WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi Buồn Miến Điện

 

Buồn từ ngã bẩy ngã ba buồn về …

Hoàng Hải Thủy

Miến Điện từng được kể là một trong những thuộc địa đem lại lợi lộc nhất cho đế quốc Anh. Kyaw Nyein đã mô tả đất nước Miến Điện dưới thời Anh đô hộ như sau: ‘Đó là một xã hội hình tháp social pyramid với dưới đáy là bao nhiêu triệu người Miến nghèo khổ ngu dốt và bị bóc lột, và trên đỉnh là một thiểu số người ngoại quốc Anh, Ấn và Hoa…’

Để rồi hơn một nửa Thế Kỷ sau tình hình không có gì đổi khác, cũng vẫn xã hội hình tháp ấy với nguyên dưới đáy vẫn là hàng chục triệu những người Miến Điện nghèo khổ ngu dốt và bị bóc lột, chỉ có khác là bị bóc lột triệt để hơn bởi chính đồng bào của họ, đám Tướng lãnh quân phiệt Miến.(Ngô Thế Vinh. Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng. Văn Nghệ: California, 2000).

Tác phẩm thượng dẫn vừa được Thái Vĩnh Nghiêm dịch sang Anh Ngữ (The Nine Dragons Drained Dry The East Sea In Turmoil)do Viet Ecology Press, Người Việt & Giấy Vụn Publishing House xuất bản đầu năm 2016. Hơn một thập niên rưỡi đã trôi qua. Biển Đông đang sắpsửa dậy sóng vì Cửu Long gần cạn dòng rồi.

Mọi dự báo của Ngô Thế Vinh về thảm họa môi sinh xẩy ra cho những quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông đều đang dần dần trở thành hiện thực. Thời gian đã khiến cho nội dung tác phẩm của ông mỗi lúc một thêm rõ nét, ngoại trừ đôi ba chuyển biến chính trị khá bất ngờ: Hoa Kỳ xoay trục sang Châu Á, và “đám Tướng lãnh quân phiệt Miến” đột ngột đổi thay thái độ.

Dù chậm, cuối cùng, những ông tướng ở Naypydaw ăn (mãi) cũng đã biết no. Họ cũng đủ khôn ngoan để nhường quyền bính cho một chính phủ dân sự mới với điều kiện là được … từ từ và an toàn hạ cánh!

“Burma giờ đây đã đem lại cho thế giới niềm hy vọng mới, nó có thể thực sự chuyển đổi một cách hoà bình từ một chế độ quân sự độc tài sang dân chủ.” [Hillary Rodham Clinton. Hard Choices. (Trans. Lâm Hoàng Mạnh. Những Lựa Chọn Khó Khăn. San Jose: Nhân Ảnh, 2016)].

Tôi hoàn toàn chia sẻ sự lạc quan của Hillary là “Burma giờ đây đã đem lại cho thế giới niềm hy vọng mới.” Tôi cũng rất đồng cảm với người dân Miến khi nhìn thấy hàng chữ “Moving Myanmar Forward” in trên những chiếc taxi ở đất nước này. Miến Điện, rõ ràng, đã chuyển động và đang cố nhoai mình về phía trước – moving forward.

Nowy obraz

 

 

Họ sẽ “nhoai” được bao xa, và liệu có thể thành công trong việc “xây dựng một quốc gia hoà bình, phồn vinh, nhân quyền được bảo đảm bởi luật pháp” (Lâm H. M. 163) như mong mỏi của bà Suu Kyi – lãnh tụ của Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ Miến Điện (NLD)– là một câu hỏi lớn. Dân tộc này buộc phải đi lại từ đầu bằng những bước chân rất chậm, qua rất nhiều gian nan và thách thức.

