Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính cách của người lãnh đạo đất nước
Ý nghĩa này không phải chỉ ngày nay mới được đặt ra nhưng nó đã có ngay từ thời xa xưa nhất. Tất nhiên khi nào một đất nước có được người cầm đầu hay người lãnh đạo làm đúng hay thực hiện được các điều đó, người đó trở thành minh quân, và toàn dân được hạnh phúc, thanh bình, phát triển, đất nước được tốt đẹp, hài hòa, đi lên về mọi mặt.
Điều này không phải ai có thể dạy ai được một cách hoàn chỉnh hay đầy đủ, cũng không có sách vở nào hướng dẫn được tuyệt đối, nhưng chỉ do tài năng bẩm phú của chính người đó, hay do sự nỗ lực, cầu tiến, do ước muốn làm tốt cho đời, do tình yêu nước thương dân thúc đẩy, hay thậm chí chỉ do sự mong ước để lại một sự nghiệp nào đó cho đời sau ghi nhận hay có được một tiếng thơm muôn đời để nhiều người nhớ tới và trọng nể. Nhưng dầu sao chăng nữa, cái danh và cái thực cũng phải đi đôi với nhau, không thể chỉ có cái danh mà không có cái thực, và luôn luôn chỉ có giá trị thực mới là chính yếu.
Tất nhiên sự đứng đầu hoặc lãnh đạo đất nước có thể là cá nhân, một nhóm người tức một hội đồng nào đó, thậm chí ngày nay là một tập thể hay một đảng phái cụ thể, nhất định. Nhưng dù một người hay vài ba người hoặc nhóm người cốt cán nào đó, thì yêu cầu của nghĩa vụ, trách nhiệm, và tính cách đặt ra không khác. Nghĩa vụ là sự cảm thức về bổn phận một cách tự nhiên, tự phát. Trách nhiệm là những điều ràng buộc cụ thể về pháp lý phải nhất thiết làm. Tính cách là toàn thể phong cách, mục đích mà tự nó phải có hay vẫn tồn tại một cách tự nhiên, tự tại nhất.
Nhưng qua mọi tính chất đó, điều nói chung lại vẫn không ngoài các yêu cầu lo lắng cho dân, cho nước, cho xã hội thực tế. Đó tức là sự ổn định, sự phát triển của mọi người mà không phải chỉ cốt lo cho chính hay cho riêng bản thân mình, cho các thân cận của mình. Nhưng sự ổn định tất yếu phải đi đôi với sự phát triển, không phải chỉ có sự ổn định là duy nhất. Bởi nếu sự ổn định là duy nhất, cũng chẳng khác gì một tay cầm chịch, một tay cai thầu mà không là gì khác. Nhưng phát triển cũng có nghĩa là phát triển mọi mặt, vật chất và tinh thần, ý thức, tức các ý nghĩa kinh tế chính trị và xã hội đều phải hội đủ, không phải duy nhất chỉ có ý nghĩa chính trị hay kinh tế. Bởi nếu chỉ duy nhắm yếu tố chính trị thì cũng có khác gì tên cai ngục.
Dĩ nhiên sự lãnh đạo trong thời phong kiến xa xưa và trong thời hiện đại cũng hoàn toàn khác. Thời phong kiến xa xưa chỉ có tiếng nói và cái đầu của vua là duy nhất. Dầu có trường hợp vua còn nhỏ quá hay làm vì, thì đó lại là kẻ quyền thần nắm thực quyền, nhưng cũng chỉ là tính cách cá nhân còn không gì khác. Hẳn nhiên dưới đó cũng có toàn bộ triều thần, toàn bộ guồng máy cai trị, nhưng thực chất nó chỉ là công cụ giúp việc, còn mọi quyết định tối hậu vẫn không ngoài chính cái đầu duy nhất kia.
Ngày nay trong thời đại dân chủ đúng nghĩa, quyền hành cai quản đất nước không còn có gì huyền bí, thần thánh nữa, mà thật sự nó phải là sự ủy nhiệm công khai của toàn dân. Toàn dân không thể cùng cai trị đất nước, quyền cai trị đất nước cũng không phải thiên mệnh tức trời ban kiểu phong kiến thần thánh hóa ngày xưa, mà quyền cai trị đó được mọi người hay toàn dân ủy quyền cho một hay vài người nào đó, có thể chỉ có hai người đứng đầu cao nhất, trong một liên danh vận động tranh cử nhất định, giữa nhiều liên danh tương tự và bình đẳng như nhau để toàn dân lựa chọn.
