WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh đã qua lâu rồi

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Sau lễ vọng đêm 24 Noel, tôi và Nam Võ lên xe đến thăm Bùi Lợi, Trần Nam Anh và bạn bè ở Dresden. Xe vừa ra khỏi thành phố, nhận được điện thoại của anh chị Châu Müller từ Bodensee, thông báo:

-Anh chị cùng vợ chồng người bạn đang trên đường đến Leipzig. Một cuộc đi ngẫu hứng, và đã đặt chỗ nghỉ ở Hotel Lindenau cạnh nhà Đỗ Trường.

Tôi buộc phải quay xe, và bảo:

-Anh chị báo Hotel hủy đặt chỗ nghỉ, bởi nhà em còn đủ phòng cho hai gia đình.

Tôi quen chị Châu vào mùa thu 1988, khi chị vừa từ trong nước sang và cầm thư của Tô Vương (Vương Dứa) gửi cho tôi. Tô Vương là người anh lớn tuổi thân thiết, thường cùng nhau bù khú, rượu chè, khi tôi còn ở trong nước. Lúc đó, anh là phóng viên theo dõi, viết về nông nghiệp. Và nghe nói, hiện nay Tô Vương là Ủy viên bộ biên tập, chủ tịch Liên chi hội báo Nhân Dân (?). Chị Châu cùng quê Vĩnh Phú, và là bạn với vợ Tô Vương hồi còn học ở khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Chị được bổ sung vào đội may Leipzig, và ở tầng trên, cùng ký túc xá đường tàu 8, quận Grünau với chúng tôi. Ngày đầu gặp, chị gày gò ốm yếu lắm. Cái già đi trước tuổi ba sáu của chị. Biết tôi làm ở lò mổ, thực phẩm, nên cuối tuần chị thường xuống nhờ mua thịt, và các loại wurst, bockwurst (xúc xích)…Thực ra, những người trực tiếp giết mổ và chế biến thịt, thực phẩm lâu ngày như chúng tôi đều ngán, sợ, có khi cả tháng không ăn thịt. Do vậy, tiêu chuẩn mua rẻ như tặng, hoặc hứng lên cứ tự động lấy về mỗi ngày vài, ba cân, thường cho hết bạn bè.
Mấy tháng sau, nhìn chị phốp pháp đẫy đà hẳn ra, nghe nói đã có bạn trai, cùng đơn vị bộ đội phòng không cũ, hiện đang nghiên cứu sinh ở Berlin. Thế cũng mừng cho chị. Bởi, chẳng cứ công nhân lao động, mà kể cả sinh viên, nghiên cứu sinh, dù ở Việt Nam đã có chồng, có vợ, không trước thì sau cũng phải tìm lứa cặp đôi, góp gạo thổi cơm chung với nhau thôi.

Mấy tuần trước tết Nguyên Đán 1989 không thấy chị xuống lấy thực phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ chị đi chơi đâu đó. Đêm giao thừa, đang ngồi nhấc lên, nhấc xuống với ông bạn Nguyễn Hải Đăng phiên dịch ở đội dệt tầng 3, có người cùng phòng chị hốt hoảng chạy xuống, bảo:

-Chị Châu đau bụng dữ dội lắm, các anh lên xem, có khi phải gọi xe cấp cứu.

Nguyễn Hải Đăng khật khừ hỏi:

-Thế mấy thằng phiên dịch, đội trưởng may đâu?

-Tìm rồi, nhưng không biết các bố ấy say nằm ở xó xỉnh nào!

Tôi bảo Đăng:

-Ông xuống phòng trực bảo Betreuer, gọi xe cứu thương, tôi lên trước chỗ chị ấy xem sao.

Đêm ấy, tôi và Đăng phải ở bệnh viện cùng chị. Và bác sỹ cho biết, chị có thai, và thai nhi đã chết trong bụng mẹ, nên phải hút, nếu không được buộc phải mổ, bởi thai nhi khá lớn. Không có những người trách nhiệm thuộc đội may, buộc tôi và Đăng phải làm thủ tục mổ xẻ cho chị.

Và cũng may, đêm đó các bác sỹ đã hút được thai nhi cho chị. Khi tôi và Đăng ra về gặp người phiên dịch, cũng là đồng hương cùng làng của chị, lò dò đi vào. Chúng tôi báo cho hắn biết, mọi việc đã xong, chị ấy còn mệt, đang ngủ, chiều tối vào cũng được. Hắn cảm ơn, rồi kéo chúng tôi về phòng hắn cà phê và ăn sáng. Trong lúc cà phê, rỉ rả hắn kể:

Chị Châu là nữ quân nhân, tham gia trực tiếp ngoài mặt trận, và đã sống nơi rừng thiêng nước độc. Sau 1975 cuộc sống, sinh hoạt của chị càng khổ cực, nhất là tinh thần luôn bị ức chế. Thể xác, lẫn tinh thần hoàn toàn bị suy nhược như vậy, nên lập gia đình gần chục năm chị không hề một lần mang thai. Rồi điểm tựa, nơi an ủi cuối cùng là người chồng cũng bỏ chị ra đi. Trong cơn bĩ bực buồn chán, chị xin sang Đức cày thuê cuốc mướn. Ở Đức, dù đã chung sống với bạn trai, nhưng chưa khi nào chị nghĩ, mình còn có khả năng sinh đẻ. Và mọi biện pháp phòng tránh thai, với chị đều không cần thiết. Do vậy, trong một lần tình cờ khám bệnh, biết mình mang thai, nếu không phá bỏ ngay, sẽ phải về nước, nhưng chị vẫn mừng lắm. Bởi, dường như bản năng làm mẹ trỗi dậy trong chị. Nhưng về nước, nơi đường cùng không lối thoát ấy với hai bàn tay trắng, không nhà cửa, việc làm, chị và con sẽ sống như thế nào? Mâu thuẫn ấy cứ dằn vặt, vướng mắc trong nội tâm, làm cho chị khó quyết định.

Nhưng lo lắng hơn chị, có lẽ là tác giả của chiếc thai nhi, đồng chí thiếu tá, vị tiến sĩ vật lý tương lai, người đã có vợ con, trong một gia đình bề thế ở Hà Nội. Nhùng nhằng mãi, đến khi đồng chí thiếu tá thuyết phục được chị, thì bác sỹ khám bảo, không thể phá, bởi thai nhi quá lớn. Trước nguy cơ ấy, buộc đồng chí thiếu tá phải cạy cục, tìm kiếm tất tần tật các loại thuốc tây, ta ngoài luồng, miễn sao hủy đi được một mầm sống. Và cuối cùng, kết quả đã làm đồng chí thiếu tá toại nguyện.