Ảnh chụp 4/2016

Ảnh chụp 4/2016

Chỉ cần dạo quanh một vòng ngoại ô Rangoon, bằng xe hoả, cũng có thể thấy được vô số những khó khăn chất chồng đang chờ đợi cả đất nước Burma. Tầu chạy rất chậm – ngừng ở tất cả các ga – mọi người đều nhẩn nha lên xuống, chớ chả ai hối hả hay vội vàng gì cả. Sự thư thả của thiên hạ – cùng quang cảnh yên ả bên đường – khiến tôi có cảm tưởng như mình đang được sống lại cùng thời với một phần nhân loại, vào hồi đầu thế kỷ XX.

Quà vặt chả thiếu thứ chi: trứng cút luộc, đậu phụng rang, đậu phụng nấu, nước dừa, đu đủ, dưa hấu, xoài tượng, cau trầu, thuốc lá …Tuy không cótoa hàng ăn nhưng hành khách – nếu đói – vẫn có thể thưởng thức một tô mì còn đang bốc khói, từ ghánh hàng rong đặt ngay trước mặt.

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Song song với đường tầu là những mái nhà tôn, vách lá, nhỏ nhắn nhưng không xinh sắn. Chó/mèo, gà /vịt, ngang/ngỗng quẩn … quẩn quanh, gợi cảnh bùn lầy, nước đọng.

Miến Điện gần như không có một hệ thống cơ sở hạ tầng. Hoặc cũng có nhưng nay không còn nữa. Chỉ cần rời khỏi những con phố chính là thấy ngay rác rưởi chất chồng ở khắp mọi nơi và những dòng nước bẩn len lách hôi tanh, thay vì cống rãnh.

 

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Tuổi thơ là một món quà qúi giá của thế kỷ XX. Trước đó, nhân loại phải dồn hết nỗ lực vào việc mưu sinh nên trẻ con chỉ là một người lớn thu nhỏ (miniature adult) với trách nhiệm đè nặng lên vai gần như bố mẹ. Món quà này cho đến nay, tiếc thay, vẫn chưa đến tay rất nhiều đứa trẻ ở Myanmar.

Thay vì được cắp sách đến trường, thiếu niên Burma phải lo kiếm sống. Nhìn các em tất bật bưng bê thức ăn, rửa chén, dọn dẹp, lau chùi … trong những quán xá bình dân (hay những nhà nghỉ rẻ tiền) mà không khỏi trạnh lòng ái ngại.

Tuy thế, nếu so với các bạn cùng lứa đang lang thang trên hè phố thì những cô cậu bé này vẫn còn được xem là thành phần may mắn. May là ban ngày còn có cái để ăn, và ban đêm còn có nơi để ngủ.

 

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Sau xe hoả, tôi bắt xe đò đi Bago – thành phố du lịch cách Yangon chừng 80 cây số. Hai bên đường là những cảnh vật quen thuộc của những nước Á Châu hồi … Thời Trung Cổ: nhà tranh, mái rạ đơn sơ, ruộng vườn manh múm, ao hồ nhỏ hẹp, trâu bò ngơ ngác, dừa, chuối phất phơ … Nhìn sao mà thấy buồn hiu à, và (chợt) nhớ nhà quá, má ơi!

Tuy là một địa danhnổi tiếng về chùa chiền và di tích, ở thị trấn Bago người dân vẫn còn xử dụng xe ngựa và dùng những cái “cầu tre lắc lẻo.” Ngó cũng không đến nỗi “gục ghình khó đi” gì lắm. Nín thở chắc cũng qua sông thôi nhưng kẹt cái xe đạp (thuê) nên tôi đành phải …dừng chân, đứng lặng ngắm dòng đời (đang) lờ đờ trôi cùng rác rến!

 

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Tuy chỉ nhìn từ xa (và tuy không phải là thầy bói) tôi vẫn đoán được là dưới những mái nhà tối tăm, lụp xụp – ở bên kia con lạch – đèn điện và nước máy vẫn còn là thứ tiện nghi … xa xỉ!

