WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mười ngàn đô và năm triệu đồng

Sáng nay, cơ quan Tại hạ có cuộc tranh cãi khá rôm. Tức là nếu Ngô Giáo sư được cái giải Fi-ét thì sẽ phải so sánh với cái gì. “Cái này phải như Phạm Tuân bay lên vũ trụ chứ chẳng chơi” – một ý kiến mỏng mày hay hạt quả quyết. “Không, không so sánh thế được. Phạm Tuân chỉ là người đi nhờ vĩ đại. Ngô giáo sư khác chứ” – Một em cả mông cả tí đều to như bí ngô phản bác ngay. Tại hạ thấy đúng đúng. Những năm 80 của thế kỷ trước, chẳng phải cả chục triệu dân Việt Nam đêm đêm ngửa cổ nhìn trời ngóng theo sự kiện “Chân dép lốp bước lên tàu vũ trụ” đó sao. Nó kinh thiên động địa đến mức đã có thơ dân gian: Anh Phạm Tuân ơi, anh Phạm Tuân ơi/Trên cao anh có nghe hơi… cháo hành. Hoặc thậm chí: “Việt Nam cơm trộn bột mì/Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân”.

Giáo Sư Ngô Bảo Châu. Nguồn ảnh: vnr500.vietnamnet.vn

Chuyện “người đi nhờ vĩ đại” thì Tại hạ đã biết qua câu chuyện tiếu lâm thế này: Sau khi bay vũ trụ về, các bác sĩ mới phát hiện tay anh Tuân toàn vết đỏ rát. Trong khi mọi người mắt tròn mắt dẹt xanh mặt lo sợ thì Phạm Tuân cáu nhặng xị: “Là tại thằng Gò-bát-tô. Cứ định sờ vào cái nút gì là nó phát vào tay, bảo: Sờ lung tung, chết toi bây giờ”. Tuân bấy giờ trút giận xong vẫn chưa hết cáu, đùng đùng bỏ ra ngoài bắt xe về Thái Bình. Đường đường là anh hùng vũ trụ mà vẫy mãi không xe nào đỗ, người anh hùng liền chặn đầu một chiếc Ba đình chuồng gà rồi quát vào mặt bác tài: Mẹ mày chứ, vũ trụ ông còn đi nhờ được mà cái xe chuồng gà mày không cho ông nhờ hử!

Còn có thơ làm chứng rằng:

Ngẩng đầu một mảnh trời xanh

Một đôi dép lốp tung hoành vũ tru.

Một thằng được lên vũ tru

Trăm thằng đi Moscovu vù vù.

Ngàn thằng đánh chén lu bù

Triệu thằng chết đói xanh cu… ngoài đồng

Trở lại với Ngô Giáo sư. Kinh thiên động địa thì đúng rồi. Nhưng cái “Bổ đề toán học” của Ngô Giáo sư với “Thí nghiệm bèo hoa râu” của “người đi nhờ vĩ đại” họ Phạm thì giống nhau, khác nhau ở chỗ nào quả thực Tại hạ cũng chịu, không phân định nổi.

Bèo hoa dâu là thức ăn cho heo, mà là heo thời bao cấp chứ đời nay chỉ quen ăn cám công nghiệp. Ngay cả khi nó chuyển hóa đạm cho lúa, được ví như yếu tố tạo nên một cuộc cách mạng trong lúa nước thì cũng chẳng ai biết anh Phạm Tuân ơi, một phi công dép lốp, đã nghiên cứu gì và sau đó, “công trình vũ trụ” này được áp dụng ra sao.

Còn Bổ đề cơ bản, nghe giải thích mãi thì cũng chỉ đủ hiểu rằng nó đại loại là một bài toán có từ năm 1979 mà người ta có thể chứng minh các trường hợp đặc biệt. Cái sự giỏi của GS Châu là ông đã chứng minh một cách thông minh các, hoặc một vài trường hợp phổ biến. Việc chứng minh của ông được nhà lý thuyết số Peter Sarnak đánh giá nôm na: “Cứ như thể mọi người đang làm việc ở một bờ xa của dòng sông và chờ đợi ai đó bắc cây cầu ngang qua. Và giờ đây, đột nhiên công việc của mọi người ở bờ bên kia của dòng sông đã được chứng thực”.

