WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài phát biểu của ông Trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)

phutrongnguyen_obama07082015getty“Xin chào tất cả các quý vị và các bạn,

Nhân dịp sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hôm nay, tôi rất vui mừng được gặp gỡ các quý vị tại đây. Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã mời tôi đến trao đổi với các quý vị. Tôi được biết, Trung tâm là cơ quan nghiên cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi học thuật và đối thoại giữa chính giới, học giả, nhân dân các nước về các vấn đề quan trọng và thiết thực liên quan đến an ninh, hòa bình và phát triển trên thế giới. Xin chúc mừng Trung tâm về những thành tựu đã đạt được và xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các quý vị.

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây chính là thời điểm thích hợp và có ý nghĩa để đánh giá, nhìn nhận về quan hệ hai nước và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai.”

1. Trước hết, tôi xin nhắc lại đôi điều về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Có những sự kiện về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa được biết đến một cách rộng rãi. Ngài Thomas Jefferson trước khi trở thành Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ đã từng nỗ lực tìm cách nhập giống lúa tốt của Việt Nam để trồng ở trang trại Shadwell của mình tại bang Virginia. Cách đây hơn 100 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi tìm con đường để giải phóng cho dân tộc Việt Nam đã đến Boston – nơi khởi đầu của cuộc cách mạng giành độc lập ở Hoa Kỳ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát-xít; Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cứu giúp những phi công Hoa Kỳ bị Nhật bắn rơi ở Việt Nam và những người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày Cách mạng Tháng Tám là những người bạn Hoa Kỳ.

Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới năm 1945 được mở đầu bằng trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ vẫn còn những ý kiến khác nhau về chiến tranh mà Hoa Kỳ đã tiến hành tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ.

Ngay trong thời kỳ chiến tranh đang diễn ra, nhân dân Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ, rất biết ơn nhiều người dân Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối chiến tranh, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, Trong đó, mục sư Martin Luther King là một trong những người tiêu biểu.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Mặc dù còn chịu hậu quả rất nặng nề của chiến tranh, trong đó có 3 triệu người chết; 4 triệu người bị thương; 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin và hàng trăm nghìn người đang mất tích trên chính quê hương mình, nhưng Chính phủ và người dân Việt Nam đã rất tích cực hợp tác và hợp tác rất hiệu quả với phía Hoa Kỳ để tìm kiếm những quân nhân Hoa Kỳ mất tích ở Việt Nam.

Ngày nay, mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, khi đến Việt Nam đều được chào đón một cách thân thiện, đều có thể cảm nhận được thái độ hữu nghị, chân thành của người dân Việt Nam. Điều đó có thể không dễ hiểu đối với một số người, nhưng lại là sự thật mà tất cả những ai đã từng đến Việt Nam đều có thể tận mắt chứng kiến.

Tôi nhắc lại những câu chuyện lịch sử này để khẳng định truyền thống hòa hiếu và mong muốn nhất quán của nhân dân Việt Nam về quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước chúng ta.

2. Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm qua

Cách đây 20 năm, có lẽ ít ai hình dung được bằng cách nào mà hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thể vượt qua được nỗi đau của chiến tranh để xây dựng một mối quan hệ phát triển mạnh mẽ và tích cực như hiện nay. Trong suốt chặng đường 20 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển năng động, liên tục và ngày càng sâu rộng, trải qua nhiều dấu mốc phát triển quan trọng, từ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đến ký kết Hiệp định Thương mại song phương năm 2000, và thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.

Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được những tiến triển tích cực và thực chất. Hợp tác kinh tế có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ ngày nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo đã có những bước tiến rất tích cực. Hiện nay, có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 90 lần (từ hơn 400 triệu USD năm 1995 lên hơn 36 tỷ USD năm 2014).

Hợp tác quốc phòng-an ninh cũng có những tiến triển quan trọng với Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội tháng 6-2015. Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã phối hợp tốt trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, từ không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đến bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an toàn an ninh hàng hải, an ninh hạt nhân, duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương…

Hợp tác nhân đạo giữa hai nước, trong đó có việc khắc phục hậu quả chiến tranh, đã và đang được triển khai ngày càng tích cực. Việt Nam coi việc tìm kiếm binh sỹ Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề nhân đạo và sẽ tiếp tục hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong hoạt động này. Quan hệ giao lưu nhân dân phát triển ngày càng sâu rộng, là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa hai nước.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tích cực trong 20 năm qua trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và hợp tác cùng có lợi. Những năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước đạt được nhận thức chung về những nguyên tắc này. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng lòng tin chính trị giữa hai nước.

Có thể khẳng định rằng, sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 20 năm qua là tích cực, đúng hướng, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Đó là kết quả nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước với tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Đó cũng là thí dụ thành công về quan hệ giữa các nước từng đối đầu trong quá khứ, có thể chế chính trị khác nhau, phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác của thời đại.

Nhân dịp này, tôi muốn cảm ơn các chính khách, tổ chức và cá nhân của cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực đóng góp thiết thực để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập niên qua; đặc biệt cảm ơn những người bạn Hoa Kỳ đã tích cực giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Các kết quả và bài học kinh nghiệm trong 20 năm qua cho phép chúng ta lạc quan về triển vọng sáng sủa của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.

3. Tình hình thế giới và chủ trương đối ngoại của Việt Nam

Thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc, đòi hỏi chúng ta phải có những tư duy mới và phương thức hành động mới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các xu thế hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa, dân chủ hóa đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và hợp tác giữa các quốc gia.

Các cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế, khủng hoảng xã hội-nhân văn đang đặt ra những yêu cầu mới về mô hình phát triển công bằng và bền vững, về quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và trật tự kinh tế quốc tế. Những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, tôn giáo, an ninh mạng, an ninh hàng không, an toàn hàng hải… nổi lên với những đặc điểm mới, tác động mạnh tới hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, đòi hỏi phải có tư duy và cách tiếp cận mới đối với vấn đề an ninh.

Các vấn đề khủng hoảng môi trường-sinh thái, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp đang đặt ra những yêu cầu mới về phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người, về xử lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tuỳ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cả về phát triển và an ninh thì luật pháp quốc tế, sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia càng cần được đề cao hơn bao giờ hết.

