho nên còn lởn vởn nói mồn vậy thôi, còn hành động thì còn phải chờ xem.

  2. UncleFox says:

    _”Ban đầu nó manh mún từ việc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt nam rồi nhân lên muốn chiếm đảo Điếu ngư của Nhật bản rồi vươn ra thành đường lưỡi bò liếm đến cả các đảo ngoài khơi của Indonexia, Malaixia, và thậm chí nay muốn chiếm cả Hawaii của Mỹ luôn”. (Nguyễn Công Bằng)

    Nhịn tiêu, dành dụm cả mấy năm mới mua được cái vé đi Hawaii chơi (để có dịp nổ với mấy mụ sồn ở Hội Cao Niên) … nào ngờ nghe Cò Bằng phán, đâm hãi vãi … chắc đành phải bỏ vé chạy lấy người .
    Tiên sư nó, cái PLA chừ đủ sức đè bẹp đế quốc Hue Kỳ rồi kia đấy . Lần này có mà tị nạn … đàng giời !

  3. Nó đã lấy cái tên là Tiên Ngu thì còn nói làm gì nữa, tên đó có khác nào là nó đã nhận là kẻ đần, ngu và đã ngu thì biết gì là chi lý, lẽ phải? Thôi tha thứ cho kẻ ngu đi. Chấp nó làm gì. Cũng như Trúc Bạch tức là Bạch tạng là kẻ vô lý, không biết lẽ phải, trắng như vôi vậy. Thật nghe tên đã biết là loại gì rồi. Hải Yến ơi! Nói với chúng em đem đầu gối ra nói còn hơn. Tha thứ cho chúng đi. Quấn bắn giết cả đồng bào nhân dân mình, làm tay sai cho giặc thì còn nói đạo lý làm gì?

  4. Trúc Bạch là một kẻ như thế! Nó là người Việt gốc Hoa, trụ ở gò mả Tần Thủy Hoàng cho nên bạn Hải Yến nói đúng huyệt nó, nó nhẩy cẫng lên như con đỉa phải vôi vậy. Bạn đọc lâu nay đã chỉ mặt vạch tên nó ra cùng anh Lý Tống và Tiên Ngu đó.

    • Tien Ngu says:

      Tội nghiệp quá…

      Cái nghề cò mồi, bơm hơi, ngậm ống thổi, coi bộ…thúi mà…xưa rồi, em?

      Tuy là VN Cộng láo chi tiền cho cái…bộ phận này kha khá, nhưng sống nhờ…láo, rất là xấu xa, hèn mọn.

      Ngày nay là tin tức…lưu thông, khó…láo, gạt thiên hạ…

      Em…sàng qua sàng lại, trăm tên tuổi, ngàn mặt…mẹt, như Hồ chí Minh năm xưa, thiên hạ liếc sơ, là biết liền.

      Láo, gạt người, là một tội ác, nghe em….

  5. Đến hôm nay khi hội nghị Asian mở ra ơt Malaixia mới thấy nhận định và bài viết của tác giả thật là chính xác vô cùng. Cả hội nghị nóng và Trung quốc bị bẽ mặt, cô lập thảm hại. Qua đây bạn đọc đã thấy rõ, những kẻ nói xấu và vu khống ông Nguyễn Công Bằng thì cũng là tay sai Trung cộng mà thôi. Loài này bao giờ cũng là loại “mèo mả, gà đồng, bán nước hại dân thôi”.

    • Trúc Bạch says:

      Thôi đi đồng chí…Gai sắc gái à !

      Đồng chí cứ nói ngược làm gì cho chúng tớ…khinh .

      Chỉ có bọn vẫn ca tụng bốn tốt 16 chữ vàng và “tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững” mới là tay sai củaTrung cộng mà thôi .

      Và tổ sư của bọn Việt gian tay sai, bán nước (có văn tự) cho Trung cộng….chính là Hồ Chí Minh đấy , đồng chí gai ạ !!

