Hiểu dân chủ lúc…”xế chiều”
Muốn có xã hội công bằng, văn minh thì tâm thức của mỗi cá nhân phải được dạy, được hiểu và biết về dân chủ, từ thầy cô, đến bố mẹ, rồi đứa trẻ và cả xã hội. Chẳng có vị lãnh đạo tối cao nào tuyên bố mang lại điều thiêng liêng ấy cho một dân tộc, để rồi sau một đêm, cả quốc gia ấy trở thành dân chủ. Đó là quá trình “mang nặng đẻ đau” hàng thế kỷ.
LTS (tuanvietnam): Khái niệm “Dân chủ – công bằng – văn minh”, là một trong những quan điểm trong Chiến lược phát triển được nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (khóa X) mới đây. Đó không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí câu chữ, mà chính là sự thay đổi quan trọng về nhận thức lãnh đạo.Tuy nhiên từ nhận thức đến thực tiễn triển khai bao giờ cũng là khoảng cách lớn, cần những kiến giải, những giải pháp cụ thể, xuất phát từ trí tuệ và lòng nhiệt tâm với vận mệnh dân tộc, để cho dân chủ thực sự là động lực kích thích sự sáng tạo của mỗi cá nhân, cộng hưởng thành sự phát triển của đất nước.
“Ngõ cụt” ngôn ngữ vì nỗi sợ ám ảnh…
Thử tưởng tượng, bạn là người Việt thuộc lớp người “ngũ thập tri thiên mệnh”, lứa tuổi 50 thông suốt chân lý của tạo hoá, hiểu được mệnh trời.
Nhưng có người muốn làm một thăm dò đơn giản. Đi dự hội thảo, khi diễn giả dứt lời và hỏi “Quí vị có câu hỏi hay phát biểu gì không?”
Bao nhiêu người dám đứng lên? Giả sử hội nghị mang tầm khu vực hay quốc tế, liệu có cánh tay Việt nào giơ lên? Người nhà ta chọn hàng ghế đầu để đối mặt với diễn giả, phản hồi trực diện bằng cả ngôn từ lẫn ánh mắt, hay chọn chỗ khuất phía cuối để ngủ vì đang bị…trái giờ?
Hiểu được mệnh trời nhưng liệu có dám nói về những điều mình thông suốt chân lý, dù biết rằng, diễn giả trên kia nói đôi điều không lọt tai.
Nhiều người tâm sự rằng, rất muốn phát biểu. Nhưng khi đứng lên, lời lẽ bay đi đâu hết cả, đầu óc trống rỗng. Người ta bỗng rơi vào khủng hoảng từ ngữ, từ từ ngồi xuống, đỏ mặt và xấu hổ.
Trong khi đó, rất đông thính giả muốn thiết tha nghe phe ta nói. Họ ít thấy dân tộc này “nói vo” ở những diễn đàn quan trọng. Nếu có, chỉ là những bài đã viết sẵn, thuộc lòng, không sai một dấu phảy.
Cơ nguyên nào mang đến “ngõ cụt” trong ngôn từ khi hội nhập? Dù nhiều diễn đàn quốc tế hết sức thoải mái, mỗi ý kiến không hề bị kết luận “đúng hay sai”, mà “đó là một ý kiến”. Phải chăng vì sợ sai, chúng ta không dám nói? Không đủ tự tin trước đám đông, sợ bạn cười, sợ cấp trên mắng và sợ cả bản thân mình.
Về khách sạn nằm nghĩ mới nhận ra, mình đã được giáo dục dân chủ là thế nào đâu. Nếu được học, đó là kiểu “thầy đọc- trò ghi”: “Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, chính phủ thực hiện” và cứ thế về nhà nhai lại y nguyên mà chả hiểu gì.
Ra thế giới bên ngoài, bỗng thấy mình được thoải mái nói năng thì đã quá muộn. Đứng trên bục thực hành “văn minh toàn cầu” ở tuổi …”xế chiều”, khi nhịp tim có vấn đề và não trạng không còn minh mẫn. Nói vài dòng cũng phải giở “phao” trong túi ngực.
