WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc cuả đảng, không phải việc cuả dân

qh

Kỳ họp lần thứ 11, phiên cuối cùng cuả Quốc hội 13 khai mạc ngày 12/03/2016 đã cuốn hút sự quan tâm chú ý của công chúng một cách khác thường. Phiên cuối cùng cuả Quốc hội cũ nhưng lại bầu ra cả một hệ thống bộ máy Nhà nước mới. Cái nhà nước này chỉ tồn tại hợp pháp có ba tháng, từ ngày 12/04/2016 tới ngày 22/07/2016, phiên họp đầu tiên cuả Quốc hội 14. Một loại Nhà nước lâm thời, trung chuyển, giữa thời bình. Một thứ giải pháp cấp bách như trong thời loạn chiến. Thông thường, không có Quốc hội nào lại tự làm cái việc điên rồ đó, nó chẳng phục vụ cho cái gì cả và chỉ làm tốn tiền của dân. Nhưng làm cái công việc kỳ lạ này không phải do nhu cầu bức thiết từ dân, từ nhu cầu xã hội, mà là do những lý do riêng của đảng, của riêng đảng cộng sản cầm quyền. Quốc hội là cơ quan quyền lực cuả dân, nhưng chỉ làm những gì đảng cần làm, và những gì đảng bảo phải làm. Cũng có lúc ít nhiều gọi là cho dân, nhưng cái việc dựng vội vã một Nhà nước vào cái lúc Quốc hội sắp mãn nhiệm thì chẳng có gì liên quan tới dân. Đây thuần tuý là việc cuả đảng, cho đảng và vì ̣đảng. Cơ quan quyền lực cao nhất cuả Quốc gia do đảng lãnh đạo. Mà lãnh đạo của hơn bốn triệu đảng viên là 200 uỷ viên trung ương, lãnh đạo của 200 TW là 19 ông bộ chính trị. Đứng đầu 19 uỷ viên bộ chính trị là ông tổng bí thư. Như vậy, Quốc hội, suy cho cùng do ông tổng bí thư này bảo làm gì thì làm. Ông này không nằm ở chỗ nào trong cái nhà nước ấy cả. Nhưng chẳng có gì không do ông lãnh đạo, hiến pháp, luật pháp cũng một tay ông làm ra tất. Ông ta cần phải thay đổi Nhà nước, thay đổi chính phủ trước khi có ông thổng thống Mỹ sang thăm.

Nhưng chắc phải do một nguyên nhân không bình thường.

Người ta đã suy đoán một cuộc binh biến hay một cuộc đảo chính. Người ta nghĩ tới việc nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi trực tiếp hội kiến tổng thống Mỹ OBAMA trong chuyến thăm chính thức ngày 22/05/2016 sẽ tuyên bố giải tán đảng cộng sản, huỷ bỏ chương trình bầu cử Quốc hội 14, chỉ định ra Quốc hội mới, công bố hiến pháp mới và quy trình bầu Tổng Thống, bãi bỏ vĩnh viễn chế độ độc đảng chuyên chính. Người ta cũng phỏng đoán âm mưu cuả Tập Cận Bình phế bỏ chế độ Nguyễn Phú Trọng, lập ra chế độ Phùng Quang Thanh và trực chỉ lộ trình sáp nhập vào Trung quốc theo Hiệp ước Thành Đô năm 2020.

Việc làm quái gở đó của ông Trọng, của bộ chính trị, đã từng làm sôi sục dư luận.

Nhưng hội nghị trung ương (TW) đảng lần thứ ba ngày 14/07/2016 và phiên họp đầu tiên Quốc hội 14 ngày 20/07/2016 mới đây thì ngược lại, hầu như dư luận chả có ai quan tâm. Một thái độ thờ ơ đặc biệt. Báo chí lề đảng đăng tin bình thường như chuyện thường ngày, lẫn với những chuyện cháy nhà, tai nạn ôtô, sập nhà hàng chết người… Báo lề dân hầu như không có ai bận tâm.

Có vẻ như người ta đồng ý với những gì đảng, quốc hội và nhà nước đang làm. Không phải. Khi 154 ứng cử viên độc lập bị loại không còn một người nào, Quốc hội 14 được bầu ra đúng như thiết kế của đảng, thì đương nhiên là những gì tiếp theo, đảng một mình mộc chợ, đảng múa gậy vườn hoang, chẳng còn chỗ cho ai phải quan tâm. Chỉ là việc cuả riêng đảng và những tay chân của đảng, không còn là việc của dân.

