WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
“Tác giả”

Nói về vấn đề đa nguyên đa đảng trong xã hội nước ta ngày nay

Nói về vấn đề đa nguyên đa đảng trong xã hội nước ta ngày nay

… ngày nay chỉ thực tế đa nguyên đa đảng đúng đắn, tích cực mới huy động, khuyến khích, tập hợp được mọi sức mạnh chính trị của toàn dân, tránh được mọi chủ quan, độc quyền, lạm dụng hoặc đặc quyền riêng, mới thực hiện được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và đưa đất nước mau chóng đi lên, thoát ra khỏi mọi trì trệ để phát triển có kết quả.

12:01:am 02/09/13 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Nói về con đường ra cho xã hội, đất nước Việt Nam ngày nay

Nói về con đường ra cho xã hội, đất nước Việt Nam ngày nay

chính nhận thức và ý thức chung của mọi người VN ngày nay chính là lối ra duy nhất mà không điều gì khác. Bởi có sự nhận thức thì mới giúp cho ý thức cũng như ngược lại. Không có ý thức về nhận thức cũng không có xu hướng tìm hiểu về thực tại. Mà không có nhận thức cũng chẳng bao giờ có ý thức đi lên hay phát triển. Chính sự nhận thức khách quan, xác đáng, đúng đắn, rạch ròi là quan trọng như thế, nó là đầu mối cho mọi hành động thực tiễn, hiệu quả và kết quả là như vậy.

01:58:am 27/08/13 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Nói lại ý niệm “đấu tranh giai cấp” theo quan điểm Mác xít của người cộng sản

Nói lại ý niệm “đấu tranh giai cấp” theo quan điểm Mác xít của người cộng sản

Mác thực chất chỉ cơ bản dựa vào lý thuyết “biện chứng luận” của Hegel, để cho rằng xã hội con người lúc nào cũng chỉ phát triển theo hai mặt đối lập. Đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị là những người hữu sản, những người nắm quyền cai trị, và giai cấp bị trị là những người vô sản, những người bị thống trị.

12:01:am 25/08/13 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Nghĩa vụ của mỗi con dân đối với đất nước

Nghĩa vụ của mỗi con dân đối với đất nước

… từ việc tích cực nhỏ của mỗi người mới tạo ra sự chuyển động của việc tích cực lớn của số đông hay của toàn thể mọi người. Còn nếu mỗi người đều chỉ hoàn toàn thụ động, tiêu cực, mũ ni che tai, ích kỷ, không dám hi sinh, quyết đoán, quyết tâm về mọi mặt, mọi sự tiêu cực, thụ động càng nhân lên, bao trùm hết cả, thì mọi cái ác sẽ thắng cái thiện, mọi cái sai sẽ thắng cái đúng, mọi sự ù trệ, thoái hóa sẽ kiềm chế, lấn lướt, ngăn cản mọi sự đi lên, phát triển chung của mọi người, của xã hội và của đất nước cũng chỉ là như thế.

12:55:am 24/08/13 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính cách của người lãnh đạo đất nước

Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính cách của người lãnh đạo đất nước

khi đất nước bị ngoại xâm, người lãnh tụ là người đứng ra tập hợp, quy tụ toàn dân để cứu nước, giải phóng đất nước. Nhưng khi đã thành công rồi, coi như đã làm xong nhiệm vụ trọng đại của mình, quyền hành phải lập tức giao lại cho toàn dân, để bằng một quốc hội lập hiến tạo ra hiến pháp cần thiết rồi chuyển qua quốc hội lập pháp để làm ra luật và toàn dân sẽ bầu cử người lãnh đạo đứng đầu đất nước trong giai đoạn mới cũng theo luật.

