WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

48 giờ trước bầu cử sơ bộ Iowa: Rối mù, chưa biết thắng thua

Bang Iowa

Bang Iowa

Các cuộc tranh cử bao giờ cũng kết thúc với người thắng kẻ thua, nhưng ngay lúc này khó có thể đoán biết chắc chắn ai sẽ thắng ở Iowa”, nhà báo Erin Kelly chia sẻ với đồng nghiệp và với mọi người trên trang mạng xã hội. Lý do: các ứng cử viên hàng đầu của cả hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đang theo nhau sát nút, sát tới mức “chưa thể biết kết quả tối ngày thứ Hai (mùng 1 tháng Hai 2016) ở Iowa sẽ như thế nào”.

Điều này hoàn toàn đúng.

Từ chiều thứ Tư, một bản tin ngắn của nhật báo USA Today cho hay đã nói chuyện với một số nhà quan sát chính trị ở Iowa để xin dự đoán vể cuộc bầu cử sơ bộ. Chính những người được tờ báo tiếp xúc cũng nhìn nhận… quá khó đoán, cho dù ai nấy đều bảo họ nhìn thấy chân dung người sẽ về nhất và người về nhì. Hỏi về bên đảng Cộng Hòa, 13 người cho biết chiến thắng sẽ lọt vào tay ông tỷ phú Donald Trump, nhưng 11 người nghĩ cử tri Iowa sẽ dồn phiếu cho Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz và 1 người tin Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ tạo bất ngờ; bên Dân Chủ có 13 người nghĩ bà Cựu Ngoại Trưởng Hillary thành công, nhưng 12 người lại tin người chiến thắng ở Iowa sẽ là Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, ứng cử viên đang tạo sôi nổi trong cuộc đua 2016 với lập trường “dân chủ xã hội”.

Càng khó đoán hơn nữa vì kết quả cuộc thăm dò được thực hiện tối thứ Năm (28 tháng Giêng 2016) ngay sau khi cuộc tranh luận của các ứng cử viên Cộng Hòa kết thúc ở thành phố Des Moines, Iowa cho thấy tới 30% cử tri tiểu bang này vẫn chưa quyết định sẽ ủng hộ ai, vẫn phân vân không biết nên chọn người nào đại diện cho đảng ra tranh cử. Bà Debbie Luca, một thành viên hoạt động của Đảng Bộ Cộng Hòa Iowa nói với giọng quả quyết “30% đó chính là lực lượng quyết định thắng bại”, dự đoán “người nào nắm được đa số (trong nhóm chưa quyết định ủng hộ ai) sẽ là người chiến thắng ở Iowa”. Nói cách khác: ông Trump, ông Cruz, bà Clinton, ông Sanders… vẫn phải ráo riết vận động, vẫn phải tranh giành nhau từng lá phiếu một, trước khi biết kết quả chung cuộc.

Nhưng điều gần như chắc chắn: người dân Hoa Kỳ và các nhà quan sát chính trị đang trông chờ kết quả từ Iowa, để xem có phải thật sự năm nay là năm của những ứng cử viên trước đây chẳng ai biết tới như ông Trump, ông Sanders, hay cuối cùng cử tri vẫn chọn những người có sẵn bề thế chính trị, có kinh nghiệm như bà Clinton, ông Thống Đốc Chris Christie, hoặc ông Cựu Thống Đốc Jeb Bush.

“Đây là câu hỏi quá khó trả lời”, qua điện thoại ứng cử viên Cộng Hòa Herman Cain từng dự cuộc đua 2012 vừa cười vừa nói, bảo thêm chính ông cũng đang chờ kết quả xem “tình hình thật sự như thế nào”. Ông Cain nhắc lại chuyện mọi người đều biết: trước đây chẳng ai nghĩ ông Trump lại nổi bật trong chính trường, cũng chẳng ai nghĩ ông Sanders lại thu hút cử tri đến mức không ngờ, “thay đổi hẳn cục diện của cuộc tranh cử năm nay”. Theo ông nghĩ, “rõ ràng thành phần bề thế của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều không muốn thấy ông Trump hay ông Sander thắng ở Iowa, nhưng họ muốn là một chuyện, cử tri quyết định như thế nào lại là chuyện khác”.

Theo bình luận gia chính trị Alex Castellanos của đài CNN, những gì hai ông Trump và Sanders tạo được trong những tháng qua “quả đúng là điều không ai đoán trước được”. Người mới 8 năm trước đây từng đảm trách vai trò cố vấn chính trị cho ứng cử viên Cộng Hòa John McCain kể lại một năm trước đây khi nói chuyện với bạn bè trong giới sinh hoạt chính trị, “chúng tôi đồng ý với nhau rằng bà Clinton là ứng cử viên sáng giá nhất của phe Dân Chủ, cánh Cộng Hòa sẽ có ông Jeb Bush, và không ít người nêu câu hỏi ông Bush phải làm những gì để thắng bà Clinton”. “Bây giờ chuyện hoàn toàn khác”, ông Castellanos nói tiếp, “câu hỏi được nêu ra ngày hôm nay là ai có khả năng để qua mặt ông Trump và bà Clinton phải làm gì để thắng ông Sanders tại Iowa?”.

Giả sử tối thứ Hai tuần tới ông Trump và ông Sanders thành công ở Iowa thì sao? Bà Hilary Rosen, từng làm việc với Ban Tham Mưu Tranh Cử Obama 2012 nghĩ rằng nếu tuần tới ông Trump thắng Iowa, uy thế của nhà tỷ phú New York “sẽ như con nước vỡ bờ, không ai có thể cản được nữa”, tức sớm muộn gì ông Trump sẽ trở thành ứng cử viên Cộng Hòa tranh ghế tổng thống. Bên đảng Dân Chủ, nếu thua Iowa “bà Clinton chắc chắn phải thay đổi cả chiến lược vận động tranh cử” vì hiện giờ, các cuộc thăm dò đều cho thấy ông Sanders dẫn đầu ở New Hampshire và vì từ năm 1972 đến giờ, chưa có ứng cử viên Dân Chủ nào thua cả Iowa và New Hampshire lại trở thành người đại diện cho đảng để tranh chức tổng thống.

Điều đó cho thấy chưa bao giờ cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa lại được chú ý như lần này. Cử tri Cộng Hòa, Dân Chủ và các quan sát viên bầu cử đều nóng lòng chờ đợi xem ai chiến thắng để đoán xem tình hình tranh cử những tuần kế tiếp, các ứng cử viên cũng muốn biết kết quả ra sao, đang đứng ở vị trí nào, có đủ vững mạnh để đi tiếp hay đã đến lúc nên rút khỏi cuộc đua.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “48 giờ trước bầu cử sơ bộ Iowa: Rối mù, chưa biết thắng thua”

  1. khoa usa says:

    Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Muốn thoát thì cứ thoát có gì đâu mà phải dài dòng. “Ông nào lên làm tổng thống Mỹ cũng chỉ là hót phân thôi, Mỹ hết thời rồi. May ra có ông Trump là khả dĩ hơn mà thôi.” Tại sao ông Trump lại khả dĩ hơn, khã dĩ là khả dĩ chuyện gì. Bài báo chỉ cho biết là không có ứng cử viên nào nắm chắc phần thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa. NATO thì có liên quan gì đến bầu cử ở Mỹ. Ông nào lên làm tổng thống Mỹ cũng chỉ là hốt phân thôi mà.

  2. Ông nào lên làm tổng thống Mỹ cũng chỉ là hót phân thôi, Mỹ hết thời rồi. May ra có ông Trump là khả dĩ hơn mà thôi. Hãy đọc bài báo này thì thấy. Bài báo nhân đề: Ngấm đòn trừng phạt Nga, NATO tìm cách thoát Mỹ?
    Những động thái gần đây của NATO cho thấy tổ chức này đang tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ để mở rộng các mối quan hệ.
    NATO mong muốn mở lại đàm phán với Nga không cần Mỹ can thiệp nữa.
    Ngày 28/1, ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác nhận rằng liên minh này đang thảo luận việc mở lại kênh đàm phán chính thức với Nga sau khi mối quan hệ giữa hai bên bị “đóng băng” sau cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine nổ ra hồi tháng 4/2014.

