WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kế Hoạch Navarre

LGT- Đây là bài lược dịch chương Thứ Ba, trang 62-88 trong Đông Dương Hấp Hối, Agonie De l’Indochine của Tướng Navarre viết năm 1956. Ông được cử sang Đông Dương đầu tháng 5-1953 thay thế Tướng Salan trong chức vụ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông dương.

Sau khi nghiên cứu tình hình quân sự chính trị tại đây, ông về lại Paris đầu tháng 7 để trình kế hoạch lên Hội đồng Tham mưu trưởng và Chính phủ Pháp xin tăng viện về quân số cũng như vũ khí. Đề nghị hầu như đã không được thỏa mãn vì đa số các bộ trưởng trong Chính phủ không muốn tiếp tục cuộc chiến sa lầy. Họ muốn rút ra khỏi Đông Dương, vả lại dù thắng Việt Minh cũng không giữ được, người Mỹ đã viện trợ cho Pháp ngày càng nhiều, họ dần dần giữ nhiều ảnh hưởng.

Tình hình Đông Dương những năm cuối của cuộc chiến 1953, 1954 cũng lại được tái diễn 20 năm sau, những năm 1973, 1974, người Mỹ cũng tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến sa lầy trước kẻ địch cố đấm ăn xôi dành chiến thắng.

—————————————————-

General Henri Navarre (bên phải)

General Henri Navarre (bên phải)

Tướng Navarre đi Đông Dương không có một chỉ thị nào, ông phải giữ chức vụ Tư lệnh, nghiên cứu tình hình rồi về báo cáo lên Chính phủ những việc khả thi. Trong một tháng ông bắt đầu lên kế hoạch hành động về chính trị, quân sự, trở về Paris đầu tháng 7 -1953 đệ trình kế hoạch. Hội đồng Tham mưu trưởng đồng ý nhưng họ dè dặt về khả năng cung cấp những phương tiện theo yêu cầu của Navarre . Trong một Hội đồng gôm một số bộ trưởng ông ta trình bầy ý nghĩa chính trị của kế hoạch. Cuối tháng 7, đề nghị được đưa lên Ủy ban Quốc phòng trong phiên họp ngày 24-7-1953.

Sau khi mô tả tình hình Đông Dương Navarre đề cập vấn đề chính trị, ông đưa kế hoạch trong lãnh vực tác chiến cũng như trong việc tái tổ chức cơ cấu, tăng cường lực lượng cộng với những phương tiện cần thiết.

Sau nhiều cuộc thảo luận không có quyết định nào, không đưa ra vấn đề nào, không một vấn đề chính trị nào được nghị quyết nó là cơ bản cho kế hoạch quân sự, ngân khoản tài chánh ông đã đề nghị không được nói tới mà họ quyết định “xin Mỹ”, chấp nhận tăng viện nhưng không nói là bao nhiêu. Về chiến dịch quân sự không có quyết định nào. Đặc biệt là vấn đề Thượng Lào đã bàn luận từ lâu nhưng không có giải pháp gì .

Trước kết quả thất vọng ấy Navarre phải thiết lập lại kế hoạch khác tiết kiệm hơn về chủ lực quân và tài chính nhưng không có kết quả tốt.

Sau một tháng ở Paris, tham dự nhiều thảo luận, đến thời hạn ba tuần ông phải trình lên Chính phủ một đề nghị tiết kiệm hơn, một phần xin thêm tăng viện và liên lạc với Mỹ để xin trợ cấp tài chính cho kế hoạch.

Đầu tháng 8-1953 Navarre trở lại Sài Gòn, cuối tháng 8 đề nghị mới, ông nhấn mạnh sự cần thiết thi hành kế hoạch đệ trình từ tháng 7, ông xin môt số lượng phương tiện, tài chính, chủ lực quân, vũ khí.