Chả có gì vô duyên hơn trò chơi mà kết quả người ta đã biết trước. Mà cũng chả có vô duyên hơn diễn trò mà chẳng có người xem. Trò tuồng cứ diễn, nhưng người xem thì đã bỏ đi.

Ông tổng bí thư vưà kêu gọi «hãy sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất» lại vưà chỉ thị «không để những người có tư cách thế này thế khác lọt vào cơ quan quyền lực cao nhất». Như vậy thì chọn cái gì, ai chọn, còn bấm nút hay bỏ phiếu cần gì phải là cơ quan quyền lực cao nhất.

Phiên họp đầu tiên cuả Quốc Hội 14 được ấn định ngày 20/07/2016 để bầu ra các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Nhưng Quốc hội làm gì có quyền tự ý bầu cái gì.Vì vậy trước đó, ngày 04/07/2016 hội nghị TW lần thứ Ba họp để lập danh sách giới thiệu cho Quốc hội làm thủ tục bỏ phiếu. Nhưng cái Nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và toàn bộ nhân sự cao cấp, vừa mới được dựng lên trước đó có 3 tháng, không lẽ huỷ cả, thế là bộ chính trị bê nguyên cả cục, bịa ra cái lý do “vẫn giữ nguyên uy tín, được TW tiếp tục tín nhiệm và nhất trí giới thiệu cho Quốc hội”. Và g thế là Quốc hội lại có cái để bầu.

Từ ngày 20/07/2016 cái cơ quan quyền lực cao nhất nước lần lượt bầu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị kim Ngân, chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Các phó chủ tịch nước, phó chủ tịch Quốc hội, thường vụ Quốc hội, các ban cuả Quốc hội, các phó thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng và các cơ quan ngang bộ v.v.. ngoài trường hợp duy nhất là Nguyễn Xuân Cường bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thay ông Cao Đức Phát còn chưa công khai lý do, tất cả đều đúng tên từng người từ bên đảng chuyển sang.

Quy trình chỉ có vậy, và bao giờ cũng vậy. Đảng họp, bộ chính trị chỉ định, TW biểu quyết, lập thàng danh sách chuyển sang cho Quốc hội, các đại biểu bỏ phiếu. Thế là hợp thức hoá một chế độ. Thế là một Nhà nước do các đại biểu của dân sáng suốt lựa chọn, tất tật đều khớp với ý đảng. Cùng một lúc thể hiện được cả hai việc. Một là thực chất, đảng lãnh đạo toàn bộ và toàn diện, hai là dân tin yêu đảng, tin yêu chế độ.

Nhưng trên sấn khấu, các trò chơi, các vai hề cứ diễn, bên dưới, không còn người xem. Người kiên nhẫn thì nhổ nước miếng rồi lặng lẽ bỏ đi. Người cục tính chịu không nổi thì chửi, “Đ… mẹ , nhố nhăng, vô giáo dục, thật không còn coi ai ra gì”.

Nhưng đáng phải nói nhất, đau nhất, theo lôgíc thông thường, chắc chắn phải là các vị đại biểu. 496 đại nbiểu trên tổng số hơn 90 triệu dân, cũng có thể được gọi là tinh hoa. Được làm ông nghị, bà nghị, có quyền bất khả xâm phạm, một bước lên xe, xuống xe có người săn đón, đưa rước, kể thì oai thật. Nhưng trừ những phường giá áo túi cơm, người may mắn có ăn học chút ít, có chút ít tự trọng, thật chắc không thể chịu nổi nỗi nhục.

Thế mà cũng có chuyện kỳ lạ khác, chuyện có ông nghị tới bốn lần. Đó là ông Dương Trung Quốc, tổng thư ký hội khoa học lịch sử Việt Nam. Ông này trúng đại biểu Quốc hội kỳ 14 này là bốn lần. Chuyện cuả ông chắc cũng thành chuyện duy nhất trong lịch sử chính trị cận đại. Ngày xưa, hồi những năm sáu mấy của thế kỷ trước, có chuyện kể một ông nhà văn khôi hài người Anh, đi thăm Mỹ, khi đến NewYork, thấy tượng Thần Tự Do thì lập tức quay về, vì xấu hổ không khôi hài bằng nước Mỹ. Không biết chuyện có thật không, nhưng chuyện nước Mỹ thờ thần Tự Do, và người Mỹ là những công dân tự do nhất hành tinh là chuyện thật. Còn ở Việt Nam, dân chủ như trò bầu bán của Quốc hội là “dân chủ đến thế là cùng”, mà ông Dương Trung Quốc có thể đủ sức chịu đựng tới bốn nhiệm kỳ, đúng là chuyện chưa từng có và sẽ muôn đời không thể có. Ông là người ngoài đảng mà đi theo chế độ làm diễn viên được chừng ấy năm. Thật là một thiên tài. Kỳ này, chắc là kỳ cuối cùng, biết đâu ông chẳng làm được chuyện động trời để cùng đi vào lịch sử.

Nhưng phải nói, chuyện diễn hài của đảng đạt đến độ siêu có lẽ ở chuyện Tuyên thệ. Trong vòng có mấy tháng, người xem tuồng Việt nam chứng kiến tới hai lần tuyên thệ của cùng mấy con rối có cùng tên tuổi. Thiên hạ tuyên thệ thì người đảng cộng sản Việt cũng phải tuyên thệ để làm ra vẻ là đảng thì cũng là người, không khác loài người. Nhưng người ta khi tuyên thệ, tay trái đặt lên bản Kinh Thánh, là thề trước thần thánh, thề trước đấng Tạo hoá, thề trước quyền uy siêu nhiên, trước uy quyền tuyệt đối không do con người làm ra hay chiếm đoạt được.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, ba ông bà đảng viên cấp dưới của ông tổng bí thư, tuyên thệ, tay trái đặt lên cuốn Hiến Pháp do đảng bịa ra, trong đó có điều Bốn ghi rằng đảng là quyền uy tối thượng. Hiến pháp là cái thứ thể chế hoá cương lĩnh của đảng, luật hoá và hợp thức hoá mọi quyền uy cuả đảng. Thề với Hiến pháp là thề với đảng, tại sao phải bày trò che đậy. Đúng là trò hề. Thề cá trê chui ống.

Thế mà lại tuyên thệ những hai lần chỉ trong vòng ba tháng. Thực là chả có gì lố bịch hơn thế, nhố nhăng hơn thế. Những ông bà này phải có một lớp da chai sạn khác người. Họ thưà biết giả dối, kệch cỡm. Siêu diễn viên. Thiên tài.

“Siêu của siêu” phải là người giật dây những “siêu” diễn viên ấy. Con người bày ra cái trò diễn tuồng này là ai. Thông lệ, nghi thức là việc cuả Vụ lễ tân, Ban Tuyên giáo. Nhưng cái trò này, một là ông Võ Văn Thưởng còn quá mới để có thể nghĩ ra, hai là nếu có định làm cái gì đấy thì cũng không dám “vuốt mặt”. Có thể thấy tác giả của nó chính là “cụ Tổng”. Có hiện tượng “cụ Tổng” đang bị bệnh.

Từ sau Đại hội 12, lọai được Nguyễn Tấn Dũng, trả được món nợ phải uất ức khóc nghẹn tại hội nghị TW 6, ông Trọng có thể đã lâm bệnh. Bệnh hoang tưởng. Không còn đối thủ ngang tầm, ông trở nên quá tự tin tới mức tuỳ tiện.

Ông ép bộ chính trị phải quyết định thay chính phủ dù chỉ còn ba tháng. Để thay được chính phủ, phải thay chủ tịch nước, vì chủ tịch nước là người giới thiệu và phê chuẩn bộ máy chính phủ. Nhưng chủ tịch nước phải do Quốc hội bầu. Và thế là, chỉ để lọai ông Dũng, ông đã bày ra cái trò Quốc hội miễn nhiệm chủ tịch cũ, bầu ra chủ tịch mới, rồi từ chủ tịch Quốc hội giới thiệu và bầu ra Chủ tịch nước mới, rồi chủ tịch nước mới mới bổ nhiệm Thủ tướng mới. Chỉ để thoã mãn hận cá nhân, mà ông phải nghĩ ra cả một hệ thống mưu mô, bày ra cả một hệ thống trò diễn tốn kém.

Ban đầu, người ta cũng cứ nghĩ, chắc phải do một lý do đặc biệt khác thường lắm mới khiến cả hệ thống phải làm chuyện ngược đời là bầu ra Nhà nước khi chưa có Quốc hội.

Nhưng cuối cùng, sau những bão gió trước và sau Đại hội 12, không có gì trở nên rõ ràng hơn ngoài một sự thâu tóm quyền lực tuyệt đối vào trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Với hầu như toàn bộ những nhân vật trong bộ chính trị cũ có thâm niên và vây cánh, bị loại, đa số các uỷ viên mới chủ yếu nghe ngóng và chấp hành. Đặc biệt là ba nhân vật gộc cội Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cùng bị loại một lượt. Chưa bao giờ cùng một lúc phải thay mới cả ba vị trí đặc biệt quan trọng này. Vai trò Tổng bí thư là đề cử, chấp nhận đề cử và phê chuẩn quyết định. Đây là cơ hội để ông Trọng ban phát ân huệ, tác oai, và tập trung quyền lực. Chưa bao giờ, tổng bí thư nắm trong tay toàn bộ cả bốn công cụ quyền lực tối cao cuả chế độ. Trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, chưa lúc nào có cơ hội thực tế để đảng thao túng chế độ như lúc này. Ông Trọng là người có tài tổ chức, là người mưu lược. Có yếu tố may mắn, nhưng không thể phủ nhận vai trò và năng lực của cá nhân ông.

Việc quyền lực trên thực tế đột nhiên lọt hoàn toàn vào tay ông Trọng có thể chỉ là một cơ hội, khi gần hết bộ chính trị cũ đồng lọat quá tuổi. Nhưng mặt khác phản ánh một quy luật. Ở giai đoạn cuối sự tồn tại của một thế lực chính trị bao giờ cũng là chuyện phân rã, phân rã về lợi ích, phân rã quyền lực, và phân rã về khuynh hướng tư tưởng. Đó là hiện tượng trống rỗng dẫn đến sụp đổ của lý tưởng. Sự phân rã này ép buộc xu thế tập trung quyền lực. Nhưng cơ hội cũng cho thấy khủng hoảng cán bộ kế cận của đảng. Các đảng viên trẻ không còn đáng tin cậy.

Putin đã xuất hiện như vậy ở Liên xô cũ, và Tập Cận Bình đang trở thành Mao mới ở Trung Quốc.

Bây giờ, Nguyễn Phú Trọng có cơ hội để trở thành nhà độc tài, biến Nhà nước thành một thứ đồ chơi cho ý chí cuả cá nhân ông.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng có cơ hội trở thành nhân vật số một trong lịch sử tiến hóa bốn ngàn năm cuả Việt Nam, nếu ông giải tán chế độ độc đảng, thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên đích thực, mở ra một kỷ nguyên mới hoàn toàn, chưa từng có cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

Người ta chờ đợi, dõi theo từng bước đi của từng sự kiện từ sau đại hội đảng 12. Người ta tranh cãi nhau về nhân cách vừa bí ẩn vừa rất mâu thuẫn của ông Nguyễn Phú Trọng. Có thể ông nhận diện được kẻ thù, nhưng ông lẫn lộn khái niệm bạn bè. Có thể ông còn lúng túng khái niệm trung thành như một lọai đạo đức khổng giáo, giưã trung thành với tổ chức và trung thành với dân tộc.

Cơ hội của ông và vận may cuả đất nước.

06/08/2016

© Bùi Quang Vơm

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Việc cuả đảng, không phải việc cuả dân”

  1. HỆ THỐNG QUYỀN LỰC KIM TỰ THÁP

    Xã hội không thể không có trật tự và pháp luật, bất kỳ đất nước nào hay ở thời đại nào cũng thế. Nhưng mọi con người sinh ra đều tự do và bình đảng. Chính nguyên lý khách quan nó là như thế. Bình đẳng không phải mọi người đều luôn hoàn toàn giống nhau, nhưng bình đẳng là đều cùng phải có cơ hội phát triển như nhau. Mọi sự bất công đều do trái với những nguyên tắc như thế, mọi sự độc tài đều do xem thường những nguyên tắc như thế.

    Nên trái với thời đại phong kiến quân chủ, mọi luật lệ chỉ do vua làm ra hay do các lãnh chúa địa phương quyết định, thời đại xã hội tự do dân chủ sau đó, luật lệ đều phải phát sinh ra từ hiến pháp, đặt nền tảng trên hiến pháp, do hiến pháp quyết định, vì hiến pháp là luật đầu tiên phải do toàn dân quyết định. Chủ quyền thuộc toàn dân trong mọi thể chế dân chủ tự do đích thực đều chỉ như thế.

    Đó chính là hệ thống quyền lực kim tự tháp một cách hữu lý và đúng đắn. Bởi toàn dân giống như cái đáy bên dưới, cái đáy không phải thành phần chót bẹt, bị trị, nhưng là thành phần làm nền, thành phần nền móng, quyết định sự vững chắc, ổn định cho mọi cái bên trên. Chính toàn dân tạo ra hiến pháp, và người cao nhất đứng đầu hiến pháp được toàn dân bầu ra, đó là vị Tổng thống hay là Chủ tịch nước tùy theo tên gọi. Đó là cái đỉnh cao nhất của quyền lực kiểu kim tự tháp.

    Bởi thế trong thể chế tự do dân chủ đúng nghĩa, quyền lực không thể tự có, không phải từ trên trời rớt xuống như kiểu quân chủ phong kiến, mà quyền lực phải chính do toàn dân lựa chọn và chính dân trao. Người nắm quyền lực chỉ là người được toàn dân ủy quyền, trao quyền theo nhiệm kỳ mà không phải kiểu quyền hành hiển nhiên, cha truyền con nối kiểu phong kiến, hay trao tay riêng trong nhóm như kiểu các nước độc tài đảng trị. Quyền lực dân chủ, đó mới là quyền lực đúng đắn nhất của xã hội loài người.

    Trong cơ chế tự do dân chủ cũng không thể có ý thức hệ riêng biệt nào khống chế hay dẫn đường chỉ lôi. Bởi vì mọi người đều bình đẳng, ai cũng ngang nhau mặt pháp lý, không ai áp đặt, đè đầu, cưỡng ép được ai phải nghe theo mọi quan điểm chủ quan riêng của mình. Chân lý khách quan là chân lý do trải nghiệm thực tế chung cũng như của khoa học thật sự mang lại cho xã hội, không phải chỉ là ý tưởng chủ quan áp đặt do bất kỳ ai.

    Do vậy nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc kiểm soát quyền hành lẫn nhau, đó là những nguyên tắc tối thượng được ghi trong hiến pháp. Không có những nguyên tắc này, hay không thực hiện đúng đắn những nguyên tắc này, hiến pháp thực chất trở thành miếng giấy lộn không hơn không kém, vì sẽ chẳng ai muốn tôn trọng nó và nó có thể bị chà đạp, xé rách hay xẻ bỏ bất kỳ lúc nào. Hiến pháp không thực chất mà trở thành hình thức bề ngoài trong mọi thể chế, mọi nước độc tài là như thế.

    Học thuyết Mác là học thuyết chỉ do chủ quan cá nhân Mác tạo ra, nó cũng đã cách đây trên hai thế kỷ rưởi, nó chỉ phản ảnh não trạng con người và điều kiện xã hội còn nhiều mặt lạc hậu khi đó. Nhưng nó cũng chỉ duy nhất được Lênin thực hiện tại Nga sô viết năm 1917, bây giờ cũng cho thấy đã hoàn toàn thất bại và không còn ý nghĩa thực tế hay thực chất nào nữa. Mác cho rằng quần chúng là quần chúng bị bóc lột trong xã hội có giai cấp, xã hội tư sản, nên phải thực hiện cách mạng vô sản, quyền hành phải nằm trong đảng vô sản của giai cấp vô sản, và phải quyền hành duy nhất và độc đoán để nhằm thực hiện thành công xã hội cộng sản vô sản.

    Nhưng ngày nay mọi nguyên tắc hay lập luận được cho là triết học, là khoa học khách quan của Mác đều cho thấy không có cơ sở thật mà chỉ là sự huyễn tưởng và không tưởng của riêng Mác. Ngay như đảng cộng sản hay đảng vô sản như Mác tưởng cũng lấy gì bảo đảm tính chất thật của nó mà nó không thể không bị lợi dụng để nhằm đoạt quyền riêng cho những cá nhân nào đó, như Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Ponpot, hay ngay cả nhiều trường hợp trong quá khứ khác.

    Vậy mà lịch sử khách quan thì luôn luôn đổi thay, biến chuyển. Đối với toàn nhân loại và đối với riêng mỗi đất nước cũng đều như thế. Quá khứ đều có thể sai lầm, hiện tại đều có thể chỉnh đốn, chuyển hướng lại, tương lai có thể hoàn toàn bất ngờ và không ai có thể tiên liệu trước về bất cứ điều gì. Yêu cầu tự nhiên, khách quan chỉ là như thế. Nhưng cái đáng nói nhất là hiện tại lại không thấy quá khứ sai vì chỉ do bảo thủ, mù quáng, cứ ôm mãi quá khứ sai lầm mà không chịu thừa nhận thì tương lai còn làm sao phát triển lên được. Nên lỗi lịch sử trong quá khứ đều có thể cảm thông hoặc tha thứ được, nhưng chính lỗi lịch sử trong hiện tại mới là điều không thể bỏ qua hay tha thứ được đối với lịch sử tương lai chính là như vậy.

    ĐỈNH NGÀN
    (08/8/16)

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN