WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hôm nay: Venezuela, ngày mai Việt Nam?

 

Venezuela đang khan hiếm thực phẩm. Ảnh AP

Venezuela đang khan hiếm thực phẩm. Ảnh AP

Nhìn cuộc sống đầy khó khăn của người dân Venezuela hiện nay để bảo rằng rồi đây cuộc sống người dân Việt Nam cũng sẽ như vậy nếu chế độ Cộng sản vẫn còn, nhiều người sẽ bảo là một dự báo bi quan, một sự so sánh khập khiễng.
Cả hai nước đều tuyên bố lấy XHCN làm nền, dù cách áp dụng trong thực tế có hơi khác tí chút; cả hai đều lấy xí nghiệp quốc doanh làm chủ đạo để phát triển kinh tế; cả hai đều có thu nhập dựa vào dầu hỏa giữa lúc giá dầu trên thế giới xuống thấp.

Trong những ngày vừa qua, hình ảnh người dân Venezuela lục tìm thức ăn trong những đống rác hoặc chạy sang nước Brazil bên cạnh để tìm mua những món cần thiết cho gia đình không còn là những hình ảnh hiếm thấy.

Trong nhiều năm trời, Venezuela được đặt dưới sự quản lý công quyền yếu kém, dầu hỏa rớt giá, lạm phát xoay theo hình trôn ốc, dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm và thuốc men, tội phạm gia tăng…

Trong khi đó, tại Việt Nam lúc nào cũng thấy có người nhậu, TV toàn những trò chơi hoặc thi đua có thưởng; báo chí chú ý đến showbiz, hoa hậu, chân dài, Kiều nam Kiều nữ, hàng hiệu, xe xịn, rượu ngoại…

Nhưng Thủ tướng đã bắt đầu nói đến chuyện nợ ngập đầu, và Việt Nam phải sang Campuchia học cách sản xuất gạo, giống như người dân Venezuela chạy sang nước Brazil bên cạnh để mua thực phẩm hoặc nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như bạn đọc sẽ thấy trong các tường thuật sau đây.

Phong trào triệt sản

Trước tình hình kinh tế khó khăn, nuôi con khôn lớn là một vấn đề mệt mỏi và tốn kém, phụ nữ Venezuela quay sang với phong trào triệt sản, trong số này có những người chỉ mới 27 tuổi. Nhiều người trong số này thuộc thành phần trung lưu, tốt nghiệp đại học.

Một cuộc khảo sát của PLAFAM, tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lớn nhất của Venezuela cho thấy số phụ nữ xin triệt sản tăng 23 phần trăm so với 4 năm trước đây. Ông Enrique Abache, giám đốc tổ chức này nói: “Khó khăn tài chính tài nguyên nhân chính của phong trào.”

Một bà mẹ 31 tuổi xin giấu tên, xin triệt sản sau khi sinh đứa con thứ nhì, cho biết: “Đây không phải là một quyết định khó khăn. Rất khó tìm được các phương tiện ngừa thai, rất khó để tìm những thứ cần thiết để nuôi một trẻ sơ sinh.
Ngay cả bao cao su cũng khó tìm. Dù chính phủ có chính sách trợ cấp cho trẻ sơ sinh, những món được trợ cấp rất khó tìm tại các địa điểm cấp phát; nhưng nếu các bà mẹ chịu khó chạy ra chợ đen thì thứ gì cũng có, dĩ nhiên với giá cao ngất. Chưa kể nạn gặp thuốc ngừa thai loại nhái.

Giá một lần triệt sản khoảng 1.500 đô la, quá mức chịu đựng của nhiều gia đình Venezuela. Chính quyền và các tổ chức phi chính phủ có tổ chức “những ngày triệt sản” miễn phí hoặc giảm giá. Chương trình này ngày càng được nhiều người biết, nhưng phải đăng ký trước nhiều tháng.

Cơ quan PLAFAM thực hiện trung bình 30 vụ triệt sản một tuần, nhiều hơn so với cách nay 4 năm.

Trong một đất nước có nhiều người theo đạo Công giáo, các giới răn về sinh đẻ của Giáo hội xem ra không ảnh hưởng gì đến các bà mẹ muốn giảm bớt số người trong gia đình. Bà Lorena Ramos, 36 tuổi cho biết lúc đầu bà mơ ước có 4 con, nhưng thu nhập của bà và chồng chỉ hơn 100 đô la, chật vật lắm mới nuôi nổi 2 đứa, nói chi 4.

Khi bà xin triệt sản sau khi sinh đứa thứ nhì, bác sĩ hỏi bà có chắc không. Bà nói chắc. “Muốn có đứa thứ ba, tôi phải đổi nhà và xe. Có nghĩa là phải dọn đi nơi khác giữa lúc mọi thứ đều khan hiếm và khó mua.”

Xuất ngoại chữa bệnh

Roraima, một tỉnh ít dân, nghèo khổ và héo lánh phía Bắc của Brazil nằm sát biên giới với Venezuela; đã trở thành điểm đến cho những người Venezuela đi tìm thực phẩm và dịch vụ y tế.

Có thể nói tỉnh Roraima của Brazil đang lãnh hậu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe thất bại của Venezuela.

Bà Marcilene Moura, giám đốc bệnh viện đa khoa của Roraima cho biết: “Số cầu tăng vượt mức xử lý của chúng tôi. Mỗi tháng, số bệnh nhân tăng theo cấp số nhân. Rồi đây chúng tôi phải đối phó ra sao?” Nếu đà này tiếp tục, kim chích, bông băng, thuốc men trong kho bệnh viện của bà sẽ cạn trước khi đến thời hạn được cung cấp tiếp.

Số bệnh nhân đến từ Venezuela không phải hàng trăm mà hàng ngàn, đến độ nhà xác của bệnh viện không đủ chỗ chứa bệnh nhân qua đời. Họ phải gửi sang giữ tạm bên nhà xác của cảnh sát, nơi mà xác chết có thể phải chờ đến 3 tháng để cảnh sát xác minh lý lịch.

Nhà xác của cảnh sát, dùng để lưu trữ nạn nhân các vụ án có gây chết chóc, bây giờ nhiều xác đến độ phải chứa hai xác trong một ngăn.

Nhằm đối phó với làn sóng bệnh nhân từ Venezuela tràn sang, bệnh viện Roraima phải biến những phòng chờ đợi thành phòng nằm của bệnh nhân, và bây giờ cảnh thường thấy ngoài hành lang là những giường có bệnh nhân bị cột chặt trong những chai truyền nước biển.

Giám đốc Moura nói rằng bà coi như sẽ đốt hết ngân sách cả năm của bệnh viện trong vòng 6 tháng. Có 40 phần trăm bệnh nhân cấp cứu là người nước ngoài, mỗi ngày bệnh viện phải tốn cho mỗi bệnh nhân độ 1.500 đô la.

Chưa hết. Hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng của Venezuela xuống cấp có nghĩa là các người bệnh “xuất ngoại” sang Brazil chữa bệnh thường trong tình trạng thê thảm hơn những người bệnh của Brazil. Giám đốc Moura nói tính trung bình, họ phải nằm viện lâu gấp ba lần bệnh nhân Brazil, và thường thường phải dùng đến những cách điều trị tốn kém.

Vẫn chưa hết, bệnh viện của Brazil chẳng những chăm sóc bệnh nhận người Venezuela mà còn phải lo cho bà con của họ đi theo thăm nom nhưng không đủ tiền để có thức ăn và chỗ ở. Và cảnh thường thấy là những người bà con này ngủ trên ghế hoặc dọc theo hành lang và trông cậy bệnh viện cho họ thức ăn và tắm rửa.

Đó là trường hợp của anh thợ mộc 39 tuổi Rogelio Sanchez, đến từ thị xã Kumarakapay thuộc vùng biên giới Venezuela. Anh ngủ lây lất mấy ngày trong bệnh viện để chăm sóc đứa con 18 tuổi bị gãy xương chân sau một tai nạn xe gắn máy. Mặc dù tai nạn xảy ra cách bệnh viện của Brazil 3 tiếng lái xe, xe cứu thương vẫn thả anh con xuống bệnh viện của Brazil vì bệnh viện bên Venezuela không đủ phương tiện xét nghiệm và mổ xẻ.

Tỉnh trưởng tỉnh Roraima đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu trung ương rót tiền để giảm bớt gánh năng cho tỉnh. Bố Y tế Brazil đang bàn chuyện xây một trạm xá nhỏ ở biên giới đề phục vụ người từ bên Venezuela chạy sang.
Bộ này đã xây một trung tâm đáp ứng để nuôi ăn những người từ Venezuela chạy sang và hướng dẫn họ các thủ tục nhận trợ cấp xã hội và y tế, nhưng kinh phí nhận từ trung ương chỉ đủ dùng trong 6 tháng, hết thời hạn chưa biết xoay sở thêm ở đâu.

Phó giám đốc Sở Y tế Roraima, ông Ivan Soriano Andrade, nói rằng sớm muộn gì, chúng tôi cũng sẽ đối mặt tình hình của một trại tỵ nạn. “Giống như chúng tôi đang nắm trong tay một quả bom nổ chậm.”

Phải chăng rồi đây chỉ cần thay tên Brazil bằng tên Campuchia là đủ?

Vai trò của quân đội

Khi dầu hỏa thế giới rớt giá thê thảm vào năm 2014, chính quyền không còn đủ tiền để nhập những món cần thiết. Người dân Venezuela nổi loạn. Tổng thống Maduro giao cho quân đội quản lý vấn đề thực phẩm, từ gạo tới đường sữa. Nhưng thay vì cứu đói, quân đội đã làm giàu nhờ vai trò này.

Hàng hóa trong cửa hàng chính thức rất khó mua, nhưng hàng hóa trong các cửa hàng chui cái gì cũng có, giá cao gấp nhiều lần. Chủ nhân các cửa hàng chui là bà con các ông tướng. Bộ trưởng bộ Lương thực là tướng Marco Torres.
Một công ty xuất khẩu thực phẩm của một nước Nam Mỹ xin giấu tên cho biết trong một hợp đồng bán 52 triệu đô la thực phẩm cho Venezuela, họ phải bôi trơn cho những người làm cho tướng Marco Torres khoảng 20 triệu.

Các nhà báo phát hiện một chuyến hàng nhập khẩu bắp/ngô trong hóa đơn ghi 118 triệu đô la có thể mua trên thị trường tự do chưa tới 68 triệu.

Có người còn nói ở Venezuela bây giờ, buôn bán thực phẩm có lời hơn buôn bán ma túy.

Werner Gutierrez, giáo sư nông học tại trường đại học Zulia nói: “Nếu Venezuela mua lương thực với đúng giá thị trường, chúng tôi sẽ có được số lượng gấp đôi. Đàng này, nhiều người đang thiếu ăn.”

Một cuộc khảo sát cho thấy hiện nay chỉ có một phần ba người dân Venezuela có đủ ba bữa ăn hằng ngày.

Các hợp đồng mua bán thực phẩm thường được ký với các công ty không có kinh nghiệm gì về thực phẩm hoặc những công ty chỉ có trên giấy tờ. Chủ nhân các công ty này là bà con các ông tướng.

Những công ty nhập khẩu thực phẩm nào không thuộc phe ta thì tàu chở hàng của họ phải đậu lại ở xa bờ, cho đến khi công ty giải quyết chuyện bôi trơn với người của Bộ Lương thực. Vì sợ hàng hóa để lâu sẽ hư thôi nên các công ty phải phải đưa phong bì lẹ lẹ.

Khi tàu của họ cặp bến và bốc dỡ hàng hóa xuống, Hải quan sẽ để cho hàng nằm yên đó cho đến khi nhận một đợt phong bì nữa mới được thông quan. Thức ăn nằm yên ở bên cảng trong lúc người dân thì đói. Nhiều người chứng kiến cảnh thịt thiu, đậu hỏng phải đem đi chôn lấp hoặc đổ bỏ.

Thoát được hàng rào hải quan vẫn chưa xong. Quân đội Venezuela lập ra nhiều trạm kiểm soát thực phẩm để gọi là chống buôn lậu. Các tài xế xe tải nói rằng họ phải chi tiền khi ngang các trạm này.

Các nhà báo phát hiện một người em rể của tướng Carlos Osorio, tổng thanh tra quân đội, giám đốc một công ty nhập khẩu lương thực đã chuyển hơn 5 triệu đô la sang một tài khoản của mình tại một ngân hàng Thụy Sĩ.

Cuối cùng, người tiêu dùng ở đầu cuối phải lãnh đủ.

Quân đội các nước Nam Mỹ có truyền thống hay làm đảo chính mỗi khi có bất mãn với tổng thống. Với Venezuela, một chính phủ tuyên bố luôn luôn phục vụ người nghèo, các ông tướng đang quá no đủ như thế này chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đảo chính.

Nhà chức trách đã mở các cuộc điều tra các tướng lãnh làm giàu nhanh chóng, nhưng chưa có ai bị khởi tố.
Phải chăng rồi đây ở Việt Nam chỉ cần thay các ông tướng bằng các đảng viên hoặc các nhóm lợi ích là đủ?

 ĐCV tổng hợp

2 Phản hồi cho “Hôm nay: Venezuela, ngày mai Việt Nam?”

  1. Minh Đức says:

    Chế độ xã hội chủ nghĩa của Venezuela tồn tại được là nhờ tiền dầu hỏa. Nhờ tiền dầu hỏa mà chính quyền trợ giá làm cho giá nhu yếu phẩm thấp, giá xăng thấp nên khi bầu cử thì dân nghèo bầu cho đảng CS. Mặc dù có tiền dầu hỏa nhưng những người cầm quyền không biết sử dụng tiền bạc mà tiêu phí vào các chuyện vô bổ, chẳng hạn như trợ giá dầu hỏa cho nước nào ủng hộ Venezuela. Vì thế ngay cả lúc giá dầu đang cao, Venezuela vẫn bị nạn lạm phát cao nhất thế giới. Có nghĩa là dù có nhiều tiền, chính quyền vẫn phung phí đến nỗi phải in thêm tiền. Nay giá dầu xuống thấp thì tình trạng càng thê thảm. Cách đối phó với nền kinh tế đi xuống cho thấy những kẻ cầm quyền không biết gì nhiều về kinh tế. Chính phủ bắt các doanh nghiệp phải bán sản phẩm theo giá qui định của nhà nước trong khi nạn lạm phát tăng nhanh. Các doanh nghiệp không thể nào làm chuyện này vì làm thế họ sẽ lỗ vốn. Chính phủ đem quân đội đến tịch thu các doanh nghiệp này. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở một xứ dân trí thấp đưa đến thảm họa cho dân tộc. Các nhà cách mạng múa võ rừng.

  2. nguyen ha says:

    “Hôm nay Venezuela,ngày mai VN” NGÀY MAI đâu nữa ?? Tất cả dữ kiện mà tác giả nêu trong bài chủ,VN đều có cả. Không những có ,mà còn “bội chi” !! Xin bà con cứ chỉ ra “cái gì” không có ? Đúng là Quê hương ta (VC) cái gì củng có . Có một điều, mà cả Thế giới không có,mà chỉ có VN mới có : Ăn cướp-hiếp dâm-Thảm sát … mà làm Lảnh tụ-Cha già dân tộc !!

Phản hồi