Phụ tá của của ông, Tướng không quân Bodet về Paris để trình bầy với Chính phủ và kế hoạch được chấp nhận nhưng không nhận được một giấy tờ chỉ thị nào, họ chấp thuận trên nguyên tắc từng phần nhưng không có quyết định rõ ràng dứt khoát. Thật ra giữa Navarre và chính phủ thảo luận mấy tháng về số lượng các phương tiện nhưng chỉ được cấp một số lượng nhỏ.

Đó là kế hoạch được lập ra trong những điều kiện chung mà báo chí Pháp, Mỹ gọi là kế hoạch Navarre , họ phổ biến ầm ĩ cho người dân biết và làm như có thể chiến thắng mặc dù không phải yểm trợ đóng góp thêm, đó là điều đáng tiếc.

Sự thực kế hoạch như sau

Những điều kiện chính trị

Kế hoạch gồm hai phần: một về chính trị phải do Chính phủ thực hiện hay ít ra do Tổng ủy viên (tức Toàn quyền) làm và được Chính phủ chấp thuận; một phần quân sự dựa trên chính trị do Navarre lập, Tổng ủy viên đồng ý sau tới Chính phủ chấp thuận.

Trước hết nói về mục đích cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương

phải được định rõ. Cuộc chiến tới lúc đó ở trong một hoàn cảnh không rõ ràng, một sự định nghĩa rất cần, nó cần với đất nước (Pháp). Ta không thể đẩy cuộc chiến tới cùng mà không nói rõ nguyên nhân tại sao, nó cũng cần cho tinh thần quân Pháp, nhất là cấp chỉ huy như sĩ quan, hạ sĩ quan . Họ cần biết tại sao chiến đấu và mục đích cho nước Pháp, định nghĩa mục đích cũng cần để mà các Nước Liên kết (Việt, Mên Lào) và Mỹ lập một một đường hướng chính trị rõ rệt.

Pháp, các Nước Liên kết và Mỹ mặc dù hợp tác cùng chống kẻ thù chung Việt Minh nhưng mỗi nước nhìn kẻ thù dưới khía cạnh khác nhau. Mỹ coi đây là chính sách be bờ ngăn chận Cộng sản tại Đông nam Á, tránh đại họa cho Thái Lan, Mã Lai, Miến điện, Đông Dương, Ấn độ. Họ đã công khai mục đính này và nhắm cả kinh tế chính trị Việt, Mên, Lào, họ muốn đưa ba nước Đông Dương ra khỏi quĩ đạo Pháp để vào quỹ đạo Mỹ.

Việt, Mên, Lào muốn tiêu diệt nội thù Việt Minh và cũng muốn độc lập thoát ảnh hưởng Pháp và dĩ nhiên một ngày nào sẽ thắt chặt với Mỹ. Như vậy Mỹ, và ba nước Đông Dương cùng một phe và cũng có chút chống lại Pháp.

Còn nước Pháp, họ không biết vì sao chiến đấu, những mục đích ban đầu cuộc chiến nay tan biến đi, không còn để chiếm lại thuộc địa cũ, như thế tại sao tiếp tục cuộc chiến đấu?

Có phải như người ta thường nói giải thoát ba nước Đông dương khỏi bàn tay Việt Minh để giành dộc lập? đó là mục đích của ba nước này nhưng nó chỉ có thể là mục đích của Pháp nếu họ vẫn độc lập ở trong Liên hiệp Pháp mà họ sẽ không đòi ra khỏi LHP khi không cần Pháp. Không có mục đích đó Pháp không có lý do gì để chiến đấu và nếu tiếp tục cuộc chiến chỉ là lừa phỉnh.