  6. tu vuon says:

    TQ nói có đầy đủ bằng chứng chủ quyền ở Biển Đông Nhưng tại sao TQ không dám cùng kiện nhau ra tòa án quốc tế? Sợ ư?
    Ông Pham van Đồng không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa trong công Hàm là vì theo Hiệp Định Giơ ne vơ 1954 (có TQ ký tên) thì HS và TS thuộc quyền nước VNCH (miền Nam VN) nắm giữ. Ông Đồng VNCHCH (miền BắcVN) không thể cho cái mà nó không phải của mình được. Hơn nữa theo luật QT thì chủ quyền phải do chủ tịch nước quyết định mà phải được Quốc Hội thông qua mới hợp pháp. TQ đúng sao không ra tòa QT để phân xử? Sợ à?
    Ai ăn cháo đá bát? Tq cũng được Liên Xô giúp đỡ nhưng TQ vẫn đánh nhau với LX, chửi LX. Vậy TQ có phải là kẻ ăn cháo đá bát không?
    Ai là người miệng nói ủng hộ VN đánh Mỹ nhưng lại ngầm bắt tay với Mỹ năm 1972 nói “Mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi ?”
    Những bản đồ do chính TQ phát hành ghi rõ giới hạn cuối cùng của TQ là Đảo Hải Nam.Chính Bà Thủ Tướng nước Đức cũng đã tận tay tặng ông Tập Cận Bình một bản như vậy. Vậy đó là cái gi? VN có hàng trăm cái bản đồ như vậy, kể cả các bản đồ do phương Tây in ở những thế kỷ trước cũng đều vẽ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN Tây. Nhân dân TQ có biết các sự kiện này không?
    TQ đang bị thế giới cô lập, Nhân dân TQ có biết điều này không?
    Lúc nước Đức phát xít đánh cả thế giới họ cũng rất mạnh theo kiểu đếm đầu số vũ khí so với các nước bị Đức tấn công nhưng kết cục thế nao? Đừng tưởng cứ nhiều vũ khí mà thắng đâu nhé./.
    Trung Quốc có đánh đuổi được Nhật Bản không? Không hoàn toàn không! Chính Liên Xô, chỉ một mình LX thôi đã đánh tan đạo quân Quan Đông Nhật Bản 1 triệu quân ở Mãn Châu Lý, giải phóng TQ khỏi ách đô hộ của Nhật Bản. Trước khi đánh Nhật ở Mãn Châu, Stalin đã điện đàm cho CSTQ để cùng phối hợp đánh Nhật nhưng Mao Trạch Đông đã lấy lý do còn bận chỉnh huấn quân đội nên từ chối tham gia. Ai là kẻ vừa hèn vừa khôn lỏi để rồi lại ăn cháo đá bát? Ai?
    Trong lịch sử,TQ không hề đánh bại được bất cứ 1 đạo quân xâm lược nào! đó là sự thật 100%. Quân Mông Cổ nhà Nguyên chiếm TQ rồi tự tan rã chứ không phải TQ đánh đuổi được giặc Nguyên Mông. Người Mãn Thanh đánh chiếm và đô hộ TQ với 13 triều đại rồi tự bị đồng hóa ngược bởi vì người Hán quá đông so với người Mãn. Tóm lại TQ chỉ giỏi đi bắt nạt các nước nhỏ còn các nước lớn thì chỉ đầu hàng vô điều kiện. Ai hèn đây? Ngay như liên quân Anh Pháp đánh vào tận kinh thành Bắc Kinh rồi chiếm Hồng Kông, Ma Cao mà TQ có làm gì được đâu. Đài Loan sờ sờ ra đấy đã không giải phóng được mà còn đòi chiếm cả Biển Hoa Đông và Biển Đông sao? Hãy nhìn gương Napoleon, Phát Xít Đức Nhật Ý đòi đánh cả thế giới? Vậy kết quả ra sao?