Lớ ngớ giữa trời chiều nơi xứ lạ, ai tha hương mà không bâng khuâng gợn nhớ đến quê mình. Không biết bi chừ bên nớ ra răng, chớ bên ni thì nghèo khổ quá. Ngó mà (cũng) thương muốn đứt ruột luôn.

May mắn là trong những thôn xóm xác sơ này chưa nghe nói có thanh niên nào bị dân làng đánh chết vì trộm chó, chưa có thiếu nữ nào bị người yêu (hay người thân) lừa qua bên kia biên giới để đưa vào chỗ mãi dâm. Và tuy cũng giáp ranh với Trung Hoa, dân Miến cũng chưa ai “đủ can đảm” để tải những thực phẩm độc hại – từ “nước bạn” – vào bán cho đồng bào, ở xứ sở của mình.

Ở bình diện quốc gia, cũng chưa có một vụ móc trộm hành lý hay vòi vĩnh du khách nào bị phát hiện tại những sân bay của Miến. Du khách bị chặt chém, chụp giựt, hay móc túi cũng không!

Theo như cách nói của tác giả Hồ Đắc Túc thì tuy cũng lâm vào cảnh bần cùng nhưng dân Miến không sinh đạo tặc:

“Nghèo, nhưng trên đường phố rất ít người xin ăn, khách để quên máy chụp ảnh ở tiệm cơm khi quay lại đâu vẫn còn đấy, mua đồ đạc mà lỡ đưa lộn tiền thừa thì cũng được trả lại… Người Myanmar hồn nhiên, thân thiện, thật thà và luôn sống tử tế trong sự cơ cực, họ luôn sợ làm tha nhân buồn phiền.”

Thêm một điều may mắn khác, được “phát hiện” bởi một tác giả (khác)Nguyễn Đăng Hưng:

“Té ra mắm tôm cũng là thức ăn gia vị thông thường của người Miến Điện. Tuy nhiên, trong những ngày chính quyền quân phiệt Miến Điện đàn áp khủng khiếp phe đối lập, tôi chưa bao giờ nghe nói công an Miến Điện liệng mắm tôm vào cửa nhà bà lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi …”

Nhân tiện, tưởng cũng nên nói luôn là ngoài việc không sử dụng mắm tôm để “trị an,” đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw cũng không ngu muội đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê. Họ cũng không tham lam đến tối mắt để cho “nước bạn” đấu thầu những dự án có thể đe doạ đến an sinh, hay an ninh quốc phòng.

Và sự may mắn lớn nhất của Burma là dân tộc này có được một vị lãnh tụ, cùng đảng đối lập đủ tầm vóc, để có thể buộc đám tham quan phải lùi bước và nhượng quyền. Tất cả những điều may (lớn/nhỏ) kể trên, buồn thay, đều không hề có ở Việt Nam – nơi mà tôi bị cấm cửa, không được bước vào.

Thôi thì đành tiếp tục dạo quanh những nước láng giềng (cho đỡ nhớ quê) cũng được, dù có hơi buồn. Buồn từ ngã bẩy ngã ba buồn về.

© Tưởng Năng Tiến

2 Phản hồi cho “Nỗi Buồn Miến Điện”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

    Chiến lược hay sách lược quốc gia là các chính sách, phương thức, biện pháp nhằm giải quyết nghèo đói và phát triển. Nghèo đói thì không phát triển, nên giải quyết phát triển trước hết là giải quyết nghèo đói. Nhưng nghèo đói luôn luôn như cái lổ hổng mà phát triển cứ phải rớt tỏm vào trong đó không thể thoát ra được.

