WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội

Đấy mối quan hệ giữa con người và con người dù lúc nào, thời đại nào và ở đâu cũng thế. Tức con người luôn luôn chịu ảnh hưởng bởi điều thiện, điều ác trong chính bản thân mình, cũng như điều thiện, điều ác trong bản thân người khác, tức trong mối ảnh hưởng, tương quan, hoặc thậm chí lệ thuộc vào người khác. Mối quan hệ xã hội do vậy luôn luôn là mối quan hệ trực tiếp, cũng như mối quan hệ của số đông, nếu đó là mối quan hệ gián tiếp. Do đó, trong thời Pháp thuộc, chính Phan Chu Trinh là nhà cách mạng đáng kính, là bậc chí sĩ sáng suốt, nhận thấy muốn giải phóng khỏi ách thực dân, không thể chỉ dùng súng đạn, vũ lực hay bạo lực, bởi vì không cân sức, mà phải dùng trí tuệ, dùng sức mạnh ý thức, tinh thần, tức phải nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức và tầm nhìn của tất cả mọi người. Ý nghĩa của dân trí, dân chí, dân khí, và dân tâm, chính là như thế. Cho nên ý nghĩa của dân quyền, nhân quyền, là ý nghĩa của những con người hiểu biết, không tăm tối, không mù quáng, mang tính cách độc lập, tự do về nhận thức, ý thức, và cả trong mọi hành động, suy nghĩ, đó là điều mà cách đây cả trăm năm, chính Phan Chu Trinh đã từng nhận thấy. Đó cũng chính là ý nghĩa của tinh thần khoa học, của cái nhìn thức thời, thực tiển, ngoài tình cảm yêu nước, ý chí thương nòi, cứu nước mà chính Phan Chu Trinh đã hoài mong thực hiện.

Cho nên, nếu lý trí là yếu tố quan trọng nhất trong con người, thì mọi ý nghĩa chính trị lành mạnh đều phải thiên về lý trí, đó là điều mà mọi nhà chính trị chân chính, những nhà lãnh đạo quốc gia đúng nghĩa trên thế giới này phải hết sức cần quan tâm, hướng tới. Bởi vì lý trí là nền tảng của mọi nhận thức, đồng thời cũng là nguồn gốc và mục tiêu của mọi nhận thức. Đó cũng chính là ý nghĩa của tri và hành, mà ngay từ ngàn xưa loài người đã biết đến. Bởi vì trong bản thân mỗi người, tuy có tình cảm, cảm xúc, khuynh hướng, cá tính, bản năng, nhưng chính lý trí mới thật sự là tinh hoa, là yếu tố định hướng cốt lõi, quan trọng và quyết định nhất. Bởi vậy, mọi chế độ xã hội dân chủ, tự do thật sự, thường người ta chỉ chú trọng giáo dục về lý trí, về nhận thức, về phương pháp luận tư duy khoa học, không ai chỉ chú trọng nghiên về cảm xúc, về tình cảm, về bản năng, về quán tính như trong các chế độ hay xã hội độc tài. Trong thời kỳ Liên xô trước đây, lý thuyết về bản năng sinh học của loài chó, do nhà tâm sinh học Pavlov thí nghiệm và đưa ra, lại được xã hội ca ngợi và đề cao, đó là tính phản nhân văn và là sự dã man. Các chế độ độc tài phát xít như kiểu Hitler, Moussolini, đều vẫn dùng sức mạnh của sự tuyên truyền mù quáng, mị dân, khai thác các bản năng sinh học trong xã hội, kết hợp vũ lực, trấn áp, để tạo nên những sức mạnh tổ chức phục vụ riêng cho nhà độc tài, thật sự là những tính cách hoang dã, đã từng bị cả thế giới căm giận và lên án.
Cho nên ý nghĩa, giá trị của mỗi bản thân con người cũng như của toàn xã hội vẫn luôn là giá trị, ý nghĩa của lý trí, của nhận thức, của tình cảm cao quý, của ý chí trong sáng, của tinh thần khoa học mà không là gì khác. Chính kinh tế là nhằm phục vụ những ý nghĩa đó, và những ý nghĩa đó cũng là công cụ đòn bẩy, là nền tảng thực tế của kinh tế mà không một ai không biết. Thế cho nên những chính sách giáo dục nào biết hướng đến nhân văn, nhằm khai sáng lý trí, trí tuệ của con người, nhằm xây dựng ý thức độc lập, tự do cho tất cả mọi người, đó chính là những nền giáo dục nhân bản, khoa học và mang ý nghĩa giá trị. Trái lại, những nền giáo dục nào chỉ nhằm đề cao tình cảm một chiều, xây dựng ý thức bản năng một chiều, xây dựng quán tính một chiều, thậm chí chỉ có biết đề cao tập thể một cách mù quáng, đề cao những tập hợp cá nhân con người nào đó, hay sự thần thánh hóa những đảng phái, những lãnh tụ nào đó, giống như những mục tiêu đối với xã hội, đối với đất nước, mà mọi người đều thấy nhan nhãn có trong lịch sử, thực chất đều là những nền giáo dục phản giáo dục, phi giáo dục, đi ngược lại tính nhân văn, đi ngược lại mọi ý nghĩa và giá trị khoa học, mà bất kỳ ai có lý trí bình thường, có tâm hồn lành mạnh, có ý thức sáng suốt đều có thể nhận ra được.