    Trong những năm gần đây, các cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông 100% các học gỉa quốc tế đều phê phàn TQ lấn biển chiếm đảo vi phạm luật biển 1982 mà chính TQ đã ký.Có thể nói các học giả TQ ở đây chỉ phản thùng rất yếu ơt không được ai đồng tình. Cô lâp, đơn độc chắc các học giả TQ rất xấu hổ nhưng không dám nói ra mà thôi.

    • Minh says:

      @ tu vuon

      Cò à , Anh nghe em hát mà anh cười đến phát sặc!

      Cái hôm mà Trung Cộng tấn công Hoàng Sa vào năm 1974, cò có biết ai ở ngoài Hà Nội đại diện cho VNDCCH chính thức gởi điện chúc mừng Trung Cộng thắng trận không hở cò?

    • Trúc Bạch says:

      Anh tu vuon viết :

      “Ông Pham van Đồng không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa trong công Hàm là vì theo Hiệp Định Giơ ne vơ 1954 (có TQ ký tên) thì HS và TS thuộc quyền nước VNCH (miền Nam VN) nắm giữ. Ông Đồng VNCHCH (miền BắcVN) không thể cho cái mà nó không phải của mình được. Hơn nữa theo luật QT thì chủ quyền phải do chủ tịch nước quyết định mà phải được Quốc Hội thông qua mới hợp pháp…”

      Thưa anh tu vuon !

      - Những điều trên đã được các nhà “chí thức” trong cái gọi là “quỹ nghiên cưu biển Đông” (*) đưa ra từ lâu rồi (10 năm hơn), nhưng những lập luận ấy đã bị bẻ gãy ngay từ đầu, và cho đến nay, thì các “vị” ấy cũng đã …tịt, không còn dám đưa những lập luận đầy sơ hở, sơ hở đến độ ngớ ngần ấy ra nữa .

      Đáng lẽ – nếu là một người có chút đầu óc để suy nghĩ, thì câu hỏi của anh phải là : “ta” có đầy đủ bằng chứng, và những lập luận “đanh thép” như thế, mà tại sao nhà nước CHXHCNVN không dám chính danh , chính thức mang TQ kiện ra tòa kiện để “vô hiệu hóa” bức công hàm 1958 (mà TQ đã mang ra làm bằng chứng chứng minh chủ quyền của họ trên các quần đảo HS-TS và hơn 80% biển Đông)?

      TS-HS của VN bị TQ cưỡng chiếm đáng lý anh phải hỏi tại sao CHXHCNVN – là nạn nhân – mà lại không dám kiện TQ? mới phải !….Cớ sao anh lại đi hỏi ngược rằng tại sao cái thằng thủ phạm không dám ra tòa để kiện…nạn nhân ???

      Anh nên biết một điều :

      Nếu đã mang yếu tố : HA-TS là thuộc CHỦ QUYỀN của VNCH (tức VNCH là một quốc gia hợp pháp, có chủ quyền) thì người mang ra tòa để kiện kẻ cươp đoạt – dứt khoát – phải là CHỦ THỂ VNCH hay it ra là những người có đủ tư cách pháp nhân để đại diện cho VNCH !

      Điều này thì CHXHCNVN (hay nói cho đúng là đảng CSVN) hoàn toàn không có một chút tư cách nào ! Chính ví thế mà đảng CSVN không hề dám đưa bức công hàm (bán nước) 1958 ra tòa, mà thay vào đó, chúng chỉ dám chi tiến cho các hội (tư nhân trá hình) như cái gọi là Quỹ nghiên cứu….gì đó hay các hội nghị vể Biển Đông v.v…để làm trò cho có, chứ chẳng làm thằng Tàu chùn tay tí nào , và lại càng không thể làm cái việc “vô hiệu hóa bức công hàm 1968″ .

      Anh nên nhớ một điều quan trọng :

      Chỉ có người (cuả) VNCH – hay những người thực sự tôn trong giá trị VNCH – mới có đủ tư cách (pháp nhân & đạo đức) để nói bức Công Hàm Bán Nước do Hồ Chí Minh sai Phạm Văn ký năm 1958 là VÔ GIÁ TRỊ mà thôi !