Một mục đích khác của Pháp có thể đối mặt là tham gia với Mỹ trong sự ngăn chận Cộng Sản Á châu, phải từ bỏ mọi quyền lợi tại Đông Dương và sau chiến tranh phải rút hết chỉ còn chút quyền lợi về văn hóa, kinh tế tạm bợ. Như thế Pháp tiếp tục hy sinh cho cuộc chiến không có mục đích mà chỉ là giúp Mỹ giữ vững Thái Bình Dương của họ và giúp Anh giữ các đồn điền cao su tại Mã lai, Úc, Tân Tây Lan, và Pháp sẽ chỉ là chiến đấu cho họ.

Nếu Pháp muốn giữ Đông Dương và để xây dựng tại đó một Liên hiệp Pháp vững mạnh, ta phải chiếm và giữ lại các đất của các Nước Liên kết nay đã bị địch chiếm nhiều. Pháp cũng phải đặt quân đội các Nước Liên kết dưới quyền ảnh hưởng Pháp, họ phải hy sinh, giới hạn chủ quyền và trong thỏa thuận ở Liên hiệp Pháp, ta đòi hỏi Mỹ không gây ảnh hưởng với ta tại Đông dương. Nếu Pháp không còn quyền lợi gì ở Đông Dương thì chỉ là tham gia mặt trận chống Cộng của Mỹ, ta có thể trả độc lập hầu như hoàn toàn cho Việt, Mên, Lào, có thể giao cho Mỹ ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương, từ bỏ nhiều đất tại Đông Dương, Pháp sẽ không còn lý do củng cố quân sự ở đây và giao lại cho nước (USA) mà quyền lợi của họ tại Đông nam Á lớn hơn Pháp.

Định nghĩa rõ cuộc chiến rất cần, Navarre đã giải thích với các viên chức lớn của Chính phủ, họ không quan tâm và không cho là quan trọng mà họ chỉ bàn lý sự, đối với Chính phủ chỉ có vấn đề rút ra khỏi cuộc chiến Đông Dương.

“Thật vậy, đối với tất cả những “nhân vật của ta trong Chính phủ” họ chỉ có một quan niệm khá rõ ràng: cần phải nhanh chóng rút ra khỏi vấn đề Đông Dương” (trang 69)

Nhưng bằng cách nào? Có thể hy vọng Trung cộng bỏ rơi Việt Minh để đổi lấy những quyền lợi của Tây phương, ta có thể thương thuyết với địch không? Hoặc chia cắt Đông Dương như Triều Tiên? Quân Pháp sẽ giao lại cho quân đội Mỹ thay thế? Tuy nhiên để trả lời những câu hỏi ấy phải định nghĩa mục đích của cuộc chiến đã. Navarre nói.

“Tôi phải thừa nhận rằng Chính phủ Pháp không có mục đích chiến tranh nào khác hơn là rút ra khỏi cuộc chiến” (trang 69).

Chính trị của Chính phủ gồm: muốn giữ ưu thế tại Đông Dương nhưng lại tránh né mọi nỗ lực, đóng góp mà bắt quân đội phải làm. Đưa Việt, Mên, Lào vào Liên hiệp Pháp sẽ làm nẩy sinh ở họ ý hướng độc lập, chúng ta lý sự về trao trả độc lập nhưng lại đòi hỏi họ chiến đấu tới cùng trong cuộc chiến này. Chúng ta đòi hỏi họ nỗ lực chiến đấu mà không chịu làm gương cho họ, ta không muốn cho Mỹ can dự vào cuộc chiến và vào liên hệ của ta với Việt, Mên, Lào nhưng lại xin họ giúp.

Điều kiện thứ hai về chính trị của Navarre là sự kết hợp chính trị quân sự như Việt Minh, theo ông tổ chức quyền lực không ở Paris cũng không ở Sài Gòn.

Navarre muốn ba nước Đông Dương phải tham gia cuộc chiến tới nơi tới chốn, ông cho rằng chỉ có tinh thần độc lập sẽ khiến Việt, Mên, Lào có tinh thần quốc gia nỗ lực chiến đấu, theo ông trả độc lập cho họ cần bảo đảm. Trong Chính phủ Pháp nhiều bộ trưởng chủ trương trả độc lập nhiều hơn, những người khác cho rằng phải giới hạn lại vì ở trong Liên Hiệp Pháp.