Châu Á-Thái Bình Dương – khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới, vừa có đầy đủ các đặc điểm chung của thế giới, vừa có những đặc điểm riêng của khu vực. Trong khi quá trình hợp tác, liên kết kinh tế đang được thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ với nhiều sáng kiến kết nối trong và ngoài khu vực, thì những thách thức đối với hòa bình, an ninh và ổn định đang đặt ra ngày càng gay gắt, nhất là do sự gia tăng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

Trong khi sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng thì ở khu vực vẫn chưa có được các thỏa thuận, cơ chế hoặc cấu trúc an ninh tập thể hữu hiệu để đối phó với các nguy cơ, thách thức đang nổi lên, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa đơn phương đang có xu hướng trỗi dậy.

Tình hình đó đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực hợp tác của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Về kinh tế, chúng tôi ủng hộ các mô hình hợp tác vì phát triển công bằng và bền vững, cùng có lợi giữa các quốc gia; ủng hộ các sáng kiến thúc đẩy thương mại và đầu tư đem lại lợi ích công bằng cho tất cả các bên, nhất là cho người lao động ở tất cả các nước. Chúng tôi cho rằng, phương thức hợp tác tốt nhất là trên nguyên tắc bổ sung, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Về chính trị-an ninh, chúng tôi ủng hộ quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Chúng tôi ủng hộ việc hình thành các thỏa thuận, các cơ chế hợp tác kinh tế và an ninh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới phù hợp với các nguyên tắc trên.

Chúng tôi ủng hộ một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển thịnh vượng, được kết nối bằng các liên kết kinh tế và các quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi trong và ngoài khu vực, có các thỏa thuận và cơ chế bảo đảm an ninh chung, an toàn và tự do hàng hải, hàng không…, trong đó việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc an ninh-chính trị đang hình thành ở châu Á-Thái Bình Dương là phù hợp và có lợi cho hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới. Chúng tôi cho rằng châu Á-Thái Bình Dương có đủ cơ hội cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và các nước EU.

Trên tinh thần đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước trên thế giới, hình thành quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với các nước đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, Việt Nam đã tham gia và đang tích cực đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có TPP, một hiệp định có quy mô rất lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

4. Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới

* Hai nước chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Đó là tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong những năm tới.

Trước mắt, chúng ta phải cùng nỗ lực không ngừng làm sâu sắc, phong phú thêm quan hệ Đối tác toàn diện tạo cơ sở nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong tương lai. Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ theo định hướng đó là những lợi ích chung mà hai nước chúng ta cùng chia sẻ, theo tôi, đó là:

- Thứ nhất, chúng ta có lợi ích chung trong tăng cường hợp tác song phương một cách toàn diện vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước;

- Thứ hai, chúng ta có lợi ích chung trong thúc đẩy hợp tác ở khu vực để góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế;

- Thứ ba, chúng ta cũng có lợi ích chung trong hợp tác, phối hợp các nỗ lực để đóng góp cho các vấn đề chung của thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Một nước Việt Nam giàu mạnh, ổn định, độc lập tự chủ, hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng quốc tế là phù hợp với lợi ích của hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ cũng như các nước trong và ngoài khu vực.

* Trong thời gian tới, chúng ta có rất nhiều việc cần làm để đưa quan hệ song phương không ngừng tiến lên phía trước:

- Trước hết, việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân hai nước là hết sức quan trọng để đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững.

Nhằm mục đích đó, chúng ta cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao, giữa các kênh nghị viện, giữa các chính đảng, mở rộng các cơ chế tham vấn, đối thoại trên các lĩnh vực cùng quan tâm. Đó cũng chính là một trong những mục đích của chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Chúng tôi cũng mong sớm được đón Tổng thống Barack Obama sang thăm chính thức Việt Nam trong thời gian tới.

- Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là một trọng tâm, là nền tảng và là động lực phát triển quan hệ song phương, cần được đẩy mạnh hơn nữa. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cho đến nay còn khá khiêm tốn, mới đứng thứ bảy trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam.

Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam. Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ hàng hóa Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam 90 triệu dân, được kết nối với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai bên theo hướng đó.

- Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường… là điểm sáng và là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là những lĩnh vực liên quan đến chất lượng của phát triển bền vững của Việt Nam và Hoa Kỳ với nhiều thế mạnh có thể chia sẻ.

Trong chuyến thăm lần này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao giấy phép chính thức để xây dựng trường Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân Hoa Kỳ tăng cường đầu tư và hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực nói trên.

- Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh là yếu tố làm gia tăng sự tin cậy và giá trị chiến lược của quan hệ song phương, cần được tăng cường với các bước đi phù hợp với lợi ích của hai nước.

Hai bên cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội tháng Sáu vừa qua; đồng thời mở rộng hợp tác về thực thi pháp luật, chống khủng bố, bảo đảm an toàn an ninh hàng hải,… qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương…

- Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo cần tiếp tục được đẩy mạnh để góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hậu quả chiến tranh ở Việt Nam còn hết sức nặng nề. Nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn đang phải tiếp tục vật lộn với những hậu quả chiến tranh khắc nghiệt.

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã triển khai nhiều hoạt động rất thiết thực để hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh; Quốc hội Hoa Kỳ hàng năm đã thông qua ngân sách hỗ trợ giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có việc tẩy độc các vùng bị ô nhiễm, rà phá bom mìn…

Tuy nhiên, kết quả vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu thực tế. Để làm tốt chủ trương gác lại quá khứ, chúng ta nên chung tay hàn gắn những vết thương chiến tranh. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, vì vậy việc hai bên phối hợp giải quyết tốt sẽ là góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước.

- Giao lưu nhân dân là lĩnh vực rất quan trọng để tăng cường hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ một lịch sử quan hệ không dễ dàng. Tôi được biết nhiều định kiến về Việt Nam tại Hoa Kỳ còn khá phổ biến. Nhưng tôi cũng biết một thực tế khác là hầu hết người Hoa Kỳ sau khi đến Việt Nam đều có cách nhìn tích cực và khách quan hơn về Việt Nam, đều có ấn tượng sâu sắc về một xã hội năng động, không kỳ thị, giàu tính nhân văn, về người dân thân thiện, lạc quan, cởi mở.

Trong 20 năm qua, chúng ta đã hiểu thêm về nhau nhưng sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ hơn vẫn cần được tăng cường. Đây là điều hết sức cần thiết để xây dựng lòng tin và quan hệ hữu nghị. Tôi mong rằng, chúng ta sẽ đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu trên tất cả các kênh, nhất là giữa các tổ chức phi chính phủ và nhân dân hai nước.

Đặc biệt, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đối với quan hệ hai nước là cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ là công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi.

Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

- Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.

Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.

- Hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế là lĩnh vực ngày càng quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam sẵn sàng tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã và đang cùng với các nước thành viên ASEAN khác tích cực phối hợp với Hoa Kỳ xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ thành mối quan hệ có tác dụng ngày càng tích cực đối với hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đảm bảo hiệu quả của các diễn đàn ARF, ADMM+ và làm cho APEC đóng vai trò quan trọng thực chất hơn trong các dàn xếp về kinh tế và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trở thành cơ chế hợp tác hữu hiệu đối với các vấn đề chiến lược và chính trị ở khu vực.

Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến tình hình Biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không đơn phương thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển, trên không, ở Biển Đông.

Việt Nam hoan nghênh các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thưa Quý vị và các bạn,

Những bài học kinh nghiệm của lịch sử và những kết quả thực tế trong 20 năm qua cho thấy rất rõ rằng hữu nghị và hợp tác là hướng đi duy nhất đúng của quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, là có lợi cho hai nước, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới.

Những khác biệt giữa hai nước là thực tế khách quan và là tất yếu trong một thế giới đa dạng mà trong đó các dân tộc có quyền tìm kiếm, lựa chọn con đường phát triển của riêng mình. Nhưng thực tế trong 20 năm qua cũng cho thấy, hai nước chúng ta có thể chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, và những khác biệt không thể là trở ngại cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, lợi ích tương đồng giữa hai nước càng được mở rộng, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, hướng tới tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Bài học kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua cho phép chúng ta tin tưởng và lạc quan vào điều đó.

Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công.” Tôi tin tưởng rằng, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một tầm nhìn tươi sáng cho quan hệ hai nước trong tương lai, để hai dân tộc chúng ta, con cháu chúng ta luôn là bạn và đối tác tốt của nhau.

Xin cảm ơn các quý vị và các bạn”./.
Nguyễn Phú Trọng

41 Phản hồi cho “Bài phát biểu của ông Trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)”

  1. Hoan hô thơ bạn Thượng Ngàn!
    Tư duy rất đúng ai mà không nghe
    Việt cộng và cả bao phe
    Tự do Dân chủ lên cùng chung vui,
    Còn thằng sân hận Ngụy quyền,
    Đã thua nay cũng phải nên vâng lời,
    Nếu không thì cũng hỏng đời,
    Ăn tiền trợ cấp lại đòi làm quan,
    Thật là một lũ gian tham,
    Thật quân bán nước hay loài Việt gian.
    Hoan hô thơ của Thượng Ngàn
    Là thơ cổ võ mọi người đồng tâm.
    Hai lúa Cà Mau.

  2. UncleFox says:

    Bài phắc biểu của đồng chí Bí Trọng ngoài những “từ” sáo rỗng kiểu Vi-Xi, dùng sai văn phạm cũng như ý nghĩa ra thì cũng có vài đoạn làm cho chúng ta tâm phục khẩu phục . Thí dụ như cái đoạn lão tài công Truman ác ôn khoá cửa không cho “Bác Hồ” lên nhảy lên quá giang, làm “Bác” nhỡ “chuyến tầu lịch sử” đến nỗi phải làm Cộng Phỉ ăn cướp chính quyền của hoàng đế Bảo Đại, gây ra bao nhiêu cuộc chiến “thần thánh” làm bại liệt đất nước cả thể chất lẫn tinh thần để cho đến hơn 60 năm sau vẫn chưa thể hồi phục được .
    Có điều tôi rất buồn là các đồng chí lãnh đạo ta hiện nay (điển hình là đồng chí Sáu Phong Nguyễn Minh Triết và đồng chi Bốn Lú Nguyễn Phú Trọng) khi đi làm công tác “phân hoá nội bộ” nước Mỹ, thì lại chứng minh sự nghiệp bán nước của “Bác Hồ” khi cứ nhắc đi nhắc lại việc “Bác” gửi thư cho tài công Truman xin cho Việt Nam được hưởng quy chế như Phi-lip-pin” (nghĩa là xin được làm thuộc địa của Mỹ đấy) … Người ta tô son trát phấn cho thần tượng chứ có ai đâu lại ra sức trát cứt vào mặt Bác Hồ như các đồng chí vậy ? Ôi, thực là đau lòng quá !

  3. Trần Tưởng says:

    Chém cha cái kiếp … lợn viên
    Khi nâng Nga, khi đội đít Tầu
    Xưa mông chú Ba tròn hơn mông Mỹ
    Nay mông Mỹ to hơn cả nước Nga

    Chắc ngày mông Ngụy không xa nữa
    Láng cả hơn Nga lẫn cả Tầu .

  4. Những người Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt nam thì tự hào quan hệ Mỹ Việt đang tốt đẹp lên, còn bọn bán nước thì lại sân hận. Thật là chuyện ngược đời.
    Xin hãy đọc bài báo này:
    Thượng nghị sĩ Mỹ: Nếu còn sống cha tôi sẽ tự hào
    “Cha tôi từng là phó Đại sứ ở VN. Tôi sống cùng ông tại VN trong thời kỳ chiến tranh. Nếu hôm nay còn sống, ông sẽ tự hào về những gì hai nước đã làm để hòa giải” – Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon WhiteHouse chia sẻ.
    Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon WhiteHouse.
    Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon WhiteHouse.

    Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon WhiteHouse vừa ra Tuyên bố kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

    “Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng với cá nhân tôi và gia đình. Cha tôi từng là phó đại sứ ở VN. Tôi sống cùng ông tại VN trong thời kỳ chiến tranh. Và nếu hôm nay còn sống, ông sẽ tự hào về những gì hai nước đã làm để hòa giải, hàn gắn quá khứ của chúng ta”, Thượng nghị sĩ nhắc lại ký ức của mình trong tuyên bố.
    Ông khẳng định, cả hai nước đang nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, hướng tới tương lai trở thành đối tác và bạn bè. Thượng nghị sĩ John McCain, Ngoại trưởng John Kerry được ông nhắc tới như những người có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Để ngày nay, nhân dân Mỹ và VN có thể tự hào về những tiến bộ đã đạt được trong quá trình xây dựng nền hòa bình và tình hữu nghị lâu bền giữa hai nước.

    “Tôi tin rằng mình có nhiệm vụ thúc đẩy hai nước vượt qua những mất mát, dựng xây hy vọng để tạo dựng một nền hòa bình tốt hơn cho cả người dân VN và Mỹ” – Tuyên bố trích câu nói của Thượng nghị sĩ McCain cách đây 20 năm.
    Hai năm trước đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ song phương, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung – ông WhiteHouse viết.
    Thượng nghị sĩ WhiteHouse cho biết, ông vừa có dịp gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để thảo luận về lợi ích chung của hai nước cũng như các cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực, như ổn định khu vực, hơp tác kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
    Trong bối cảnh Mỹ và VN tiếp tục làm sâu sắc quan hệ, hai nước cần đẩy mạnh hỗ trợ các sáng kiến nhằm tăng cường quan hệ song phương, nhất là nỗ lực giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại.
    Tuyên bố đánh giá cao sự lãnh đạo của Thượng nghị sỹ Patrick Leahy trong các dự án tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng cũng như trong các chương trình y tế và hỗĐậm trợ cho người tàn tật.
    Thượng nghị sĩ WhiteHouse nhắc lại thời khắc năm 2008 khi người bạn Dick Hughes đã chia sẻ với ông câu chuyện về các gia đình người VN bị ảnh hưởng chất độc da cam.
    “Hơn 8 năm qua, các dự án của Dick đã giúp hàng ngàn trẻ em ở các thành phố trên khắp VN. Dick không biết mệt mỏi trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tác động của chất độc da cam với người dân VN. Dick luôn là một người bạn đáng tin cậy của người dân VN”.
    Ông WhiteHouse nhấn mạnh, khi cùng làm việc cho một tương lai mới, hai nước cần mở rộng nỗ lực để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của người dân VN. “Cùng nhau làm việc, chúng ta có thể tiếp tục khắc phục những tổn thất”, ông viết.

    • MỸ VIỆT

      Rất mong Mỹ Việt đề huề
      Dẹp đi quá khứ mọi bề hanh thông
      Đỏ xanh phải để trôi sông
      Bây giờ dân chủ đồng lòng tiến lên
      Nhân quyền là chuyện trước tiên
      Tự do là chuẩn làm tiên trên đời
      Mồ ma ý hệ chôn rồi
      Phải chôn cho chặt mới thời hay ho
      Đừng mà chôn kiểu giả đò
      Đào lên thum thủm khiến lo mọi người
      Nên chi thời đại đổi rồi
      Phải nên Việt Mỹ một thời khác xưa
      Tùng tùng gió đánh đò đưa
      Con đò hữu nghị mãi thừa niềm vui

      NON NGÀN
      (15/7/15)

    • Nguyễn Thanh says:

      ***Nhận định của ký già lão thành Shawn W. Crispin- chủ bút tờ Asia Times Online . Từng phục vụ nhiều năm ở Á châu- về chuyến đi Hoa kỳ của Quỷ Đỏ Nguyễn phú Trọng- :
      Shawn W. Crispin -Limits of US-Vietnam Relations Revealed in Communist Party Leader Visit- 10/7/2015 :

      “Chuyến đi Washington mới đây của Nguyễn Phú Trọng không vĩ đại như báo chí muốn đưa tin như thế.ngoài những lễ lạc ngoại giao, Trọng trở về Hà Nội không có được một nhượng bộ quân sự nào đáng kể tại một thời điểm mà nhu cầu chiến lược là khẩn thiết, và Trọng cũng không đạt được tiến bộ trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Washington từ mấy chục năm qua vì thành tích nhân quyền quá tệ của chính quyền cộng sản. Obama nới lỏng lệnh cấm vận năm ngoái, cho phép Việt Nam có thể mua quân dụng hàng hải không sát thương mà cho đến nay Việt Nam cũng không làm được gì để kiềm chế sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới phân tích đã dự đoán việc bỏ lệnh cấm vận sẽ là điểm nổi bật trong nghị trình và có thể được công bố ngay trong chuyến viếng thăm ồn ào của Trọng “.

      *** Mỹ dậy dỗ bọn Cộng sản Việt “hèn với giặc, ác với dân” phải biết thương dân Việt :
      Ông Ted Osius- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam- trong buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Little Saigon, California, hôm Chủ Nhật 12/07/2015:

      Khi được một phóng viên hỏi về điều kiện cho Việt Nam để Hoa Kỳ hủy bỏ toàn bộ cấm vận bán vũ khí sát thương, ông Ted Osius khẳng định: “Tôi đã nói thẳng với phía Việt Nam, nếu không cải thiện nhân quyền một cách sâu rộng, thì Hoa Kỳ không thể hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm vận. Và họ hoàn toàn hiểu điều này. Muốn thịnh vượng và an ninh thì Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.”

      “Tôi hỏi họ, quý vị muốn chọn điều gì? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn có một nền kinh tế thịnh vượng? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn giới trẻ được đào tạo thêm?”

    • Tien Ngu says:

      Sân hận cái…lâm vồ. Sân hận lũ Cộng láo thì…có ích gì cho buổi ấy?

      Thiên hạ chỉ trình bày sự thật về cái…khốn nạn mà Cộng láo VN đã mang lại cho dân tộc, nàm chậm bước tiến, nàm cho triệu người đi…đáy một cách…lãng xẹt, nàm cho toàn dân VN biến thành…láo…

      Cò mồi nại phán nà…sân hận.

      Hận mí sân thì nàm gì được? No weapon, no man power, no…money, hận mí sân chi cho…mệt?