09:34:am 22/08/13 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội

Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội

Giai cấp chỉ là sự phạm trù hóa theo nhận thức, sự đồng nhất hóa tự nhiên về một tập hợp người đang đảm nhận một mặt sản xuất kinh tế nhất định trong xã hội nào mà không phải cái gì thần bí hay tiên quyết cả. Giai cấp hình thành nên do từ hoàn cảnh mỗi lúc của mọi cá nhân, chẳng có gì cứng nhắc, máy móc hay hoàn toàn bó buộc cả.

09:32:am 21/08/13 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Vai trò và ý nghĩa của trí thức trong đời sống xã hội

Vai trò và ý nghĩa của trí thức trong đời sống xã hội

… tranh đấu cho một xã hội lý tưởng, một xã hội tự do dân chủ đúng nghĩa thật sự không những là nhiệm vụ hàng đầu của tầng lớp trí thức không phân biệt mà cũng là của tất cả mọi công dân, tất cả mọi người trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa không phải là cào bằng mọi người, không phải chỉ là làm ăn tập thể theo kiểu lạc hậu, mà chủ nghĩa xã hội khách quan đúng nghĩa chỉ là đề cao cá nhân và xã hội một cách song hành, giải phóng xã hội đồng thời phải đồng hành với giải phóng cá nhân cũng như ngược lại. Giải phóng đó không phải chỉ có trong tương lai như Mác quan niệm một cách kịch tính, mơ hồ, huyễn hoặc, mà giải phóng ngay trong hiện tại bằng kinh tế, bằng trí thức mang lại cho tất cả mọi người tùy theo mỗi điều kiện trong hiện tại của họ.

12:31:am 20/08/13 | Đăng tại TIÊU ĐIỂM, ĐỜI SỐNG | Đọc tiếp »

Đấu tranh xã hội

Đấu tranh xã hội

Đấu tranh xã hội vì ai sinh ra cũng có quyền sống, mà sự thiện ác luôn xen kẽ lẫn nhau, hoàn cảnh luôn luôn thay đổi khác nhau, ai cũng muốn được thăng tiến theo ý mình, có khi có người lại muốn đấu tranh cho cái lý chung, cho ích lợi chung của cộng đồng và xã hội, nhưng những người khác lại không như thế, vậy là xảy ra sự đấu tranh và đi đến ý nghĩa hay mục đích của đấu tranh.

01:07:am 19/08/13 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Nói về khái niệm “vong thân” trong học thuyết Mác

Nói về khái niệm “vong thân” trong học thuyết Mác

… sự vong thân của cá nhân và xã hội con người trong các chế độ toàn trị đều thật sự hết sức nặng nề, không bất kỳ cá nhân nào thoát ra khỏi được, và nó thành xã hội vong thân toàn diện nhất, còn hơn cả trong chế độ tư bản mà Mác đã từng lên án.

12:56:pm 18/08/13 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Vài nhận xét đối với bài viết “Luận Đề I” của tác giả Nguyễn Tùng Hiếu

Vài nhận xét đối với bài viết “Luận Đề I” của tác giả Nguyễn Tùng Hiếu

Cái được Mác gọi là khoa học thật sự chỉ là niềm tin tuyệt đối vào chính biện chứng luận mà Mác vẫn hiểu là chân lý khách quan tuyệt đối của lịch sử thực tiễn. Đây cũng gọi được là phần khoa học và triết học của Mác khi ông đem vào thực tế để trình bày trong Tư bản luận Quyển I. Song cũng chính trên ý nghĩa đó mà khía cạnh chính trị xã hội lẫn khoa học kinh tế khách quan do Mác đưa ra có phần nào bị thui chột vì nó chỉ được đóng khung hay đặt nền tảng trên niềm tin mơ hồ và đầy tính chất siêu hình như thế.

12:24:pm 17/08/13 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội

Tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội

…thực chất Các Mác không hề là một nhà tư tưởng lớn. Hệ thống tư tưởng của ông ta chỉ mang tính chất vá víu, không có chiều sâu, không có thực tế. Ông chỉ lấy tư tưởng người này, người khác, chắp vá lại và trở thành tư tưởng của ông thế thôi. Tính chất hời hợt, nông cạn, bốc đồng, nhưng lập dị hay quái dị của ông ta, khiến nhiều người vốn trở nên á khẩu, vì bàng hoàng và hốt hoảng, vì mặc cảm tự ti, hay mặc cảm tội lỗi. Nhiều người không thể phê phán ông là do như thế.