Thật ra xã hội nói chung vẫn là xã hội nghề nghiệp. Mọi người đều phải có một nghề nào đó mới có thể sống được trong chính xã hội. Bởi vì có nghề mới có thu nhập, hay ít ra cũng phải có những người có nghề nào khác cung cấp thu nhập đó cho họ. Nói trắng ra, vua cũng phải có nghề làm vua. Điều này có thể có người nghe thấy lạ, nhưng thực tế chính là như vậy. Bởi vì trong xã hội quân chủ, không những phi tần phải học cách, tức học nghề chiều chuộng vua, mà cả vua cũng phải học chính các nghĩa vụ, trách nhiệm làm vua ngay từ khi còn nhỏ. Có các chức quan làm nhiệm vụ giảng dạy đạo lý, nhận thức cho nhà vua mà ai cũng rõ. Trong xã hội cũng thế, hoặc người ta hành nghề tự do, hoặc phải làm thuê cho người khác, tức cho tư nhân, hoặc làm thuê cho chính phủ, chính quyền, tức cho nhà nước nói chung, mà bất cứ thời nào cũng có. Làm thuê cho tư nhân, gọi là ăn công. Làm thuê cho công quyền, gọi là làm công chức, thì được ăn lương và bổng lộc mọi loại được quy định, kể cả lương hưu và phụ cấp khi về hưu, tức quyền lợi ổn định suốt đời mà không thiếu gì những người gắn bó hoặc ham hố.

Thế nên trong guồng máy công chức thì dễ dẫn đến những trường hợp đặc quyền đặc lợi mà ai ai cũng rõ(4). Ngay như vua cũng vậy, cũng sống nhờ công khố mà ngày xưa bản thân vua đâu có tài sản riêng. Cả nước đó là tài sản của vua, đó là ý nghĩa của chế độ quân chủ. Còn toàn bộ guồng thuế khóa của toàn dân là để nuôi bộ máy công quyền, tức bao gồm cả hệ thống hành chánh cai trị, triều đình, hay ngày nay là toàn thể chính quyền ở khắp các quốc gia mà mọi người đều biết. Thế cho nên, nếu những người làm công chức, những người nắm quyền, mà làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp nước, giúp dân có hiệu quả về mọi mặt, thì đó là họ ăn đồng lương và hưởng bổng lộc chính đáng. Còn ngược lại, nếu không làm được như thế, thì thật là quá tệ, giống như những kẻ ăn hại đái nát, mà toàn thể người dân, xã hội phải è cổ ra gánh chịu, nuôi sống họ, thì bất kỳ đất nước nào nếu người dân vô quyền vẫn có thể thông thường xảy ra như vậy. Cho nên, vua chỉ là vua khi có trong tay ngai vàng, có trong tay guồng máy cai trị, tức là có các thần dân. Trái lại, khi vua mất dân, mất nước, thì đó không còn là ông vua, nhưng chỉ còn là kẻ đào tẩu lặng thinh, không kèn không trống. Điều này ai cũng biết khi xưa ở nước ta, khi Tôn Sĩ Nghị bị người anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung vây kín phải tháo chạy về Tàu, cuốn gói khỏi kinh thành Thăng Long, thì chính bản thân Lê Chiêu Thống cũng phải tìm cách chạy theo, và khi qua sông, đã phải dưới cơ và bị trấn lột bởi cả một anh lái đò, quả thật khá bi thương và nhục nhã.

Thế cho nên trong cuộc đời bao giờ cũng phải nên lấy đạo lý làm chính. Đạo lý ấy khi xưa là đạo lý trong trật tự xã hội phong kiến, là điều khá dĩ nhiên. Tuy nhiên, ở phương Tây cũng như phương Đông vẫn luôn có những nhà tư tưởng, nhà lý thuyết mong muốn nêu lên các khía cạnh của chân giá trị nào đó cho muôn đời. Như trường hợp Mạnh tử chẳng hạn, đó chính là một nhà lý thuyết dân chủ ngay trong thời đại phong kiến cách đây đã nhiều ngàn năm. Chính vì thế mà ý nghĩa của tư tưởng, của nhận thức, của khoa học kỹ thuật nói chung trong mọi dân tộc, mọi đất nước, mọi thời đại đều luôn có giá trị hàng đầu và đều luôn quan trọng. Do vậy, nếu có lý thuyết nào đó mà đi ngược xu hướng thời đại, thay vì nêu cao và biểu dương yêu cầu xã hội về tính tự do, dân chủ, lý tính của tất cả mọi người, lại đề cao bản năng, đề cao sự độc đoán, đề cao tính chủ quan và sự độc quyền nhận thức, và nếu thực tế có gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội, thì đó có thể nói được là tội lỗi nếu không phải là tội ác đối với nhân loại. Chính vì thế, mà chỉ có tinh thần, ý thức tự do, dân chủ của mọi người mới có thể phát huy được mọi tài năng, trí tuệ của dân tộc, làm cho đất nước thật sự phát triển về mọi mặt. Đó là ý nghĩa của văn hóa, của nghệ thuật về mọi mặt trong sự so sánh giữa xã hội tự do, dân chủ thực sự, và xã hội độc đoán về mặt phát huy và kết quả trong mọi thời đại. Cho nên người trí thức là gì, là người có tri thức, có năng lực nhận thức, phê phán mọi vấn đề trên cơ sở khách quan, khoa học. Điều đó tất nhiên đòi hỏi cũng phải có sự tự do và sự tự chủ. Do đó trí thức cũng còn phải có nghĩa là trí tuệ, bởi vì nếu có sự hiểu biết, nhưng đó cũng chỉ mới là sự nhận thức theo kiểu thụ động, nô lệ, một chiều, thì đó cũng chưa đúng nghĩa hoàn toàn là trí thức. Bởi vậy, nhiệm vụ góp phần trí thức hóa toàn dân, hay ít ra cũng được đa phần như vậy, tức nâng cao dân trí, là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và cao cả. Chỉ rất tiếc có một người đã từng nổi tiếng từ lâu mà không làm được, thậm chí còn làm điều ngược lại, phải chăng đó chính là trường hợp điển hình như ông Trần Đức Thảo ?

Ghi Chú:

(4) Xem thêm cùng tác giả : Thế nào là những chính phủ thông minh (10/02/2011), Thế nào là một người lãnh đạo đất nước (16/02/2011), Thế nào là một nền chính trị toàn dân (19/02/2011).

© Võ Hưng Thanh

Pages: 1 2 3

1 Phản hồi cho “Nói về mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội”

  1. DO NGHE says:

    Quan hệ loài Người BỞI TÌNH THƯƠNG
    Tình Thương Nên LẮM NỖI VẤN VƯƠNG
    Vấn Vương Gở MỐI Tơ VƯƠNG ẤY
    Tình THƯƠNG Xóa BỎ Nỗi ĐOẠN TRƯỜNG

Phản hồi