WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xuân Vũ, Củ Chi & Wikipedia

“People in the developing world don’t always understand how Wikipedia is created. It’s such a credible website, it comes so high up the search rankings—people think it’s just another encyclopedia.”

Nhiều người ở các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng hiểu cách thức wikipedia được tạo ra. Đó là một website được tin cậy, đến độ thứ hạng tra cứu thông tin qua nó đứng ở mức rất cao –  người ta nghĩ rằng nó là một dạng tự điển bách khoa.

Andreas Kolbe, Wikipedia editor

Nowy obraz (4)

Cuối đời, tôi hơi hốt hoảng khi chợt nhớ ra rằng mình chưa được đi du lịch lần nào ráo trọi. Trước khi chuyển qua từ trần, có lẽ, cũng nên thử nghỉ hè một chuyến cho nó giống với (phần đông) thiên hạ!

Gọi điện thoại hỏi qua mấy hãng du lịch, và được khuyên rằng nếu không rành tiếng Anh tiếng Pháp thì đừng có bầy đặt qua Tây qua Úc làm chi (cho má nó khi) cứ qui cố hương cho nó chắc ăn. Thủ tục xin chiếu khán vào Việt Nam, bây giờ, thoáng lắm.

Những địa điểm họ đề nghị nên đến “tham quan” cũng đều vô cùng hấp dẫn:

-         Lăng Bác

-         Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng

-         Địa Đạo Củ Chi

Giữa tôi và ông Hồ Chí Minh không có mâu thuẫn gì lớn. Xích mích, đụng chạm, cãi cọ (nho nhỏ) cũng không luôn. Vào thăm lăng Bác âm u cho biết (nó âm u tới cỡ nào) cũng tốt thôi nhưng kẹt cái là phải ra tuốt luốt tận Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại thì xa xôi và lôi thôi quá. Đã thế, cứ theo dư luận thì nạn rạch hành lý của du khách ở phi trường Nội Bài “nổi cộm” hơn ở Tân Sơn Nhất rất nhiều lần (nên) tôi đành … thôi vậy!

 

Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi.

Lý do, theo ông Nguyễn Như Công, giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam: “vì lượng người đổ về tham quan quá đông” nên cái nền chịu đời không thấu.

Ông Công khiến tôi trộm nghĩ (“không mợ chợ cũng đã đông rồi”) mình  bon chen vào xem làm gạch của tượng đài vỡ nặng hơn nữa thì dám bị nghi rằng đây là “âm mưu phá hoại của bọn thù địch nước ngoài,” chứ chả phải đùa đâu.

Lôi thôi có thể bị mời vô phường hay vô đồn để “làm rõ” là bỏ mẹ, hay (dám) bỏ mạng luôn. Ngày nào mà không có người đã “tự tử” ở trụ sở phường, hay trong đồn công an Việt Nam, đúng không?

Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi đến nơi tưởng cũng nên google thử chơi một cú. Wikipedia ghi rõ:

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách ThànhphốHồChí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được MặttrậnDântộcGiảiphóngmiền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ ChiếntranhĐôngDươngChiếntranhViệt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.

 Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây... tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Trời, đất, qủi thần ơi – hồi đó – sao cán bộ cách mạng giỏi dữ vậy cà? Ở dưới tuốt địa đạo cả chục thước mà không ai bị  ngộp nước ráo trọi; đã vậy, họ còn làm kho chứa vũ khí, bệnh viện giải phẫu, và rạp để chiếu phim hay trình diễn văn nghệ nữa kìa.

Vậy mà bây giờ hễ cứ mưa là thủ đô Hà Nội trở thành Hà Lội, và thành phố Hồ Chí Minh (rực rỡ tên vàng) cũng bớt rực rỡ rất nhiều vì lụt lội – theo tin loan của báo Pháp Luật, số ra ngày 09 tháng 5 năm 2015: “Mưa nửa tiếng đường ngập như sông, xe cộ bì bõm trong nước cống… Trên đường đường Nguyễn Văn Quá (đoạn qua phường Đông Hưng Thuận, quận 12), sau cơn mưa lớn, tuyến đường này ngập ngụa nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc hơn 500m.”

