WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội nghị Dân chủ Cấp cao Krakow, Ba Lan (I)

Như chúng tôi đã đưa tin, những ngày đầu tháng Bẩy, tại Ba Lan, nơi sản sinh ra cuộc Cách mạng Nhung đầu tiên làm sụp đổ dây chuyền chủ nghĩa Cộng sản, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao các Cộng đồng Dân chủ với sự tham dự của bộ trưởng Ngoại giao nhiều nước.

Tới dự cuộc gặp mặt quan trọng này có ông Đỗ Thành Công, người từng bị bắt giam về tội ‘khủng bố” hồi năm 2007. Ông chỉ được trả tự do sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ và sự tuyệt thực kiên quyết trong hơn 1 tháng trời. Bà Bùi Đỗ Tiên, vợ ông cũng tham dự với tư cách đại diện cho tổ chức Phụ nữ vì Nhân quyền.

Tới dự Hội Nghị lần này còn có ông Võ Văn Ái và bà Ỷ Lan đến từ Pháp. Đây là lần thứ 2 ông Công tới Ba Lan. Lần trước, ông đã được bộ Ngoại giao Ba Lan mời tham dự Hội nghị Quốc tế về Tự do và Đoàn kết diễn ra tại Warsaw hồi cuối năm 2007.

Trở về, ông Đỗ Thành công đã gửi tới chúng tôi 2 bài tường thuật về Hội nghị lần này. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

————————————————–

Cộng Đồng Dân Chủ.

Công Đồng Dân chủ (Community of Democracies) được thành lập năm 2000, do sáng kiến của cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Balan, Giáo sư Bronislaw Geremek và bà Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Madeleine Albright. Mục tiêu của Cộng Đồng Dân Chủ là cổ xúy, hỗ trợ cho Dân chủ và cùng hợp tác nhằm phát huy tinh thần Dân chủ đa quốc gia. Cộng Đồng có sự tham gia của hơn 100 quốc gia Dân chủ gồm Hoa Kỳ, Canada, Ba Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ý, Chile, Hungary, Lithuania, Romania, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc, Tân Tây Lan v.v…Một số quốc gia thiếu dân chủ, quân phiệt, độc tài hoặc toàn trị như Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Miến Điện, Tân Gia Ba, Nga v.v….đều không hội đủ tư cách làm thành viên của Cộng Đồng.

Năm nay, Hội nghị Dân chủ do Cộng Đồng Dân Chủ tổ chức tại Krakow, Balan vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, đồng thời tái xác định lại chiến lược dân chủ nhằm đóng góp hữu hiệu hơn nữa trong tiến trình dân chủ hoá toàn cầu. Cộng đồng Dân chủ đã tổ chức 4 hội nghị, tuy nhiên hội nghị lần này quan trọng nhất vì nằm trong giai đoạn thay đổi hướng chiến lược của một số quốc gia chủ chốt trong Cộng Đồng như Mỹ, Canada, Ba Lan, Tây Ban Nha v.v..Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của vai trò an ninh vùng, sự trổi dậy của các chế độ độc tài, toàn trị và xu hướng gia tăng đàn áp dân chủ ở nhiều quốc gia. Một số quốc gia chủ chốt đã nhận thấy rằng đây là thời điểm thuận lợi để nổ lực xây dựng lại Cộng Đồng Dân chủ thành một thực thể có tầm vóc và hửu hiệu, nhằm đóng góp và phát huy hơn nữa cho tiến trình dân chủ hoá.

Trong bài diễn văn chào mừng Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan, ông Radoslaw Sikorski nhấn mạnh “Chúng ta gặp nhau đây trong bối cảnh nền dân chủ toàn cầu đang trên đà bị áp lực và suy thoái. Sau các cuộc biểu tình của quần chúng ở Iran, phong trào dân chủ Iran đã bị tiêu diệt một cách thãm khốc và tàn bạo. Bà Aung San Suu Kyi hiện vẫn còn đang bị quản chế tại gia ở Miến Điện. Một số quốc gia dân chủ đang trên đà bị thoái trào và những giá trị của các nền dân chủ hiện đang bị áp lực nặng nề.”