Có nghĩa trong các nước dân chủ tự do tiên tiến ngày nay, đảng phái chỉ đóng vai trò vận động tranh cử công khai mà không có gì thần bí hay bí mật cả. Đảng chỉ là một tập thể được tổ chức theo khuynh hướng chính trị nào đó, nhất thời hay lâu dài, nhưng đều không có tính cách độc quyền, duy nhất hay vĩnh viễn nào cả. Đảng có thể đưa người của mình ra tranh cử hoặc ủng hộ cho đảng khác nếu mình liên kết vì một mục tiêu chính trị rõ ràng, cụ thể nào đó lâu dài hay trước mắt. Đảng như vậy chỉ là công cụ phục vụ cho quyền lợi chung của xã hội theo hướng riêng, bằng hình thức vận động để đưa người của mình ra làm việc theo từng nhiệm kỳ ở các chức vụ quan trọng nào đó, không hề là mục tiêu nắm quyền kiểu lợi ích, quyền lực hay mục đích riêng.
Tức có nghĩa người lãnh đạo hay đảng đang cầm quyền cũng chỉ theo nhiệm kỳ, tức giai đoạn cụ thể nhất định, nên không thể, không cần, cũng không cho phép bị khống chế bởi một ý thức hệ nào đó nhất định, cụ thể cả. Bởi vì làm như vậy là áp đặt lên người khác, lên mọi người, lý do xã hội là của chung, đất nước là của toàn dân. Nên nếu gặp phải những vấn đề gì nan giải hay tối quan trọng mà phải toàn dân mới quyết định được, thì không cá nhân hay tập thể nào được quyết định tự tiện cả mà nhất thiết phải đưa ra trưng cầu dân ý nếu vượt lên trên cả thẩm quyền của quốc hội. Chẳng hạn vấn đề chiến tranh toàn diện hay vấn đề lãnh thổ, nếu ra ngoài cả quy định của chính hiến pháp.
Cho nên quan niệm cho rằng lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội là do giai cấp, do đảng duy nhất hay tiên phong nào đó thật ra chỉ là quan điểm mang tính ý thức hệ phần nào thần bí mà không phải là nền tảng hay cơ sở khách quan. Bởi vì nó chỉ có thể phát sinh ra bởi một lý thuyết nào đó, do niềm tin chủ quan vào một lý thuyết nào đó, như tôn giáo hay chính trị có tính thoát ly thực tại mà không phải thật sự khoa học. Lý do vì mọi cá nhân đều bình đẳng trong đời sống, đời sống xã hội chỉ hoàn toàn cụ thể và thực tế, thế thì không có điều gì siêu hình hay siêu nhiên để phải áp dụng một ý thức hệ nào đó chỉ thuần túy hay tuyệt đối là một niềm tin mơ hồ, trừu tượng cả. Đó chính là lý do một xã hội luôn luôn phải tự do dân chủ đúng nghĩa khách quan, tự nhiên mà không thể bị cưỡng chế hoặc gò bó theo cách thức hoặc ý muốn riêng tư, chủ quan hoặc phiến diện, không tự nhiên nào được.
Cũng chính vì thế, khi đất nước bị ngoại xâm, người lãnh tụ là người đứng ra tập hợp, quy tụ toàn dân để cứu nước, giải phóng đất nước. Nhưng khi đã thành công rồi, coi như đã làm xong nhiệm vụ trọng đại của mình, quyền hành phải lập tức giao lại cho toàn dân, để bằng một quốc hội lập hiến tạo ra hiến pháp cần thiết rồi chuyển qua quốc hội lập pháp để làm ra luật và toàn dân sẽ bầu cử người lãnh đạo đứng đầu đất nước trong giai đoạn mới cũng theo luật. Ngay trong thời chiến cũng thế, người lãnh tụ có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn nào đó để huy động sức mạnh toàn dân chiến thắng trong chiến tranh chính nghĩa, nhưng đó cũng không thể nền độc tài toàn diện mà chỉ những biện pháp nào độc đoán cần thiết nhất được nghĩa vụ, trách nhiệm mình cho phép cũng như được toàn dân biểu đồng tình hưởng ứng hay ít ra cũng theo đa số hay số đông.
Nên điều quan trọng là trong bất kỳ trường hợp nào người lãnh đạo cũng không được vọng ngoại. Nhờ nước ngoài giúp đỡ mình trong mọi trường hợp đều hạ sách, phi lý, nguy hiểm, nếu đó không phải là sự liên đới phải mang tính quốc tế một cách bất đắc dĩ. Trường hợp liên minh các nước ở châu Âu trong thế chiến thứ nhất, và cả hai phe trục cũng như đồng minh trong thế chiến thứ hai trên toàn thế giới chính là trường hợp đặc thù như thế. Nhưng việc Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh hay Gia Long cầu viện quân Pháp và quân Xiêm la trước kia đều hoàn toàn thất sách và đáng chê trách. Kể cả việc phải lệ thuộc một ý thức hệ tiền chế nào đó, hay việc phải phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống tổ chức từ bên ngoài nào đó, cũng đều không phải là sự hoàn toàn độc lập hay không phải chỉ nhằm tuyệt đối nhắm đến duy ý nghĩa của đất nước, dân tộc mình.
