WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đừng ru ngủ đám đông bằng lòng tự hào viển vông

ĐCV: Như đã đưa tin, ngày 29/7/2016, 2 sân bay lớn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị tin tặc tấn công, khiến hệ thống điện tử từ các bảng thông báo cho tới máy tính của các nhân viên sân bay đều không hoạt động. Các quầy check in đã phải làm việc thủ công và thông báo được đưa tới khách hàng… bằng giấy. Nhóm hacker truyền đi thông điệp về chủ quyền biển Đông bằng tiếng Trung.

Ngay sau đó xuất hiện bài báo của tác giả Hoàng Minh Trí đăng trên trang VnExpress. Nhưng bài báo nhanh chóng bị lật tẩy với nhiều bằng chứng cho rằng, tác giả không có mặt ở cả 2 sân bay trên vào thời điểm xảy ra sự cố.

Bài dưới đây của một nhà báo khác – Trung Đức – đăng trên trang Một Thế Giới nhưng đã bị gỡ bỏ sau đó. Bài báo phản bác lại quan điểm cùa Minh Trí và đã được nhiều người chia sẻ, ủng hộ. Chúng tôi đăng lại ở đây cùng với lời trần tình của chính tác giả trên trang Facebook cá nhân.

Thông điệp của hackers đã bị làm mờ đi

Thông điệp của hackers đã bị làm mờ đi

—————————————–

Lời tác giả: Bài viết của tôi trên Một Thế Giới vừa bị gỡ đêm qua. Chuyện này không nằm ngoài dự đoán của tôi khi có những chi tiết “động chạm” Vietnam Airlines. Những câu chuyện thế này thường xảy ra theo kịch bản, doanh nghiệp “ông lớn” sẽ cậy nhờ Ban Tuyên giáo chỉ đạo gỡ bài và báo chí buộc phải chấp hành. Báo chí trước 1975 có loại bài quảng cáo gọi là “Bài cậy đăng”, một sự sòng phẳng hơn loại bài PR nhập nhèm bây giờ, ngày nay còn có thêm loại hình “bài cậy gỡ”. Tôi đăng lại bài viết dưới đây, để chống lại sự áp bức báo chí của Ban Tuyên giáo, tôi trân trọng nhờ các bạn chia sẻ thật nhiều bài này.
ĐỪNG RU NGỦ ĐÁM ĐÔNG BẰNG TỰ HÀO DÂN TỘC VIỄN VÔNG

Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.

Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.

Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.

Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng. Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.

Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!

Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?

Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.

Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.

Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.”

Trung Bảo

3 Phản hồi cho “Đừng ru ngủ đám đông bằng lòng tự hào viển vông”

  1. Tudo.com says:

    Trích:”Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. ”

    Đây là ngôn ngữ của loại đỉnh cao trí tuệ . . . khỉ mà.
    Nó có nghĩa đảng và nhà nước ta tự đánh sập hệ thống điều hành thì còn cái con. . . khỉ mẹ gì nữa mà bọn hacker lấy để tấn công?

    Thời chiến tranh cũng vậy, khứa Hồ xúi đánh Mỹ cứu nước, các đồng chí ăn. . .ruột cùng không hỏi hắn cho rỏ cứ đưa đầu ra hứng bom đỡ đạn tới khi vỡ lẻ ra thì cứu nước. . . .Tàu.

    Hiện nay ngôn ngữ trong nước thì bất cứ cái gì cũng “ấn tượng, hoành tráng”, chẳng hạn đất nước ta có một bộ xương. . . Hồ khỉ đột nằm ở Ba Đình hết sức là hoành tráng, lại còn được đúc tượng thờ trong chùa, ai thấy cũng muốn. . . ấn tượng Hồ phật khỉ xuống mà “lộng kiếng”.

    Thôi, loại ngông ngữ. . .khỉ tuệ nói hoài phát mệt, nhưng ai lở có nghe thấy thì xin nhớ lời TT Thiệu “Đừng nghe những gì cs nói, hãy nhìn những gì cs làm” là sẽ hoá giải được ngay.

  2. Bắc Việt says:

    ” “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn ” – Trung Bảo .

