Vài suy nghĩ từ chuyện hôn nhân đồng giới
Những ngày gần đây, thế giới mạng xôn xao vì việc Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật chấp nhận Hôn nhân đồng tính. Động thái này ở Hoa Kỳ đã tác động đến nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Hôm nay người viết xin nhấn mạnh nhu cầu phân biệt rõ ràng nhất có thể vài khái niệm sau đây để những cuộc tranh luận về vấn đề này không đi vào nguỵ biện:
1/ Đạo đức và Luân lý
Hai khái niệm này không phải là MỘT, như người nhiều người vẫn nghĩ. Chúng đều được dùng để chỉ các quy tắc hành xử của con người dựa trên sự phân biệt đúng/sai, nhưng ngoại diên lẫn nội hàm của chúng hoàn toàn khác biệt. Đạo đức mang tính nhân loại phổ quát dựa trên “common sense”, bền vững theo thời gian và không gian, được chấp nhận bởi hầu như tất cả loài người. Còn Luân lý thì thay đổi theo văn hoá, tôn giáo và thời đại. Sau đây là vài ví dụ. Nói đến lòng Nhân ái, hầu như tất cả mọi người bình thường, vượt qua mọi biên giới quốc gia, tôn giáo, và thời đại lịch sử, đều chấp nhận đó là đức tính tốt đẹp của con người, vì đó chính là đạo đức. Nói đến “tam tòng tứ đức” ta nghĩ ngay đến chuẩn mực cho nữ giới Á Đông thời xưa; thời đại ngày nay, người ta không chấp nhận điều này nữa; thứ quy tắc thay đổi theo thời gian đó chính là Luân lý. Thời các bộ tộc dã man hoặc bán khai, loạn luân được chấp nhận bình thường, nhưng trong thế giới văn minh hôm nay, đó điều đáng ghê tởm. Như thế, chúng ta mới thấy được sự đúng sai về luân lý là vô cùng tương đối.
Nhiều người Công giáo cho rằng việc luật hoá chấp nhận Hôn nhân đồng tính là trái với Luân lý. Xin thưa, đó là Luân lý của riêng người Công giáo. Chúng ta chỉ có thể dùng luân lý của tôn giáo mình để răn dạy người trong đạo mình, còn khi đưa ra những phát biểu mang tính quốc gia hoặc quốc tế, chúng ta không thể cố chấp vào luân lý tôn giáo. Vì sao như thế? Thế giới đa dạng, chứa nhiều nền văn hoá, nhiều tôn giáo khác biệt, vì thế cũng có nhiều hệ thống luân lý khác nhau, mà đôi khi phủ nhận nhau. Nếu chúng ta cố chấp vào luân lý của mình và cho rằng chỉ có nó mới là tốt đẹp, duy nhất đúng và cần áp dụng phổ quát khắp nhân loại; thì mặc nhiên chúng ta sẽ đẩy mình đến chỗ bất dung tôn giáo. Và kiểu bất dung tôn giáo này sẽ đẩy đến nhiều hệ luỵ khủng khiếp như nó đã từng xảy ra trong lịch sử và vẫn đang từng ngày dày xéo nhân loại trong những góc xa xôi của thế giới ngày nay.
Khi nói đến Luân lý, chúng ta ngay lập tức phải đặt cho nó giới hạn văn hoá, tôn giáo và thời đại; vì vậy, không có lý do gì để chúng ta đưa nó lên tầm vóc quốc gia hay nhân loại. Cần nhận thức rằng, những giá trị chúng ta tin và tuân thủ là những điều của riêng lương tâm mình và của cộng đồng tôn giáo mà mình đang góp mặt, chứ không phải là giá trị chung cần tất cả mọi người tuân thủ. Trong các lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt của cộng đồng tôn giáo, chúng ta có thể mang các chuẩn mực luân lý tôn giáo ra để nói với nhau. Nhưng khi tham gia đời sống xã hội rộng lớn hơn, chúng ta phải để chỗ cho đạo đức phổ quát, cho tiếng nói bao dung được phát ra. Thật nguy hiểm nếu một người mang vai trò xã hội hoặc trọng trách quốc gia lại đi tuyên xưng niềm tin luân lý của mình trong một không gian chính trị xã hội chứa nhiều hệ thống luân lý khác biệt. Ví dụ, với tư cách cá nhân, một ông Tổng thống có thể nói về niềm tin luân lý của mình trong nhà thờ, nhà chùa…; nhưng với tư cách một nguyên thủ quốc gia, ông không nên cổ xuý cho bất cứ giá trị tôn giáo, văn hoá hay sắc tộc nào vì ông không quyền được đứng trên cái nền móng luân lý riêng khi thực hiện một nhiệm vụ chung. Một nguyên thủ mà lại muốn áp đặt luân lý tôn giáo của mình toàn khắp đất nước thì cái mà ông ta đạt được không gì hơn ngoài sự tan vỡ hoàn toàn các lực lượng gắn kết quốc gia.
