WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sáu tuần trước bầu cử: Vẫn chưa phân thắng bại

Đúng sáu tuần lễ trước ngày cử tri Hoa Kỳ đặt chân vào phòng phiếu để chọn người lãnh đạo quốc gia, vẫn chưa ai nhìn thấy rõ chân dung ông chủ Tòa Bạch Ốc. Có thể ông Barack Obama của đảng Dân Chủ sẽ được dân chúng giữ ở lại thủ đô thêm 4 năm nữa, cũng có thể phía đảng Cộng Hòa reo mừng vì người thành công ở cuộc đua chính trị năm nay là ông Mitt Romney.

Mặc dù cả 2 đảng vẫn tiếp tục lên tiếng bày tỏ lạc quan cũng như đưa ra những lời phát biểu với nội dung “đang nắm chặt chiến thắng trong tay”, nhưng kết quả các cuộc thăm dò cho thấy cả ông Romney lẫn ông Obama đều có hy vọng sẽ thành công. Tỷ lệ khác biệt đến giờ vẫn nằm ở khoảng từ 1% đến 5% nghiêng về phía vị Tổng Thống Dân Chủ đương nhiệm, nhưng đửng vì thế mà vội bảo ông Cựu Thống Đốc Cộng Hòa của tiểu bang Massachusetts là người thua cuộc.

Ngay kết quả những cuộc đếm phiếu cử tri đoàn mà các đài truyền hình cho thực hiện trong phần tin tức hàng đêm cũng không cho người dân Hoa Kỳ thấy được hình ảnh của người thắng cử. Tất cả các đài TV đều nói ông Obam đang dẫn đầu nhưng vẫn chưa có được 270 phiếu để đắc cử, đồng thời đưa ra những giả thuyết khác nhau để dự đoán phần thắng có thể thuộc về ai. Khi nghe các ông bà phân tích gia nói chuyện, cử tri cũng chỉ biết điều hầu như ai ai cũng đã biết: ông Obama có nhiều cơ hội thắng hơn ông Romney, nhưng chính ông Tổng Thống Dân Chủ cũng hiểu chưa có gì đảm bảo sẽ được ngồi làm việc ở Phòng Bầu Dục thêm 4 năm nữa.

Tại sao?

“Câu trả lời thật dễ dàng: một số đông cử tri vẫn phân vân chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai”, ông Neil Newhouse, một trong những người thực hiện cuộc thăm dò mới nhất của Viện Gallup trả lời. “Sáu tuần trước ngày cuộc bầu cử diễn ra, nước Mỹ vẫn chia ra làm 3 phần”, ông giải thích thêm, “có những người luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, có những người luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, thành phần còn lại là tập thể cử tri sẽ quyết định cuộc bầu cử năm nay”. Thành phần đó “không nhất thiết phải là thành phần cử tri độc lập, mà còn là những người của cả 2 đảng chưa quyết định ủng hộ ông Romney hay ông Obama”.

Cuộc thăm dò của Viện Gallup cho thấy “đây là cuộc bầu cử khít khao, sôi nổi chưa từng có” theo nhận xét của nhà báo Bob Scheiffer của đài CBS, đồng thời cũng là người được chọn để điều khiển 1 trong cuộc tranh luận trên truyền hình giữa 2 ông Obama và Romney. Theo kết quả cuộc thăm dò, ông Obama được 47% cử tri toàn quốc ủng hộ, ông Romney cũng chẳng chịu thua với 46% tổng số phiếu cử tri. Ở 12 tiểu bang nằm trong danh sách sẽ quyết định ghế tổng thống năm nay (được gọi là swing states), 48% ủng hộ ông Obama, 46% cho biết sẽ dồn phiếu cho ông Romney.

Những con số này khiến ban tham mưu của ông Obama tin tưởng hơn vào thành công, nhưng ông phụ tá Brian Jones của Ban Vận Động Mitt Romney vừa cười vừa bảo “họ quên một chi tiết rất quan trọng được ghi rõ trong cuộc thăm dò là tới 39% cử tri Cộng Hòa háo hức chờ ngày đi bỏ phiếu trong khi chỉ có 37% cư tri Dân Chủ cho hay nôn nao chờ ngày đi bầu”. Điều đó được ban cố vấn cho ông Romney giải thích rõ hơn: “chính cử tri Dân Chủ cũng không hài lòng với ông Tổng Thống Dân Chủ đương nhiệm”, như ông cố vấn Ed Gillespie nói với báo chí trong buổi gặp gỡ ngắn cuối tuần rồi ở Washington D.C.

“Bất kể 2 bên nói gì đi chăng nữa, chúng ta nên biết rằng chưa bao giờ nước Mỹ có một cuộc bầu cử khít khao đến thế”, chiến lược gia độc lập Carol McGuire viết trong thư email gửi cho một số người để bày tỏ nhận xét của mình. Bà kể lại giờ này 36 năm trước đây, “Tổng Thống Dân Chủ Jimmy Carter hơn ứng viên Cộng Hòa Ronald Regan 3% số phiếu” lần này, tỷ lệ cách biệt giữa 2 người dự cuộc đua tiến vào Tòa Bạch Ốc “chỉ hơn kém nhau từ 1% đến 2% là tối đa” nên không ai dám vội vã tiên đoán chiến thắng 2012 sẽ thuộc về ông Barack Obama hay ông Mitt Romney.