Chuyện trên tưởng nhỏ nhưng cũng làm cho không ít quốc gia lỡ chuyến tầu của nhân loại.
Dân chủ “trắng- đen”
Người da đen ở Mỹ hiện được hưởng sự công bằng hơn so với thế kỷ trước không phải do người da trắng văn minh, có học thức và nghĩ cần có công bằng xã hội. Chắng có người da trắng hay tổng thống nào lại rộng lòng làm việc đó. Sự dân chủ giữa hai chủng tộc trắng- đen này do đấu tranh mà có, máu đã đổ và đổ rất nhiều để phân chia quyền lực.
Tại Mỹ cách đây 60-70 năm, ở một số bang, dân da đen lên xe bus được ngồi từ ghế cuối xe và dân da trắng ngồi ghế gần tài xế. Cứ thế, từ hai đầu và đuôi xe, hành khách đen trắng được từ từ lấp hết chỗ.
Đến khi đầy xe, nếu có một người da trắng lên thì một người da đen ở chỗ giáp ranh giữa hai màu da phải đứng lên nhường chỗ cho người da trắng kia và anh da đen phải đứng. Lần lượt, những người da trắng được ưu tiên ngồi và da đen phải đứng nếu còn khách lên. Người tài xế có thể quyết định người da đen nào đứng lên để nhường chỗ.
Thời đó, dân da trắng luôn là ưu tiên số một trong cửa hàng ăn, trong mua sắm và được chiếm chỗ trên xe khách.
Chuyện xe bus “đen- trắng” chỉ kết thúc khi cô thư ký da đen Rosa Parks nhất định không nhường chỗ. Rosa bị bắt và đưa ra tòa, bị phạt 10$ và nộp án phí 4$ (giá năm 1955).
Tuy nhiên, hiện tượng Rosa trở thành một phong trào phản kháng lan rộng trong người da đen. Luther King được lựa chọn làm chủ tịch cho phong trào phản đối nạn xe bus “phân biệt chủng tộc”, người da đen cương quyết không nhường chỗ. Cuối cùng, tòa án phán quyết việc phân biệt đối xử như trên vi phạm pháp luật.
Người da đen được giải phóng với nhiều quyền lợi hơn, công bằng hơn, dù một kẻ căm thù dân chủ đến điên khùng đã giết chết thủ lĩnh Luther King vào năm 1968.
Nhưng những gì mà Rosa và Luther King để lại đã giúp cho nước Mỹ được cảnh tỉnh về nạn phân biệt màu da đáng xấu hổ. Vì thế, hôm nay có Tổng thống da đen Barack Obama đang lãnh đạo thế giới tại Nhà Trắng.
Dân chủ từ tâm thức và giáo dục
Hỏi vài đồng nghiệp phương Tây khoảng 30-40 tuổi rằng, tại sao họ tự tin trước đám đông, không ngần ngại bầy tỏ chính kiến. Câu trả lời khá rõ, quốc gia họ được tận hưởng nền giáo dục “dân chủ, tự do” tại gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội ngay khi con người còn ấu thơ.
Thăm nhiều lớp học phổ thông ở phương Tây người ta hay gặp những câu đại loại như “Không có ý kiến đúng, không có ý kiến sai, chỉ có ý kiến của bạn, của tôi và của chúng ta”. Tại sao vậy? Vì họ muốn thế hệ trẻ mạnh dạn bày tỏ chính kiến mà không sợ sai. Sự tự tin giúp cho não trạng tiếp thu thế nào là dân chủ, công bằng và xác lập bản ngã cá nhân từ rất sớm, cũng là khởi thủy của sự sáng tạo.
Cô cháu sống ở khu Ba Đình viết email kể: Khi Hà Nội chớm thu, lá rụng đầy đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Phú, đẹp vô cùng. Người mẹ thường cho con trai ra nghịch lá. Cậu thích lắm, hất tung lá lên không, rồi nằm lăn ra đất.
Hỏi cu cậu lớn lên con thích làm gì. Cu cậu trả lời hết sức bất ngờ “‘Con sẽ làm người quét lá”.