Mưa Hà Nội. Ảnh: infonet.vn

Mưa Hà Nội. Ảnh: infonet.vn

Blogger Cao Huy Huân (VOA) còn cho biết thêm chi tiết: “ Theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực trung tâm TP được xác định còn 68 điểm ngập, so với năm 2011 số điểm ngập trên nhiều hơn 10 điểm. Công tác chống ngập thời gian qua cứ loay hoay với câu chuyện xóa, giảm điểm ngập này lại phát sinh điểm ngập khác, thời gian qua tại TP đã phát sinh tới 29 điểm ngập.”

Mưa Sài Gòn. Ảnh: wikivn.org

Mưa Sài Gòn. Ảnh: wikivn.org

Khoảng cách rất gần giữa Sài Gòn và Củ Chi, và rất xa giữa “khả năng của chính quyền cách mạng” hồi thời chiến với thời bình khiến tôi hơi nghi ngại – nghi ngại về mức độ khả tín và khả xác của Wikipedia! Lò dò thêm một chập tôi tìm ra được một nguồn tài liệu khác viết về Củ Chi, qua ghi nhận của một nhà văn: Xuân Vũ.

Ông không có tên trong Wikipedia, tất nhiên, dù đã để lại cho đời “một gia tài văn chương đồ sộ gần 50 tác phẩm” – theo ghi nhận của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh:

“Xuân Vũ (1930-2004) là một nhà văn mà các tác phẩm cả về lượng lẫn phẩm đều nổi trội. Ông viết nhiều thể loại, từ những hồi ký đến truyện dài, từ những truyện phong tục đồng quê của Nam Bộ thời xa xưa đến những truyện theo sát thời sự từ thuở kháng chiến chống Pháp đến lúc vượt Trường Sơn vào Nam…

Một bộ hồi ký gồm 5 cuốn mà Xuân Vũ viết qua ký ức của Dương Đình Lôi ‘2000 Ngày Đêm trấn Thủ Củ Chi’ cũng là một chứng tích của một cuộc chiến mà những chiến công tưởng tượng và những anh hùng là người có tên có tuổi thực nhưng được thổi phồng với những việc làm mà óc tưởng tượng cũng phải khó khăn lắm để sáng tạo ra.”

Tôi vào hệ thống thư viện ở thành phố San Jose, California, và tìm được ngay bộ sách này:

Title: 2000 ngày đêm trấn thủ củ chi / Xuân Vũ & Dương Đình.
Author: Xuân Vũ.
Publication Information: Glendale, CA : Đại Nam, 1991-
Description: v. <1-7 > ; 21 cm.
Note: Volumes 1-4 published by Trời Nam ; Volumes 5-7 published by Đại Nam.
Subject: Vietnamese War, 1961-1975 — Tunnel warfare.  Vietnamese War, 1961-1975 — Vietnam — Củ Chi (Quận)
Củ Chi (Vietnam : Quận) — History.

Té ra trọn bộ tới bẩy cuốn lận, chớ không phải năm. Mẹ ơi, mấy ngàn trang sách thì đọc chắc tới tết hay dám tới chết luôn – không chừng. Mới coi qua đôi dòng “LÁ THƯ GỞI CHO MỘT NỮ ‘DŨNG SĨ’ ĐẤT CỦA CHI” mà tác giả viết thay cho lời tựa thấy cũng đủ thấy “chóng mặt” rồi:

Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 8 năm 1991

Em Bảy Mô thân mến,

Bất ngờ anh bắt gặp một quyển sách tiếng Anh viết về địa đạo Củ Chi trong đó có đề cập tới em và hình em nữa. Xem xong quyển sách này anh cười phì vì nó hài hước và bịp bợm quá lẽ, anh không muốn nêu tên sách và tác giả ra đây vì họ không đáng cho anh gọi là nhà văn, mà họ chỉ đáng được gọi là những thằng bịp…

Anh tự hỏi tại sao tác giả quá ngây ngô để bị lừa một cách dễ dàng rồi trở lại lừa độc giả của họ một cách vô lương như thế. Nhưng cho dù họ bịp được toàn nhân loại đi nữa, họ cũng không lừa được anh và em, những kẻ đã từng đổ mồ hôi và máu trên mảnh đất này. Riêng anh thì đã tử thủ mặt trận: Hai ngàn ngày đêm, không vắng mặt phút nào. Để nói cho độc giả biết rằng bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ đường mòn xương trắng và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.

Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không ? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964) ? Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta. Nếu tính bề châu vi thì quận Củ Chi đo được chừng năm mươi cây số. Như vậy bề dài của địa đạo ít nhất bốn lần chu vi Củ Chi. Họ còn viết rằng địa đạo đã lập thành một vòng đai thép bao quanh căn cứ Đồng Dù và người cán bộ mặt trận có thể ở dưới địa đạo nghe nhạc đang đánh ở trên căn cứ này. Cụ thể là ông Năm Phạm Sang ngồi đàn dưới địa đạo mà nghe Bon Hope diễn kịch ở trên đầu hắn.

Du khách được ăn uống thử dưới địa đạo những món ăn của cư dân địa đạo trước đây. Ảnh và chú thích: wikipedia

Du khách được ăn uống thử dưới địa đạo những món ăn của cư dân địa đạo trước đây. Ảnh và chú thích: wikipedia

Quyển sách ma này nói láo, nói bậy hoặc nói nhầm hầu hết về những gì đã xảy ra ở Củ Chi trong vòng năm năm (1965-1970) anh và em có mặt ở đó. Nhưng ở đây anh chỉ nhặt ra vài ba điểm quá ư ngu xuẩn của tác giả mà một người đã dám cầm bút viết nên sách dù kém tài đến đâu cũng không thể có được.

Ví dụ họ viết rằng anh Tám Lê và vợ là Thị Thắm mổ xẻ thương binh dưới địa đạo. Xin hỏi: “Làm cách nào để đem thương binh xuống đó ? ” Nên biết rằng miệng địa đạo chỉ hẹp bằng cái khay trầu thôi. Người thường tuột xuống đó còn phải lách chứ không dễ dàng. Thương binh, nếu nặng thì nằm trên cáng, còn nhẹ thì băng bó đầy mình làm sao tụt xuống được? Và nếu có tụt xuống được thì nằm ở đâu, dụng cụ gì, đèn đóm nào dùng cho cuộc giải phẫu. 

Đó là chưa nói đến cái không khí ác độc ở dưới địa đạo. Người khỏe mạnh bất đắc dĩ phải xuống địa đạo thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đã mệt ngất ngư rồi: vì không đủ dưỡng khí! Nếu bị kẹt vài giờ dưới đó thì con người đã trở thành miếng giẻ rách, còn khi bò lên được thì đã quên hết tên họ mình. Vậy sau khi được giải phẫu, thương binh phải sống dưới đó làm sao? 

Đó là chưa kể những việc lặt vặt khác như thương binh phóng uế hoặc thủ tiêu những băng đầy máu me. Những người chưa từng ở địa đạo nghe mấy vị này mô tả chắc sẽ nghĩ rằng cuộc sống dưới địa đạo khỏe khoắn như ở trong nhà lầu có máy điều hòa không khí.

Xin thưa câu chuyện không đẹp tai cho lắm: Một lần nọ khi chui xuống địa đạo chúng tôi bị quân Việt Nam Cộng hòa chốt trên đầu không lên được. Rủi thay một nữ cán bộ có đường kinh. Nếu ở trên mặt đất thì dù không kịp dùng băng vệ sinh người đàn bà vẫn không toát ra mùi gì (xin lỗi) nhưng ở dưới địa đạo gặp trường hợp này mọi người đều ngặt mình như sắp chết vì cái mùi uế tạp kia. Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử… 

Em Mô thân mến,

Chúng ta hãy cùng nhau cúi hôn mảnh đất Củ Chi đau khổ của chúng ta hiện nay đang nhục nhã vì bị bọn Cộng Sản đem ra làm trò bịp thế gian…

 

Cái gì chớ “bịp” thì là nghề của “bọn Cộng Sản” mà, và Wikipedia (tiếng Việt) thì đúng là mảnh đất lý tưởng để cho mấy ổng múa gậy vườn hoang.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Xuân Vũ, Củ Chi & Wikipedia”

  1. Chiều: CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

    15h30: Quý khách tập trung lên xe. Đoàn khởi hành về lại điểm đón ban đầu.
    Kết thúc chương trình. Xe và HDV Khai Tâm
    Travel chia tay, tạm biệt và hẹn gặp lại Quý
    khách.