    • Trúc Bạch says:

      Tội nghiệp các dư lợn viên…..Chả biết tại sao các anh cứ phải thòng the^m cái đuôi “từ Anh, từ Pháp, từ Đức, từ Mỹ,v.v….” (mà toàn là tư những nước – thực dân – đế quốc) để làm gì ? Nhưng có một điều là dù các anh có thòng thêm cái đuôi “từ” xó xỉnh nào thì người ta cũng biết là các anh vốn cùng một dòng dõi với Hồ Chí Minh – tức là Từ Hán(g) mà chui ra thôi !! (*)

      Đúng là “dấu đầu mà lòi cái đuôi….lợn” .

      Tởm !

      (*) Cho dù các anh có thực là “từ” các nước văn minh (như các anh ghi chú) – nhưng với giọng điệu (rất) dư lợn viên của các anh – thì người ta cũng hình dung ra được các anh đều thuộc thành phần được đảng cho xuất khẩu (chui) để “phân hóa” (hậu phương địch) bằng cách trồng cỏ, buôn lậu, chứa gái, cờ bạc và ăn cắp mà thôi .

    • "đmcs" says:

      Giờ này mà còn căng họng ra mà bảo VNCH bán nước. Thử hỏi 20 năm Miền Nam sống dưới chế độ Cộng Hòa, Miền Nam có bán hoặc dâng cho ai một tấc đất, tấc sông, tấc biển, tấc núi, tấc rừng nào không? Còn Miền Bắc dướoi chế độ Cộng Sản XHCN, Hồ Chí Minh dâng Ải Nam Quan cho Tầu, từ đó Mao Trạch Đông gọi là Mục Nam Quan, rồi Phạm Văn Đồng theo lệnh Hồ Chí Minh và đảng CSVN, ký công hàm năm 1958 công dâng Biền Đông trong đó có các đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu, sau cái gọi là “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô – Trung Quốc” – lời Lê Duẩn, Tổng Bí Thu đảng CSVN – thành công, đảng CSVN qua Hội Nghị Thành Đô ở Tứ Xuyên, dâng nửa thác Bản Giốc, hơn một ngàn cây số vuông dọc biên giới phía Bắc, dâng Bô Xít Tây Nguyên và nhiều yếu điểm quan trọng từ Bắc xuống Nam, sợ Tầu đến không dám gọi tên Trung Quốc mà chỉ dám nói tầu lạ đâm ngư dân Việt Nam. Vậy mà giờ này, thứ dư luận viên lưỡi gỗ, rẻ tiền Phạm Kim Cương từ Anh, còn mai mỉa Miền Nam trước 1975 là kẻ tay sai, bán nước. Ai tay sai, ai bán nước, Cương nói mà Cương không biết nhục. Cương nói thế là Cương chửi cha bác Hồ và đảng CSVN bán nước, tay sai Nga Tàu đấy. Cẩn thận, bây giờ lại quay sang nịnh Mỹ, nướng chết hàng triêu sinh linh đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc, giờ lại cất công sang tận nhà nó, lạy lục xin nó “tôn trọng chế độ chính trị CS”. Này, có biết nhục không mà lại ngậm phân phun vào người khác.

  5. Trần Hoàng says:

    (Trích) :”Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995.”

    Liếc sơ qua bài phác. . .bẽo thì ai cũng thấy rõ là. . .vẹt rồi. Tuy nhiên, tôi tin ai là người Việt khi đọc đến đoạn trích dẫn ở trên đều không khỏi ngậm ngùi cho dân VN trong hai cuộc chiến với Pháp và Mỹ. Nói ” ngậm ngùi” vì bị bỏ “lỡ cơ hội” mà ông Trọng nói đó là sự thật lịch sử!
    Cơ hội thứ nhất, khi Nguyễn Tất Thành làm đơn xin học trường Tây, để được làm bồi cho Tây. Thứ hai, gửi thư cho tổng thống Mỹ cũng để hy vọng được làm tay sai đầy tớ nhưng cũng bị “lãng quên”. Nếu một trong hai “cơ hội” đó mà Thành đạt được thì dân VN đâu có khốn nạn cho tới ngày hôm nay. Bởi vì nếu có cơ hội làm bồi cho Tây hay Mỹ thì Thành không bị bệnh tự ti mặc cảm, không xoay qua làm tay sai cho Nga cho Tàu để trả thù đời. Hãy nhớ Hitler hay những kẻ xã súng giết người hàng loạt gần đều là bị chứng Tự Ti Mặc Cảm nầy.
    Có lẽ vì thế các bác sĩ phân tâm học khuyên ông Obama cho Trọng Lú một “cơ hội” và hy vọng Trọng Lú lập lại con đường Thành Lú cho dân VN nhờ.

  6. Cái cờ bỏ ra vài đồng mua vải may rồi treo lên thì ai chẳng làm được nhưng có được nhân dân chấp nhận hay không lại là chuyện hoàn toàn khác các con lợn sân hận ạ! Cờ nói là của Tổ quốc mà mang gương dấm gúi ở bên Mỹ của nước người ta thì thật là xấu hổ. Thử xem luật pháp Mỹ có công nhận nhà nước Mỹ có hai cở là cờ Hoa kỳ hiện nay và cờ ba que không? Thật là đồ ngu lại còn lắm mồn. Lý lẽ trò con trẻ mà giám lên báo để đăng.

    • Tien Ngu says:

      Nhân dân không chấp nhận, thì nhân dân tiếp tục bị…khốn nạn với lũ Cộng láo thôi.

      Đất đai, vưòn ruộng, ao hồ… tiếp tục bị Cộng láo tung cò mồi ra…thu hồi,bán cho Tàu, sanh ga bo, hàn quốc, đài noan
      Văn hoá thì tiếp tục hấp thụ…láo do các cò mồi Cộng giảng dạy
      Gái VN tiếp tục nàm….người rơm, hoặc đứng cỡi truông cho nông dân hàn quốc nó…bóp
      Trai Vn muốn mau giàu thì qua ngoại trồng…cỏ, qua Nhật trổ nghề…thần thâu (do Cộng láo truyền nghề)
      Vân vân và vân vân….