Điều gì xảy ra nếu người mẹ trẻ mắng đứa con “ngu” rồi bắt con trở thành bác sỹ. Rất có thể khi đi máy bay chẳng hạn, cu cậu còn dám muốn thành phi công hay không. Sự không tôn trọng “ý kiến cá nhân” của người mẹ có thể phá hỏng tương lai của chính đứa con mình.
Muốn có xã hội công bằng, văn minh thì tâm thức của mỗi cá nhân phải được dạy, được hiểu và biết về dân chủ, từ thầy cô, đến bố mẹ, rồi đứa trẻ và cả xã hội. Chẳng có vị lãnh đạo tối cao nào tuyên bố mang lại điều thiêng liêng ấy cho một dân tộc, để rồi sau một đêm, cả quốc gia ấy trở thành dân chủ. Đó là quá trình “mang nặng đẻ đau” hàng thế kỷ.
Dân chủ và văn minh
Tại sao các nước văn minh thường có những luật lệ chặt chẽ về bảo vệ quyền con người, bình đẳng giới, và kể cả quyền trẻ em. Đó là vì họ không thể nói suông về dân chủ mà cần có pháp luật đảm bảo và thực thi mọi nơi mọi chỗ.
Người ta cấm đánh trẻ vì không muốn chúng bị người lớn áp đặt. Muốn chúng nghe lời, bố mẹ phải “đàm phán” cho tới khi hai bên đi đến “thỏa thuận”. Đó là mầm mống cho dân chủ, công bằng xã hội và được pháp luật bảo vệ ngay từ lúc một sinh linh ra đời.
Nước ta từ thời 1945 là “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”- đó không phải là khái niệm mới.
Gần đây, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói “Đại hội XI của Đảng phải làm sao đạt mục tiêu chung là lựa chọn, giới thiệu và bầu được những người không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có năng lực tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; có đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đoàn kết và có khả năng quy tụ sự đoàn kết, có uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân”.
Một việc có thể làm ngay mà không phải du nhập từ đâu để tìm ra người lãnh đạo không tham nhũng. Đó là người được lựa chọn vào trung ương, vào chức vụ cao, cần qua những phép thử của dư luận.
Obama khi tranh cử Tổng thống phải khai thu nhập cá nhân, kể cả hồ sơ sức khỏe, cho 350 triệu người Mỹ biết, với tình trạng tim mạch như thế, liệu chân có run khi nói trước hàng triệu người?
Ai muốn lên lãnh đạo cần công khai minh bạch toàn bộ tài sản của mình, từ tài khoản nhà băng, xe cộ, nhà cửa, đất đai. Việc đó nên làm trước mỗi cuộc bầu bán. Ứng viên cần thông báo rõ trên trang web. Việt Nam có tới 20 triệu người dùng internet, đủ để phủ sóng dư luận tới 86 triệu dân.
Nếu cho rằng lý lịch hay tài sản các ứng viên thuộc vào bí mật quốc gia, dân không có quyền được “biết, bàn, làm, kiểm tra”, đợi yên vị rồi mới công bố tên tuổi thì dân chủ lúc đó e rằng chỉ có thể trên lời nói, sẽ không được người dân tâm phục, khẩu phục.
Nó cũng tương tự như người ở tuổi tri thiên mệnh, hiểu ra nền văn minh nhân loại thế kỷ 21 vào tuổi xế chiều, để rồi gà gật ngủ lúc trái giờ, chẳng kịp nhìn bánh xe con tầu hội nhập lăn đi.
© Hiệu Minh
Nguồn: tuanvietnam
Xin các bạn hãy hiểu cho tác giả HM.qua bài viết này.Việc ông cho rằng về… chiều mới hiểu dân
chủ là hậu qủa của chính sách NGU DÂN của bất cứ chế độ CS.nào.
Chính vì sự ngu dân của VC.đã làm HM.kịp thức tỉnh là mình bị làm ngu,dù muộn còn hơn không.
Dân ta bị VC.bưng bít thông tin hoàn toàn,chỉ được “ưu đãi” dưới cái giếng nên chỉ thấy bàu trời
nhỏ như cái miệng giếng là sự thực cay đắng đến nhói lòng.
Mong rằng những người khác còn…nằm mơ giữa thế kỷ 21 nên thức tỉnh như HM.!