    Thường người ta có hai cách để giải quyết chính vấn nạn đó, cách tự do dân chủ và cách độc tài. Cách tự do dân chủ là cách lý tưởng nhất nhưng cũng khó làm nhất. Cách độc tài dễ làm nhất nhưng lại như con dao hai lưỡi, phần nguy hiểm nhiều hơn phần lợi ích. Hơn thế độc tài cũng có hai loại, độc tài tự phát và độc tài ý thức hệ. Độc tài tự phát thì tạm thời, có thể chóng qua, nhưng độc tài ý thức hệ thì mút mùa lệ thủy, vì đó chỉ là hình thức nô lệ hóa vĩnh viễn, cái được chẳng có là bao nhiêu nhưng cái mất thì nhiều và lâu dài tất cả mọi mặt.

    Trường hợp Miến Diện đã nhiều thập niên qua theo đường lối quân phiệt độc tài, lại có hướng khuynh tả, cuối cùng cũng cho thấy chẳng kết quả gì cả. Sự đấu tranh ngoan cường để đi đến thành công ngày nay của bà Suu Kyi nhằm chống lại độc tài đó là một vết son rất lớn cho đất nước Miến Điện. Nhưng kết quả giải quyết chiến lược quốc gia của bà như thế nào hãy còn chờ trước mắt.

    Nói chung vấn đề chính vẫn là vấn đề nhân tố con người. Nạn tham nhũng chỉ do nhận thức nông cạn và thiếu hiểu biết của người dân cũng như các quan chức cầm quyền. Những sự tiêu cực như thế không thể nào hết trong xã hội, nhưng có thể giải quyết nó bằng cách đưa nó về nhóm thiểu số. Còn khi nó vẫn là nhóm đa số thì hầu như bế tắt hoặc hết thuốc chữa. Nói khác đi khi thành phần tích cực thắng được thành phần tiêu cực, khi đó xã hội đi lên, có nghĩa các chiến lược quốc gia luôn được giải quyết, nếu không thì ngược lại.

    Nói cách cụ thể hay dễ hiểu hơn, chiến lược giải quyết nghèo đói, phát triển, bất công xã hội không gì khác hơn là lực lượng con người, tức nhận thức và ý thức con người. Làm sao đạt kết quả trong ý nghĩa đó là phương thức khoa học. Sự phát triển tất nhiên trước hết phải cần công kỹ nghệ, vốn đầu tư, chiến lược kinh tế xã hội, nhưng cái chìa khóa vẫn là chìa khóa nhận thức và ý thức. Tuyên truyền giáo dục về mặt khoa học chân chính nếu thành công là yếu tố duy nhất của thành công. Trái lại mọi sự mê đắm trong ý thức hệ nào đó luôn chỉ là sự bế tắt và sự phong tỏa cũng như giật lùi xã hội.

    THƯỢNG NGÀN
    (26/7/16)

  2. Viễn kiến says:

    Chính quyền sao thì người dân cũng vậy nếu muốn tồn tại trừ 1 thiểu số còn có tấm lòng đối với đất nước nhờ thế mà dân tộc , đất nước VN còn có cơ may tồn tại .Chính quyền tham nhũng thì dân cũng bắt chước nên hở cái gì là bốc hơi ngay , chữ “tín” là cái gì quá xa xôi trong xã hội VN ngày nay .Ông TBT Trọng có thật sự chống tham nhũng hay không thì không có gì lấy làm đảm bảo lắm hay chỉ do tranh giành quyền lực ,ông giữ chức TBT gần 10 năm ,trong thời gian đó tham nhũng , hối lộ tăng cấp số nhân không lẽ ông không biết ? Đồng chí X không thể tự chuyên quyền trong suốt mấy năm ròng kể cả vụ cho các công ty TQ thuê đất đai…cùng nhiều thứ khác không thể kể hết ,vụ Formosa không thể giấu nhẹm khi xảy ra vụ cá chết .Không có gì đảm bảo rằng nắm được quân đội , công an là sẽ giữ vững chế độ nếu như vậy thì không xảy những cuộc cách mạng ở Châu Phi , Trung đông hay Ucraina cũng như sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết .

Leave a Reply to Viễn kiến