01:02:am 08/08/11 | Đăng tại ĐỜI SỐNG | Đọc tiếp »

Tinh thần yêu nước và tinh thần xã hội của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu

Tinh thần yêu nước và tinh thần xã hội của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu

Sở dĩ Phan Bội Châu đúng nghĩa là nhà cách mạng thật sự, bởi vì ông tự thân vận động, tự chủ ý thức trong hoạt động yêu nước, mà không hề được ai tổ chức trước, không chịu lệ thuộc vào sự điều động của cấp trên nào, không chịu bất kỳ sự tuyên truyền, khuyến khích nào của người khác.

12:54:am 17/04/11 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà chính trị

Nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà chính trị

Chính cái tiềm lực của mọi dân tộc, mọi đất nước là điều ý nghĩa và chính đáng nhất, không phải chỉ có những gì đã có hay đang có mới là quan trọng. Vì tiềm lực luôn mang ý nghĩa tương lai, là sự chuẩn bị cho các thế hệ sẽ tới, là sự phát huy giá trị tự thân và nội lực, là khắc phục mọi điều kiện chủ quan, khách quan đã hay đang có, nhằm đi đến một tương lai thực chất nhất, giải phóng tất cả mọi hạn chế, ràng buộc giả tạo, bên ngoài, để nhằm sống được thực chất với mình, phát huy đầy đủ năng lực thực có và xứng đáng nhất của mình.

12:46:pm 27/03/11 | Đăng tại QUAN ĐIỂM | Đọc tiếp »

Bàn về bản chất đích thực của người trí thức

Bàn về bản chất đích thực của người trí thức

Động lực phát triển của xã hội là tính hiệu quả, khách quan, trí tuệ, trung thực và trong sáng. Điều này bao giờ cũng đúng, ở đâu cũng đúng, thời nào cũng đúng. Cả năm yếu tố đó lại vừa có cùng nhau, tức cái này có cũng đòi hỏi phải có cái kia, [...]

12:01:am 25/03/11 | Đăng tại QUAN ĐIỂM | Đọc tiếp »

Thử nhìn lại non một thế kỷ nguyện vọng “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”

Thử nhìn lại non một thế kỷ nguyện vọng “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”

Khi còn sống nhà chí sĩ danh giá họ Phan vẫn luôn tâm niệm một điều quan trọng để cứu nước và phát triển đất nước: “Khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh”.

12:01:am 24/03/11 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Dân chủ tự do, từ thực tiễn đến lý thuyết

Dân chủ tự do, từ thực tiễn đến lý thuyết

Lý thuyết chính là sự cô đọng, sự rút ra chân lý khách quan từ thực tiễn trên cơ sở thực tế, trên tiêu chuẩn và trên ý thức khoa học. Có nghĩa giá trị chân chính của lý thuyết bao giờ cũng phải là lý thuyết khoa học, khách quan, mà không là gì khác. Khoa học có nghĩa là sự hữu lý, sự chính xác, sự hiệu nghiệm, tính khách quan, nhưng điều đó không bao giờ được thực hiện chỉ trong dứt khoát cho một lần, mà yêu cầu tiếp cận chân lý, sự thật, luôn luôn là yêu cầu vĩnh cửu.

12:01:am 18/03/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu

Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu

Bản chất chính của thi ca là diễn đạt cảm xúc, tình cảm cũng như tư tưởng. Đó là ý nghĩa tại sao thơ có thể trong hình thức trình bày, mô tả, hoặc trong hình thức gợi hình ảnh và gợi ý thức, tức cảm thức, và gợi suy nghĩ, tức duy về một [...]