Nhiều người trong chúng ta dường như luôn nhập nhằng giữa con người cá nhân và con người cộng đồng, giữa luân lý cá nhân và đạo đức phổ quát. Chúng ta có thể tin và luôn tâm niệm rằng Hôn nhân là thiết chế do Thiên Chúa tạo dựng, nhưng chúng ta không có quyền đứng trong không gian chính trị xã hội đa nguyên để khẳng định nó; vì khi bạn bắt xã hội, nhà nước và luật pháp phải thể hiện luân lý của mình, thì ta phải đặt những hệ thống luân lý khác ở đâu? Một người Tây Tạng, Bhutan hay Nepal sẽ không thể nào hiểu được tại sao Hôn nhân lại là một định chế của Thiên Chúa, vì rõ ràng họ đã lấy nhau, sinh con đẻ cái hàng ngàn năm nay mà không hề tin có sự tồn tại hay nhận thấy sự can thiệp của Thiên Chúa. Cũng tương tự như vậy, một người châu Âu Tin Lành hay Công giáo không thể nào chấp nhận được niềm tin của người Phật giáo rằng sau khi bạn chết bạn sẽ đầu thai trong một kiếp sống mới. Khi đặt mình vào vị trí của những người khác tôn giáo, chúng ta mới thấy rõ sự vô lý của việc áp đặt luân lý. Rõ ràng, để con người sống chung trong thịnh vượng, tiến bộ và giảm thiểu mâu thuẫn, phải khoan dung tôn giáo. Khoan dung không phải là không ghét bỏ, mà là không khẳng định luân lý của mình mang tính duy nhất đúng trong không gian công cộng. Với tư cách cá nhân, chúng ta có quyền tuyên xưng niềm tin của mình nơi công cộng, nhưng không có quyền buộc không gian công cộng phải mang dáng dấp luân lý của mình.
2/Luật pháp và Luân lý
Như đã nói ở trên, thế giới tồn tại nhiều nền văn hoá và tôn giáo, do đó, có nhiều hệ thống luân lý khác nhau. Sự khác biệt này cũng tương tự trong một quốc gia. Bởi vậy, con người văn minh không chọn cách bất cứ chuẩn mực luân lý nào làm nền móng cho sự chung sống cộng đồng; vì điều này sẽ dẫn đến những va chạm và thậm chí là sự đổ máu không có hồi kết. Chủ nghĩa tự do, hệ thống dân chủ và nền pháp trị cho thấy sự nhận thức sâu sắc về điều đó; vì vậy luật pháp quốc gia mới là chuẩn mực chung cho mọi người trong quốc gia. Luật pháp không hoàn hảo, cũng như bất cứ sản phẩm nào của con người (kể cả Luân lý), nhưng ít nhất nó tạo điều kiện cho sự chung sống hoà bình và bao dung, vì nó được đặt trên nền tảng đạo đức nhân loại phổ quát chứ không phải một hệ thống luân lý riêng biệt nào. Mỗi người có quyền giữ niềm tin tôn giáo của mình, nhưng các vấn đề quốc gia và sự hợp tác dân sự phải được đặt trên một bình diện có thể bao dung mọi tôn giáo, văn hoá và lợi ích, đó là luật pháp.
