WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội

Nguồn ảnh minh họa: xaloso.co

Mỗi cá nhân khi sinh ra đời đã lập tức thành thành viên hay thành phần của xã hội. Đây là điều sơ đẳng nhất mà mọi người đều biết. Thành viên hay thành phần đó trước hết là thành viên hay thành phần của một gia đình, của một giòng họ, của một thôn xóm, một địa phương, hay khu phố, nói chung là một cộng đồng nhỏ nhất mà trong đó nhiều người đã có các mối quan hệ hoặc quen biết lẫn nhau nào đó một cách tự nhiên. Tất nhiên sau khi đã được sinh ra, mỗi cá nhân sau đó trước hết đều được ghi ngay vào sổ bộ hộ tịch tại nơi mình sinh, như một biện pháp thừa nhận chính thức hay như công cụ về sau nhằm phục vụ cho các nhu cầu quản lý xã hội. Đó chính là mối quan hệ xã hội vô hình ban đầu mà không bất kỳ cá nhân nào tránh được. Tuy vậy, thông thường phải khi đủ 18 tuổi, thì theo các luật pháp, mỗi cá nhân mới có thể trở thành một thành viên pháp lý chính thức của toàn xã hội mà không một ai có thể phủ nhận được.

Từ ý nghĩa đó có thể thấy được rằng mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội trước hết là mối quan hệ tình cảm, cảm thức, mối quan hệ mang tính chất thực tại, rồi cuối cùng mới mang tính cách pháp lý hoặc pháp luật. Ý nghĩa đó cũng nói lên rằng con người chỉ thật sự trưởng thành khi đã đủ lý trí, tức có óc phán xét hay khả năng nhận thức đầy đủ, mà theo nguyên tắc thông thường là đủ 18 tuổi, tức là người đã thành niên, đã trưởng thành, đã tự lập, mà không còn ai giám hộ hay vượt quyền mình được nữa. Mặt khác cũng cho thấy, ngoài mối quan hệ thực tại hay thực tế tự nhiên vẫn có trong xã hội, thì mối quan hệ được thừa nhận chính thức vẫn luôn luôn là mối quan hệ pháp lý, mối quan hệ trên cơ sở pháp luật mà bất kỳ nơi nào, thời đại nào, quốc gia nào và khi nào vẫn đều luôn luôn có. Chẳng hạn, định chế hôn nhân chính thức là định chế bắt buộc về mặt pháp luật, bởi có như thế mới được pháp luật công nhận về mọi mặt. Hay định chế mọi sự giao dịch pháp luật đều phải được ký kết bằng hợp đồng, kết ước, trong các hình thức nào đó mà pháp luật thừa nhận thì mới có ý nghĩa và giá trị pháp lý, hoàn toàn là những điều cần thiết, tự nhiên.

Nói khác đi, trong ý nghĩa con người theo các nguyên tắc như trên thì ý nghĩa của lý trí là ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi mọi tình cảm hay cảm xúc đều có thể thiên lệch hoặc lệch lạc, nhưng nói về lý trí hay sự phán xét sáng suốt thì hầu như được công nhận như ý nghĩa chuẩn mực chung của tất cả mọi người. Nhờ có lý trí, con người được thừa nhận có khả năng phân biệt được cái sai cái đúng, cái hay cái dở, cái tốt cái xấu, cái hữu lý và cái vô lý v.v… Tức người có lý trí là người trưởng thành, người bình thường, ít ra là về mặt nguyên tắc, hoặc là người đủ tuổi công dân, là điều luôn luôn được mọi pháp luật thừa nhận. Bởi vậy, nói cho cùng mối quan hệ hay giao tiếp giữa con người và con người hoặc xảy ra hay được thực hiện một cách khách quan, tự nhiên, hiện thực, hoặc được thực hiện qua pháp lý như những mối quan hệ hay tương quan pháp lý. Tức mối quan hệ, giao tiếp giữa con người hay các cá nhân trong xã hội, hoặc chỉ là mối quan hệ xã hội thuần túy, hay là mối quan hệ chính thức về mặt pháp lý, tức mặt pháp luật, như trên kia chúng ta đã thấy. Tất nhiên, trong hai mối quan hệ đó, mối quan hệ xã hội luôn luôn rộng khắp, bao quát, bàng bạc, nhưng mối quan hệ pháp lý luôn luôn nền tảng, không điều gì có thể vượt ra hay đi trái lại nó được, đó là điều rất đáng nên lưu ý.