05:11:am 15/03/11 | Đăng tại QUAN ĐIỂM | Đọc tiếp »

Cái đức của nhà cầm quyền

Cái đức của nhà cầm quyền

Cái đức của nhà cầm quyền thì sách vở đông tây kim cổ hẳn nhiên đã nói tới nhiều rồi, có nhắc lại cũng tốt, song nhiều khi cũng bằng thừa, bởi mỗi thời đại có thể có các yêu cầu và cách nhìn hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy bài viết này chỉ tập [...]

12:00:am 13/03/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Lại nói về xã hội, pháp luật và chính trị

Lại nói về xã hội, pháp luật và chính trị

Đây là ba ý nghĩa thực tế, thiết yếu nhất của đời sống con người mà nhiều người có lẽ chưa thấy hết. Bởi cái thấy ở đây phải là cái thấy về chiều sâu, không phải chỉ nông cạn, giản đơn hoặc hời hợt. Vì trước hết khái niệm xã hội gắn liền với [...]

10:07:am 11/03/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị

Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị

…khách quan mà nói, nếu cho cờ vàng ba sọc đỏ ở miền Nam cũ là cờ “ngụy”, và không hề có ai thực bụng hoặc đã quyết tâm đổ máu vì nó, là hoàn toàn không đúng. Cũng như cho cờ đỏ sao vàng chỉ là cờ cộng sản và trong thực tế không có ai đã đổ máu hay quyết tâm sinh tử vì nó như một lý tưởng yêu nước thật sự, cũng hoàn toàn không đúng.

12:01:am 10/03/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội

Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội

Mỗi cá nhân khi sinh ra đời đã lập tức thành thành viên hay thành phần của xã hội. Đây là điều sơ đẳng nhất mà mọi người đều biết. Thành viên hay thành phần đó trước hết là thành viên hay thành phần của một gia đình, của một giòng họ, của một thôn [...]

12:02:am 01/03/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội

Cần nói thêm về sự giàu nghèo và vấn đề giai cấp xã hội

Vấn đề này từ cổ chí kim loài người đã nói nhiều, ngay như tác giả bài viết này cũng đã đề cập khá nhiều trong các bài viết khác nhau đã có dưới nhiều khía cạnh và cách nhìn khác nhau. Tuy nhiên, những gì người nước ngoài viết, những gì trên thế giới [...]

12:01:am 28/02/11 | Đăng tại QUAN ĐIỂM | Đọc tiếp »

Vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam”

Vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam”

Cho nên ý nghĩa cuối cùng còn lại vẫn là ý nghĩa về Thượng đế, về giải thoát, và về tính Không như từ đầu đã nói. Khái niệm Thượng đế tất nhiên là khái niệm về sự tồn tại của một chủ thể siêu nhiên, một ý chí tuyệt đối, một năng quyền và tình thương yêu đích thực mang ý nghĩa cứu rỗi, giải thoát mọi cá nhân con người.

01:16:pm 27/02/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Nói thêm một lần cho dứt khoát về khái niệm “Cộng Sản”

Nói thêm một lần cho dứt khoát về khái niệm “Cộng Sản”

…theo Mác, chỉ có hai loại tư tưởng cộng sản, là quan niệm cộng sản không tưởng có trước Mác, và quan niệm cộng sản từ Mác trở đi là quan niệm cộng sản mà ông cho là quan niệm cộng sản khoa học, hay là chủ nghĩa cộng sản khoa học.

12:50:am 24/02/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Thế nào là một xã hội tham nhũng?

Thế nào là một xã hội tham nhũng?

Con sâu làm rầu nồi canh. Khi trong một xã hội có những sự kiện tham nhũng xảy ra, được phát hiện vì không thể giấu giếm, toàn thể dư luận đều biết đến, người ta kết luận trong xã hội đó có tham nhũng. Như vậy tham nhũng là một hiện tượng có thể [...]

04:17:pm 21/02/11 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »