WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder lên án vụ bắt giam Nguyễn Văn Đài

Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho mối quan hệ Đức-Việt Nam“

Một ngày sau khi nhận được thư báo động của Forum Vietnam 21 (Diễn đàn Thế kỷ 21), hôm nay ngày 18.12.2015 tại Berlin trong tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder đã nhấn mạnh:

Tôi lên án một cách nghiêm khắc nhất về việc bắt giam nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Nhà nước Việt Nam phải trả tự do lập tức cho luật sư và cũng là Blogger Nguyễn Văn Đài. Đáng ngờ rằng, vụ bắt giam này là nhằm bịt miệng một tiếng nói phê phán ở Việt Nam trong một thời gian dài không xác định. Vụ bắt giam này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước như sau vẫn là thiếu kém.”

Cách đây 4 tháng ông Volker Kauder, Chủ tịch Khối nghị sĩ liên đảng Liên minh Dân chủ / Xã hội Cơ đốc giáo (CDU / CSU) tại Quốc hội Đức, đã đi thăm Việt Nam và vào ngày 24.08.2015 đã tiếp xúc, nói chuyện với 3 nhà tranh đấu cho nhân quyền là các ông Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân và Nguyễn Anh Chí tại khách sạn Metropole, Hà Nội.

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder là người đứng đằng sau Nguyễn Văn Đài

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder là người đứng đằng sau Nguyễn Văn Đài

Trong tuyên bố nêu trên với truyền thông & báo chí, nghị sĩ Volker Kauder cũng đã đề cập đến sự kiện này:

Hồi mùa hè năm nay ở Hà Nội tôi cùng với những nghị sĩ khác của Khối liên đảng CDU / CSU tại Quốc hội Đức đã nói chuyện với ông Nguyễn Văn Đài và thấu hiểu ông là một người dấn thân cho đa nguyên và tự do ngôn luận ở đất nước ông. Qua cuộc nói chuyện cũng cho thấy rằng, tự do tôn giáo -mà hiện ở Việt Nam không được thực hiện đầy đủ- có ý nghĩa đối với Nguyễn Văn Đài là một công việc quan trọng trong tâm khảm.”

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder và luật sư Nguyễn Văn Đài

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder và luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong dịp gặp mặt 3 nhà đấu tranh nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 8 năm nay, nghị sĩ Volker Kauder đã ngỏ lời mời 3 nhà đấu tranh nhân quyền sang thăm nước Đức và ông sẽ thông báo với Bộ ngoại giao Việt Nam về việc này. Nhưng cho đến nay nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã không thành. Trong lời kết của tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Voker Kauder đã nhắc đến „một phép thử“ cho mối quan hệ Đức – Việt Nam:

Chúng ta ở nước Đức nỗ lực tạo mối quan hệ tốt với Việt Nam về chính trị và kinh tế. Nhưng tiềm năng của những quan hệ này chỉ có thể phát triển trọn vẹn, nếu một khi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện và những vấn đề trong lãnh vực này được giải quyết. Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho điều này.”

© Đặng Hà

3 Phản hồi cho “Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder lên án vụ bắt giam Nguyễn Văn Đài”

  1. Sự Thật says:

    Một trong những bằng chứng cho thấy Phan Vũ nói láo không biết ngượng:
    https://www.facebook.com/cducsubundestagsfraktion/photos/pb.190784743602.-2207520000.1451293441./10153104297678603/?type=3&theater
    Đó là ảnh chụp nghị sĩ Volker Kauder cùng phái đoàn đã tiếp xúc với Tổng giám mục Hà Nội Peter Nguyễn Văn Nhơn trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8 năm 2015 và ông Volker Kauder đã được nghe về những khó khăn của giáo hội Công giáo, chẳng hạn giấy xin phép xây nhà thờ kéo dài đến cả chục năm, và giáo hội Công giáo không được phép mở trường học. Ông Kauder cho hay trái với tuyên bố của nhà cầm quyền, các cuộc tiếp xúc với cả hai giáo hội Ki-Tô giáo (Công giáo và Tin Lành) cũng như Phật giáo cho thấy tự do tín ngưỡng vẫn chưa được tôn trọng.

    • Nguyen Trong says:

      26/6/15
      Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.

      Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội.

      Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – thống trị. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tổ chức năm 2011, đã diễn ra một cách không tự do và không công bằng. Chính quyền vẫn duy trì sự kiểm soát có hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.

      Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.

      Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại.

      Mục ‘Tra tấn’ trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu một loạt vụ việc:

      Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.

  2. Phan Vũ says:

    Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8 vừa qua, ông nghị sĩ Volker Kauder ngoài việc thăm chính thức, ông nói rằng còn gặp gỡ một số đại diện các nhóm tôn giáo của Việt Nam. Tại buổi tiếp chính thức, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân đã thông báo tóm tắt một số nét về tình hình các tôn giáo tại Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam có 41 tổ chức thuộc 14 tôn giáo với hơn 22,1 triệu tín đồ, trong đó Phật giáo có hơn 10 triệu tín đồ, Công giáo có trên 6 triệu tín đồ, đạo Cao Đài có hơn 2,3 triệu tín đồ; phật giáo Hòa Hảo hơn 1,3 triệu tín đồ, …. Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường… Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định các tôn giáo đều sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để người Việt Nam được tự do sinh hoạt và hoạt động tôn giáo theo pháp luật, khuyến khích các tôn giáo tham gia đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
    Chủ tịch đoàn Nghị sĩ liên minh CDU/CSU tại Quốc hội Đức Volker Kauder đã vui mừng đến thăm Việt Nam lần đầu tiên; bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam; khẳng định Quốc hội Đức luôn ủng hộ và nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước.
    Tuy nhiên, việc ông Volker Kauder trong chuyến đi thăm Việt Nam 4 tháng trước có lẽ chỉ nhằm che đậy cái mục đích cuối cùng của ông ta là gặp gỡ, cổ súy cho những người mang danh là nhà đấu tranh nhân quyền ở Hà Nội như Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Nguyễn Anh Chí đấu tranh cho đa nguyên và tự do ngôn luận chứ đâu phải vì “hiểu thêm về Việt Nam, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, qua đó góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức”. Vì ông ta có gặp nhóm tôn giáo nào ngoài mấy nhà hoạt động nhân quyền như kể trên! Bởi vậy giờ đây, Việt Nam bắt một Nguyễn Văn Đài vi phạm pháp luật tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam thì ông Volker Kauder lại bắt quàng sang một việc chẳng liên quan gì đến tự do tôn giáo, mà dùng Nguyễn Văn Đài như là một phép thử cho mối quan hệ Đức – Việt Nam! Như vậy dã tâm của cái ông nghị sỹ này là gì, chẳng nói chắc ai cũng quá hiểu, cần gì phải bàn.

Phản hồi