Như vậy, quyết định vẫn nằm ở những tiểu bang “swing states”, nơi cả 2 ứng viên đua nhau đến để vận động tranh cử, và đã bỏ ra số tiền hơn nửa tỷ dollars để quảng cáo trên TV, radio và báo chí (chỉ riêng tiêu bang Nevada với 6 phiếu cử tri đoàn đã ngốn mất 40 triệu bạc) . Cũng có thể người dân Hoa Kỳ sẽ thấy được dung nhan vị tổng thống của họ cho 4 năm sắp tới sớm hơn, nhưng sớm nhất thì cũng phải chờ sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên (đề tài chuyên về chính sách đối nội) diễn ra vào tối thứ Tư tuần tới ở Denver, Colorado.

Nhưng ngay ngày hôm nay, đúng 6 tuần lễ trước ngày cử tri Hoa Kỳ đặt chân vào phòng phiếu để chọn người lãnh đạo quốc gia, vẫn chưa ai nhìn thấy rõ chân dung ông chủ Tòa Bạch Ốc.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

 

 

1 Phản hồi cho “Sáu tuần trước bầu cử: Vẫn chưa phân thắng bại”

  1. Nguyễn bầu Cử says:

    Bầu cử năm nay cũng như các cuộc bầu cử khác thôi. Tuy nhiên bầu cử này và năm 2008, ưv gồm 1 da tắng và một da đen. Trung dung mà nói nếu là ưv CH khác ông Romney thì phần thắng có vẻ chắc hơn vì ông Romney có nhiều điều mà chính người bảo thủ không tin tưởng, cũng vậy phe TEA Party đứng ngoài không nhẩy vào ngược lại TP chăm chú bảo ṿê lập pháp. Ưv Obama qua 4 năm không giải quyết kinh tế, nợ nần chồng chất nhất là 2 năm đầu nắm luôn 2 viện lập pháp thay vì đưa ra quốc kế dân sinh lại đi vào con đường phe nhóm Healthcare. Cái khó là đảng CH thiếu dũng cảm không dám cáng đáng trách nhiêm để chống lại những lý luận mơ hồ, trong khi truyền thông từ lâu không bao giờ ủng hộ CH. Chính sách có lẽ DC ” Chi tiêu, nội địa”, CH ” cắt thuế, quốc phòng” đó là diện nhưng DC cùng truyền thông luôn xử xựng ” MUA SỢ HÃI, BÁN LO SỢ”, từ Arab Spring tới 9-11 Lybia chẳng thể nghe được gi từ nhửng nhóm này kể cả cụm từ TERROR. Nhìn ra ngoài hãy lưu tâm tới bài nói chuyện của ông TTK LHQ, bài tuyên bố của TT Pháp Vall nhất là bài viết của cựu TT Singapour, tất cả nói về tự do ngôn luận cũng như lạm dụng nó. CH khó thắng bầu cử này hay các bầu cử khác vì lý do không dám nói thẳng, xé toang trừ vài người như Limbaugh, Coulter, Ingraham đặc biệt là cuộc chạm trán TĐ CH Walker với nghiệp đoàn tai tiểu bang Wisconsin. Kinh nghiệm qúa khứ DC nắm lập pháp gần ba thập niên tới 1996 bắt đầu có thay đổi. Sự thay đổi không kéo dài vì tự cao tự đại, thừa thắng xông lên. Mạn phép để viết thí dụ, khi vedio của ông Romney tiết lộ nói 47% bầu cho ông Obama là người không đóng thuế (thống kê 2011, năm vừa qua số người dân không đóng thuế > 46.xx % ). Nhưng làm con tính nhẩm 47% không đóng thuế bầu cho ông Obama nhưng ông Obama chỉ được 55% (gỉa sử) số phiếu bầu 2008. Như vậy 47% x 55 % = 25.85 % tổng số phiếu bầu. Số người bỏ phiếu không qúa 200 triệu (ước đoán khá cao) chớ không phải dân số 310 triệu. Như vậy từ 47% đưa tới 25% của 200 triệu đi bầu, tóm lại câu nói của ông Romney nếu đúng chỉ nhắm vào 50 triệu của dân số 310 người. DC ngay cả cựu TT Cli.. tạ̣i Global… tuyên bố nên đem chuyện 47% trong cuộc tranh luận ngày 10-3 tới. Chưa nói sai lầm về con số chỉ ảnh hưởng 1/6 dân số Mỹ mà tuyên bố của ông Cli… đã vi phạm luật bầu cử. Hẳn nhiên ông Cli… muốn nhắm tới 2016, Thời gian tuy xa nhưng với ngu hạ thì là chuyện không tưởng. Bầu cử thắng bại là do nhận định người bỏ phiếu nhưng nếu đúng cả thì hòa bình thế giới có bao giờ bị nhiễu nhương đâu. Mọi việc hầu như không bao giờ chiều theo ước muốn của loài người. Vì thế VUI BUỒN lẫn lộn.

Phản hồi