      Còn những kẻ vẫn há mõm ra gọi VNCH là Ngụy, là Tay sai bán nước..v.v…thì – dứt khoát – không có tư cách để há mồm ra nói công hàm 1958 là vô giá trị (vì há mõm mắc quai) – Đặc biệt là những kẻ (cho đến nay) vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng , vốn là hai tên thủ phạm chính của bức văn tự bán nước ô nhục kia !!!!

      Thế nhá, anh nên về học thêm rồi hay lên đây …ní nuận nhá !

      Ps: Vì tên anh không viết hoa và bỏ dấu, nên tôi không biết đọc nó là Tư Vườn (chuối) hay Từ Vượn (lên làm người) (?) Vậy mong anh lần sau để ý cho .

      Bạch Đại Trạng cẩn …ký .

  7. Nguyễn Nam says:

    Tôi có mấy lời hỏi các bạn, quan hệ Mỹ Việt tòa diện và thân thiện thế này chắc chắn Việt kiều sẽ về nước làm ăn nhiều lắm đây! Nhiều người nói là đất nhà lại lên giá nhưng tôi thấy lạ là dân trong nước bán nhà, đất cho con ra nước ngoài học và sinh sống.
    Tôi thấy ở Mỹ làm ăn có khó khăn hơn xưa nên tính về Việt nam làm ăn thôi! Nhưng chỉ sợ nhiều cướp quá, giết nhau ở Sài gòn như ngóe vậy, một lúc sáu người, lúc bốn người, giải quyết mâu thuẫn chẳng cần pháp luật mà bằng xã hội đen, thấy mà hãi không biết về hay không đây? Xin các bạn trong và ngoài nước cho sự góp ý nhé!
    Nguyễn Nam

    • Tien Ngu says:

      Mần ăn cò con, đi đi về về, không sao đâu em, cứ yên chí mà…về đi.

      Chỉ có mần ăn…lớn như kiểu Trịnh Bình, Châu…cell phone, Hoàng…hiệu trưởng…, thì…cẫn thận chút, phải…đào ba hang.

      Ngay cả những tên cs mần lớn mà…yếu thế, khi giàu phất, vẫn phải bị thanh toán. Nguyễn bá Thanh, Phùng quang Thanh, Ngọ…sao vàng, Bùi tiến Dũng, Sầm nghi Đống, ý quên Sầm…hiệu trưởng….là những ví dụ…

      Chúc em may mắn, kiếm tiền khá, cho đời nó….sướng….

    • Trần Vinh says:

      Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay thấp nhất trong vòng mười năm qua. Thị trường chứng khoán hiên giờ ở Mỹ lên tới mức cao nhất chưa từng thấy . Vậy Việt kiều Nguyễn Nam gặp khó khăn kiếm tiền là sao ? Không có ý nói láo nói lếu đấy chứ ?

      Người Việt tỵ nạn hải ngoại khuyến khích Việt kiều nên về nước mà sống nhé . Đừng sống ở nước ngoài phạm pháp khiến cho cộng đồng người Việt hải ngoại bị tiếng xấu lây .

  8. Hai Lúa says:

    Đúng rồi làm gì có một dám và có vài đứa thôi. Chúng là cộng cỏ dại còn lại mà thôi. Cộng sản Việt nam có nhiều vấn đề không tốt nhưng trong hoàn cảnh Trung quốc đang xâm chiếm đảo biển, thời cơ cho quan hệ hai nước Mỹ Việt đang tiến lên gắn bố với nhau, có lợi cho phong trào dân chủ Việt nam. Vậy mấy cái giọng thối này cản trở có nên đập vào mõn chúng không? Đã vậy lại còn vu cáo tác giả, người có công tâm lo lắng cho đất nước. Đọc báo mà ngu không biết ý muốn của tác giả khuên sthinhr Mỹ hãy bình thường hóa với Nga mà quay về vấn đề Trung quốc và biển Đông. Cô lập Nga không những không thành công mà chỉ giúp Trung quốc lợi dụng lôi kéo họ vào chống Mỹ mà thôi. Đánh bọn Taliban còn chẳng nổi, bon IS còn chẳng ăn thua gì huống là chống Nga? Thật là dại dột nên thua là đúng thôi. Cái chính vẫn là chống Trung quốc nghe chưa? Tâm sân hận cao vời nên mất trí tuệ, gào thét phá đám thì có ngày mang vạ đó. Mỹ và cả Việt nam họ không để bạn yên đâu nếu cứ luẩn quẩn ngáng chân họ. Chết có ngày!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à, bỏ cái thói…công an Cộng láo, ác ôn côn đồ đi, em?

      Hay ho cái gì đó mà bày đặt hăm mí doạ?

      Tàu Cộng đang lấn chiếm biển đảo VN là do VN Cộng láo nó…dẫn vào. Thiên hạ chửi cha nó là phải rồi, ai kêu em theo mần cò mồi cho nó chi cho…mang hoạ?