Kế hoạch quân sự

Công việc của Navarre là đặt kế hoạch quân sự, nói chung các bộ trưởng trong Chính phủ muốn tìm đường ra khỏi Đông Dương.

“Tôi đã nói nhận thức duy nhất của tôi là các bộ trưởng có đặc tính chung là phải tìm một lối thoát ra khỏi ngõ cụt Đông Dương này” (trang 71)

Nay tình hình Đông Dương khó có thể cho ta rút ra bằng chiến thắng quân sự mà phải bằng chính trị.

Navarre nhận nhiệm vụ tạo điều kiện quân sự cho một giải pháp chính trị danh dự cho chính phủ xử lý khi cơ hội tới, ông không hy vọng hứa hẹn gì nhiều. Báo chí khoác cho ông những chủ đề tham vọng lớn, họ quả quyết ông đã có kế hoạch chiên thắng, hoàn toàn sai.

Thực ra mục đích của Navarre là cho Việt Minh biết nếu Pháp không thắng được bằng quân sự, họ cũng không thể thắng Pháp bằng vũ khí mà phải thỏa hiệp. Bộ trưởng quốc phòng Pleven đã nói trong nhiều phiên họp nội các, ý tưởng này không bị ai phản đối.

Tại Paris các nhà chính trị, một số Tướng lãnh phần nhiều mù tịt về tình hình Đông Dương đề nghị rút co cụm, tập trung lực lượng lại một nơi, người thì nói Châu thổ Hải Phòng Hà Nội, người thì nói bỏ miền Bắc lập phòng tuyến ở vĩ tuyên 18.

Những giải pháp trên có thể chấp nhận nếu trong một cuộc chiến kiểu Âu châu, ở Đông dương thì khác, rút lui là tạo Việt Minh sức mạnh về nhân lực, vật chất, họ lên tinh thần không chịu thương thuyết, sẽ làm các nước Việt, Mên, Lào xuống tinh thần, khó tuyển quân, lính bản xứ Đông dương sẽ nổi loạn, đào ngũ. Trong tình trạng hiện nay không thể rút được, kế hoạch giữ Hải Phòng, Tourane (Đà nẵng) , Cap Saint Jacques (Vũng Tầu) những căn cứ rất khó phòng thủ.

Trước khi Navarre sang Đông Dương làm Tư lệnh, người Pháp không có một kế hoạch nào cả. Từ khi De Lattre mất (1952) ngày này qua ngày khác chỉ theo kinh nghiệm không có kế họach dài hạn ngay cả trong tổ chức, trang bị các lực lượng và hành quân cũng không có kế hoạch gì, người ta chỉ quan tâm chuyện “rút ra “

Navarre trình một dự thảo kế hoạch gồm hành quân, tổ chức lực lượng do Tướng Salan soạn mấy ngày trước khi Navarre tới Sài Gòn theo yêu cầu của Letourneau (bộ trưởng các Nước Liên kết) để được Mỹ cấp viện trợ vũ khí. Như đã nói, yếu thế của Pháp đối với Việt Minh về chiến dịch, tác chiến, mặc dù có hơn địch về nhân số nhưng thua họ ở lưc lượng lưu động và nhất là những lực lượng đương đầu trong những trận cấp quân đoàn của địch.

Thành lập Quân đoàn chiến đấu tinh nhuệ hơn VM và lực lượng lưu động tương đương là vấn đề thiết yếu. Salan đề nghị về việc lập Quân đoàn chiến đấu bằng hai cách: đưa các đơn vị đóng đồn của Quân đoàn viễn chinh ra để lập đoàn lưu động, gia tăng quân đội các nước Liên kết Việt, Mên, Lào.