Nơi Hội Nghị – Cố Đô Krakow, Ba Lan

Hội nghị diễn ra 3 ngày, từ 2 đến 4 tháng 7 tại thành phố Krakow, Ba Lan với sự tham dự của hơn 70 đại diện các quốc gia và hàng trăm tổ chức dân sự trên thế giới. Với tổng sổ hơn 500 đại biểu đến từ nhiều quốc gia, trong đó 2/3 là các nhân viên Bộ Ngoại giao của các quốc gia thuộc Cộng Đồng Dân Chủ và 1/3 gồm các tổ chức dân sự không chính phủ, các tổ chức thiện nguyện chuyên về nhân quyền và các đảng phái chính trị hoạt động trong và ngoài nước như Trung Quốc, Miến Điện, Tân Gia Ba, Việt Nam, Cuba v.v… Hội nghị có sự tham dự trực tiếp của Ngoại trưởng Hoa kỳ bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Madeline Albright, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như Canada, Thụy Điển, Ba Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Lithuana, Indonesia, Tây Ban Nha v.v…Nhiều lãnh đạo trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan cũng đã có mặt kể cả ông Lech Walesa, lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết, người đã đóng góp trong tiến trình thay đổi cơ chế cộng sản, giữ trực tiếp vai trò cách mạng đã làm đảo lộn cả nền chính trị của Ba Lan và các quốc gia cộng sản Đông Âu.

Hội nghị chọn thành phố Krakow mà không phải là thủ đô Warsaw vì Krakow là Cố đô của Ba Lan, một thành phố cổ có hàng trăm di tích lịch sử, nơi từng là kinh đô ánh sáng của Ba Lan trước năm 1569. Krakow hiện nay là trung tâm du lịch về văn hoá và lịch sử của Ba Lan với những di tích lịch sử như lâu đài vua chúa Wawel, nơi chôn cất các vị anh hùng, mỏ muối Wieliczka khai thác từ thế kỷ thứ 11 với tượng Chúa và nhà thờ cổ kính nằm dưới lòng đất được tạc bằng muối, nhà thờ nổi tiếng St. Mary tại Quảng Trường cổ và cả khu di tích Do thái với trại diệt chủng Auschwitz Birkenau, đã gíết hơn 1 triệu người Do Thái, nhà máy Schindler, nơi ông Oskar Schindler, một doanh gia người Đức đã liều mình cứu sống hơn 1000 dân Do Thái. Krakow cũng là nơi chôn cất thi hài của vợ chồng Tổng thống Ba Lan đã tử nạn trên chuyến bay định mệnh vừa qua.

Chọn Krakow làm nơi hội nghị cũng là dịp để Ba Lan gửi tín hiệu đến Cộng đồng thế giới rằng với kinh nghiệm của một quá khứ bị tàn phá bởi chủ nghĩa Cộng sản, Ba Lan đã quyết tâm đi theo con đường Dân chủ để đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay. Qua bài diễn văn của Bộ trưởng Ngoại giao Radoslaw Sikorski, Ba Lan muốn khẳng định với thế giới “Hội nghị Dân chủ sẽ là nơi để các đại biểu thảo luận về chiến lược dân chủ toàn cầu và xác định với dư luận thế giới rằng chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống dân chủ với các giá trị và định chể đã mang lại cho chúng ta một nền an ninh vững chải, thịnh vượng và tự do cho tất cả mọi công dân”.

Nghị Trình Thảo Luận Về Dân Chủ

Nhiều đề tài về dân chủ và những vấn nạn của nền dân chủ đã được các đại biểu của những tổ chức dân sự, đảng phái đối lập và nhiều nhân viên ngoại giao đoàn cùng thảo luận, vạch ra hướng góp ý và giải quyết cho Cộng Đồng Dân chủ. Trong 3 ngày làm việc, từ sáng đến chiều, các đề tài tiêu biểu như “Thảo luận về tình trạng nghèo đói, phát triển và dân chủ của toàn cầu” do Bộ trưởng Ngoại giao Chile, Fernando Schmidt và Đại sứ Ý, Aldo mantovani chủ toạ; đề tài “Cổ xuý cho tiền trình dân chủ và hướng đối phó trước sự đe doạ của nền dân chủ” do Cựu Bộ trưởng Hungary, giaó sư Istvan Gyarmatin chủ toạ. Hay đề tài thảo luận về “Sự công bằng giới tinh và quyền lợi của Phụ nữ” do Bộ trưởng Bộ ngoại giao Lithuania, Evaldas Ignatavicius và Bà Đại sứ lưu động Hoa Kỳ Melanne Verveer đồng chủ toạ. Buổi chiều cùng ngày, đề tài về “Tạo dựng và Bảo vệ các Tổ chức dân sự” do chính Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Canada, Lawrence Cannon chủ toạ. Đề tài “Hợp tác Dân chủ vùng”do Bộ trưởng Bộ ngoại giao Romania, Bogdan Aurescu và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hàn quốc Chun Jung-woo đồng chủ toạ.

Nhà hát Slowacki. Ảnh ĐTC

Ngày thứ hai, tại Nhà hát Slowacki, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phát biểu trước hơn 500 đại biểu tham dự Hội nghị như sau: “Ở thế kỷ 20, sự trấn áp chống lại các tổ chức xã hội dân sự thường xảy ra dưới hình thức ý thức hệ. Nhưng khi chủ nghĩa cộng sản đã xụp đổ, những cuộc trấn áp dường như bị thúc đẩy bởi tham vọng của quyền lực chính trị. Dù vậy, vẫn còn lý tưởng, đó là một khái niệm mới mẽ nhìn về xã hội trong khuynh hướng cần được tái tổ chức, và đó cũng chính là lý tưởng mà nền dân chủ cần phải được thử thách. Quan niệm cho rằng nhân dân chính là kẻ bị chi phối bởi chính quyền chứ không phải chính quyền chịu sự chi phối của nhân dân. Và chính vì những quan niệm như vậy, dù không ràng buộc nhân dân phải được sự chấp thuận từ chính quyền để thành hình những tổ chức, khối hoạt động mang tính cộng đồng hoặc cổ xúy cho những giá trị văn hoá, hay kể cả vận động cho các thay đổi chính trị. Nhưng các quan niệm này đã ràng buộc chính công dân của họ, phải chịu sự chấp thuận từ nhà nước để phục vụ cho mục tiêu, và ý đồ của lãnh đạo và chính quyền. Hãy nghĩ đến các nhà dân chủ, các tổ chức dân sự ở khắp nơi trên thế giới đang bị đàn áp, cấm đoán, bao vậy, bắt giữ, tuyên án tù và thậm chí còn bị thủ tiêu. Họ đã làm gì đến nổi phải chịu những sự đày đoạ như vậy?

Đa nguyên vô cùng thiết yếu vì nó cho chúng ta hiểu rõ thế nào là dân chủ. Dân chủ xác định không một thực thể nào kể cả nhà nước, đảng phái và lãnh tụ có thể có câu trả lời đối với những thử thách mà chúng ta đang phải đối diện. Và tuỳ thuộc vào điều kiện, môi trường và cả phong tục riêng biệt, chúng ta cần có thời gian để có thể tìm ra hướng giải quyết thích hợp. Vì vậy, nền dân chủ của chúng ta không nhất thiết phải giống nhau. Nhưng một chánh quyền vì nhân dân, do nhân dân bầu ra và tranh đấu cho quyền lợi nhân dân thì sẽ đại diện chính thống cho nhân dân đó. Chúng ta cần xác định được những sự khác biệt quan trọng và mang tính thực tế này. Đa nguyên là dòng chảy của sự khác biệt và bởi vì sự trấn áp tàn bạo đối với các hoạt động của những tổ chức dân sự không nằm trong hệ thống chính quyền là mối đe doạ trực tiếp đến đa nguyên, cũng chính là mối nguy hại cho nền dân chủ của chúng ta.”

Cũng tại nhà hát Slowacki này, Hội nghị đã có cơ hội trực tiếp nghe 7 Bộ trưởng Bộ ngoại giao, gồm Canada, Hàn Quốc, Ba Lan, Indonesia, Chile, Tây Ban Nha và Thụy Điển cùng thào luận chung với tất cả đại biểu tham dự Hội nghị về đề tài “Tình hình suy thoái của Dân Chủ – Và chúng ta cần làm gì?” trước sự hiện diện của hai Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, Madeleine Albright, ông Lech Walesha và hàng trăm các nhân vật ngoại giao cao cấp khác.

Tp Krakow cổ kính với nhiều nhà thờ và lâu đài. Ảnh ĐTC

Nhằm giãm bớt không khí căng thẳng, Ba Lan đã đãi dạ tiệc và tổ chức các buổi hoà nhạc. Đích thân Thị trưởng thành phố Krakow đã tổ chức hai buổi hoà nhạc Mozart và Chopin cho các đại biểu thưởng thức. Ngày thứ nhất, ăn tối và hoà nhạc Mozart được khoản đãi ngay tại mõ muối danh tiếng Wieliczka. Ngày thứ hai, thành phố Krakow đã khoản đải ăn tối tại Bảo tàng quốc gia Bishop Erazm Ciolek Palace và trình diễn nhạc Chopin tại lâu đài Wawel Royal Castle.

Hội nghị cũng đã trao giải thưởng Geremek cho Linh mục Jose Conrado Rodriguez thuộc thành phố Santiago, Cuba về những thành quả, nổ lực và lòng can đảm của Linh mục trong vai trò đấu tranh cho nền dân chủ Cuba. Cha Jose Conrado đã vượt qua khó khăn, sợ hải và trấn áp để ủng hộ các cuộc đấu tranh Dân chủ. Tháng 3 năm 2005 cha Jose Conrado đã gửi thư cho Fidel Castro, kêu gọi thay đổi và cải cách. Mặc cho sự đe doạ và khủng bố, năm 2009 Cha Jose Conrado đã gửi tiếp một bức thư nữa cho em của Fidel Castro là Raul Castro. Trong bức thư này, Cha Jose Conrado đã can đảm vạch ra hướng đi cần thiết cho Cuba trong quá trình cần chuyển đổi theo hướng dân chủ.

Giải thưởng mang tên Geremek nhằm vinh danh cựu Ngoại trưởng Ba Lan, Giáo sư Bronislaw Geremek, nhà tranh đấu Dân chủ Ba Lan và đồng thời là sáng lập Cộng Đồng Dân Chủ. Đây là lần thứ hai giải thưởng Geremek được trao tặng, lần thứ nhất năm 2009, giải thưởng đã trao tặng cho Tổng thống Nam Phi, nhà tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc nổi tiếng Nelson Mandela.

Krakow, Ba Lan – Tháng 7/2010

© Đỗ Thành Công

Hội nghị Dân chủ Cấp cao Krakow, Ba Lan (II)

1 Phản hồi cho “Hội nghị Dân chủ Cấp cao Krakow, Ba Lan (I)”

  1. Buon cuoi says:

    Xin thanh that kinh phuc va tri on Ong Bronislaw Geremek cung nhu Ba Cuu Bo-Truong Ngoai-giao USA la Ba Madeleine Albright da co huyet tam thanh lap Cong-Dong Dan-Chu ( Community Democracies ).De nhung nguoi dan khong duoc huong Nhan -quyen & Dan-quyen co co hoi va su ung ho cua nhung thanh- vien trong Cong-DongDan-Chu .
    Cp VN phai co suy nghi & thay doi thai-do de duoc goi la ” Tien bo trong nen Dan-Chu The-gioi ” va duoc cong nhan la mot thanh-vien cua Cong-Dong Dan-Chu .

Phản hồi

Loading...