      Bỏ cái tật…giả dạng thường dân mần…côn đồ ác ôn đi em…

  9. Tôi thấy lạ là hễ bài viết của tác giả Nguyễn Công Bằng đăng tỉa trên báo Đàn Chim Việt thì bao giờ cũng sôi động và có rất nhiều góp ý của mọi người tham gia. Và có thể nói dù nói chầy nói cối bao năm nay thì hôm nay, quan hệ Mỹ Việt đã là cái búa táng vào đầu mấy kẻ sân hận, bán nước đang cố giãy chết nói ra tiếng nói yếu ớt rồi tắt dần vì tức không làm gì được khi tậm mắt ngày ngày thấy quan hệ Mỹ Việt ngày đang mạnh mẽ và rộng lớn hơn.
    Tôi xin nhắc bạn Luu Kỳ rằng làm gì có một đấm? Chỉ có vài thằng sân hận điên rồ thoi cậu Ky Lưu ơi! Nếu họ đọc bài báo mới này xong thì bị sốc lên cơn xuyễn liền. Hãy mách bảo họ uống thuốc để giãn khế quản đã không tắt thở đó.
    Việt, Mỹ bắt tay – yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á Thứ hai, 13/7/2015 | 16:44 GMT
    Với chuyến thăm lịch sử tới Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hợp tác giữa hai nước cựu thù đang mở ra nhiều triển vọng, thậm chí được cho là có thể tác động tới bàn cờ ở châu Á.
    Tổng bí thư và Tổng thống Mỹ bàn luận về Biển Đông / CSIS: Mỹ sẵn sàng tiến xa trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam
    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc hội đàm dài hơn dự kiến đến hơn 30 phút tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
    “Với thời điểm, nội dung, chương trình và lễ tân chuyến thăm, rõ ràng đây là chuyến thăm lịch sử, một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Mỹ”, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, đánh giá về kết quả chuyến thăm Mỹ vừa rồi. Chuyến thăm cho thấy hai quốc gia có chế độ chính trị khác nhau vẫn có thể vượt qua khác biệt, hiểu biết và chấp nhận nhau, hợp tác vì lợi ích chung.
    Từ ngày 6/7 đến 10/7, Tổng bí thư đảng của Việt Nam đã hội đàm và họp báo với ông Obama tại Nhà Trắng, gặp gỡ Phó tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ John McCain, người có nhiều đóng góp cho hợp tác Việt – Mỹ, gặp các nghị sĩ Đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện Thương mại Michael Froman.
    Từ bỏ nghi kỵ
    Điều quan trọng hơn cả giữa Việt Nam và Mỹ là hai nước đã từng bước vượt qua nghi kỵ, bất đồng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đánh giá.
    “Từ chỗ ban đầu chỉ có duy nhất một cơ chế đối thoại về tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), đến nay, hai nước đã thiết lập được những cơ chế rất quan trọng như Đối thoại thường kỳ cấp Bộ trưởng, Đối thoại Chính trị – an ninh – quốc phòng, Đối thoại về chính sách quốc phòng, Đối thoại về châu Á – Thái Bình Dương, Đối thoại nhân quyền”, ông Minh viết trong bài đăng trên hãng thông tấn quốc gia.
    Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ đã thảo luận về tình hình Biển Đông, ủng hộ nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không đơn phương làm phức tạp tình hình. Động thái này nhận được sự quan tâm của các nhà phân tích và báo giới quốc tế.
    Tiến sĩ Vuving Alexander Vuving, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ, cho rằng an ninh – quốc phòng bao giờ cũng là những vấn đề thuộc về lợi ích cốt lõi của một quốc gia. Do đó hợp tác trong lĩnh vực này có đóng góp rất lớn vào việc xây dựng lòng tin và giá trị chiến lược trong quan hệ Việt – Mỹ.
    “Lợi ích an ninh, quốc phòng của Việt Nam và Mỹ đã có sự trùng lặp ở những mảng lớn. Hai nước chia sẻ tầm nhìn khá giống nhau về thế cân bằng quyền lực nên có ở khu vực Đông Nam Á và Biển Đông”, ông Vuving nói trong trao đổi với VnExpress.
    Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh với Tổng bí thư rằng Mỹ muốn tăng hợp tác an ninh – quốc phòng với Việt Nam. Ảnh: AFP
    Tuyên bố tầm nhìn chung mà ông Trọng và Tổng thống Mỹ Obama ký kết sau hội đàm cho thấy hợp tác quốc phòng, kinh tế, nhân quyền và hợp tác giáo dục là những trọng tâm hợp tác của Việt Nam và Mỹ.
    “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Mỹ của ông Trọng không chỉ nằm ở chỗ đây là lần đầu tiên Nhà Trắng tiếp đón một tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn đánh dấu mốc hoàn thành quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mở ra chân trời mới cho hợp tác nhiều mặt ở tầm nhìn lâu dài”, Vuving nhận xét.
    Nhà nghiên cứu này cho rằng Việt Nam và Mỹ đều có nhu cầu tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh. Do đó cả hai bên sẽ tiến xa hơn nữa về hợp tác trong tương lai. Chuyến thăm này, cộng với tuyên bố về Tầm nhìn chung, đã tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho hai nước đi xa hơn trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
    Hợp tác Việt – Mỹ là một nhân tố quan trọng trong an ninh khu vực, theo Vuving. Nếu hai nước hợp tác ở mức độ vừa phải thì có thể không ảnh hưởng nhiều đến cán cân lực lượng. Nhưng nếu sự hợp tác Việt – Mỹ đạt đến một mức độ nhất định, nó sẽ có tác dụng thay đổi bàn cờ khu vực.
    “Mức độ hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ chưa đủ để thay đổi hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp trong hòa bình, Việt Nam và Mỹ còn phải có những nước cờ đặc sắc hơn”, ông Vuvinh đánh giá.
    Khuếch đại tiếng nói qua TPP
    Hợp tác kinh tế thương mại thông qua Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP) là một trong các nội dung chính của hội đàm Nguyễn Phú Trọng – Obama. Thương mại song phương đã tăng tới 90 lần kể từ khi hai nước bình thường hóa. Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để lọt vào danh sách 10 nước xuất siêu hàng đầu vào thị trường có sức mua lớn nhất thế giới.
    Trong 5 năm qua, Mỹ đã vươn từ vị trí thứ 11 trở thành nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 11 tỷ USD. Một số tập đoàn lớn của Mỹ đã và đang có kế hoạch đặt “đại bản doanh” tại Việt Nam, mở ra triển vọng đưa Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam như mục tiêu mà Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã đề ra.