    Ông Stoltenberg nhấn mạnh giữa NATO và Nga cần minh bạch để tránh những hiểu nhầm và rắc rối như vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay quân sự của Nga ở biên giới Syria hồi tháng 11 năm ngoái.

    Theo ông, liên minh quân sự này đang cân nhắc khả năng tổ chức một cuộc gặp cấp Hội đồng Nga-NATO. Ông Stoltenberg không cho biết thêm chi tiết, nhưng hy vọng cuộc gặp Hội đồng Nga-NATO sẽ được tiến hành sau Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO diễn ra vào ngày 10-11/2 tới.
    Đây không phải là lần đầu tiên, liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đưa ra lời đề nghị nối lại các cuộc đàm phàn với Nga nhằm tháo gỡ những khó khăn.
    Ngày 21/1, Phát biểu với báo giới sau cuộc họp Tham mưu trưởng quân đội 28 quốc gia NATO ở Brussels, tướng Petr Pavel tuyên bố liên minh quân sự này muốn nối lại đối thoại với Nga vào cuối tháng Hai hoặc đầu tháng Ba tới, sau 20 tháng Hội đồng NATO-Nga ngừng các hoạt động đối thoại.

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mong muốn mở lại đàm phán với Nga.
    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mong muốn mở lại đàm phán với Nga.
    Ông Pavel cho biết cuộc gặp đầu tiên sẽ quy tụ đại sứ 28 quốc gia thành viên cùng Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko diễn ra sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO vào ngày 10-11/2 tới.
    Trước đó, ngày 2/12/2015, Tổng Thư ký NATO, Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này đã quyết định triệu tập lại Hội đồng NATO-Nga nhằm duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị với Moskva.
    “Chúng tôi nhất trí duy trì các cuộc tiếp xúc chính trị với Nga.”, ông Stoltenberg tuyên bố.
    Theo Tổng thư ký NATO, liên minh quân sự này đã xác định được cách thức nhằm tận dụng vai trò của Hội đồng NATO-Nga một cách hiệu quả hơn cho mục tiêu hợp tác chính trị với Moskva.
    Ông Stoltenberg cho biết thêm các nước thành viên thường trực của NATO đang xem xét các triển vọng khôi phục quan hệ NATO-Nga, song cũng lưu ý rằng thời điểm tổ chức cuộc họp mới của Hội đồng NATO-Nga sẽ được quyết định sau.