Hy vọng bài viết không phát suất từ một niềm tin “dân trí thấp”, mà nếu dân trí có thấp, thì thử xem lại, tại sao ở miền nam, tại sao ở VNCH truớc 1975 không có tình trạng như vậy, mặc dầu người dân VNCH và người dân miền Bắc VN, cũng là người chủng tộc Việt nam.
Như vậy, nếu ngày nay dân trí có “thấp”, thì phải nói thêm cho rõ, đó là dân trí miền bắc đã thấp đi kể từ 1945 khi Hồ chí Minh bất tín bất nghĩa, nói một đằng làm một nẻo, nói dân chủ nhưng cai trị miền Bắc bằng một chế độ độc tài khát máu…
cùng với đảng cộng sản phản quốc, dựa vào súng đạn Nga Tau & các “đồng chí cố vấn Trung quốc vĩ đại” áp đặt chế độ Việt nam Dân chủ Cộng hoà bịp bợm lên đầu cổ nhân dân miền bắc, rồi tiếp theo đó, nhân dân miền Nam sau 1975…
“…Còn một điều rất đáng kể, trong khi “thảo luận & bàn bạc & tham luận”, mấy tay trí thức cộng sản, nhất là thành phần “con người mới xã hội chủ nghĩa suất thân từ miền bắc xã hội chủ nghĩa”, để che dấu tội lỗi của cái gọi là “giải phóng” & “chiến thắng của dân tộc”, mà thực chất là dùng xuơng máu người VN xâm lăng chiếm đoạt VNCH dâng cống cho chủ nghĩa cộng sản ác quỷ, cứ làm như chưa từng có môt nuớc Việt nam Cộng hoà, họ giả vờ quên đi một nửa dân số 85 triệu dân VN là những người miền Nam, hậu duệ của những công dân VNCH kịch liệt chống lại ách cai trị cộng sản…, đã từng có một đời sống chính trị văn hoá kinh tế giáo dục hơn hẳn VN dân chủ CH, hơn hẳn CHXHCNVN.
……
Trong cung cách ăn nói của mấy nhà trí thức cộng sản này, họ làm như thể VN hiện nay vẫn chỉ là VNDCCH, có điều diện tích đã mở rộng xuống tới Cà mau. Họ làm như thể từ Bến hải đến Cà mau là vùng đất chỉ có người ở kể từ 1975 khi có người từ VNDCCH tràn xuống, còn truớc đó, vùng đất này là vùng đất hoang dã không người ở…
Bên cạnh một số điều không hay, VNCH có những điều rất tốt, cần học hỏi. Khi phải lấy thí dụ tốt đẹp về giáo dục văn hoá kinh tế, về tự do báo chí & tự do sáng tác in ấn & xuat ban & tự do ngôn luận & lập hội.., của một nền chính trị dân chủ tự do để so sánh…, họ làm bộ viện dẫn những chuyện này chuyện kia ở đâu ở đâu, mà không dám lấy ở ngay trong cuộc sống tốt đẹp tự nhiên của VNCH truớc kia…
Bỏ quên, giả vờ như không từng có một VNCH tốt đẹp, là một sai lầm lớn, làm chậm trễ tiến trình giải thể chế độ cộng sản ác quỷ phản quốc, làm chậm trễ công cuộc xây dựng một nền chính trị dân chủ tự do tôn trọng nhân quyền, giải toả sức vuơn lên của dân tộc đất nuớc Việt nam, tiến lên một tuơng lai xán lạn…”
Nhân dân VN ngày nay trong cũng như ngoài nước hiểu rõ thế nào là dân chủ,hiến pháp của ĐCSVN cũng đã có qui định thật rõ ràng những quyền tự do căn bản mà người dân được hưởng nhưng không bao giờ được thực hiện chỉ vì các đảng viên CS sợ bể nồi cơm của mình chỉ có thế thôi.Những đánh giá cho rằng nhân dân VN không hiểu giá trị của dân chủ chỉ là 1 sự ngụy biện,xin hãy đọc lại ” Bản án chế độ thực dân Pháp ở VN ” do chính ông Hồ đã viết.