Con người phải chung sống và hợp tác để thăng tiến, nhưng lại quá khác biệt về văn hoá và tôn giáo; bởi vậy, tất cả sẽ đi đến ngõ cụt của sự tan vỡ nếu để luân lý của bất cứ văn hoá hay tôn giáo nào chiếm thế thượng phong. Luật pháp trong một nền pháp trị công minh là trọng tài để điều hoà các mâu thuẫn tôn giáo, va chạm văn hoá, và sự sai khác về quyền lợi của các cộng đồng người. Khi nói đến luật pháp, chúng ta không xem xét nó có phù hợp với luân lý mà chúng ta đang nắm giữ hay không, mà là, nó có bảo vệ cho tự do cá nhân hay không. Nhà nước và luật pháp không đại diện cho bất cứ ai, bất cứ cộng đồng nào để phán xét đúng sai về luân lý, công việc của nó là tạo ra rào cản hợp lý để bảo vệ tự do cá nhân khỏi sự đàn áp của tập thể. Nguyên tắc của dân chủ là đa số nhưng bản chất của nó sẽ bị tha hoá nếu nó không bảo vệ được quyền của thiểu số.
Đối với một vài tôn giáo, chuyện đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới là không chấp nhận được, nhưng đó là chuyện của luân lý tôn giáo. Nhà nước không dùng luân lý mà dùng luật pháp; mà đối với luật pháp, vấn đề đồng tính luyến ái, cũng tương tự như việc uống rượu và hút thuốc. Nhà nước của đa số không có quyền cấm, không phải vì nó tốt đẹp và có lợi ích; mà chỉ bởi, nếu chúng ta ủng hộ để Nhà nước được trao quyền phán xét cái gì tốt/xấu để cho phép/ không cho phép thiểu số làm/không làm, nghĩa là các công dân tự do đang nỗ lực để đẩy lùi nền dân chủ tự do. Nhà nước không có quyền tước bỏ tự do cá nhân nhân danh điều tốt cho chính người ấy, vì nếu hôm nay nhà nước làm được như thế, việc cấm đoán sẽ không dừng lại ở đó. Chúng ta có thể cho rằng: cho phép hôn nhân đồng giới là tự do quá trớn, là không tốt, nhưng đến một lúc nào đó, một nhà nước độc tài xuất hiện sẽ ném chính câu đó vào mặt chúng ta.
Thứ nữa, nếu chúng ta nghĩ rằng, điều gì trái với luân lý cần bị cấm, thì xin hỏi, ai là kẻ được trao cho cái quyền phán xét đúng/sai đó? Nhà nước, nhà thờ hay nhà chùa? Khi nhà nước giữ thêm vai trò phán xét luân lý, nó đích thị là nhà nước thần quyền mà lịch sử đã lên án và loại bỏ trên phần lớn bề mặt địa cầu. Nhà nước kết hợp thế – thần quyền của Iran áp dụng luật Hồi giáo trên đất nước họ, cho phép luật pháp được giải thích dưới cái nhìn luân lý Hồi giáo, đã khiến Iran trở thành cái ổ khủng bố Nhân quyền khét tiếng. Nhìn lại quá khứ châu Âu thời trung cổ, khi Nhà thờ và Nhà nước là một khối thực thể cộng sinh, khi đó Nhà thờ có quyền phán xét cái gì đúng/sai, họ đại diện Thiên Chúa để trở thành người giữ độc quyền chân lý, họ can thiệp vào vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, điều đó khiến lịch sử châu Âu đầy những trang đẫm máu với toà án dị giáo và chiến tranh tôn giáo. Ngày nay, Miến Điện với Phật giáo gần như quốc giáo, các tăng lữ Phật giáo được chính quyền quân phiệt hỗ trợ đã thể hiện sự bất dung của họ đối với cộng đồng Hồi giáo, một số tăng lữ còn đẩy sự bất dung thành những tuyên bố mang tính kích động bạo lực, điều này đã đẩy hàng ngàn người Hồi giáo ra biển tìm nơi dung thân. Chúng ta có biết rằng để thế giới có diện mạo như hôm nay, nhiều thế hệ con người đã đổ máu để đấu tranh cho tinh thần khoan dung tôn giáo và Nhà nước thế tục? Bởi vậy, xin đừng lấy luân lý tôn giáo mà phán xét luật pháp, đơn giản luật pháp và luân lý không cùng chung vai trò xã hội.
Tạm kết
Nền dân chủ có những khiếm khuyết, luật pháp tự do có những bất toàn, nhưng đó là điều phải chấp nhận, vì nếu không dựa vào chúng thì chúng ta dựa vào đâu để xây dựng một đất nước tự do và thịnh vượng. Có con đường nào khác sao? Cuộc tranh luận về luật hôn nhân đồng tính cho thấy không ít những lỗ hổng về tư tưởng của người Việt chúng ta khi mà chúng ta tự cho mình là người đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ lâu đời, dù Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói gì, phản đối như thế nào, đó hoàn toàn là quyền tự do ngôn luận của họ, không ảnh hưởng đến chính sách và luật pháp nước này. Trong khi đó, Toà án tối cao Hoa Kỳ mới là thành trì bảo vệ một Hiến pháp tôn trọng nhân quyền, bảo vệ tự do cá nhân và giới hạn quyền lực Nhà nước. Tôi treo cờ sáu màu cầu vồng trên facebook của mình không phải vì tôi cho rằng hai người đồng giới yêu nhau và kết hôn là tốt đẹp, mà vì tôi tin rằng luật pháp có trách nhiệm bảo vệ tự do cá nhân cho người thiểu số. Và những ai cho rằng tự do cá nhân cần bị kiềm chế để không trở nên thái quá, xin thận trọng, vì lý luận này không khác những luận điệu của chính quyền độc tài mà chúng ta đang chán ghét.
Buôn Hô, 3/7/2015
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Thật chẳng đáng đem luân lý đạo đức ra bàn chuyện hôn nhân đồng tính, cũng chẳng đáng đem những danh từ đao to búa lơn như bài chủ ra bàn. Tùy theo v/đ mà chúng ta phải huy động những từ hoa mỹ, to tát, còn ở đây chuyện đồng tính chỉ là chuyện ngược đời, quái thai của thời đại
Tôi không theo tôn giáo nào, tôi không nhìn v/đ theo khía cạnh tôn giáo đạo đức nhưng chỉ nhìn theo khía cạnh xã hội, ta không nên bàn, không nên dung dưỡng những chuyện quái dị mà chỉ có giá trị thời thượng.
Nếu số người hôn nhân đồng tính, số lại cái quá ít thì tại sao phải đưa ra Tối cao Pháp viện, ra Thượng viện và phải đưa lên truyền thông bàn cãi cho mất thời giờ
Tôi thầy bài này làm giảm giá trị của một tác giả nổi tiếng như Huỳnh thục Vy, cô đã vận dụng trí tuệ, ngòi bút để bàn về một đề tài lào lao vớ vẩn
Khi Adam ,người đầu tiên của nhân loại,chĩ trơ trọi một mình ,thì Thương Đế (Chúa trời hay là ngọc hoàng (đế)hay là ông trời tạo cho Adam một người đẻ bầu bạn . Tại sao không tạo ra một người đàn ông như Adam đẻ cùng làm bạn mà phải tạo ra người đàn bà? Quan niệm Không Nho cũng giãi thích là dương phải có âm ,nghĩa là có đàn ông phải có dàn bà đẻ âm dương phối hợp sinh ta con cái cháu chắt truyền gióng cho tới ngày nay gần 7 tỷ người !Và trãi hàng triệu năm,qui luật tự nhiên là (cái) + (đực) ,(-) + (+) coi như mặc nhiên công nhận như một đinh đè ,không sai !
Đạo đức và luân lý đương nhiên là 2 chơ không phải là một , Chúng bổ túc cho nhau ,Người có đạo đức thì hành động của họ phải hợp vói luân lý/lý thường tình trong thiên hạ vậy .
Nên 2 ông hoặc 2 bà chĩ có hể là Bạn thân,chớ không thể là vợ chồng . Đôi khi tự do là tốt ,nhưng tứ do ở một khía cạnh nào đó ,ở đây là đao đức ,luân lý ,là đi quá xa :con người thành con thú hoang,,,
Vậy Đinh Nghĩa thế nào là vợ chồng trong vũ trụ ,từ xưa tới nay đẻ thấy hôn nhân đồng tính là quái thai của thời đại . Nó xuống tận cùng đáy của luân lý .nó xuống thấp nhất về con người con người,ngang hàng vói loài 4 chân.
Trong đạo Phạt ,khi nói về tái sinh thì người tái sinh có thể kiếp này là nữ kiếp sau là Nam và có thể ngược lại vì đẻ cùng trả nợ cho nhau. Không có lưu lại trong sách vở chuyện 2 người đàn ông hay 2 người đàn bà chết đi tái sinh đẻ làm vợ chông trã ân oán cho nhau.
Nói tóm lại Hôn Nhân nếu xãy ra phãi là giứa người ĐÀN ÔNG và ĐÀN BÀ là hợp đạo lý hơn hết…
Nó còn là bổn phận trách nhiệm lưu lại và phát triển nòi gióng .
Cho nên quan niệm của tác giã cũng KỲ QUÁI . Nó không phải mới và chẳng nằm trong luân lý đạo đức và văn hóa của người Việt Nam …
(bp)
Mấy ông Tối cao Pháp viện lãnh lương hàng trăm ngàn, hàng mấy trăm ngàn một năm, người dân đóng thuế è cổ cho các ông để giải quyết chuyện ruồi bu
Nước Mỹ siêu cường, văn minh nhất thế gian nhưng sướng quá hóa cuồng, làm toàn chuyện ruồi bu không giống ai, lại tưởng thế là hay
Đây là một bài viết có giá trị, chứng tỏ tác giả Huỳnh Thục Vy dù còn trẻ đã có những nhận định, suy nghĩ rất chín chắn về nhân sinh quan.
Rất nhiều người sau khi đọc bài vẫn còn lầm lẫn giữa luân lý và đạo đức đúng như tác giả diễn tả.
Thạch Đạ Lang
Luân lý là sản phẩm của đầu óc, đạo đức là sản phẩm của con tim. Mọi hình thức đạo đức không có tình thương thì sẽ là đạo đức giả, mọi luân lý có tính cách ép buộc đều là thứ luân lý cực đoan.
Cũng như thế, tôn giáo dùng hướng thiện con người chứ không bắt con người phải sống thế này hay thế khác. Đừng quên rằng: -Một đứa trẻ sinh ra hoàn toàn ngoài ý muốn của nó, bản thân nó không thể quyết định sau này yêu ( hoặc ) lấy người đồng giới tính hay khác giới tính.
Chuyện hai người đồng giới tính yêu thương nhau không phải bây giờ mới có, khi xã hội phát triển, việc hợp thức hóa cho họ là chuyện nên làm trong một xã hội công bằng..
Những người đã kích, phê phán, chỉ trích hôn nhân đồng tính vì lý do tôn giáo là những người cực đoan, không có đầu óc bao dung. Đã có nhiều prominent của Âu, Mỹ trong chính quyền cũng như ngoài xã hội xác nhận công khai họ là người đồng tinh luyến ái.
Thạch Đạt Lang
Trích: “Những người đã kích, phê phán, chỉ trích hôn nhân đồng tính vì lý do tôn giáo là những người cực đoan, không có đầu óc bao dung. Đã có nhiều prominent của Âu, Mỹ trong chính quyền cũng như ngoài xã hội xác nhận công khai họ là người đồng tinh luyến ái.”
Bác Thạch Đạt Lang nói căng quá làm em phát sợ!
Ở đây chỉ là bàn luận thôi, tôi nghĩ nó chỉ sôi nổi bởi chữ “hôn nhân đồng tính”, chứ còn họ sống chung với nhau công khai thì đã có sao đâu, có ai ngăn cấm đâu, cha mẹ họ không ngăn cản thì thôi, hỏi ai có quyền xiá vào?
Nhiều người đã bàn rồi, tôi không muốn lập lại, nhưng từ xưa tới nay người ta chỉ dùng từ “kết hôn” cho những cặp vợ chồng bình thường (trai-gái).
Còn thế nào là đạo đức, là luân lý trong việc này thì tôi chịu thua. Nhưng rõ ràng nó trái ngược với tự nhiên và thiên nhiên đấy bác ạ!
Facts:
+ Có bao nhiêu phần trăm các cặp hôn nhân đồng tính ở toàn nước Mỹ ? => khoảng 4%
+ Khi được nhìn nhận hôn nhân hợp pháp thì hnđt có ý nghĩa gì ? => Lợi ích hầu hết thuộc về tài chính, financials. It’s more than a civil rights victory for LGBT couples across the country, it’s a financial win.
Quý vị nào sống ở Hoa Kỳ thì biết, chỉ có những hôn nhân hợp pháp mới được hưỏ8ng các quyền lợi chung về tài chính trong các lĩnh vực như: Social Security, Health benefits, Income tax, Inheritance rights, An Sinh Xã Hội, Bảo Hiểm Sức Khoẻ, Khai Thuế Thu Nhập và Lợi Tức, Quyền Thừa Kế v.v…
Nói thí dụ, nếu tôi đi làm việc, tôi có bảo hiểm sức khoẻ, thì đương nhiên người phối ngẫu của tôi cũng có quyền hưởng lợi ích này. Nếu chỉ là sống chung với nhau không hôn thú thì không được.
Ở đây nên phân biệt, trước khi được luật pháp cho lập hôn thú thì người hnđt họ cũng đã sống với nhau rồi, không ai có quyền ngăn cấm họ cả. Nhưng họ không có đầy đủ quyền lợi như người có giá thú, thế thôi. Và cũng cần nhấn mạnh ở đây, vấn đề luân lý hay đạo đức, về mặt xã hội, đối với người Mỹ rất rõ ràng: chỉ có toà án mới quyết định một người có tội hay không có tội. Ngoài ra thì không thể nói đạo đức trong xã hội một cách bao la được.
Nói thí dụ, khi anh đi mua nhà thì nhà băng xét xem anh có từng quỵt nợ ngân hàng hay không ? Anh có trả các món nợ đúng hạn hay không ? Hết. Anh trả đúng thì anh có good credits, anh quỵt nợ thì anh bị coi là điểm xấu. Hoặc khi anh đi xin việc làm liên quan tới tiếp xúc và giáo dục trẻ em thì người ta coi lại trong quá khứ hồ sơ anh có đánh đập bạo hành vợ con hay không v.v…
Tóm lại, người đồng tính thì họ cũng là con người như mọi người, họ cũng có bổn phận và nghĩa vụ như mọi người công dân khác. Không được quyền phán xét họ tốt hay xấu một cách bâng quơ. Nói cho công bình, những cạ9p đồng tính ở Mỹ họ sống rất gắn bó, thân ái, và chính họ là những người nuôi dưỡng các trẻ mồ côi trong xã hội nhiều nhất.
https://en.wikipedia.org/wiki/LGBT_demographics_of_the_United_States
http://money.cnn.com/2015/06/26/pf/supreme-court-same-sex-marriage-ruling/
Tôi nghĩ hôn nhân đồng tính không tới 4%, chưa chắc được 1%, số thống kê thường chỉ ước lượng thôi
Ông đại sứ Mỹ tại VN có bạn đời là một anh đực rựa, có một bài viết tháng trước nói người ta không biết xưng hô nàm thao với bạn đời của ông ĐS: trước đây nói Ông Đại sứ và phu nhân còn bây giờ thì nói ông Đại Sứ và thằng bạn lại cái Gay?
Diễu hết nước nói
Chuyện đồng tính chỉ là một phong trào nhảm nhí chẳng đáng đưa ra Tối cao pháp viện, cũng chẳng đáng cho ta bàn thảo
Ngoài đường thấy hai người đồng phái ôm eo, sờ soạng, cho nhau những cái hôn môi chí chạp…” Dị hợm” quá xá !
Đã vậy họ còn nhận con nuôi. Quan niệm về tình dục của mấy đứa trẻ này khi chúng lớn rồi sẽ ra sao ?!
Khi hai dòng điện Âm và Dương gặp nhău tạo ra ánh sáng,khi hai dòng điện Âm hoặc Dương gặp nhau chúng tạo ra cái gì?
Hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ , luật pháp Mỹ định nghĩa như thế . Bây giờ cho phép hôn nhân đồng tính , được thôi nhưng phải gọi đó là hôn nhân đồng tính
Ngưoi Thiên chúa giáo cũng định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và nữ . Họ có quyền định nghĩa điều này không ai có quyền bác bỏ , nhưng người Thiên Chúa giáo cũng phải tôn trọng quyền hôn nhân của người đồng tính
Một sinh viên Hanoi bị đào bỏ buồn quá cặp với bạn nam cùng phòng . tôi đã gặp những cặp nữ đồng tính cặp nhau mot thời gian rồi chia tay lấy chông đẻ con song bình thường Viết điều này tôi muốn đặt câu hỏi phải chăng cũng có người không phải đồng tính bẩm sinh mà chỉ là đồng tính phong trào . Y khoa cũng chưa thể xác định người đồng tính bang một xét nghiệm
Với tôi nền tang của xã hội là gia đình , nhưng nền văn minh phương tây hiện đại đã phá vỡ nền tang này . Hôn nhân tan vỡ vì ly dị , vì giá trị gia đình bị hủy hoại . Hôn nhân đồng tính cũng phá vỡ nền tang gia đình . Chúng ta nghĩ sao những thế hệ dược hình thành bởi những đứa con không đầy đủ cha mẹ hay cha mẹ đồng tính . Thống kê cho biết những đứa trẻ này thường khả năng thành công hay ổn định dời song không cao .
Tôi không hài long về phán quyềt hôn nhân đồng tính của Tối cao pháp viên Mỹ bởi nó nhân danh tự do nhưng lại áp đặt cho những người bất đồng bổi lẽ trên nước Mỹ còn hơn 10 tiểu bang không chap nhận hôn nhân đồng tính qua trưng cầu ý kiến của cử tri
Chúng ta trong thế giới hiện đại tư do là điều mọi người mong muốn nhưng tự do khônng đồng nghĩa với ý tưởng làm tất cả những điều mình thích . Cái chết của ban biên tập báo Charli là một bang chứng . Không thể nhân danh tư do để boi nhọ chửi bới người khác , thể hỏi nếu báo Charli nhạo bang cha mẹ bạn thì sao ? chắc bạn sẽ không để yên . Người Hồi giáo nhiều lần phản đối và lên tiềng với nhà nước và quốc hội Pháp can thiệp nhưng nhân danh tư do họ vẫn để Charli nhạo bang . Ôi chỉ còn là thứ tự do vô giáo dục . Tại sai quốc hội Pháp không ra đạo luật cấm nhạo báng . Tôi không đồng ý phản ứng bang cách giết ban biên tập Charli , những người Hồi giào phải kiên nhẫn đòi hỏi Quốc hội Pháp ra đạo luật cấm nhạo báng .
Trở lại vấn đề hôn nhân đồng tính chúng ta cũng không thể nhân danh tự do để chap nhận hôn nhân đồng tính khi chưa có cơ sở khoa học để xác định người đồng tính vì điều này tạo ra sự lợi dung của những người đồng tính có tính chat phong trào , phá hoại nền tang gia đình đưa xã hội dến tình trang xấu .
Trong trường hợp có cơ sở khoa học để xác định người đồng tính . Trên mặt luật pháp cả hai loại hôn nhân giữa nam nữ và hôn nhân đồng tính có quyền lợi bình đẳng nhưng cũng cần phải cấp hai loại giấy hôn thú riêng biệt cho hôn nhân giữa nam nữ và hôn nhân đồng tính
Bài viết được sáng tác sau thời gian tác giả vì cay cú bị chỉ trích trên facebook.
Các ý kiến nêu ra toàn là theo một chiều về suy nghĩ của tác giả, cả về vấn đề đang nói tới.
Nghe như tác giả đang đả kích tôn giáo và ủng hộ đồng tính vậy. Tác giả hình như không có kinh nghiệm gì về tôn giáo.
Trích “Tôi treo cờ sáu màu cầu vồng trên facebook của mình không phải vì tôi cho rằng hai người đồng giới yêu nhau và kết hôn là tốt đẹp”
Nghe mâu thuẫn cho bài viết này.
Mọi người hãy thảo luận về việc giáo dục giới tính cho trẻ em thế nào về đồng tính, có hay không cho cặp đồng tính nhận con nuôi. Hệ lụy xã hội sẽ như thế nào sau đó.
Tôi đang suy nghĩ có cần phải mở lớp dạy quan đồng tính hay không….
Đọc cho vui thôi.