      Hãnh diện mí tự hào
      ( bắt ớn)

    • UncleFox says:

      Đề nghị cháu Sân Hận không nên lấy thêm tên Dâm Tặc ở đầu . Bởi vì cháu làm như thế tức là cạnh tranh bất chính với chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đấy .
      Lá cờ “ba que” mà cháu nói thì hiện nay nhiều chính quyền tiểu bang, quận hạt, thành phố ở Hoa Kỳ chính thức công nhận là “biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền” rồi đấy cháu ạ . Còn cái cờ tổ cút ăn cắp của tỉnh Phúc Kiến bên Tầu, tên cúng cơm của nó là “cờ máo wè” thì đi đến đâu cũng bị đồng bào xua đuổi “chạy có cờ”, nên lại có thêm nick-name là “cờ mẹ rượt” .. Nó bị khinh bỉ thậm tệ đến nỗi cháu cháu giai cháu gái trong nước định dùng nó làm bùa hộ thân khi chống Tầu Cộng xâm lược thì lại làm cho các anh chiến sĩ CAND thêm điên tiết giần cho nhừ tử, một tiếng kêu cha ba tiếng kêu “Bác Hồ” mà cũng đéo được nương tay .
      Cháu có thể ný rải xem lá cờ “máo wè” của nước cộng hoà xã nghĩa Vi-Xi chúng ta tại sao từ hải ngoại cho đến quốc nội ai cũng căm thù đến thế không, cháu Dâm Tặc ?

  7. ongvòvẽ says:

    CỜ QG (vàng 3 sọc đỏ) là cờ Tổ quốc ,Đai diện cho dân tộc vn tự do ,dân chủ độc lập ,hạnh phúc ,mà do khuynh hướng thời đại ,Thực Dân Pháp trao trã cho VN. . ..Nó không là cờ nhà NGUYỄN mà là lá cờ được chính phủ VN đầu tiên dựng lên vói Quốc Kỳ và Quốc Ca. .Cờ QG là cờ tổ quốc của một VN tự do và nối tiếp qua bao thể chế ,tơi VNCH và Ông Diệm,Ông Thiệu và nay ở nước ngoài nó đại diện cho người Việt TNCS.đại diện ho tự do độc lập và dân chủ. NÓ LÀ CỜ TỔ QUỐC VN chân chính ,không là cờ của Ô Diêm ,Ông Thiệu.Nó là lá cờ của toàn thể con dân vn có trước khi có ờ máu và đãng cộng sản vn do tên tàu giã danh HCM lãnh đạo. LD Đức không coi lá cơ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc .Điếu cày coi như bài bản hơn ,cho đoa là cờ nhà Nguyên tay sai bán nước cho Pháp.Và có lẻ hỏi TKTT,Hà Vũ ….nhứng người lớn tuổi này cũng không chấp nhận cờ vàng mà chấp nhận cờ máu vì họ bị nhồi sọ ,đầu óc khô cưng, đông đặc. Và ngay cã HTVi hay HN Tuấn ,dù là người dã sông trong chế độ QG,cũng không biết hay không muốn biết.HTV có lẻ là hs khăn quàng đỏ như ĐC,nên đối vói lá cờ cũng không phân biệt đâu là cờ tổ quốc ,đâu là cờ tay sai.Dù một bồ chữ nhưng vãn KÉM Phương Uyên hiểu biết . Gióng như một giáo viên đã trã lời là TLV Đ là gánh hát cãi lương (miền Nam cãi lương mà !) và Nhất Linh là kép chánh. Hay mói đây thôi ,sau 40 năm ,vẫn có học sinh trã lời đày tự tin : Quang Trung /nguyễn Huệ là HAI ANH EM.
    Một thế hệ thanh niên VN được tôi rèn trong sai trái như vậy thì trách gì bọn chúng VÌ SAO NGU MUỘI kia chứ ?
    Vì thế hệ chú bác cha anh tòan dân trộm cuốp giét heo mổ bò hãm hiếp,giết người đi theo một thằng cũng ít học ,láu tôm láu cá ,bị đời hất hủi nên hận đời trả thù đơi nên cam tâm làm tay sai cho bọn giết người quốc tế,bọn chũ nhân Xh đen Tàu khựa ,bán nước buôn dân . Bọn khuyễn ưng sai đâu làm đó,làm quá nữa. Cho nên robot âu mỹ có phát minh hiện đại mấy cũng thua vn, một vn xữ dụng toàn robot do kỹ xư vn ,hcm,hồ quang ché tạo…
    Bọn này thiếu đầu óc, Như một cái máy;hì chúng đã nói rồi mà: “con người như một cổ máy,sông làm việc theo lênh cái còi,chét là HẾT”
    (ongvòvẽ)

    • ongvòvẽ says:

      “LDĐức không coi lá cơ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc….”(ong ta có lần viết như vậy. Nhưng không phải Ông ta theo ờ vàng mà cờ vàng theo Ong ,cũng từ lò “luyện máu” Hà nội mà ra,là cờ nhà Nguyễn ,tay sai bán nước truyền qua tới thòi Ông Diệm Ong Thiệu,cũng là lũ bán nước và tới nay.cờ của tay sai..hậu duệ của bán nước ! (vậy mà có người chí thức ,qddvnch nghe theo và dòi đỏi cờ ,đỏi quốc ca ay không treo cờ hát QC (như nguyên Đ D C Đ Đỗ H.). Nghĩa là theo đó thì TỔ QUỐC VN không có biểu tượng nào hết…Không cờ từ trước đến nay !Điếu cày…..(đọc tiếp ở trên)
      Xin lỗi và xin cám ơn ĐCV …
      (ovv)

  8. Thái Minh says:

    Cờ vàng ai nhìn đâu mà kể. Cờ đó chẳng đại diện cho ai cả. Nó chết theo ông Diệm và Tiệu rồi. Xuống đó mà treo nhé. Còn năm 1975 họ chôn cờ này rồi. Giờ có mấy ông sân hận ngồi nhớ về quá khứ thất trận treo lên để cho mọi người chửi đó mà!

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Lý do nào mà Cộng láo VN vẫn tiếp tục sử dung những em cò mồi, vẹt ngớ ngẩn?