    Trái ngược hoàn toàn với những động thái tích cực từ NATO, Mỹ lại đang thể hiện thái độ gay gắt với Moskva bằng việc đưa ra một loạt các lệnh trừng phạt và cấm vận.
    Còn nhớ hôm 28/4/2014, ngay sau khi chính quyền Tổng thống Putin sáp nhập bán đảo Crimea, Nhà Trắng đã công bố hàng loạt biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga do căng thẳng leo thang.
    Theo đó, Mỹ đóng băng tài sản và cấm thị thực bảy quan chức và doanh nhân Nga cùng 17 công ty “có quan hệ mật thiết” với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Thậm chí ngay sau EU gia tăng cấm vận, trừng phạt Nga, ngày 22/12, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ tiếp tục áp đặt cấm vận đối với 34 cá nhân và tổ chức ở Nga nhằm gây sức ép buộc nước này phải dừng những hoạt động liên quan đến Ukraine.
    “Những biện pháp này nhằm củng cố cam kết của Mỹ trong việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine, qua việc duy trì trừng phạt đối với Nga”, thông báo của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ.
    Thực tế trên đã phản ánh mối quan hệ có phần rạn nứt giữa Mỹ và NATO hiện nay. NATO dường như đang ngấm dần những biện pháp cấm vận ngược mà chính quyền Tổng thống Putin triển khai trong suốt hơn 1 năm qua. Vì thế tổ chức này đã đi ngược lại với quyền lợi của Washington và lựa chọn đối thoại, tìm cách làm dịu mối quan hệ căng thẳng với điện Kremlin. Đây là một giải pháp chính trị hoàn toàn hợp lý vào thời điểm này.
    NATO đang tìm cách thoát khỏi Mỹ?
    Đây không phải là lần đầu tiên các thành viên trong khối NATO bỏ mặc những ý kiến của Mỹ và tự tiến hành các biện pháp đối thoại, hợp tác ngoại giao của riêng mình.
    Trước đó, ngày 17/3/2015, các nước Anh, Pháp, Đức, Italia đã đồng ý tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
    AIIB đặt trụ sở tại Bắc Kinh với phần lớn vốn đầu tư ban đầu là của Trung Quốc.
    Ngân hàng này có chức năng cung cấp tài chính cho các hoạt động xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực và xây dựng “con đường tơ lụa” thế kỷ XXI nhằm đẩy mạnh kết nối nội khối và mở rộng thương mại khu vực với toàn cầu, bao gồm cả tuyến đường sắt từ Bắc Kinh đến tận Baghdad (Iraq).
    Việc quyết định tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng của 4 nước đồng minh Mỹ đã giáng thêm những nỗi lo lắng cho chính quyền Tổng thống Obama.
    Còn nhớ thời điểm khi mập mờ biết ý định của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhà Trắng đã khuyên các đồng minh châu Âu không nên tham gia AIIB do lo ngại ngân hàng mới này sẽ làm giảm các tiêu chuẩn cho vay liên quan đến môi trường, quyền lao động và minh bạch tài chính, giảm thiểu vai trò của WB và IMF.
    Trước những khó khăn, NATO đang tự tìm các giải pháp để thoát khỏi Mỹ.
    Giới chuyên gia cho rằng, vai trò của cơ chế tài chính quốc tế hiện có như: IMF, WB, ADB… đều do Mỹ chi phối, không đáp ứng được nhu cầu phục hồi và tăng trưởng kinh tế của châu Âu. Việc giải cứu các nước thành viên Eurozone trong những năm vừa qua đã cho thấy điều đó.
    Mặt khác, quan hệ của giữa Mỹ và các đồng minh trong khối NATO thông qua cuộc khủng hoảng Ukraine đã xuất hiện nhiều rạn nứt. Với sự lãnh đạo của Mỹ, Anh, Pháp, Đức buộc phải hy sinh quá nhiều lợi ích, nhất là vấn đề trừng phạt kinh tế Nga, trong khi Mỹ lại không có hành động nào đáng kể để sớm đưa Ukraine ra khỏi khủng hoảng.
    Vì thế, lần này vì lợi ích của mình, một số nước châu Âu đã không chấp nhận lời khuyên của Mỹ và cố gắng thoát khỏi nước này. Mặc dù Mỹ đang triển khai chiến lược “tăng cường trở lại châu Á-Thái Bình Dương”, nhưng mọi thứ vẫn trong tình trạng nói nhiều hơn làm. Trong bối cảnh châu Âu cũng đang có chính sách “hướng Đông”, quan tâm hơn đến châu Á, nên 4 nước chủ chốt châu Âu đã chọn tham gia AIIB, bất chấp lời khuyên từ Mỹ.
    Người châu Âu mong ông Trump thắng cở hơn các ứng cử viên khác và cũng tin ông ta sẽ thắng cử tại Mỹ. Đây là tin vui cho cả dân Mỹ và châu Âu.