Diễn đạt theo cách khác, mối quan hệ xã hội giữa mọi người như mối quan hệ tự nhiên, thực tại, trong khi đó mối quan hệ pháp lý luôn luôn là mối quan hệ chính thức, hay mối quan hệ pháp luật. Có nghĩa nếu mối quan hệ xã hội dân sự luôn luôn là mối quan hệ xã hội tự tại, tự phát, tự nhiên, khách quan, thì mối quan hệ pháp lý nói chung, tuy là mối quan hệ nền tảng, bao trùm về mặt chính thức, nhưng thật ra lại là mối quan hệ được tạo thành về mặt pháp lý, tức có phần thiết định từ ngoài, có phần chủ quan hay riêng biệt nhất định tùy theo những nền pháp luật hoặc những quy định pháp luật do các chế độ hay các thời đại cụ thể, nhất định nào đó. Nói như thế, rõ ràng mọi cái chất hay cái nội dung trong quan hệ xã hội giữa mọi người đều vẫn luôn là mối quan hệ xã hội dân sự, còn mọi cái vỏ, cái hình thức bề ngoài, vẫn luôn là mối quan hệ về mặt pháp luật nào đó, tuy có khi không nói ra, nhưng bó buộc hoặc nhất thiết mọi người đều phải luôn thừa nhận. Nói điều này để thấy cái cần thiết nhiều khi chỉ là giả tạo, hay cái bên ngoài phần lớn chỉ là giả tạo, còn chính cái bên trong mới là cái thực chất, cái khách quan, có khi người ta không nhìn thấy, không biết đến, không thừa nhận, nhưng chúng vẫn có đó, giống như một sự thật, một chân lý mà không một ai có thể chối cãi.

Đấy, tính cách khác nhau giữa xã hội dân sự và xã hội pháp lý hay xã hội thể chế là nó như thế đó. Xã hội dân sự là xã hội của những con người hồn nhiên với nhau, là xã hội thực chất. Trong khi đó xã hội thể chế hay xã hội pháp luật chỉ là xã hội bên ngoài, có khi mang tính cách giả tạo, có khi nó tồn tại không quan hệ hay dính dáng trực tiếp gì với xã hội dân sự mà mọi người đều biết. Nói khác, xã hội dân sự mới chính là xã hội thuần túy, tức mối quan hệ thuần túy, thực chất, khách quan, cụ thể về mặt xã hội, còn xã hội định chế, hay xã hội pháp luật, tức xã hội thể chế, đúng ra chỉ là xã hội bề ngoài, xã hội chính trị, xã hội của guồng máy công quyền được tổ chức dưới dạng nào đó, tùy theo hoàn cảnh xã hội, lịch sử, tùy theo thời đại, có khi nó chỉ mang tính cách chủ quan, tùy tiện như thế nào đó, nhưng trong thực tế nó lại bắt buộc mọi người đều phải tuân thủ, chấp nhận, hay tạm thời phải chịu đựng như thế nào đó mà không thể nào phản đối hay đi ngược lại được. Đó cũng còn là mối quan hệ chính thức bề ngoài giữa cá nhân và cá nhân, giữa xã hội và cá nhân, hay nói chung giữa mọi người trong xã hội tùy theo từng hoàn cảnh, thời đại mà mọi người đều biết. Đó cũng còn là mối quan hệ giữa xã hội, pháp luật, và chính trị rất cần phải được nói đến(1).