Lấy bớt quân của các đơn vị mà không thay thế khó thành tựu. Đóng quân bất động là một khuyết điểm nhưng nó luôn cần thiết hoặc giữ một vị trí quân sự quan trọng hay kiểm soát những dân cư lân cận, nó luôn giữ hai vai trò trên. Họ bị lấy đi sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Ta phải chấp nhận bỏ một số nhiệm vụ: bỏ giữ con đường này, thủy lộ kia, vài làng nào đó, việc bỏ này sẽ khiến chính quyền địa phương phản đối.

Thay những đơn vị tách ra bằng những đơn vị kém hơn là giải pháp tạm được mặc dù khó khăn. Khả năng chiến đấu địa phương quân VM tiến bộ hàng năm đến độ đôi khi họ ngang với chính qui và biết rõ tình hình trong vủng, thay thế như vậy sẽ gây nhiều thất bại tại địa phương.

Chỉ phương pháp tương đối chấp nhận được là đánh đuổi những đơn vị chính qui, địa phương quân VM ra khỏi một vùng, phá bỏ căn cứ của họ, sau đó mới đưa những đơn vị yếu kém hay phụ lực quân tới đóng. Những cuộc hành quân bình định phải thực hiện trước khi rút ra nhiều quân, cần có thời gian và phương tiện.

Muốn tạo các đơn vị thay thế có hai cách: tuyển phụ lực quân và phát triển quân đội các nước Việt, Mên, Lào. Phụ lực quân nhanh và nhẹ nhàng nhưng khuyết điểm là khả năng xoàng và dễ bị mắc tuyên truyền của địch, không đáng tin cậy. Họ hoạt động trong phạm vi giới hạn, mang tính chính trị hơn là quân sự, họ chỉ đủ khả năng giữ những đồn nhỏ.

Chúng ta cần phải dàn ra nhiều quân chính qui, muốn thế phải nhờ vào quân đội các Nước Liên kết. Đó là phần quan trọng nhất, cơ bản của kế hoạch này, không có nó không có lối thoát. Những kế họach lập ra để cải thiện lấy lại những cái đã để mất trong quá khứ. Dù trễ nhưng vẫn còn cứu vãn được. Navarre nói tôi chấp nhận tổng quát và sửa chữa hy vọng thi hành được.

Hai kế hoạch của các vị tiền nhiệm là rút bớt quân ra và tăng thành lập quân Việt, Mên, Lào không có kết quả trong vài tháng. Salan nghiên cứu cho biết VM sắp tấn công lớn thời gian này. Vì thế Navarre nói ông xin tăng viện và tự cung cấp bằng cách sắp đặt lại chủ lực quân. Về tăng viện ông ta khẩn khoản xin tối đa và xin cấp ngay.

Tôi xin gửi ngay hai sư đoàn đầy đủ hiện đặt dưới sự sử dụng của khối NATO.

Tháng 10 Navarre lại đề nghị tướng Ely (chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng) nhưng không có kết quả, ông tái phối trì chủ lực quân mà ông nghĩ có thể tạo được một số lực lượng phụ. Bãi bỏ những sử dụng không cần thiết, sử dụng đúng chỗ một số những loại nhân viên, cắt giảm bộ tham mưu và và sẽ có kết quả.

Về đề nghị tổ chức chủ lực quân của Salan coi như cơ bản nhưng thời hạn thực hiện không kịp so với nỗ lực VM trong chiến dịch sắp tới, một kế hoạch mới được đưa ra nhanh hơn so với kế hoạch tướng Salan theo kịp với VM. Sử dụng hết những phương tiện bộ binh chỉ có thể được nếu có sự tăng trưởng tương ứng tiềm lực không quân mang lại cho họ hỏa lực và vận chuyển. Việc tăng lực lượng hải quân cũng đặt ra để giữ những cuộc hành quân đổ bộ có thể xẩy ra. Những đòi hỏi mong muốn đã được thực hiện.

