WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thi đua nữa, thi đua mãi

baogiaothong.vn

baogiaothong.vn

Đại Hội Thi Đua Yêu Nước Toàn Quốc vừa diễn ra hoành tráng tại Hà Nội ngày 07-12-2015 với sự tham dự của nhiều chức sắc trong chính quyền: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân…

Đã có nhiều bài viết, nhiều ý kiến về Đại Hội này. Báo Thanh Niên, ngày 8-12-2015, đăng bài của nhà thơ Thanh Thảo “Cho Dân, Cho Nước Được Nhờ” nhận xét về sự kiện này: “nhiều tấm gương những con người thực sự bình dị nhưng thực sự lớn lao đã được vinh danh”.

CẢM NHẬN CỦA TÔI

Đọc bài báo trên, nếu xét từng câu, câu nào cũng tròn vai. Tuy nhiên, nhìn chung, tôi thấy toàn bài nhàn nhạt.

Đọc phần viết về anh Phan Tấn Bện, người nông dân đã sản xuất “những máy móc đáp ứng đúng nhu cầu sản xuất” của “người nông dân trong xóm làng mình, trong vùng ĐBSCL rộng lớn của mình”… tự nhiên tôi nhớ tình cảnh thảm hại của nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Năm 1960, khi chiến tranh hai miền Nam Bắc chưa lan rộng, nông nghiệp Miền Nam huy hoàng biết bao! Sự nghiệp khai hoang được đẩy mạnh, tiến bộ khoa học được ứng dụng, dân chúng vùng nông thôn sung túc. Nông nghiệp Miền Nam tiến bộ hơn Thái Lan thời đó. Bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau, nông nghiệp của nước Việt Nam thống nhất thua Thái Lan mọi mặt: thua trên mặt kỹ thuật canh nông, thua trên mặt tổ chức sản xuất, thua trên mặt kinh doanh nông sản, thương hiệu…

Đọc phần viết về bác sĩ Bùi Đình Lĩnh, “người bác sĩ đã dâng hiến 30 năm đời mình cho nhân dân huyện đảo Phú Quý”… tự nhiên tôi nhớ tình cảnh thảm hại của ngành y tế và và thân phận “giòi bọ” của người bệnh Việt Nam. Trước năm 1975, hệ thống liên hoàn các bệnh viện công và tư của Sài Gòn cung cấp dịch vụ y tế “đáng mơ ước” cho người dân. Các bệnh viện công (nhà nước) như bệnh viện Bình Dân, Chợ Rẫy… được gọi là nhà thương thí vì người bệnh không phải trả tiền. Nơi đó có trình độ y khoa cao cấp với các vị thầy được giới y khoa kính nể về y đức và trình độ chuyên môn. Nơi đó không có cảnh một giường hai bệnh nhân nằm. Hãy bước chân vào bệnh viện Chợ Rẫy và Bình Dân hiện nay để có một cái nhìn về mức độ suy thoái và nhếch nhác khủng khiếp của hệ thống y tế Việt Nam 40 năm sau ngày đất nước qui về một mối xã hội chủ nghĩa!

 

Đọc những dòng tâm sự của Thanh Thảo “chúng ta lại như được an ủi, như được cổ vũ, như được truyền lửa: hãy bình tĩnh, và tin, rằng trên đời còn bao người tốt đẹp, bao người giỏi giang, bao người dâng hiến”… Tự nhiên tôi nhớ lại những giá trị sống rất cốt yếu của dân tộc và của nhân loại như trung thực, nhân hậu, bác ái, hiếu thảo, công bằng, liêm chính, tinh thần chống ngoại xâm… đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng. Bị tàn phá một cách có hệ thống bởi hệ thống cầm quyền hiện nay. Giá trị sống là cái khung xác định điều nên làm, điều nên tránh, chính là cái cốt lõi nhất của một xã hội, một con người. Không có gì tàn phá các giá trị sống quí báu đó khủng khiếp hơn hơn là cái cách sống, làm việc và ứng xử của hệ thống cầm quyền vượt ra ngoài khuôn khổ của những giá trị đó một cách ngang nhiên. Một nhóm người dùng bạo lực thiết lập hệ thống “thiên thu trường trị” cộng sản trên đất nước Việt Nam bất chấp sự phản đối của đa số dân chúng, thì làm gì có sự công bằng? Nhân dân, qua kinh nghiệm sống từ thời còn thực dân Pháp, thời chín năm, thời tổ quốc chia đôi cho tới nay, qua các bài học lịch sử ngàn năm cha ông để lại, họ dư sức thấy rõ xã hội hiện nay là dối trá, lừa mị, là bất công, bất bình đẳng, là tham nhũng, ăn hối lộ, là khiếp nhược bỏ lãnh thổ và tính mạng dân chúng cho giặc xâm lăng Trung Cộng, tệ hơn nữa là đàn áp dân chúng biểu tình lên án kẻ xâm lăng…

Đó là các lý do tôi thấy bài viết trên của Thanh Thảo nhạt nhẽo và lạc lõng.

CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Thực ra, các ông Phan Tấn Bện, Bùi Đình Lĩnh và một số người nhận thưởng khác, nếu sự thật đúng như báo cáo, đáng hoan nghênh, đáng vinh danh. Tuy nhiên cần phân biệt rằng cá thể khác với quần thể, cá nhân khác với xã hội. Dù xã hội do các cá nhân hợp lại mà thành, xã hội lại chịu áp lực, lại có cách hành xử, động thái phản ứng và tiến hóa (diễn biến) khác hẳn cá nhân. Khi mô tả, đánh giá xã hội, người ta thường dùng xác suất, thống kê.

Do đó, trong khi trong xã hội vẫn có các cá nhân đáng tuyên dương, điều này không thể che lấp sự thật là đất nước đang lâm khủng hoảng trầm trọng.

Tôi xót xa cho người lính tận tâm bảo vệ lãnh thổ khi nghĩ về hệ thống lãnh đạo tối cao đánh đổi chủ quyền tổ quốc nhằm giữ yên chiếc ghế quyền lực cá nhân và phe đảng. Những người linh đó có sẽ trở thành 64 chiến sĩ Gạc Ma vùi thây biển đảo năm xưa không?

Tôi xót xa cho số phận và tương lai mịt mờ của nông nghiệp và nông dân Việt Nam đang cần “giải cứu”. Một Phan Tấn Bện có che được sự thật của ngành cơ khí nông nghiệp đang chết trên những cánh đồng châu thổ bạt ngàn bởi sự cạnh tranh của máy móc Trung Quốc, Đài Loan… hay không? có che được được hết nỗi lo sợ của ngành nông nghiệp Việt Nam èo uột trước ngày hội nhập thế giới hay không?

Tôi xót xa vì “bao người tốt đẹp, bao người giỏi giang, bao người dâng hiến” “sống quanh ta” phải lặng thầm, nép mình trước cái bất nhân, bất nghĩa, cái gian tham vô độ đang cướp đoạt mọi thứ, từ tài sản tới tính mạng con người, một cách ngang ngược, bạo tàn, vô đạo đức. Xã hội dưới chính thể này bênh vực cái bất tài, cái vô trách nhiệm, cái bè đảng, cái ăn cắp và ăn cướp của nhân dân, kể cả ăn cướp tổ quốc! Chưa bao giờ sĩ khí, đạo đức của xã hội xuống thấp như bây giờ!

KẾT LUẬN

Thanh Thảo là nhà thơ nên câu chữ trau chuốt. Có thể ông chủ trương nhìn mặt “tích cực” của xã hội chăng? Tôi vẫn tôn trọng ý hướng này của ông. Tuy nhiên, phần tôi, tôi có suy nghĩ khác.

Khi lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, nghĩa xóm làng, lòng trung thực, lòng nhân hậu… đều bị “đấu tố” bởi lực lượng cầm quyền chính thống của xã hội, thì xã hội đã bị băng hoại tới mức quá đáng sợ rồi. Nhà văn, nhà thơ hẳn phải có cái nhìn dự báo, phải thấy trước để biết sợ rằng rằng nếu tiếp tục chính thể độc tài toàn trị thì Việt Nam sẽ tiến rất nhanh tới mức độ Bắc Hàn! Cho nên, cần đấu tranh trực diện với thế lực chính thống kia đang kéo đất nước ngược chiều tiến của văn minh nhân loại! Cái thế lực đang đàn áp và tiêu hủy hết những “người tốt ở VN”. Tranh đấu với thế lực đó để con số “người tốt ở VN” tăng lên gấp vạn lần, sự hiện diện của họ trong xã hội là phổ quát tự nhiên, chứ không phải là con số nhỏ được sơn phết để ru ngủ nhân dân!

Nếu chúng ta cứ an phận và cảm nhận “như được an ủi, như được cổ vũ, như được truyền lửa” bởi “người tốt như thế, tận tâm như thế, lòng ngay dạ thẳng như thế” thì e rằng tới lúc nào đó, trên nước Việt Nam này con số những “người tốt như thế” chẳng còn lại bao nhiêu!

© Trần Quí Cao

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Thi đua nữa, thi đua mãi”

  1. Bần Tiên Sư says:

    Nào, cùng thi đua … chạy theo thành tích, “cháu nào cũng có phần”!!!

  2. Thanh Pham says:

    Táng Tận Lương Tâm!

    Viết theo đơn đặt hàng
    Lũ thợ viết xà bát
    Chúng táng tận lương tâm
    Đồng lõa với tội ác

    Dân đói nghèo dốt nát
    Chia rẻ đầy hận thù
    Vẫn chưa đủ mở mắt
    Vẫn ngợi ca ngục tù!

    Chừng nào mới thỏa mãn
    Những nhục dục thấp hèn
    Loài hoang tưởng vong bản
    Vô nhân tính cộng sản?

    Nông Dân Nam Bộ
    11/12/2015

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  3. nguyenha says:

    “Thi đua yêu nước ” !! Đây là phong trào mà HCM bày ra thuở 1945 để kêu gọi người Dân VN góp Vàng =Bạc.. !Có người góp cả hàng trăm lạng vàng như Bà Cá-Hạnh-Long ,sau nầy chính HCM đem ra xử -tử vì có nhiều vàng-đia chủ. Đến như, Nam Phương Hoàng Hậu củng phải gở đôi-bông -tai “cúng dường” !!
    Tất cả củng chỉ vì quá sợ Việt Minh (CS) chôn sống, nên mọi người ai củng đóng góp !!Thực chất là thế.Chứ không phải vì “phong tào” nầy nọ.! Trên thế giới nầy,chỉ có mấy ông CS mới bày cái “trò khỉ”nầy. Thật vậy ,yêu nước chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình là đủ rồi . Ông Tổng Thống và chị Công Nhân “yêu nước” giống nhau nếu như cả 2 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó !Dân giàu thì nước mạnh! Ở VN dân (con em mấy cha nội) quá giàu,mà nhà nước ngày càng ,nợ chồng chất,đó là Phản quốc !! Đường sá-cầu cống tụi nó đem tiền “ăn cắp” của nhà nước ra làm ,gọi là xây dựng theo kiểu B.O.T (xây dựng và chuyển giao),bắt Dân đóng lệ phí Công trình,một hình thức hợp -thức-hóa tiền tham nhủng (ăn cắp). Người Dân vô-hình -dung đóng 2 lần tiền cho chúng ăn : Tiền của mình chúng lấy. Xây đường đi, bắt mình đóng thuế !! Bắt mình “yêu nước” để chúng ăn !!

  4. Nguyen Hung says:

    Đại Hội Thi Đua Bán Nước Toàn Đảng vừa diễn ra hoành tráng tại Hà Nội ngày 07-12-2015 với sự tham dự của nhiều chức sắc trong chính quyền: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân…

    Diễn văn bế mạc được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết như sau :

    ” Thi đua nữa, thi đua mãi“ cùng rập bước chung lòng
    Thờ Bắc Kinh, thờ Tàu cộng bất diệt
    Việt Nam, Tàu cộng núi liền núi, sông liền sông,
    chung một biển Ðông .

  5. NON NGÀN says:

    HĂNG HÁI THI ĐUA

    Người ta khoa học bao đời
    Có ai luôn cái mửng hoài thi đua
    Bởi người tự giác có thừa
    Còn ta thì mãi thi đua giả đò

    Việc đời sao lắm quanh co
    Càng thi càng chậm càng đua càng lùi
    Nhìn vào các nước bùi ngùi
    Chỉ toàn tiến tới đâu cần thi đua

    Cớ chi chỉ mãi lá bùa
    Nước nào cộng sản thi đua dài dài
    Kể từ ông tổ Lênin
    Qua ông Mao nữa có có tin không nào

    Nói ra lại đụng Bác Hồ
    Bởi vì Bác cũng kiện toàn thi đua
    Đời toàn cảm tính hay chưa
    Bao giờ dân nước của mình tiến lên

    Ôi thôi nào khác trùm mền
    Rồi cùng chơi giỡn trong mền thế sao
    Asean sẽ thế nào
    Cộng đồng Nam Á có nào thi đua

    Bởi thời hiện đại thành thừa
    Dùng nhiều người máy thi đua nỗi gì
    Thật là lịch sử lâm li
    Cứ hoài diễn kịch dễ chi hơn người

    Đâu còn thực tế ở đời
    Quả là kịch bản ai thời mang vô
    Nghĩ thương dân trí làm sao
    Chơi hoài kịch cũ lẽ nào mà hay

    Sao không nghĩ cách khác nào
    Lại hoài mãi kiểu gà tồ cối xay
    Khiến cho cả thế kỷ này
    Thi hoài càng chậm đua hoài càng thua

    NGÀN KHƠI
    (10/12/15)

Leave a Reply to Thanh Pham