Điều cuối cùng quan trọng nhất cần nói đến, đó là sự đào tạo người, đào tạo thế hệ kế thừa hoặc tương lai. Bởi nhân sự hay con người là nền tảng hay đầu mối của tất cả. Người lãnh đạo không thể chỉ vì mình mà nhất thiết phải coi trọng việc đào tạo nhân sự kế thừa cũng như thế hệ tương lai, mai hậu của toàn dân. Đó là nghĩa vụ hàng đầu vì là tương lai nhất thiết của đất nước. Thường thì những người độc tài chỉ lo đào tạo những người phục vụ mình, nhằm để củng cố địa vị mình, làm cho mình luôn luôn nổi bật, điều đó hoàn toàn trái với người lãnh đạo sáng suốt, đúng nghĩa, cao cả, biết lo cho dân cho nước thật sự hay hoàn toàn có tinh thần và mục đích tự do dân chủ thực tình và đúng đắn.
Đó cũng là lý do tại sao những minh quân ngày xưa luôn đặt giáo dục lên hàng đầu rồi mới đến kinh tế và chính trị. Vì giáo dục là nền tảng của tất cả, nó quyết định cả tương lai chung lâu dài mà không phải chỉ có các quyền lợi hiện tại riêng tư thiển cận duy nhất trước mắt. Trường hợp vị minh quân nổi danh Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật bản thời bắt đầu cải cách, canh tân, hay như Bismack của nước Phổ trước kia chính là như thế. Chính vì không lo toan quyền lợi riêng tư cho cá nhân mình, cho phe nhóm riêng mình, mà chỉ lo cho toàn thể dân tộc, đất nước, nhờ thế nhà vua Minh Trị đã vực dậy nước Nhật, và Bismack đã vực dậy nước Phổ, đưa đi lên phát triển liên tục cho mãi tới ngày nay. Cho nên thuật trị nước hay trị dân đúng nghĩa vẫn đơn giản mà không có gì phức tạp cả. Cái đơn giản đó chỉ là cái tài, cái chí, cái phương pháp hiệu lực, đúng đắn, bao quát, sáng suốt, hợp lý, hợp thời đại, hợp với hoàn cảnh cụ thể, đặc thù của đất nước, mà chính và chỉ có những người lãnh đạo tài giỏi mới luôn luôn có các khả năng riêng để có thể nắm bắt hay nhìn thấy được.
© Võ Hưng Thanh
© Đàn Chim Việt
Khắp mọi nơi dưới gầm trời này chỉ có VN xã hội chủ nghĩa là mới có được ý thức và phong cách phục vụ xã hội và đồng bào như những người cộng sản đương chức. Khắp mọi nơi dưới gầm trời này chỉ có VN xã hội chủ nghĩa là mới có được ý thức bão vệ tổ quốc, đàn áp, cướp bóc, sát hại đồng bào, cầm tù đồng chí, bán đứng con người, bán luôn cả tổ quốc Việt Nam cho Trung cộng như những người cộng sản đương chức đang làm!
Khi con tàu tổ quốc tan rả, con người chỉ còn biết có tiền!
Khi con người chỉ còn biết có tiền, quốc gia ấy đang tan rả. Việt Nam đang tan rã, không còn sửa chửa gì được nữa. Phải thay đổi chế độ hiện nay bằng một chế độ mới với con người mới, phục vụ cho quốc gia, dân tộc trong một tinh thần hoàn toàn mới với những mục tiêu thực tiển, phù hợp với tình hình sinh hoạt của Việt Nam trong toàn cảnh sinh hoạt của thế giới.
Hãy chấm dứt kỹ nguyên của những lời kêu gọi rỗng tuếch, mơ hồ của chế độ cộng sản càng sớm càng tốt. Chế độ này còn đó một ngày, người dân Việt Nam còn đau khổ, chết chóc vì nó một ngày!
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/26344-pha-xing–phien-toa-x-nguyn-phng-uyen-inh-nguyen-kha
THẬT LÒNG
Con người phải có thật lòng
Dù dân, lãnh đạo, hay tầng trung gian
Nếu mà chỉ có dối dan
Cuộc đời địa ngục trần gian vậy mà
Bởi toàn đóng kịch không ngoa
Kịch toàn bi kịch có là khác đâu
TRĂNG NGÀN
(24/8/13)