  2. UncleFox says:

    Ông Tưởng nghĩ có tiền là cứ “đặt tua” du lịch Củ Chi dễ dàng lắm chăng ? Tưởng như thế là Tưởng năng thối …
    Thực ra muốn du lịch địa đạo Củ Chi phải trải qua một cuộc “điều tra làm rõ” rất ư là căng thẳng . Hôm tôi và mụ Fox nộp đơn xin visa xâm nhập địa đạo Củ Chi thì bị đồng chí cán bộ phụ trách “mảng” an ninh hỏi những câu đại khái thế này :
    _Vòng eo (?) bác Káo giai có vượt quá “ngưỡng” 40 phân Anh không ?
    _Bác Káo gái có hay nói lái để nhỡ mồm chỉ cu rồi hỏi Củ Chi không ?
    _Hai Bác chắc chắn không đang bị “tiêu chảy cấp” chứ ?
    _Mấy ngày qua hai Bác có ăn những thứ tạo hơi ga như các loại đỗ, hạt mít, khoai lang vv… là những thứ dễ đánh rắm gây hơi ngạt hoặc có thế gây cháy nổ trong đường hầm ?
    _Trường hợp không thể nín ỉa, hai Bác có chịu trả thêm phụ phí cho cán bộ phục vụ “xử lí” tại chỗ không ? _
    Phổi hai Bác có thể chịu đựng khói độc phát ra từ máy điện để chiếu phim Bác Hồ bú mồm các lãnh tụ Cộng Sản khi “Người” đi “tham quan” các nước anh em XHCN không ?
    _Trong khi “tham quan” địa đạo, nhỡ bị bệnh đột biến cần mo^? xẻ, hai Bác sẽ được các y, bác sĩ do đích thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đào tạo giải phẫu miễn phí theo đúng các tiêu chuẩn thời chiến . Ngay cả thuốc Xuyên Tâm Liên là loại thuốc được dùng trong “quá trình” điều trị cũng được phát miễn phí luôn . Nhưng hai Bác nhớ phải có phong bì “bồi dưỡng” cho từng cán bộ chiến sĩ phục vụ nhé .
    _Này bác Káo gái …đây là câu hỏi quan trọng nhất mà Bác phải giả nhời thật trung thực nhé … rằng thì là …Bác đang “trong quá trình” chu kỳ kinh nguyệt không nhỉ ?
    _Thưa đồng chí cán bộ .. _Xin lỗi Bác cho cháu ngắt nhời … ngày nay “từ” đồng chí không thể dùng một cách “tuỳ tiện” đâu nhé . Chỉ khi nào muốn thanh trừng nhau thì đảng viên chúng em mới dùng đến “từ” này . Như trong trường hợp Chủ tịch nước Tư Sâu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng “đồng chí Ếch” vậy . Nhớ nhé ! Thôi Bác tiếp tục giả nhời đi …
    _Vâng ạ ! Kể từ ngày đẻ lần thứ một trăm của “Bác Hồ” thì tôi đã biệt kinh kỳ luôn rồi . Sao thế ? Các đồng chí … ơ ơ .. cán bộ định “thu hồi” kinh nguyệt của du khách để làm thuốc tăng thọ cho lãnh đạo đảng ta đấy à ?
    Đồng chí cán bộ cười dễ dãi, hai cánh mũi giần giật cứ như là đang hít phải hơi độc : _”thu hồi” cái mả mẹ Bác Hồ nhà cháu ấy chứ . Hai Bác không biết chứ, ở dưới hầm mà hít phải mùi “máo wè” thì chết còn sướng hơn đấy !