Từ đó, chị lầm lũi, vật vờ như một chiếc bóng. Thời gian này, dường như chị chỉ làm độc hai việc, ở nhà máy, và hương khói, khấn bái ở nhà. Có kẻ độc mồm, độc miệng còn gọi chị là “ Trâu điên“. Cuối tuần, tôi mang thực phẩm lên và nhìn bóng chị, chỉ còn biết an ủi:

- Lỗi đó, đâu phải tại chị, mà do cái hiệp ước dã man một cách quái đản của hai nhà nước cộng sản đấy thôi: Cho yêu, được làm tình, cho kết hôn, nhưng cấm gieo mầm, tiệt đường sinh sản…

Ngay ngày đầu bức tường Berlin sụp đổ, chị mất tích, làm cho mọi người phải ngơ ngác. Có người bảo:

-Nói dại mồm chứ, có khi bà ấy bị trầm cảm đâm quẫn, nhảy bố nó xuống cái ao hồ nào rồi!

Thế là, thay nhau đi sục sạo, kiếm tìm… Và rất may, tuần sau, tôi nhận được thư của chị. Thở phào nhẹ nhõm, khi biết chị trốn sang Tây Berlin và đã đặt đơn tị nạn chính trị. Vậy là, chị không hề điên, mà tỉnh táo, nhận thức tư tưởng rõ ràng và rành mạch hơn chúng tôi nhiều lắm.

Rồi kể từ ngày đó, gần ba mươi năm, tôi vẫn chưa gặp lại chị…

——-

Noel năm nay tuyết không rơi, dường như có bớt đi một chút lãng mạn. Nhưng với không gian, thời tiết ấm áp ấy, tạo nên cảm hứng tuyệt vời cho những chuyến hành hương xa. Thành phố về chiều, bất chợt đổ xuống cơn mưa mỏng, cho con người một cảm giác, như đang đi dưới những hạt mưa phùn nơi quê nhà.

Xuống xe, chị Châu đi như chạy về phía tôi. Gần ba mươi năm gặp lại, chị vẫn vậy, tình cảm và vồn vã. Úp tay vào lồng ngực, chờ cảm xúc lắng lại trong giây lát, chị giới thiệu tôi với Jens Müller chồng chị và Nhạn đồng đội cũ, cũng như anh Học chồng chị Nhạn, cựu lính thám báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Bữa cơm tối, hình như chị rất ít đụng đũa, bởi những câu chuyện dài khó dứt. Khi hỏi, từ đâu chị tìm được địa chỉ của tôi. Chị không trả lời ngay, mà kể về những ngày đầu ở trại tị nạn Tây Berlin và Ingeheim, rồi đến nơi định cư Darmstadt. Nơi đây, chị đã học nghề và làm bánh mì từ ông chủ xưởng Jens Müller. Rồi tình yêu, hạnh phúc đến với chị ở cái tuổi gần bốn mươi. Khi con gái ra đời, chị và chủ xưởng làm đám cưới. Tuy rổ rá cạp lại, nhưng cái hạnh phúc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của chị. Và đến lúc này, dù đã trở thành bà ngoại, nhưng đôi khi chị vẫn không thể tin, mình đã từng được làm mẹ. Với chị, điều đó chỉ có thể do sự sắp đặt của chúa, của trời, của phật mà thôi. Mấy năm trước con gái tốt nghiệp đại học, rồi làm việc, lấy chồng ở Bodensee. Anh chị bán nhà, bán xưởng ở Darmstadt chuyển xuống đó cho gần con cháu.

Thấy chị dài dòng, chị Nhạn đá chân, cắt ngang lời:

-Này, thằng em nó hỏi một đằng, bà lòng vòng một nẻo là thế nào?

- Thì cũng phải từ từ, có đầu có đuôi chứ. Vô tình thôi, gần nhà có cái quán ăn của người Việt mình, mở được hơn năm nay. Chiều tối, anh chị thường ra đó dùng cơm. Hôm rồi, quán vắng khách, biết chị là người Việt, nên chủ quán ra chào. Hỏi ra mới biết vợ chồng Lĩnh Ngọc chủ quán là con gái cô em Lương Thị Hợp cùng quê với chị, ở đội dệt do Nguyễn Hải Đăng làm phiên dịch. Lĩnh Ngọc cho chị địa chỉ, điện thoại, và bảo nhà cháu ở Leipzig cạnh nhà chú Đỗ Trường. Loanh quanh thế nào toàn người quen cả.

Có lẽ, lên cơn nghiền thuốc, anh Học và Jens đứng dậy, định ra ngoài. Tôi bảo, các anh hút ở đây, hoặc ra bếp cũng được, đêm ngoài trời trở lạnh rồi. Chị Nhạn lừ mắt, em đừng chiều các ông ấy, mặc áo ấm không sao đâu. Rồi chị quay sang hỏi:

-Đỗ Trường viết văn, thế có biết nhà văn Mai Thảo không?

- Dạ có, Mai Thảo là nhà văn lớn tài hoa, không chỉ riêng cho nền văn học miền Nam. Ông cũng là người Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam Định quê chị.

-Đúng rồi đó, chị là cháu họ của Mai Thảo. Sau 1975 ông trốn ra Hố Nai, chị có được gặp. Nhưng lúc đó, bọn nằm vùng lộ mặt chỉ điểm khá đông, nên ông lại quay về Sài Gòn. Cũng may, Mai Thảo vừa đi, thì họ đến bắt chị, can tội hồi chánh và không chịu trình diện.

-Câu chuyện nằm rừng, chui hang của các chị kể khi nãy, không chỉ là truyện ngắn, mà có thể viết được cả cuốn tiểu thuyết không chừng.

Chị Châu cười cười, thích thì em cứ viết đi, gửi cho chị đọc. Anh Học đã quay vào từ lúc nào, đứng ngay sau lưng tôi: Nếu viết, chú nhớ đổi cho cái tên, bởi những người lính thám kích luôn âm thầm, sống hay chết đều vô danh cả.
Vâng! Nhất định rồi, và câu chuyện được bắt đầu như vậy.
—–
Ì ạch mãi, Châu và Nhạn cũng kéo được xác Vui ra tới chân đồi trước mặt. Cả hai ngồi thở. Giờ này, chưa phải lúc lên cơn sốt, nhưng cái rét từ đâu đến, làm họ run lẩy bẩy, đầu gối đập vào nhau, không một cảm giác. Châu dựa vào gốc cây, hai mắt nhắm nghiền. Chiếc xẻng trên tay tuột rơi xuống, bùn bắn tóe vào mặt, vào tóc Nhạn. Định gọi Châu, nghĩ thế nào lại thôi, Nhạn đưa tay, nhưng chưa kịp vuốt sạch vết bùn trên đầu, thì một mảng tóc dính bùn đã rụng bụp xuống xác của Vui. Nhìn xuống, Nhạn lại khóc, nhưng không thấy một giọt nước nào lăn trên gò má. Cũng mới đây thôi Vui ơi! Mày đập nát chiếc gương cuối cùng, để ba đứa khỏi nhìn thấy khuôn mặt méo mó, bủng beo với cái đầu trọc nham nhở của mình. Rồi mày đốt lửa, hun khói cầu mong người đến cứu, dù là ta hay địch. Mày bảo, kho tàng súng ống đạn dược, địch ta, thắng thua cũng chẳng bằng sinh mạng con người. Mày khao khát sống, thèm được sống lại những ngày bình dị của tuổi thơ. Và ngay đêm qua, mày còn giao hẹn, nếu đứa nào còn sống để trở về, sẽ phải có trách nhiệm mang xương cốt đứa chết về quê. Sau đó, mày bắt tao, bắt Châu kể về quê mình, và phải nhớ bằng được cái làng ven biển, với những đứa em nheo nhóc, quanh năm đói khát của mày ở vùng biển Nga Sơn, Thanh hóa, để sau này dễ tìm đến. Thế mà sáng nay, mày không dậy được nữa. Chúng mình mới bước vào cái tuổi hai mươi mà. Nhưng có lẽ, mày còn sướng hơn tao, hơn cái Châu đấy. Mày chết còn có chúng tao bó chăn, bó chiếu kéo mày đi chôn. Đến lượt, tao hay cái Châu, ai chết trước, chỉ còn một đứa không đủ sức kéo đi đâu. Rồi đứa cuối cùng, chắc chắn thú rừng sẽ kéo đi chôn thôi.

Nghe Nhạn lẩm bẩm, Châu nhặt cán xẻng, chống xuống đất, vịn tay đứng dậy. Lắc lư một lúc, Châu cắm xẻng xuống. Tuy trận mưa đêm qua đất đỏ bazan mềm dễ đào hơn, nhưng dẻo kẹo dính chặt vào lưỡi xẻng. Châu lại phải dùng chân gạt đất, mỗi lần là một lần ngã. Cứ như vậy, Châu và Nhạn, hai cái bóng dập dờ thay nhau đào, móc, bốc đến chiều đủ chỗ cho Vui nằm. Đến lúc này, cả hai không còn đủ sức kéo, buộc phải vần, lăn Vui xuống. Và họ cũng không còn khả năng nhìn, nhận biết Vui đang nằm ngửa hay sấp dưới hố. Lấp xong, không kịp nhặt mấy cành cây khô cắm lên mộ, cả hai đều quay đầu, sấp ngửa về hang. Không thể nói với nhau lời nào, nhưng họ đều biết, giờ này cơn sốt rét sắp ập đến.
—-
Sau bốn tháng hành quân, vào mùa khô đầu năm 1971, một trung đội, trong đó có ba nữ chiến sĩ Châu, Vui, Nhạn, thuộc Tổng cục hậu cần cũng đến được nơi đơn vị cần được bổ sung. Trước khi họ đến, đã có một đơn vị đóng quân ở đó. Chiếc hang được làm nơi ăn nghỉ. Nơi rừng sâu, đường ra vào vô cùng khó khăn, mịt mù này, có lẽ, cách bản làng người Thượng cũng mất đến một ngày đường của người giao liên địa phương. Nghỉ ngơi được ít ngày, đột nhiên trung đội trưởng gọi cả ba lại bảo:

-Đơn vị nhận được lệnh hành quân tiếp, theo đường dẫn của giao liên. Nơi đây đã và sẽ là điểm tập kết vũ khí đạn dược cho chiến trường Kontum. Do vậy, ba em tạm thời ở lại. Trong thời gian ngắn nhất, đơn vị sẽ bổ sung thêm quân số. Lương thực, ở đây có thể đủ dùng trong một tháng. Nhiệm vụ này, hết sức quan trọng.

Giữa rừng sâu nước độc, chỉ còn lại ba cô gái trẻ, lần đầu tiên vào chiến trường, tuy sợ, nhưng họ buộc phải nhận nhiệm vụ. Trước khi đi các anh lính cũ còn dặn:

-Phải đề phòng, khi ghe tiếng chim Lệnh thường có beo, cọp mò về. Đốt lửa tuy tránh được thú, nhưng khói sẽ bị địch phát hiện…

Thế rồi, một tháng qua đi, lương thực đã cạn, rau rừng gần đã trụi, họ phải đi xa hơn tìm kiếm, vẫn không thấy đồng đội trở lại. Vui tuy là người khỏe mạnh nhất, nhưng lại bị sốt rét rừng quật ngã trước nhất, rồi mới đến Nhạn và Châu. Đói khát ăn lá rừng uống nước suối chưa phải cái đáng sợ, mà sốt rừng hết thuốc mới là điều làm họ sợ nhất.

Mưa đầu mùa, rừng như được uống thuốc hồi sinh. Tầng tầng, lớp lớp đan ken một màu xanh trải dài ngút tầm mắt. Từ trong hang nhìn ra, những chùm hoa dại như được ai đó vẽ lên chiếc khung tranh màu xanh vậy. Vừa dứt cơn sốt, Vui đã bảo, rừng đẹp và hùng vĩ, nhưng tính tình như con mụ phù thủy vô cùng độc ác. Vui nói vừa dứt câu, chợt có bước chân người đi đến, làm cả ba giật mình. Như một phản xạ, tất cả cầm súng, lùi sâu vào trong hang. Lúc sau, có tiếng hú gọi quen thuộc, cả ba rất vui, ùa ra đón người giao liên cũ người Thượng. Chưa kịp chào, bao câu hỏi dồn dập đã đến, làm ông bối rối:

-Có lẽ, đơn vị không quên các cô đâu, bởi họ đang phải dồn quân cho mặt trận Đường 9-Nam Lào đấy thôi. Ở đó đang đánh nhau to.

-Chú cho chúng cháu theo về đơn vị chiến đấu, ở đây không trước thì sau cũng chết vì đói khát, và bệnh tật.

-Tôi nghĩ, khu vực này quan trọng, bởi trước đây lúc nào cũng có đại đội, hoặc ít nhất một trung đội đóng giữ. Hơn nữa sức khỏe hiện các cô không thể đi xa. Tôi đang có nhiệm vụ xuống khu vực đồng bằng. Dọc đường gặp đơn vị nào gần nhất, tôi nói với họ cử người mang thuốc và thực phẩm vào. Tuy nhiên, nếu không có gì xảy ra, chắc chắn tôi sẽ báo cáo với đơn vị và quay trở lại. Bây giờ tôi phải đi, và để lại tất cả thực phẩm, thuốc men của tôi cho các cô.

Rồi từ hy vọng đến tuyệt vọng kéo dài cả mùa mưa. Sức lực, sự chịu đựng con người cũng chỉ có giới hạn. Và Vui phải ra đi trong cái đói khát, không một viên thuốc với những cơn sốt rét rừng vào cái tuổi đáng lý ra đẹp nhất của đời người…

Tuy đã tiếp cận được cửa hang, nhưng với kinh nghiệm dạn dày của người lính thám báo, Học và đồng đội vẫn kiên nhẫn nằm quan sát. Gần đến nửa đêm các anh chia thành hai hướng kiểm tra vòng. Và quả thực, trong hang chỉ có hai nữ bộ đội trong tình trạng nằm bất động, bên cạnh những thư từ, sổ sách lộn xộn. Học nhặt một bì thư, rọi đèn đọc, nhưng anh thể không tin vào mắt mình, bởi địa chỉ, tên người gửi là Nguyễn Văn Hải Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam Định, gửi cho con gái Nguyễn Thị Nhạn. Lẽ nào có sự trùng hợp vậy? Năm 1954, khi anh đi, Nhạn mới hai tuổi, vẫn thường đòi theo anh Học cõng đi chơi. Nếu năm đó vợ chú Hải không đang mang thai, thì chắc chắn đã cùng gia đình anh di cư vào Nam.

Thấy Học sững người, một đồng đội hỏi:

- Mày sao vậy?

Đưa bì thư cho bạn, Học bảo:

-Có thể, một trong hai cô gái này là Nhạn, em hàng xóm cùng quê của tao ở ngoài Nam Định…

Học cùng đồng đội điện báo gấp về đơn vị không hẳn vì các anh đã tìm ra nơi chôn giấu vũ khí của đối phương, mà sự cứu chữa Nhạn và một nữ bộ đội là điều cần kíp nhất.

Hết đợt công cán, quay về hỏi thăm, biết Nhạn và Châu đang được điều trị Tổng y viện Qui Nhơn, Học đến thẳng đó. Là những tù binh nữ, bệnh nặng, và ở phòng điều trị riêng, nhưng với người lính thám báo xin vào thăm không có gì khó khăn cho lắm. Lúc này, Nhạn và Châu tuy có thể nói chuyện, nhưng còn rất yếu. Khi biết anh là người cùng đồng đội đưa cả hai từ cõi chết trở về, hai chị cảm ơn, nhưng bước đầu có một chút e dè, mặc cảm. Tuy nhiên, Học là hàng xóm cũ, đã từng chơi chung, hồi còn ở nhà hay được bố mẹ kể đi kể lại, ngay sau đó cho Nhạn cảm giác gần gũi, thân mật hơn. Khi biết cậu Lâm em ruột mẹ, đang làm ở Bộ chiêu hồi Sài Gòn, đã được Học điện báo, sắp ra thăm, Nhạn mừng lắm.

Dịp tết âm lịch 1972, sức khỏe Nhạn và Châu khá tốt, bệnh tật ổn định. Nếu cả hai chấp nhận chiêu hồi, Cậu Lâm của Nhạn bảo lãnh cùng về Sài Gòn. Tuy rất muốn, nhưng Châu lo sợ cho gia đình ngoài Bắc và tương lai người em trai kế đang ở Bungari. Bởi, Châu xung phong vào bộ đội, để cho em mình đủ tiêu chuẩn du học nước ngoài.

Và từ đó, Châu là tù nhân của chiến tranh. Năm 1974, Châu được trao trả tù binh, về Tổng cục hậu cần. Nhìn Châu béo tốt, hồng hào các đồng chí đơn vị lườm nguýt, và cũng là dấu hỏi cho mọi người. Mà có riêng gì Châu, các anh được trao đổi cùng đợt có ai được tin dùng? Châu luôn phải tự an ủi mình, bởi luôn luôn phải khai báo lặp đi lặp lại một câu hỏi. Mỗi lần như như vậy, Châu lại nhớ đến Vui, đến Nhạn. Và hình ảnh lần cuối cùng Nhạn và Học đến nhà tù thăm, trước khi họ làm đám cưới, lòng Châu dịu lại. Tuy Châu không thông báo, nhưng có lẽ họ cũng biết mình đã được trao trả tù binh và ra Bắc rồi.

Ngồi chơi xơi nước mãi cũng chán, Châu xin học bổ túc văn hóa, được đơn vị chấp nhận. Sau 30-4-1975 tình hình có vẻ khá hơn, vào Nam ra Bắc nhiều, nên các đồng chí nhìn Châu ánh mắt thiện cảm hơn. Năm 1976, Châu xin thi và đỗ vào khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp. Tốt nghiệp, Châu chuyển sang bộ đội phòng không không quân.

Năm 1981, trong một lần vào Sài Gòn công tác, Châu về Hố Nai tìm thăm vợ chồng Nhạn Học. Nhưng bố mẹ Học cho biết, họ đã cùng con cái vượt biên trước đây mấy tháng, khi Học vừa ra tù…

Sáng nay, tưởng viết xong câu chuyện này, tôi gửi cho cả hai chị Châu và Nhạn đọc. Nhưng chợt nhớ ra, truyện vẫn còn thiếu phần kết. Lúc sau điện lại, nghe như có tiếng sụt sịt trong máy. Tôi hỏi, anh Học đứng từ xa, nói vọng vào, đang đọc truyện chú gửi cho mấy bà chị nghe, hơi xúc động chút xíu thôi. Dừng lại một chút, tôi mới dám nói tiếp:

-Còn thiếu phần kết, làm thế nào để các chị tìm gặp được nhau ạ?

Tiếng máy im bặt, rồi nghe tiếng chị Châu: Thì cũng vô tình như chị tìm ra em thôi. Bởi chị đâu có biết Nhạn cũng ở Đức. Mấy năm trước, tụ họp đồng hương vùng, trời xui đất khiến thế nào hai chị em ngồi cạnh nhau. Chuyện trò một lúc, nghe cái giọng nửa Nam, nửa Bắc của bà ấy, chị mới buột miệng hỏi:

-Bác chắc gốc Bắc, hỏi không phải, quê bác ở tỉnh nào ạ?

Bà ấy bảo:

- Chợ Cồn, Nam Định.

Nghe cái tên Chợ Cồn làm chị giật mình, nhớ lại người bạn thời nằm rừng, ôm nhau chờ chết, nên chị hỏi tiếp:

-Bác sinh đẻ ở đó?

-Vâng! Không những sinh đẻ, mà tôi lớn lên ở đó.

- Thế bác có biết, hoặc nghe cái tên Nguyễn Thị Nhạn, trạc tuổi chị em mình không?

Thấy mặt bà ấy biến sắc, đưa tay hất cằm chị lên, nhìn thẳng vào mặt, miệng lẩm bẩm…Châu…Châu Vĩnh Tường, Vĩnh Phú phải không… Chị giật mình, nhìn kỹ lại, miệng cũng lắp bắp: Nhạn… thôi đúng là Nhạn rồi. Cả hai ôm nhau khóc rống lên, làm mọi người ngơ ngác, tưởng hai con mẹ già này bị điên…

Và đầu năm vừa rồi, vợ chồng chị, vợ chồng Nhạn Học về Việt Nam, tìm đến gia đình Vui. Nhưng cha mẹ Vui đã mất từ lâu. Nghe hàng xóm nói, tuy được công nhận liệt sĩ, nhưng mộ của Vui vẫn chưa tìm thấy. Mấy người em của Vui đã bán nhà vào kinh tế mới ở Tây Nguyên, ngay sau khi cha mẹ qua đời.

Sau đó, bọn chị định quay vào Tây Nguyên tìm lại nơi chôn cất Vui, và chiếc hang ngày nào. Nhưng xem lại bản đồ hiện nay, và theo kinh nghiệm cách tính tọa độ của người biệt kích, anh Học bảo, cả khu vực đó người ta đã làm hồ thủy điện, xương cốt của Vui chắc chắn không còn, có thể họ súc đi, hoặc trôi theo dòng nước rồi. Ngừng lại dây lát… và tôi nghe được tiếng nấc của đầu dây bên kia…

Vâng! Và câu chuyện bây giờ mới thực viết xong, thế mà tôi cứ ngỡ, chiến tranh đã qua lâu rồi.

Leipzig ngày đầu năm mới 1- 1- 2017

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

59 Phản hồi cho “Chiến tranh đã qua lâu rồi”

  1. tonydo says:

    Trên đất Hoa Kỳ, những người có cha là quân nhân Mỹ (có thể là Trắng, Đen, Vàng, Đỏ, Sì….v.v) và mẹ là phụ nữ Á Châu (Nhật, Hàn, Phi, Tàu, Thái, Lào, Căm và Việt Nam..v.v.) đều được gọi là Amerasian.

    Trong số này, người Phi đông nhất.
    Người Việt vào khoảng 20 ngàn.

    Chỉ có khoảng 3% trong số các em Việt Nam biết bố mình là ai. Một số may mắn được qua Mỹ định cư với mẹ, nhiều em không biết ngay cả mặt mẹ mình…..

    Thế có nghĩa là, hàng ngàn, hàng ngàn bà mẹ Việt đã phải lau nước mắt gửi gấm đứa con yêu qúi của mình cho người khác vì không còn khả năng nuôi nấng cho cháu bé.

    Cái hệ lụy của chiến tranh đè nặng lên vai những người phụ nữ Việt từ Bắc chí Nam.
    Mặc dù ngày nay cộng đồng Amerasian “Con Lai” trên đất Mỹ đã hầu như hoàn toàn hội nhập với xã hôi, hơn thế một cố các em còn thành công vượt trội.

    Họ có nhà cửa khang trang, xe cộ mắc tiền và trên hết, nhiều em và con cái của họ tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng.

    Tôi coi lại cuốn phim tài liệu;
    “Người con gái từ Ðà Nẵng” (A daughter from Danang) đến đoạn bà Mai Thị Kim muốn cô con gái Mai Thị Hiệp-Heidi Bub rời Việt Nam lúc 7 tuổi theo chương trình (Operation Babylift) mới tìm lại được nhau, giúp đỡ sau 22 xa cách.

    Nước mắt tôi tự nhiện chảy ra.
    Chú Trường ạ:
    Những cái đau thương, khốn cùng của cô Châu, cô Nhàn và cô Vui của chú, nó thê thảm thật đấy.

    Nhưng những hy sinh, mất mát, tới cùng cực của sự chịu đựng, những bà mẹ của các em “Con Lai”-”Amerasian có lẽ còn hơn nhiều chú nhỉ?
    Thân mến chào nhà văn họ Đỗ!

    • Xin hõi anh dư-luận-viên tonydo:
      Hiện nay có bao nhiêu trẻ em Việt Nam lai Tàu Cộng đang ở Việt Nam? Có bao nhiêu đứa trẻ Việt Nam lai Tàu Đài Loan, bao nhiêu lai Tàu Mả, bao nhiêu lai Tàu Sing, bao nhiêu lai Tàu Hàn.
      Những đứa trẻ này ra đời thì Việt Nam có chiến-tranh không? Hoàn-toàn không.
      Không có chiến-tranh mà trẻ em Việt lai Tàu nhiều đến như vậy là do đâu?
      Có phãi đây là tội ác của bọn thực-dân máu lạnh đang ngồi ở Ba Đình Hà Nội?
      Tương-lai hàng trăm ngàn trẻ em lai Tàu này sẽ như thế nào?
      Bọn dư-luận-viên cũng có máu lạnh giống như chủ của chúng.
      Hiện có ‘năm trăm ngàn’ cô gái Việt đang làm gái bao cho đàn ông Đài Loan.
      Trai nô, gái điếm là tình-trạng hiện nay ở Việt Nam do bác và đảng tạo ra.
      Hãy thôi u-mê mà tĩnh-ngộ lại đi.
      Bọn Việt-gian Cộng-sản đã cõng Tàu chống Mỷ, làm cho ‘bốn triệu’ người Việt Nam phãi bõ mạng.
      Bọn dư-luận-viên hiện nay đang tiếp-tục sự-nghiệp của Hồ Chí Minh, bằng cách cõng Tàu chữi Mỷ.
      Tàu Cộng cướp đoạt của Việt Nam bao nhiêu là biển đảo và đất liền, lại tôn-trọng bọn chúng như cha ông, luôn đội trên đầu, trên cổ.
      Mỷ chưa hề lấy của Việt Nam một tấc đất, vậy tại sao lại đối-xữ như kẻ thù truyền-kiếp?
      Dư-luận-viên là sãn-phẩm của Tàu Cộng, bọn nô-tài Ba Đình Hà Nội chĩ ăn mót, ăn chực đồ thừa-thãi, rơi vãi của Tàu Hán.
      Tàu Cộng và Viêt Cộng coi dư-luận-viên là chó chỉ biết sũa mà không biết cắn.
      Trái lại bọn chúng rất coi trọng bọn chó Công An, vì bọn chó này cắn rất dã-man, tàn-bạo và quyết-liệt.
      Tàu Cộng và Việt Cộng có hai loại chó để giữ nhà, đó là công-an và dư-luận-viên.

      • tonydo says:

        Thưa quan bác:
        Hình như hầu hết dân Bắc Kỳ mình lai Tàu cả nghìn năm nay bác nhỉ?

        Ngay hôm nay, Phi Líp Pin vẫn là quốc gia vùng Châu Á có nhiều phụ nữ bơn trải khắp thế giới để hy vọng một đời sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

        Kính chúc một năm mới thật nhiều hạnh phúc tới quan bác cùng gia quyến!
        Em Tony trọng kính!

      • Con người lai Tàu thì còn có thễ Việt-hoá được.
        Còn như bộ óc lai Tàu thì…Hết Thuốc Chữa!

      • Sóc Trăng says:

        Tôi có cảm xúc mạnh trước con mắt tinh tường và nhận xét sâu sắc của Tây Môn Lú. Quý anh/chị DLV hãy cẩn trọng khi ” ăn nói ” với Tây Môn Lú kẻo bị ” gạt giò té ngữa” xấu hổ lắm.

  2. Lan says:

    Bác nhà văn này, rượu xo hẳn hoi, gần cạn đáy mà tay còn ôm lơi cái ghế không người, mắt trông buồn quá, tưởng như “đôi mắt người Sơn Tây… u uẩn chiều luân lạc…”

  3. noileo says:

    Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975?

    CHỉ có bọn giả mù, bọn mù lòa trí tuệ, bọn trí thức tương cận bìm bịp, bọn trí thức việt kiều yêu Nguyễn-Ái-Quốc-rước-giặc-tàu-vào-Thăng-Long-mở-ra-một-thời-kỳ-bắc-thuộc-mới, bọn trí thức bắc kỳ xã nghĩa “kháng chiến thần thánh” bìm bịp mới giả vờ không thấy từ sau 30-4-1975 lá cờ búa liềm tội ác đã phủ kín miền Nam,

    như lá cờ búa liềm đầy tội ác đã phủ kín miền bắc (vùng lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam ở phía bắc vỹ tuyến 17, bị Trung cộng, với sự tiếp tay của Việt cộng & Hồ chí Minh & đảng viên cộng sản chân chính, đảng cọng sản mao-ít Việt nam, aka “Lao động” [đội tiên phong cuả Trung cộng trên đường tái xâm nhập VN mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới] chiếm đoạt từ sau hội nghị giơ ne vơ 1954 ô nhục) từ 10-10-1954, từ 1-1-1955 khi Trần Dân Tiên/Hồ chí Minh/Lê-Chiêu-Thống-thế-kỷ-20 sánh vai cố vấn Trung quốc vỹ đại tiến vào Hà Nội diễn lại tấn tuồng Lê CHiêu Thống & Tôn Sĩ Nghị tại Thăng Long 1788

    *****

    Chỉ có bọn chuyên gia gây tang thương cho đất nước dân tộc Việt Nam, aka “đảng viên cộng sản chân chính”, mới giả vờ không thấy lá cờ đỏ búa liềm là lá cờ tội ác, đã bị cả thế giới lên án là thủ phạm gây nên hàng trăm triệu cái chết bi thảm,

    mới giả vờ không thấy dưới lá cờ đỏ búa liềm + lá cờ đỏ sao vàng tôi tớ của lá cờ búa liềm, các đảng viên cộng sản chân chính đã thi hành những tội ác khủng khiếp, phi nhân, phản quốc, phản dân tộc, chống nhân dân đất nước Việt nam.

    *****

    Trích tonydo, nhà trí thức việt kiều yêu Lê Chiêu Thống thế kỷ 20: “Cho nó qua đi” (tonydo says: 07/01/2017 at 13:53)

    Ngươc lại thì đúng hơn, cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác cần đuọc viết đến nhiều hơn nữa, bởi những nhà văn, nhà viết người Việt, trên nhiều khía cạnh, với những sự thật, (chứ không phải với những luận điệu tuyên truyền bịp bợm của trí thức bắc kỳ xã nghĩa, của những chuyên gia gây tang thương cho đất nước dân tộc Việt nam, aka “đảng viên cộng sản chân chính” chuyên nghề “kháng chiến thần thánh” bìm bịp, phản bội Hoàng Đế Quang Trung NGuyễn Huệ, phản bội tổ tiên Việt Nam, rước giặc Tàu vào Thăng Long & Hà Nội mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới)

    “Nào là giật mìn xe đò, quăng lựu đạn vào chợ búa, vào đám đông , pháo kích vào nhà thương, trường học…….” những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS, là những sự thật, là tội ác cuả cuộc chiến tranh hồ chí minh, là tội ác của bọn đảng viên cộng sản chân chính, thảm sát hàng triệu người Nam, phục vụ giặc tàu mở rông địa bàn bắc thuộc mới, phủ lá cờ búa liềm lên VNCH

    “Nào là giật mìn xe đò, quăng lựu đạn vào chợ búa, vào đám đông , pháo kích vào nhà thương, trường học…….” những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS, là chiến luọc & chiến thuật cắn cặc người Nam do bọn đảng viên cộng sản chân chính & tướng tá lính đánh thuê bắc kỳ tiến hành, thảm sát hàng triệu người Nam, phục vụ giặc tàu mở rông địa bàn bắc thuộc mới, phục vụ giặc Tàu phủ lá cờ búa liềm tội ác lên VNCH.

    ngày nay bọn đảng viên cộng sản chân chính vẫn che dấu nhân dân về những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS do bọn đảng viên cộng sản chân chính tiến hành, thảm sát người nam, phục vụ giặc Tàu mở rộng & kéo dài địa bàn bắc thuộc xuống phía nam vỹ tuyến 17, phủ lá cờ búa liềm tội ác lên VNCH,

    như trước kia, trước 1975, bọn đảng viên cộng sản chân chính vẫn che dấu người dân miền bắc về những hành động tội ác của đảng viên cộng sản chân chính khủng bố thảm sát người nam.

    Với luận điệu bịp bợm “quân ta đã làm tiêu hao sinh lực địch đáng kể” các đảng viên cộng sản chân chính trên đài phát thanh Hà nội đỏ lừa dối nhân dân miền bắc, đưa tin về các hành động tội ác của đảng viên cộng sản chân chinh khủng bố thảm sát người Nam như là “thành tích chiến đấu”, như là những tin “vui” của đảng viên cộng sản chân chính

  4. Ban Mai says:

    Dạ thưa quý bác,

    Đọc triện ni của Đỗ Dài… đã hẵn hình ảnh cuộc nội chiến do CSVN gây ra “vẫn còn đó” trong kỷ niệm từng người cho dù đang tha hươn… nhưng đọc một số cồm thì mới hay ra… cuộc chiến man rợ đó vưỡn còn đang tiếp ziễn… trên diễn đàn!

    Chiện khác nhau tư dy là bìn thườn… (dân chủ mờ?) nhưng cái khác ở đây là kỹ thuật tiên triền XÁM vưỡn còn giữ y nguyên! Quý bác cứ vô FB mà xem. Dạo nầy Công An đưa tin tràn lan… nhìu tin coi bộ cụ thể, bổ ích… với mục đích tạo nòng tin và cố gắn rửa bớt bộ mặt nem nuốc (hổng phải bị dính bùn mà dính máu người VN vô tội) rùi lặng lẽ chen vào đó tin để tiên triền xám… giả dụ như đồng loạt đưa tin “chiêm ngưỡn… báu vật cuốc ra” như ấn của vua, đồ sứ từ TK 15, 16… rùi đến “Kách Mệnh…, Ngục Trùng… nhựt ký và có cả Zi chúc Bát… đũa” huhu! Từ đó sy ra… nhịm zụ của các cồm sĩ “lăng ba vi bộ”… có zì lạ đâu hè?

    Ơi bác Nguyễn Văn… đi đâu mà vội mà vàng? Mà vấp phải đá mà quàng phải… tiên triền xám ngắc? Người ta xám mặc người ta, còn mình trắng bóc… như gà… chưa bị… tẫm hóa chất thì no zì… phải hông bác? :-))

    • Nguyễn Văn says:

      Ban Mai à, nv không muốn viết nữa nhưng phải trả lời để Ban Mai hiểu. Biết là vậy rồi nhưng dcv phải có “luật chơi” bảo vệ tên người viết chứ tại sao để người khác lấy tên người này chửi người kia? Tại sao làm như vậy, có phải website tự hạ thấp giá trị của mình và người viết? Và đáng nói hơn nữa là tại sao khiếu nại mà trang web vẫn làm ngơ? Vậy có ai còn muốn tiếp tục vào đọc và viết?
      Cái nhân cách tối thiểu của một con người cầm viết là gì? Nếu muốn nêu quan điểm, hoặc tuyên truyền, hoặc muốn mắng chửi ai thì cứ chọn một tên riêng của mình chứ sao lại mạo tên người khác? Hành động này không phải là tuyên truyền mà là loại tiểu nhân xấu xa. Nhưng đáng trách là dcv lại post lên để bạn đọc hiểu lầm mặc dù biết không phải của nv. dcv đã không bảo vệ tên người viết thì nv còn viết làm gì?

      nv

      • Nguyễn Văn B says:

        Em thật xin lỗi bác Nguyễn Văn. Em không để ý tên của Bác, nên đã để còm của mình trùng tên. Tên em Nguyễn Văn Bắc, và xin từ nay là Nguyễn Văn B. Em không hề có ý định chửi ai cả. Nhưng thấy ông tonydo viết còm kiểu lưu manh xúc phạm với tác giả bài chủ, nên buộc em phải viết thôi. Lần nữa em xin lỗi bác, cũng như sự xin lỗi chậm này. Kính chúc bác và gđ sức khỏe.

      • tonydo says:

        Mừng được đọc lại bác Nguyễn Văn!

        Cái Còm của ai đó lấy tên bác chửi em, ngay khi đó em đã biết là không phải của bác. “Văn là người, có muốn mượn tên người khác, cũng không dễ”

        Thưa, với ngân qũy “tự nguyện” của những người có lòng với đất nước, nhưng vẫn phải bơn trải đi làm kiếm miếng ăn như Mạc Chủ Nhiệm, thời gian để “đọc và lọc” hết Còms là không thể”.

        Bạn Ban Mai đáng yêu của chúng ta đã gợi ý “mỗi người chỉ giúp DCV một ly cà phê một tháng” để Mạc Chủ Nhiệm có vốn liếng lên đời Server…..và điều hành mạng…

        Em đã hứa với đàn chị Ban Mai và em đã làm. Thông qua một người khác, vị này liên lạc thẳng với BBT, Đàn Chim Việt.info.và:

        Chủ nhiệm là: Mạc Thị Việt Hồng!
        Xin qúi Còm Sĩ tiếp tay, để những trường hợp mượn tên sẽ không thể xẩy ra nữa.
        Kính!

  5. noileo says:

    Trích tonydo, trí thức việt kiều yêu chuyên gia bưng ống nhổ cho Mao Trạch Đông: “Họ, những người đàn bà từ Cao Bằng qua Thừa Thiên Huế, tuốt xuống mũi Cà Mau, trong đó có thân nhân của chúng ta là nạn nhân một cách vô cớ.”

    Trí thức việt kiều tonydo có vẻ rất giống cái loại trí thức bắc kỳ xã nghĩa lá mặt lá trái, đạo đức giả cầy, nhổ rồi lại liếm, câu sau đấu tố câu trước

    “là những nạn nhân một cách vô cớ”, trí thức việt kiều tonydo nói vậy, nhưng rồi trí thức việt kiều tonydo,

    thay vì giúp các nạn nhân, nêu tên bọn tội phạm gây chiến, lên án bọn tội phạm gây ra cuộc chiến tranh tội ác,

    đó là bọn đảng viên cộng sản chân chính, bọn chuyên gia gây tang thương cho đất nước dân tộc Việt nam, đó là bọn cộng sản bắc kỳ, bọn chuyên nghề rước giặc tàu vào Việt nam mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới, bọn chuyên nghề dựa vào giặc tàu chống lưng đỡ đầu mà đem lá cờ búa liềm tội ác phủ lên đất nước dân tộc Việt nam,

    thay vào đó, trí thức việt kiều tonydo lại dở dọng trí thức ổi tàu, hung hăng “hồ hởi” trưng ra những khổ đau của bên thua cuộc, để trả đũa à, để vinh danh bên thắng cuôc à!?

    “Rồi khi qua Mỹ theo diện HO mớí dở khóc, dở cười……thê thảm gấp nhiều lần cô Châu, cô Nhàn và cô Vui….v.v. của chú!”

    trí thức việt kiều tonydo quả không hổ danh trí thức… việt kiều, trí thức bắc kỳ xã nghĩa lá mặt lá trái!

  6. Đoàn Hiếu says:

    Nhìn Đổ Trường là thấy dân chơi rồi. Bài viết hay !

  7. Trần Tưởng says:

    “Vâng! Và câu chuyện bây giờ mới thực viết xong, thế mà tôi cứ ngỡ, chiến tranh đã qua lâu rồi.”

    Hậu qủa ,hệ lụy của chiến tranh hay là hậu quả ,hệ lụy của Cộng sản mang lại ?
    Nói cho cùng thì chiến tranh nam bắc VN cũng là hậu quả của chủ nghiã cộng sản du nhập
    vào VNam .

    Thủ phạm là căn bịnh chớ đâu phải là triệu chứng . Người ta có thể chết vì không kìm hãm được
    triệu chứng ,đồ thừa cho triệu chứng ,quên đi căn bệnh ,là cách nói mỵ dân .

    Khi Mỹ dùng B-52 dội bom miền Bắc . Dân chúng được tuyên truyền là phải “Căm thù đế quốc
    Mỹ cho đến chết “, chớ dân chúng không biết được là Vi-xi không chịu ngồi vào bàn hội nghị để
    thương thuyết hòa bình ,chấm dứt chiến tranh.

    Thủ phạm cho mọi tang thương riêng ở VN là Việt cộng ,không phải chiến tranh .

  8. noileo says:

    Trích tonydo, trí thức việt kiều Mỹ: “Trong Nam thì ôi thôi (vợ cả, vợ hai, mười hai vợ đều là vợ cả….) “ (07/01/2017 at 13:53)

    “Vợ con tùm lum” quả không phải là điều tốt, tuy nhiên “tốt” hay “không tốt”, đó là chuyện cá nhân, đó là chuyện của các bà vợ “kháo” nhau, mắc mớ gì mà nhà trí thức việt kiều tonydo phải ngồi lê đôi mách gào thét lên như vậy, nhỉa??

    “Vấn đề” chỉ là vấn đề, là đạo đức giả, là đạo đức cách mạng bìm bịp, khiến người ta phải lên tiếng, là khi Hồ chí Minh/Lê Chiêu Thống thế kỷ 20, vợ nọ con kia,

    lại đươc quý các chuyên gia gây tang thương cho đất nước dân tộc Việt nam, aka “đảng viên cộng sản chân chính” bịp bợm lừa dối nhân dân, tuyên ngôn độc lập 2-9 là bác “độc thân”, bác “hy sinh hạnh phúc gia đình cho cách mạng”

    —-

    **** “cách mạng” = ngôn ngữ của trí thức việt cộng, trí thức sử gia bắc kỳ xã nghĩa, gọi cuộc việt cộng Minh, đảng viên cộng sản chân chính, đảng cộng sản mao-ít Việt Nam, aka “Lao động”, [đội tiên phong của giặc tàu nhà Mao trong công cuôc tái xâm nhập VN], phản bội Hoàng Đế Quang Trung, phản bội tổ tiên Việt nam, tiếp tay giặc Tàu nhà Mao tiếp nối sự nghiệp của giặc tàu nhà Thanh & Tôn Sĩ Nghị, rước giặc tàu nhà Mao vào Thăng Long Hà Nội mở ra một thời kỳ bắc thuôc mới, cắm lá cờ đỏ búa liềm tội ác lên miền Bắc, vùng lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam ở phía bắc vỹ tuyến 17, bị Trung cộng, với sự tiếp tay của việt cộng, chiếm đoạt của Quốc Gia Việt Nam từ sau hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục.

  9. Lê Hùng Phi says:

    Tưởng trong nước mới có những bọn dư luận viên như Quang Lùn, Thọ Muối, ra ngoài này còn gặp những loại dư luận viên rác như tonydo, Lão Ngoan Đồng. Những loại bẻm mép, võ mồm trên danchimviet.

  10. Lão Ngoan Đồng says:

    Dear tonydo,

    Tứ quái Beatles để tóc dài cúp cúp như con gái thôi.
    Mode mặc áo quần bó chét, phanh ngực, chải đầu tém từ thời “Ốc-Ăn-Rêu”.
    Cứ xem phim GREASE vai nam chính do John Travolta đóng sẽ rõ ngay.
    Nói tóm lại từ các yên hùng bên xứ Mọi, khoái nhảy Bebop, Rock’n roll …

Phản hồi