      Thưa bởi vì những tên cầm quyền lãnh đạo tối cao, hãy còn quá…dốt…

      Chúng cứ ngở rằng, dân VN vẫn còn…bần nông i tờ rít như những năm xưa, cò mồi hát vẹt, ngớ ngẫn, vẫn…mưa dầm thấm đất.

      VN Cộng láo có ngờ đâu, dụng cò mồi hát ngớ ngẩn, phản tác dung, lòi …cái dốt.

      Khôn ngoan, phải biết…update..

      Bây giờ, lòi mặt chuột sử dung cờ đỏ sao vàng, là cờ…con của cờ Tàu Cộng, ai thèm?

      Tàu Cộng đang…tát vào mặt Cộng láo VN lia lịa, lại…trương lá cờ con của Tàu, thiên hạ cười chết. Phải xài cờ vàng thôi mấy em ơi…

    • Trần Vinh says:

      (Dư) lợn (viên) Vi xi ăn cám của bọn Tuyên giáo CS phản quốc nói nhảm. Đọc dưới đây này :

      Quốc kỳ Việt nam Cộng Hoà bay rợp trời tại siêu cường quốc Hoa kỳ:

      “Tổng hợp Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” – 5/28/2011- Phạm Bá Hoa : Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta.

      Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (29 tiểu bang).

      Sơ kết 125 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, gồm: 15 tiểu bang, 8 quận hạt, 102 thành phố, và các địa phương này thuộc 29 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 19 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có 1 TP. Tiểu bang Florida và 3 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawaii có 1 TP. Indiana có 2 TP. Iowa có 1 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Louisiana. Massachussetts có 8 TP. Tiểu bang Michigan và 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Tiểu bang Nebraska và 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 2 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Tiểu bang Oregon và 2 TP. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Tiểu bang Utah và 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là Washington State với 2 quận hạt và 21 thành phố.

      *** Gia Nã Đại ( Canada): Ngày 15/6/2009, Văn Thư của ông Jason Kenney, bộ trưởng Bộ Công Dân & Di Trú Gia Nã Đại, công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng Đồng Việt Nam tại Gia Nã Đại.

  9. Tổng thống Putin lại khiến Mỹ và phương Tây phải ghen tị và thất bại khi muốn lật đổ ông.
    Cập nhật lúc: 12h27″ | 13/07/2015
    - Một lần nữa nhân dân Nga lại chứng minh cho Mỹ và phương Tây đã thất bại trong âm mưu lật đổ ông Putin bằng cách mạng mầu. Kết quả vừa công bố thì 3/4 cử tri Nga (75%) thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Tổng thống Vladimir Putin, tiếp tục giữ ông chủ điện Kremlin ở trên đỉnh cao của niềm tin quốc gia. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận của Tổ chức Ý kiến Công luận vừa được công bố hồi cuối tuần.
    Ảnh minh họa
    Tổng thống Nga Vladimir Putin – “thỏi nam châm” thu hút giới truyền thông quốc tế
    Những người đi thăm dò ý kiến cho hay, nếu một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ở Nga ngay trong ngày Chủ nhật vừa rồi (12/7) thì có đến 75% người dân Nga sẽ tiếp tục tin tưởng dành lá phiếu của họ cho Tổng thống Putin. Hồi cuối tháng 6, tỉ lệ cử tri ủng hộ cho ông Putin đạt mức 76%. Con số 75% là mức tỉ lệ ủng hộ trung bình danh cho ông Putin kéo dài từ tháng 3 đến giờ.
    Với tỉ lệ 75% cử tri bỏ phiếu cho Nhà lãnh đạo Nga, ông này đã bỏ xa đối thủ thứ hai một khoảng cách vô cùng lớn. Cụ thể, có khoảng 5% người được hỏi đã thể hiện sự ủng hộ cho Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDPR) Vladimir Zhirinovsky. 2% cử tri lựa chọn Lãnh đạo Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov. Chỉ có 1% nói “có” với ông trùm kinh doanh cũng là cựu lãnh đạo của Đảng Cương lĩnh Công dân Mikhail Prokhorov và các chính khách khác.
    Đồng thời, có 1% cử tri cho biết, họ sẽ phá hỏng là phiếu của mình.
    Lãnh đạo của Đảng Nước Nga Công bằng Sergey Mironov không thể trông chờ vào bất kỳ lá phiếu nào bởi có 0% cử tri bầu cho ông này.
    Trong khi đó, 9% người được hỏi cho biết, họ sẽ không đi bỏ phiếu và 6% khác không chắc chắn về sự lựa chọn của họ.
    Cuộc thăm dò dư luận trên được tiến hành đối với 3.000 người ở 64 khu vực của Nga. Sai số thống kê không vượt quá 3,3%.
    Việc Tổng thống Putin tiếp tục được người dân Nga tin tưởng và yêu mến là điều nằm ngoài sức tưởng tượng của phương Tây khi mà họ đang tìm mọi cách o ép, bao vây nước Nga, gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống của người dân Nga.
    Cuộc khủng hoảng ở Ukraine chứng kiến một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng và nghiêm trọng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
    Mỹ cùng với các đồng minh Châu Âu nhanh chóng đổ lỗi, cáo buộc cho nước Nga của Tổng thống Putin đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông Ukraine với hơn 6.400 người thiệt mạng.
    Dựa trên cáo buộc trên, phương Tây đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga với mục đích cao nhất là nhằm ép cho ông Putin phải thay đổi lập trường trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Với tính toán rất tỉ mỉ và logic, phương Tây tin rằng, việc tung ra các biện pháp trừng phạt mạnh tay về kinh tế, khiến nền kinh tế Nga lao đao, loạng choạng và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở xứ sở Bạch Dương thì chính quyền của ông Putin sẽ dễ dàng bị khuất phục hơn.
    Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn đi ngược lại với những tính toán của phương Tây. Tổng thống Putin không những không bị người dân của mình gây sức ép ngược trở lại vì các biện pháp trừng phạt mà ông lại còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của họ.
    Thay vì đổ lỗi cho các quyết sách của Tổng thống Putin trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, người dân Nga lại tin rằng, phương Tây đang viện cớ vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine để tìm cách kiềm chế, o ép nước Nga. Người dân xứ sở Bạch Dương tin rằng, phương Tây đang lo sợ về sự đi lên nhanh chóng của nước Nga dưới thời của Tổng thống Putin và đang tìm cách muốn kiểm soát, kiềm chế sự phát triển mạnh mẽ đó. Vì thế, các đòn trừng phạt của phương Tây vô hình chung lại là “chất xúc tác” giúp tăng cường, củng cố lòng yêu nước và tình đoàn kết của người dân Nga. Họ đã ủng hộ và sát cánh bên ông Putin trong cuộc đối đầu chống lại sức ép từ phương Tây.
    Rõ ràng, đúng như nhận xét của nhiều chính khách và các chuyên gia, chính sách trừng phạt của phương Tây không những chẳng gây hại được ông Putin mà lại làm lợi cho ông này.
    Trong suốt hơn một năm qua, Nhà lãnh đạo Nga luôn giành được tỉ lệ ủng hộ của người dân ở mức cao kỷ lục. Cái tên của ông liên tiếp xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trong các cuộc bầu chọn người có ảnh hưởng nhất, người có quyền lực nhất…. của thế giới.

    Phát ngôn viên của ông chủ điện Kremlin từng bình luận, việc ông Putin có mặt trong các danh sách kiểu như trên thể hiện sự nổi tiếng và uy tín khắp toàn cầu của ông Putin.
    Về phần mình, Tổng thống Putin dưới sự ủng hộ của người dân Nga tiếp tục duy trì lập trường của mình trong vấn đề Ukraine, quyết không thay đổi.
    Sự kiên định của Tổng thống Putin được duy trì bất chấp việc phương Tây dùng mọi công cụ để làm lay chuyển ông này. Tổng thống Putin liên tục trở thành mục tiêu công kích dữ dội của truyền thông phương Tây.
    Cuộc đối đầu Đông-Tây vì thế trở nên nóng bỏng, quyết liệt hơn lên mỗi ngày. Hai bên tiếp tục theo đuổi cuộc chiến trừng phạt trên mặt trận kinh tế. Cùng với đó, Nga và phương Tây cũng có không ít động thái quân sự gây giật mình nhằm thị uy lẫn nhau.
    Qua kết quả này ông OBama và các cố vấn tham mưu chiến lược Mỹ và phương Tây đã phải cay đắng nhận ra rằng người dân Nga có dân trí cao, họ biết đến ai đã hết lòng vì đất nước vì nhân dân mà phục vụ để cổ vũ và ủng hộ. Các mạng mầu đã không có chỗ ở Nga.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Lạc hậu vừa thôi em…

      Hỏi, trên thế giớ này, có ai them…ganh tị với anh mặt ngựa không?

      Nàm gì có chuyện đó? chỉ có cò mồi Cộng láo vì…nịnh nên mới hát ngớ ngẩn thế thôi…

      Thiên hạ, thực ra đều …thương hại cho anh mặt ngựa. Thời buổi dân chủ tự do, thông tin in tẹc nét, mà…mặt ngựa cứ…khoe rởm, thiệt …muốn mữa.

      Khoe rởm bị cười thì khùng lên, thành…hung nô….

      Chết, cũng sẽ còn bị nguyền rủa như …Hồ chí Minh nghe em…

    • Nguyễn Thanh says:

      Báo Xạo Hết Chỗ Nói chỉ có bọn dư lợn viên đọc và tin thôi . Chớ còn ngoạm tha lên diễn đàn này thì chỉ làm trò cười .

      Nhà báo Bùi Tín : Đã từ lâu báo đảng CS VN ế ẩm trên thị trường, nằm mốc meo, vàng khè trên các sạp báo.

      Ngày báo chí 21 tháng 6 năm nay , Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đã than thở rằng, chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Đến nỗi nhiều người không dám nhận là nhà báo, vì báo chí sai sự thật quá nhiều.

    • HOÀI NIỆM

      Liên Xô giờ đã chết rồi
      Quên đi quá khứ nhắc thời mà chi
      Người mình đâu phải cu li
      Cái gì cũng hướng cái gì cũng Nga
      Putin dầu có sa đà
      Chuyện đời kệ mẹ ba hoa làm gì
      Dân Nga quật khởi mấy khi
      Ai lên cũng vậy tì tì tuân theo
      Thói thường như vậy lâu rồi
      Hình như đã có từ thời Lênin
      Sa hoàng dầu chết im lìm
      Putin đang sống cũng ghìm được thôi
      Quý hồ dân chủ tự do
      Phải vào máu huyết mới ta ngon lành

      PHƯƠNG NGÀN
      (15/7/15)

  10. tu vuon says:

    Trâu Việt Nam says:
    10/07/2015 at 03:05
    Trâu ơi ta bảo trâu này! Mấy ông VNCH cuối đời ôm cái sân hận này dù muốn nói gì thì quan hệ Mỹ Việt vẫn đi lên. Chó có sủa nhưng đoàn người vẫn tiến. Mà sủa to quá có khi bị đánh vỡ cái loa đó. Hãy đọc bài phỏng vấn này:
    CSIS: Mỹ sẵn sàng tiến xa trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam

    OK!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trương Tấn Sang đi dự đại hội ở Bandung, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ còn treo sờ sờ trước đại diện của trên 100 quốc gia Phi-Á…. “Thế này nà thế nào?!”

      Bảo Việt Nam Cộng Hòa đã sụp mà sao cứ lau lại thấy…hiện diện là sao?

      (“Thế này ‘nà’ thế nào?!” http://danlambaovn.blogspot.com/2015/05/the-nay-na-nao.html)

    • Linh says:

      Anh Phú Đảng Viên ơi , anh giải thích làm sao khi cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa treo sờ sờ tại hội nghị Bangdun, có hình có ảnh trước bao nguyên thủ quốc gia đàng hoàng? Chẳng lẽ bọn ban tổ chức Bandung cũng biết bắt chước…Trọng Dân mà phản động ăn mày dĩ vãng chăng?

      Thôi, “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm” là cái chắc rồi, anh Phú nhể !

Leave a Reply to Trần Tưởng