    “Dự kiến sau khi TPP được ký kết và có hiệu lực, quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ còn bùng nổ hơn nữa”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh dự đoán.
    Giới chức Mỹ cũng cho rằng mối quan hệ giữa hai nước được xây dựng như một đối tác về kinh tế, với việc thúc đẩy hoàn tất TPP, nhưng thực ra ý nghĩa của hiệp định lớn hơn nhiều. Matt Salmon, Chủ tịch Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ trong chuyến thăm hồi tháng 5, nói rằng việc Việt Nam tham gia cùng Mỹ và 10 nước khác sẽ giúp tiếng nói của Việt Nam về vấn đề Biển Đông được khuếch đại hơn nhiều lần.
    “TPP không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà sẽ còn có ý nghĩa về mặt địa chính trị. Như chúng ta biết hiện nay đang có những mối quan ngại về Biển Đông, quan hệ trong TPP cũng quan trọng không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ”, ông Salmon nói.
    Lịch sử đầy thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là những bước tiến mạnh mẽ trong 20 năm qua chứng minh rằng Việt Nam và Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác bình đẳng, đối thoại thay cho đối đầu.
    “Đó chính là con đường duy nhất để vượt qua quá khứ, cùng chung tay xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi dân tộc cũng như đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, ông Minh nói.

    • Nguyễn Thanh says:

      ***Nhận định của ký già lão thành Shawn W. Crispin- chủ bút tờ Asia Times Online và từng phục vụ nhiều năm ở Á châu- về chuyến đi Hoa kỳ của Quỷ Đỏ Nguyễn phú Trọng: Shawn W. Crispin -Limits of US-Vietnam Relations Revealed in Communist Party Leader Visit :

      “Chuyến đi Washington mới đây của Nguyễn Phú Trọng không vĩ đại như báo chí muốn đưa tin như thế.ngoài những lễ lạc ngoại giao, Trọng trở về Hà Nội không có được một nhượng bộ quân sự nào đáng kể tại một thời điểm mà nhu cầu chiến lược là khẩn thiết, và Trọng cũng không đạt được tiến bộ trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Washington từ mấy chục năm qua vì thành tích nhân quyền quá tệ của chính quyền cộng sản. Obama nới lỏng lệnh cấm vận năm ngoái, cho phép Việt Nam có thể mua quân dụng hàng hải không sát thương mà cho đến nay Việt Nam cũng không làm được gì để kiềm chế sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới phân tích đã dự đoán việc bỏ lệnh cấm vận sẽ là điểm nổi bật trong nghị trình và có thể được công bố ngay trong chuyến viếng thăm ồn ào của Trọng “.

      *** Mỹ dậy dỗ bọn Cộng sản Việt “hèn với giặc, ác với dân” phải biết thương dân Việt :
      Ông Ted Osius- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam- trong buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Little Saigon, California, hôm Chủ Nhật 12/07/2015:

      Khi được một phóng viên hỏi về điều kiện cho Việt Nam để Hoa Kỳ hủy bỏ toàn bộ cấm vận bán vũ khí sát thương, ông Ted Osius khẳng định: “Tôi đã nói thẳng với phía Việt Nam, nếu không cải thiện nhân quyền một cách sâu rộng, thì Hoa Kỳ không thể hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm vận. Và họ hoàn toàn hiểu điều này. Muốn thịnh vượng và an ninh thì Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.”

      “Tôi hỏi họ, quý vị muốn chọn điều gì? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn có một nền kinh tế thịnh vượng? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn giới trẻ được đào tạo thêm?”

  10. Ky Lưu says:

    Một đám tăm tối tự cho mình sáng suốt lên làm càn

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Tên mặt ngựa Putin và đám cò mồi ăn theo quá xá là…làm càn, thành ra dân Nga phải…lãnh cái búa. Khổ sở trăm bề…

      Y hệt như dân VN trúng mánh cái….giãi phóng của Cộng láo.

Leave a Reply to Trần Văn Minh ( Anh quốc)