  3. UncleFox says:

    Nói phét một tấc bằng giời là nghề của CS, ông TNT thắc mắc làm chi ? Chuyện đường hầm Chỉ Cu dài hai trăm dặm, có lúc “ém” cả chục sư đoàn thì chó nó cũng không tin . Thế nhưng, có những sáng kiến độc đáo khi cán bộ, chiến sĩ ta sinh hoạt bên dưới thì chỉ có những con người vĩ đại, bộ đội Kụ Hồ mới nghĩ ra được … mà những điều ấy mới làm các du khách khắp năm châu vô cùng ngưỡng phục … Đây là vài truyện điển hình :
    _Sau năm 1965, số cán bộ, chiến sĩ phục vụ dưới đường hầm Gucci tăng nhanh nên vấn đề vệ sinh ăn ỉa “diễn biến hết sức phức tạp” . “Khối lượng” bộ đội tăng thì “khối lượng” bộ đội hy sinh do ngạt hơi đồng bộ song hành . Thế là đồng chí Trần Văn Trà liền ra chỉ thị … cấm ỉa . Thằng nào lỡ không nín ỉa được thì phải tự xử lý . Kết quả thật khả quan ngoài “dự báo” … Chẳng những “khâu” vệ sinh được cải thiện mà cả “khâu” lương thực cũng được “cân đối” “tốt” . Chỉ riêng đồng chí Trần Bạch Đằng, người nắm bộ phận phụ nữ (?) là còn điên cái đầu vì không thể khống chế việc chu kỳ kinh nguyệt của chị em ta cứ đến hẹn lại lên thôi . Thực tế là ngoài mùi xác khắm bác Hồ thì chẳng có mùi nào làm bộ đội Củ Chi ‘bức xúc” hơn cái mà đồng chí Sáu Dân Võ Văn Kiệt gọi là mùi “máo wè” cả . Thế nhựng “vụ việc” chẳng biết rồi đã ra sao mà chẳng thấy nhà văn Xuân Vũ nhắc tới nên chắc có thể cũng đã được giải quyết theo “hướng” …tự xử chăng ? Một lần nọ ban chỉ huy chiến trường Nam Bộ đóng đô ở dưới hầm, cách căn cứ Đồng Dù toạ lạc bên trên chỉ chừng vài mét . Bất ngờ đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) hỏi các cử toạ viên cuộc họp :
    _ Tôi đố các đồng chí hôm nay bọn đế quốc Mỹ đang ngồi trên đầu chúng ta ăn gì ? Chờ cho đồng bọn đực mặt ra như chúa Tầu ngửi rắm, Mười Cúc hãnh diện tuyên bố : _Hôm nay chúng ăn gà rán và khoai tây . Này, các đồng chí thử thấm ngón tay vào chỗ nước rỉ từ “bể phốt” của chúng xuống rồi ngửi xem tôi đoán có y bong bóc không nhé ! Đồng chí Sáu Búa (Lê Đức Thọ) vỗ đùi khen rối rít :
    _Xưa kia Câu Tiễn nếm phân đoán được bệnh Phù Sai rồi phục hồi cơ nghiệp . Mấy năm trước Bác Hồ ta nhờ nếm cứt Tây chứ không chịu ngửi rắm Tầu nên mới giành lại được miền Bắc xã nghĩa . Nay đồng chí Mười Cúc nếm nước bể phốt mà đoán được cả việc ăn uống của lính Mỹ thì ta còn lo gì không giải phóng được miền Nam !

  4. Nguyễn Thanh says:

    ( Trích -Tóm tắt) Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Tôn Thất Soạn: Cái mà Hà Nội Cộng sản gọi là “Thành Đồng Vách Sắt Củ Chi” là cái bịp bợm.

    Tất cả hầm hố, địa đạo chỉ cần một mùa mưa là hỏng hết, phải đào lại, tu bổ lại. Cái nào không sập thì cóc, nhái, rắn rết, bò cạp, bọ chét cư ngụ trong đó. Du kích Việt Cộng (VC) bị chúng cắn hàng ngày, ghẻ lác đầy mình, cực chẳng đã, đối diện với cái chết mới “chém vè“chui trốn xuống đó, chịu đựng từng phút từng giờ chứ từng ngày là xem như tiêu đời. Tối đến là chúng trồi lên miệng hầm tìm đường trốn đi nơi khác, hoặc tập trung để phản ứng lại.

    “Địa Đạo Củ Chi” là danh từ thường dùng của báo chí Mỹ. Cộng Sản Hà Nội gọi Củ Chi là “Thành Đồng Vách Sắt. ” Việt Nam Cộng Hòa gọi địa danh này là mật khu Hố Bò. Đây là vùng đồn điền cao su rộng lớn bị bỏ hoang vì chiến tranh, thuộc quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương. Phần đất phía hữu ngạn sông Sài Gòn. Phía Bắc tiếp giáp với mật khu Bời Lời, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Phần đuôi của mật khu Dương Minh Châu và phía tả ngạn là mật khu Tam Giác Sắt thuộc quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

    Từ khi SD 25 BB Hoa Kỳ do Thiếu Tướng Weyan chỉ huy, đến đóng tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, mật khu Hố Bò bị tê liệt vì pháo binh 105, 155, 175 của căn cứ này và những phi vụ B.52. SD1 không Kỵ HK còn gây ác liệt hơn cho VC; đơn vị này trực thăng vận bắt sống rất nhiều VC.

    Đầu năm 1972, Tiểu Khu Hậu Nghĩa đề nghị kế hoạch ủi quang mật khu Hố Bò lên Quân Đoàn III. Trung Tướng Đỗ Cao Trí TL/QĐ. III với cố vấn Mỹ là Trung Tướng Weyan đã chấp thuận kế hoạch; Phương tiện ủi quang là đơn vị xe ủi đất loại lớn ROM-PLOW của Mỹ gồm 12 chiếc. Với 1 Tiểu Đoàn địa phương quân (tiểu khu Hậu Nghĩa) yểm trợ an ninh giai đoạn đầu và giai đoạn chót. Thời gian là 1 tháng.

    Giai đoạn I: thời gian 1 tuần lễ

    Khai quang khu rừng chồi đầy mìn bẫy VC ở phía Tây Bắc căn cứ Đồng Dù SD 25 Mỹ.
    Ngày đầu tiên ủi quang khu vực ẩn trú của huyện đội Củ Chi VC: một số VC bị bắt sống với vũ khí đầy đủ, một số bị chôn vùi chết cùng vũ khí dưới sức nặng của xe xích sắt bánh xe, mà ta không kiểm chứng được số lượng chính xác. Diện tích ủi quang khoảng 5 Km 2. Những ngày kế tiếp, địa phương quân cũng bắt được một số VC chui lên khỏi địa đạo đầu hàng với vũ khí cá nhân. Nhưng sau đó VC bắt đầu phản ứng chống cự, chúng bắn B40, B41, súng AK-47 khiến một số tài xế bị thương hay tử thương.

    Giai đoạn II : Ủi quang mật khu Hố Bò, thời gian 2 tuần lễ

    Đảm trách an ninh do Thiết Đoàn M48 và M113 của SD 25 HK phụ trách, sau 2 tuần lễ, toàn bộ mật khu Hố Bò đã được ủi quang sạch. Có nghĩa là khu rừng rậm đầy mìn bẫy được bày ra như một khu vực chuẩn bị để lập đồn điền cao su mới, rộng khoảng 60 Km vuông. Hệ thống địa đạo bị sập, bị cày nát. Đa số hầm hố cũ bị hư hại vì thời gian và thời tiết.

    Giai đoạn III: Ủi quang mật khu Bời Lời, khoảng 1 tuần lễ

    Sau khi dưỡng quân và tu sửa máy móc xe cộ 1 tuần, đoàn xe ROM-PLOW với sự yểm trợ của Thiết Đoàn SD25 Mỹ đã ủi sạch mật khu Bời Lời mà không gặp một trở ngại nào. Đây là nơi đóng quân của 3 Trung Đoàn VC Q. 761, Q. 762 và Q. 763.

    Sẵn đà, đoàn ROM-PLOW ủi tiếp lên phía Bắc, đụng con đường từ Trảng Mít (Tây Ninh) qua Dầu Tiếng (Bình Dương). Sau hơn 1 tháng, đoàn ROM-PLOW đã ủi quang một diện tích khoảng 400 Km vuông.

    Từ con đường Củ Chi-Phú Cường lên đến con đường Trảng Mít-Dầu Tiếng dọc theo hữu ngạn sông Sài Gòn bao gồm 2 mật khu Hố Bò và Bời Lời.

    Phân khu 6 VC Đô Thành Saigon-Chợ Lớn và 3 Trung Đoàn VC Q. 761, Q. 762 và Q. 763 đã bị thiệt hại một số về nhân mạng và vũ khí trong chiến dịch ủi quang năm 1972 này; phần sống sót còn lại, chịu đựng không nổi phải rời bỏ căn cứ an toàn lâu đời, để trốn chạy sang đất Miên dung thân.

    Kết luận

    Dưới lưỡi cày và xích sắt của đoàn ROM-PLOW của ta, Địa Đạo Củ Chi của Việt Cộng đã bị ủi quang và phá hủy địa hình qua mùa mưa năm 1972, hệ thống Địa Đạo Củ Chi đã bị ngập nước và hư hại.

  5. theky says:

    Ngày ấy,khi phái đòan từ miến Nam ra Hà nội thăm Bác,có cô gái vót chông chống tăng Mỹ,cô gốc Củ Chi,bác chỉ vào bụng dưới của cô và ra câu đối: Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi.Cả đòan tịt…???
    Xin qúy vị đối giúp,nghe nói có thưởng cho câu đối chỉnh nhất.

    • Quang says:

      Câu này có “Boác” nên đối trả theo lời “Boác”:

      Cày* “Boác” tặng, mới cày đã gãy.
      còn đối theo bình thường là:

      Trai Hóc môn** vừa hôn vừa móc.

      *cày=lưởi cày
      **Hóc môn= Quận,huyện Hóc môn và Củ chi sát bên nhau.

  6. quandannambo says:

    thằng-cuội ngồi gốc cây đa
    thấy ông việt-cộng gọi cha ời ời
    cha còn họp đảng trên trời
    mẹ còn cỡi ngựa đi chơi ba-đình*

  7. Nguyễn Thanh says:

    Hồ Đinh: Củ Chi tê liệt từ khi SD 25 Mỹ vào đóng tại Ðồng Dù, sau đó là SD 101 Không Vận Hoa Kỳ, thường dùng chiến dịch trực thăng bay vào tận ổ. Ngoài ra ta còn mở CHIẾN DỊCH ROM-PLOW ỦI XẬP ÐỊA ÐẠO CỦ CHI, sử dụng 12 chiếc xe ủi đất loại lớn, đưọc tướng Wayan, cố vấn trưởng của Ðại Tướng Ðổ cao Trí tư lệnh QÐ3 lúc đó, biệt phái cho TK/Hậu Nghĩa.

    Chiến dịch ủi quang khu Hố Bò, Củ Chi làm Hà Nội điên tiết . Ðể bảo đảm doàn xe cơ giới trong lúc khai quang, một thiết đoàn gồm M48 và M113 của Hoa Kỳ yểm trợ, bảo vệ an ninh, xe ủi đưọc bọc bằng lưới chống B40 và bao cát, nên đã hoàn thành nhanh chóng công tác sau 15 ngày làm việc, địa đạo Củ Chi đã biến thành một vùng đất rộng thoáng quang, hầm xập người cũng biến mất. Hết Hố Bò tới Bời Lời, sau đó là đường Trảng Mít, Dầu Tiếng cuối cùng tới các căn cứ lõm của du kích ấp xã trong các quận Củ Chi, Trảng Bàng, Ðức Hòa, Ðức Huệ.. Tình hình an ninh đưọc vãn hồi, huyền thoại địa đạo Củ Chi chỉ còn trong các sách giáo khoa và tài liệu tuyên truyền của đảng mà thôi.

    Tóm lại địa đạo Củ Chi, Hố Bò, Bời Lòi đã bị đoàn cơ giới Hoa Kỳ hủy diệt năm 1970 như bình địa. Hầu hết cán bộ cán binh vưọt trốn qua đất Miên. Vậy mà vẫn có người tin, điều này làm cho thế giới phải nể sợ sự nói láo không ngượng của CSVN khi mà mọi bí mật của lịch sử và chân tướng của đảng đã bị bật mí và lộ diện.

  8. Trần Tưởng says:

    Thế nào cũng có đứa thối mồm ,chửi ông T Năng Tiến là tên Chệt cho mà xem !

    • Nguyen Quang says:

      Thằng Tàu chệt xác chết nằm ở Ba Đình và hơn ba triệu tên đảng viên Cộng sản VN xì xà xì xụp quỳ lạy .

Leave a Reply to theky