Thật vậy, nói cho cùng mọi quan hệ giữa con người và con người trong xã hội cơ bản đều là những quan hệ cá nhân với nhau. Đây là một thực tế tự nhiên, khách quan, không ai có thể chối cãi được, và nó có mặt ở khắp nơi, trong mọi phương diện nơi chính bản thân của sự tồn tại xã hội. Có nghĩa mối quan hệ giữa con người và con người luôn luôn là những mối quan hệ riêng biệt, cụ thể. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi mỗi cá nhân vẫn là một cá thể, một đơn vị phải có của xã hội. Như trong một trận bóng chẳng hạn, thao tác dẫn bóng, đá bóng nói cho cùng, chính yếu vẫn xảy ra chỉ giữa hai cá thể. Sự tranh giành, chuyền bóng lẫn nhau, thật sự cuối cùng cũng chỉ nhằm thể hiện được mối quan hệ của từng cặp cá thể, để đi đến mối giao tiếp, thực hiện điều đó giữa hai cá thể chiếm được kết quả cuối cùng, ví dụ như người sút bóng và người bắt bóng ở khung thành. Ngay trong một cuộc họp hay cuộc hội nghị đông đảo cũng thế, mối quan hệ chính yếu ở đây vẫn là mối quan hệ giữa chủ tọa hay người đang trình bày vấn đề với cử tọa. Ý thức của vế đầu là ý thức phân kỳ đến mọi người nghe, người xem. Ý thức vế hai là ý thức hội thụ của mọi người trong khán trường theo chiều ngược lại. Tính cách giao tiếp này khi mở rộng ra toàn thể xã hội, hay mở rộng ra trong mọi cơ chế chính trị cũng vậy. Tức luôn luôn là mối quan hệ giữa nguồn, điểm đến và yếu tố trung gian, nếu nói theo quan điểm toán học. Do đó, một xã hội trong sáng, lành mạnh, hay một nền chính trị trong sáng, lành mạnh, thì mối quan hệ giữa ba ý nghĩa trên cũng hoàn toàn trong sáng, lành mạnh, còn nếu không thì hoàn toàn ngược lại.

Ngày xưa trong thời kỳ quân chủ, xã hội lành mạnh là xã hội được trị vì bởi đấng minh quân, còn nếu không, ngược lại, lại là kẻ hôn quân hay bạo chúa. Tất nhiên, đối với một đấng minh quân, cũng không một ai có thể phạm đến nhà vua, bởi vì đó là sự tiêu biểu cho toàn xã hội, cho vương quyền, vương triều, cho quốc gia, đất nước. Trái lại, trong trường hợp bạo chúa, hôn quân, ngoài sự đen tối, mờ ám của nhà vua, còn cả một triều đình của bọn quyền thần, bọn hoạn quan, rồi cả một bộ máy chuyên chế khổng lồ bên dưới, coi như mọi tương quan giữa thần dân và nhà vua đều bị nhiễu, bị lũng đoạn, thực chất biến thành một mối quan hệ hoàn toàn tồi tệ, hiểm nghèo trong xã hội. Bởi vậy, tương quan giữa con người và con người nói cho cùng lại, chẳng qua là mối tương quan giữa vật chất và ý thức. Tương quan ý thức là tương quan hiểu biết, thông cảm, chia sẻ, hợp tác với nhau giữa những người có ý thức, lý trí lành mạnh. Tương quan vật chất chính là tương quan thân xác, của sức mạnh cơ thể hay của vũ khí đi kèm, đó là sức mạnh thuần túy vật chất, bởi vì mọi sự tương giao ý thức lành mạnh coi như hoàn toàn đã bị bế tắt. Đó cũng là tương quan giữa guồng máy độc tài nào đó cai trị xã hội và toàn thể xã hội. Tức đó chỉ còn là tương quan một chiều, của sự ra lệnh và thi hành lệnh, mà không còn là sự tương quan cởi mở, giao tiếp hai chiều hoặc đa chiều đúng theo các nguyên lý dân chủ, tự do một cách chính đáng và cần thiết trong các xã hội nói chung.

Ghi Chú:

(1) Xem thêm cùng tác giả : Chính trị như một khoa học và như một phạm trù đạo đức (14/02/2011), Thế nào là một nền chính trị toàn dân (19/02/2011).

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội”

  1. DO NGHE says:

    Quan hệ loài Người BỞI TÌNH THƯƠNG
    Tình Thương Nên LẮM NỖI VẤN VƯƠNG
    Vấn Vương Gở MỐI Tơ VƯƠNG ẤY
    Tình THƯƠNG Xóa BỎ Nỗi ĐOẠN TRƯỜNG

Phản hồi