Navarre bàn về phần hành quân của kế hoạch, tóm lược viễn tượng sẽ xẩy ra.

Bây giờ trước thời gian giữa tháng 10-11có thể VM khởi sự những chiến dịch rất quan trọng. Họ sẽ bị mùa mưa ngăn cản nay đã bắt đầu và bộ đội của họ mệt mỏi, mặc dù trong chiến dịch mùa xuân không thiệt hại nhiều, đã diễn ra trong nhiều tháng chiến dịch gian khổ trong những vùng địa thế rất khó khăn tại Thượng du Bắc kỳ và Thượng Lào. Quân Pháp được nghỉ một chút.

Trong thời hạn 3, 4 tháng tức mùa thu hay đầu mùa đông, trái lại ta tiên đoán địch sẽ mở trận tổng tấn công kéo dài tới cưối tháng 5-1954 nghĩa là tới mùa mưa năm sau. Với cuộc tổng tấn công này nếu không để dứt điểm thì cũng để chiếm các địa bàn quân sự và cơ bản chính trị để một hay hai năm sau họ sẽ có quyết định. Trong trận này Pháp phải đối phó với kẻ địch mạnh hơn nhiều.

Trong tương lai xa, khoảng hai năm với điều kiện là Pháp có thuận lợi hơn VM về lực lượng lưu động do thiết lập Quân đoàn chiến đấu ta có thể tấn công được.

Những cương lĩnh chính của kế hoạch được coi như.

-Trong mặt trận 1953-1954 cần tránh đụng độ những trận đánh lớn (cấp sư đoàn) với VM và xây dựng một Quân đoàn chiến đấu ta có thể tấn công được.

-Mặt trận 1954-1955 trái lại tìm những trận đánh lớn, một khi Quân đoàn Pháp lớn mạnh và được huấn luyện đầy đủ.

Những ý tưởng cơ bản của Salan để lại sau này trở thành của Navarre .

Ngoài ra chia chiến trường làm hai địa hạt Bắc , Nam vĩ tuyến 18. Miền Bắc VM có những đơn vị lưu động quan trọng hơn Pháp, hầu như toàn bộ lực lượng địch nằm ở miền Bắc. Miền nam, trừ Liên Khu Năm có tiềm lực một sư đoàn chính qui, còn lại chỉ là địa phương quân.

Nếu ta không tấn công địch ở Bắc vĩ tuyến 18 vì yếu thế, ta có thể đánh địch ở Nam vĩ tuyến vì ta mạnh hơn.

Navarre nói ông đưa kế hoạch gần giống đề nghị của Salan trong nghiên cứu của ông tháng 5-1953

1-Mặt trận, chiến dịch 1953-1954, trên vĩ tuyến 18 là phòng thủ, tránh đụng độ lớn, trái lại dưới vĩ tuyến 18 ta tấn công quét sạch miền Nam và Trung Đông Dương, lấy lại phong độ giải tỏa Liên Khu Năm

2- Một khi có ưu thế từ mùa thu 1954 tấn công miền Bắc, mục đích tạo thế mạnh quân sự cho giải pháp chính trị.

Kế hoạch được lập ra tùy theo tiềm lực của địch, nó chỉ thực hiện được khi viện trợ của Tầu như hiện trạng, nếu viện trợ tăng lên cao thì không có kế hoạch nào áp dụng được. Khi nói về thi hành kế hoạch, một vấn đề quan trọng xuất hiện đó là bảo vệ Thượng Lào. Vấn đề này đã đặt ra cho Salan trong mặt trận 1952-1953 và cũng đặt ra cho mặt trận sau đó.

Việt Minh có thể làm gì năm 1953-1954? Có thể có ba kế hoạch:

Trước hết tấn công Châu thổ Bắc Việt bất thần nhưng không thành vì Pháp phòng thủ tại chỗ ra sức bảo vệ vùng cơ bản Hải Phòng, Hà Nội và đường sắt liên tỉnh.

Thứ hai có thể VM đánh phía Nam từ Vinh hoặc dọc theo bờ biển hoặc dọc theo sông Cửu Long hoặc cả hai hướng này kết hợp lại với Liên Khu Năm, từ đó đánh thọc thêm một trận nữa. Giả thuyết này thật đáng sợ, đáng sợ nhất vì cả Trung và Nam Đông dương bị đe dọa, ta khó tránh né nhưng phải tiến hành.

Thứ ba bất ngờ VM từ những căn cứ chiếm được từ 1952-1953 tiến lên Thượng Cửu Long và Luang Prabang, Vạn Tượng, Parksane.

Về mặt quân sự địch tiến chiếm Thượng Cửu Long không quan trọng, miền đất này không có giá trị nhưng lâu dài, khi tới biên giới Xiêm La (Thái Lan) họ sẽ làm ung thối nước này về chính trị và từ Cửu Long nó sẽ đe dọa Nam Đông Dương. Không phòng thủ Thượng Lào sẽ là mầm mống tai họa say này trong vài tháng tới.

Về chính trị Lào trung thành với Pháp , không đặt nhiều điều kiện vào Liên Hiệp Pháp, để Luang Prabang, kinh đô Lào rơi vào tay Việt Minh là không đủ sức bảo vệ những người tin tưởng vào Pháp. Mỹ giúp Pháp tại Đông Dương vì đã góp phần bảo vệ Đông nam Á: Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai. Để địch tới sông Cửu Long coi như thất bại, người Mỹ sẽ phản đối mạnh. Những lý luận quân sự chính trị đưa tới quyết định bảo vệ Thượng Lào.

Nhưng địa thế hiểm trở, miền cao nguyên rừng rậm rạp, đường giao thông thiếu thốn, chỉ có ít đường mòn. Đạo quân Tây phương như Pháp không thích hợp, chỉ có thể thiết lập những đồn quanh phi trường, những trục lộ chính. Năm trước Salan đã thực hiện kế hoạch này với những trại, hầm hố tại Nasan, Lai Châu, Cánh Đồng Chum. Kế hoạch nguy hiểm ở chỗ lập những đồn hẻo lánh khó phòng thủ. Nó cần đường hàng không quan trọng. Nhưng nó là cách duy nhất có thể áp dụng được để đối phó một cuộc tấn công

Tháng 7-1963 Navarre đã trình bầy dài dòng vấn đề với Ủy ban Tổng tham mưu, họ nêu ý kiến ông không phải có bổn phận bảo vệ Thượng Lào bằng mọi giá.

Lời khuyên này cũng giống như năm 1949, Tướng Revers bỏ ngỏ biên giới Hoa-Việt. các vị cồ vấn quân sự cao cấp Chính phủ không đưa ra giải pháp thuận tiện nào. Các vị Tướng trong Bộ tổng tham mưu phát biểu ý kiến dùng ngoại giao để VM khỏi chiếm Thượng Lào năm tới, phải nhờ Mỹ, Anh bảo đảm thống nhất lãnh thổ của Lào và cảnh báo Nga, Trung Cộng về việc cuộc chiến lan rộng tới Luang Prabang. Thật vậy VM tấn công Lào bằng quân chính qui, từ nội chiến VN thành chiến tranh xâm lược có thể đưa tới việc các cường quốc can thiệp vì an ninh Đông nam Á.

Trong phiên họp ngày 24-7-1953 của Ủy ban quốc phòng, Navarre trình bầy vấn đề này, trong một cuộc thảo luận tiếp theo một số vị bộ trưởng chủ trương cần phải giữ Lào, Navarre xin Chính phủ quyết định rõ, họ hứa sẽ can thiệp trong tương lai. Giới chủ trương dùng ngoại giao không được tán thành. Nhiều tin tức bị rò rỉ nên VM biết Pháp tổ chức phòng thủ Lào.

Kế hoạch Navarre được tóm tắt như sau: xin tăng cường quân đội từ Pháp cả về Lục, Không, Hải quân, xử lý chủ lực quân, tách rời bớt những đơn vị đóng đồn, tăng quân các nước Việt, Mên, Lào để thành lập Quân đoàn chiên đấu. Những kế hoạch này trải dài trong những năm 1953, 1954, 1955 liên kết chặt chẽ nhau không thể tách rời được, chúng tùy thuộc vào những điều kiện chính trị: định nghĩa mục đích cuộc chiến, kết hợp chính trị quân sự, đưa các Nước Liên kết vào cuộc chiến, kế hoạch tác chiến là sự hoàn thành của cơ cấu.

Nhưng Navarre thấy cơ cấu lỏng lẻo, nó dựa trên những cơ bản mong manh, nhưng đáng tiếc thay không có cơ hội nào để ra khỏi cuộc chiến một cách danh dự. Vì thế dù không hy vọng mấy ông cũng vẫn phải tiến hành, phải liều với số mệnh.

Ý muốn của Chính phủ Pháp lãnh đạo cuộc chiến từ đây trở đi với cường độ mạnh và liên tục, nó là điều kiện cần thiết để thắng lợi, nhưng cho tới nay nó chưa hề được lãnh đạo

(Lược dịch Chương III – Le “Plan Navarre ” từ trang 62 tới trang 68 trong Agonie de l’Indochine)

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Kế Hoạch Navarre”

  1. NGÀN KHƠI says:

    HAI BÊN LẰN RANH

    Lúc ấy lịch sử Việt Nam phải chọn bên nào ? Thật ra chọn bên nào cũng chết, còn ở giữa cũng chết.
    Chọn đứng về phía Pháp có nghĩa vẫn lọt vào vòng kiềm tỏa của Pháp. Chọn đứng về phía Việt Minh có nghĩa sẽ lọt vào chủ nghĩa CS không tưởng với nhiều hệ lụy thực tế mà lúc đó nhiều người thấy được. Còn đứng giữa ư ? Giữa là như thế nào, hoàn toàn bất lực và không thực tế lúc đó. Phía gọi là Chính phủ Quốc gia của Quốc trưởng Bảo Đại thực tế vẫn phải dựa vào Pháp. Đó là tình trạng bi đát của dân tộc VN, đất nước VN và lịch sử VN ngay lúc bấy giờ.
    Cho nên những người CS thì chỉ nói theo luận điệu CS, những người thân Pháp chỉ nói theo luận điệu thân Pháp, những kẻ đứng giữa chỉ thực chất là xìu xìu ễnh ễnh. Điều này hoàn toàn lặp lại đối với kiểu các trí thức khuynh tả, cơ hội, ngây thơ của miền Nam VN trước năm 1975 mà toàn bộ loạt bài của ông Nguyễn Văn Lục đã phanh phui rõ.
    Ngày nay thì cả một giai đoạn lịch sử cũ cũng đã trôi qua, nhưng còn nhiều vấn đề lớn của đất nước VN vẫn cứ còn mãi đó. Đó chính là sự bất lực của con người VN và đất nước VN cho tới nay do các di chứng và các hậu quả của quá khứ xa xôi để lại. Bây giờ có thắp đuốt đi tìm những người VN hoàn toàn khách quan, trung thực, vì nước, vì dân thực lòng thực sự là hoàn toàn khó. Tất cả đều bị lịch sử quá khứ làm biến thể và bị nhiễu hết rồi.
    Nên những bài khảo cứu lại lịch sử quá khứ của những giai đoạn vừa qua của các ông Nguyễn Văn Lục hay Trọng Đạt mới cần thiết và quý giá cho mọi người chừng nào.

    ĐẠI NGÀN
    (01/3/14)

Phản hồi