    • Nguyễn Thi says:

      20 Triệu Dân Nga Sống Nghèo Khổ; Dân Nga Thấm Thía Với Khó Khăn Kinh Tế
      22/01/2016

      MOSCOW – 2 năm trước bà Maria Bunina đi nghỉ ở ngoại quốc và hỗ trợ 4 con, 9 cháu – nhưng, trong hiện tình của lạm phát, mãi lực bị giới hạn, nữ hưu viên 62 tuổi mang theo máy tính khi đi chợ, và cân nhắc từng kopeck khi mua sắm.

      Bà nói với nhà báo: trươc đây, tôi có đủ tiền xài. Khi Nga bị trừng phạt trên hồ sơ Ukraine và giá dầu hạ, bà mất việc cán sự xã hội. Người chồng kiến trúc sư 65 tuổi phải nghỉ không luơng khi nhà thầu mất khách hàng. Nay, 2 ông bà sống với tiền hưu tương đương 182 MK/người, thấp hơn luơng khi đi làm 80%. Với tỉ lệ lạm phát trung bình 13% trong năm qua, mọi thứ tăng giá, bà Marina không thường mua thịt như trước – bà than thở: tình trạng này kéo dài bao lâu nữa đây.

      Năm qua, giá trị của nội tệ Nga giảm 12% so với đô-la Mỹ. Chính quyền nhiều lần xác quyết khó khăn sẽ qua – nhưng, tuần qua, Thủ Tướng Medvedev công nhận ngân sách đối diện bất trắc, công dân trở nên nghèo hơn, và giới trung lưu lâm vào khó khăn.

      Hơn 20 triệu người hiện sống ở mức duới ngưỡng nghèo khó so với 10% vào năm 2013.

      Vợ chồng Bunina quy trách nhiệm chính quyền Moscow không có viễn kiến kinh tế, không biết làm gì để phát triển sản xuất.

      Tuần qua, hàng trăm hưu viên biểu tình trước toà thị chính Sochi ven Hắc Hải sau khi bị ngưng cấp vé đi xe bus miễn phí.

    • Nguyễn Thi says:

      Dư lợn viên phn sẽ khóc ròng khi đọc bản tin mới dưới đây :

      Nhân định của Morgan Stanley- một trong những công ty tài chánh lớn nhất nước Mỹ và hoạt động ở 42 quốc gia- : Kinh tế Hoa kỳ sẽ vẫn tiếp tục bền vững đến năm 2020 :

      11/01/2016
      Kinh tế Hoa Kỳ có thể phát triển bền vững đến năm 2020

      Tuần lễ đầu tiên của năm 2016, thế giới chứng kiến “một màu xám xịt” ảm đạm về kinh tế: thị trường chứng khoán thế giới tuột dốc vì Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh lạng quạng, ngay cả Wall Street cũng giảm thê thảm.

      Thế nhưng các phân tích gia đầy lạc quan của Morgan Stanley vẫn tin là nền kinh tế Hoa Kỳ chẳng những chống đỡ nổi ‘sóng gió ba đào’ kiểu này, mà còn tiếp tục phát triển tốt đẹp đến năm 2020.

      Những lý do mà Morgan Stanley đưa ra như sau: đầu tiên là căn bản kinh tế Hoa Kỳ là khá nhất trong thế giới phát triển hiện nay trên toàn cầu, mỗi tháng thêm vào thị trường nhân lực khoảng 200,000 jobs trong năm 2015, thành tích xuất sắc thứ nhì kể từ năm 1999 đến nay.

      Kế đến là sự tự tin trong tiêu dùng của công chúng Mỹ, vốn là động lực chiếm đến 2/3 sức phát triển kinh tế Mỹ. Đại học Michigan cho hay chỉ số tin tưởng này của dân chúng trong năm 2015 lên đến 92.9 điểm, cao nhất từ năm 2004 đến nay.

      Một lý do nữa là càng lúc càng có ít người Mỹ mắc nợ hơn trước, ngoài ra một dấu hiệu tài chính khả quan khác là tỉ lệ cân bằng món nợ loans trong vòng 90 ngày của công chúng lần đầu tiên đã giảm dưới 4%.

Phản hồi