    Sau 4/75, để che dấu cho cái dốt nát điều hành kinh tế của bọn khỉ Trường Sơn nón cối, dép râu khiến dân chỉ có rau sắn ăn qua ngày, tên thủ tướng Phạm văn Đồng phát biểu : ” Một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò”.

  3. RU NGỦ ĐÁM ĐÔNG

    Bất kỳ chế độ độc tài nào cũng thường ru ngủ đám đông. Bởi ru ngủ đám đông, khiến đám đông mê ngủ mới dễ dàng cai trị được. Tuy nhiên không ai độc tài mà lại nói mình độc tài, vậy là cũng phải nói dân chủ, thậm chí dân chủ cà triệu lần, bởi vì có nói thế thì đám đông mới dễ dàng bị ru ngủ. Ru ngủ cũng là kiểu bịt mắt mọi người, dẫn đi đâu đi đó.

    Dù vậy sự khác nhau giữa độc tài và dân chủ thì ai cũng dễ dàng nhận thấy. Trong xã hội dân chủ, không bất kỳ ai phải lệ thuộc theo ai, tất cả đều có quan niệm riêng về mọi việc của mình, có ý thức tự do tự chủ, có tư duy độc lập, không phải chỉ nói theo, nghe theo, làm theo người khác, cho dù đó là ai. Xã hội như thế mới thật sự là xã hội tự do, nhân văn, khách quan thật sự.

    Trong chế độ độc tài thì hoàn toàn ngược lại, người dân không thể có suy nghĩ riêng, không thể có tiếng nói riêng, không thể có quan niệm chính trị hay chính kiến riêng, tất cả đều phụ thuộc vào người cầm quyền mọi mặt, tất cả chỉ biết khuất phục, tung hô, ca ngợi, còn không biết gì khác. Đó gọi là phương thức ngu dân hay tính cách ru ngủ đám đông. Toàn xã hội bị quần chúng hóa, chỉ có người cầm quyền, giới cầm quyền là có được quyền riêng của mình mà trong xã hội không ai có, kể cả quyền uốn nắn thông tin, che giấu thông tin mọi mặt dù trên thế giới ai cũng biết.

    Hình ảnh dễ thấy nhất trong các xã hội độc tài ngu dân là khẩu hiệu, hình tượng, tranh ảnh lãnh tụ treo đầy đường. Người ta quan niệm đó là phương thức ru ngủ nhân dân, quần chúng hóa nhân dân hiệu quả nhất. Nên trong thời Liên Xô cũ, chỉ thấy hình ảnh của Lênin, Stalin treo đầy đường mà không ai khác. Ở Trung Quốc chỉ thấy hình tượng Mao Trạch Đông là nhan nhãn. Ở Bắc Triều Tiên là Kim Nhật Thành, còn ở Đông Đức, Đông Âu một thời cũng chỉ thế. Hay ở Ai Cập thời Tổng thống Sadam Husserl chưa bị lật đổ, cứ trên đường phố cách nhau mươi mét là có một hình ảnh to lớn của Husserl. Sự thần thánh hóa lãnh tụ chính là biện pháp ngu dân hóa hiệu quả nhất mà mọi nước độc tài thường có.

    Nên trong mọi nước độc tài có thể nói không có người dân trí thức. Bởi tất cả đều được đúc khuôn trong một lò, tất cả đều củi nấu, là than đốt cho chế độ, chính cái khốn nạn trong thời đại văn minh của thế giới loài người là như vậy. Mọi người không còn nhân cách riêng, nhân cách tự do riêng. Tất cả đều chỉ có chung nhân cách, đó là nhân cách của sự nô lệ, của sự vật hóa con người, của sự phản nhân văn vì đều biến con người thành công cụ phục vụ giới thống trị. Tính cách cực kỳ phản động của xã hội kiểu đó chính là như thế. Chính những ai từng phục vụ xã hội phản động kiểu đó tích cực nhất, thành công nhất thì lâu năm lên lão làng, lại trở thành cầm quyền hay lãnh đạo, và vòng quay cứ tiếp tục như vậy, mọi sự ru ngủ dân chúng cứ tiếp tục như vậy. Thật không có cái gì phản xã hội, phản lịch sử, phản nhân văn, phản con người hơn như thế.

    PHƯƠNG NGÀN
    (01/8/16)

Phản hồi