Cái cầu nào? dòng sông nào? ai sẽ qua? qua để làm gì? và dân chúng sẽ hưởng lợi gì từ việc chứng minh bổ đề này? Tại hạ chịu. Và nói ngay là chịu vì mình dốt, cũng như chả biết quái gì về công trình bèo hoa dâu vũ trụ của người đi nhờ vĩ đại Phạm Tuân.

Cũng như vài chục triệu dân khác, Tại hạ chỉ biết cái giải Fi-ét mà Ngô Giáo sư được trao, đại khái nó danh giá như cái giải Nobel mà ai cũng biết. Thế là mừng lắm rồi. Chả có mấy người Việt đạt được một đỉnh cao tầm cỡ được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới đến thế. Dù, chỉ riêng Tại hạ thôi nhé, không hiểu được vì sao mình mừng, và mừng để làm gì.

Chính vì tự ý thức được sự dốt nát của mình, cho nên Tại hạ mới thấy lo lo cho Ngô Giáo sư. Vinh quang chói lọi của ông, mà có lẽ chỉ có rất ít người đánh giá được, mà mang về Việt Nam thì có khác gì Đặng Thái Sơn mang đàn ra bờ đê mà gõ. Có người đã nói, đúng một cách tuyệt đối, rằng: Ở Việt Nam, những người có quyền thì lại không hiểu, còn những người có đủ trình độ để hiểu tài năng của GS Châu thì quyền không vượt quá được việc trả lương với con số 5 triệu đồng. Và hình như Ngô giáo sư cũng hiểu là mình không thể gẩy tai trâu khi ông nói: “Ở Việt Nam, chưa thực sự là môi trường khoa học. Đồng nghiệp, rồi những người xung quanh đều lo mưu sinh”

Đừng nói tiền là không quan trọng.

Với 10 ngàn USD, một giá trị vật chất quá hẻo so với giá trị thực chất của giải thưởng, GS đã hứa, không chút do dự, là dành cho các sinh viên. 10 ngàn đó, với thời giá của chính ngày ông được giải hôm nay, tương đương với 196 triệu VND (đã tính tới 2,1% phá giá), tức là bằng lương của 59 tháng, tức là gần 5 năm. GS Châu hôm nay có thể “tặng” 10 ngàn USD giải thưởng, tặng 5 năm lương, nhưng chắc chắn ông không thể sống với không khí và nước lã suốt 59 tháng, hoặc lâu hơn sau đó, để tôn thờ, dù là toán học được. Huống chi mức 5 triệu đồng đã có thể so với cây đa cây đề Hoàng Tụy. Có một chi tiết chưa được kiểm chứng là mức 5 triệu đồng còn chưa bằng một buổi giảng dạy của GS Ngô ở Chicago. Và, cũng vẫn với quy đổi tỷ giá ngày 19-8, thật tình cờ là ngày tổng khỏi nghĩa ở Việt Nam, thì mức thu nhập của Ngô giáo sư còn chưa bằng một người nghèo khổ nhất ở Mỹ. Theo Wikipedia, một người độc thân nghèo ở Mỹ là người chỉ có thể chi tiêu ít hơn 9.650 USD trong một năm (mà là thống kê của năm 2005), tức khoảng 184 triệu VND, tương đương với mức “tột đỉnh” mà cây đa Hoàng Tụy và Ngô Giáo sư, nếu ông về VN, thu nhập trong 37 tháng, tức gần 3 năm rưỡi. Có người nói GS có thể “yêu nước” theo kiểu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng tự bỏ tiền túi về quê hương “hy sinh”. Dào ôi. Cái thằng khuyên chắc cả đời chưa đánh răng, hoặc gặm lý tưởng đến chẳng còn răng để đánh.

Bình luận về câu chuyện 5 triệu, không dám so tương quan với 10 ngàn, Ngô giáo sư trả lời trên Bee đại ý: Thế thì người ta còn phải lo việc khác. “Mà đã lo việc khác thì không làm khoa học được”.

Phải nói khi ai đó đưa ra câu chuyện “5 triệu”, dù là “phá lệ”, dù “thực thì có thực”, nhưng chẳng khác thừa nhận sự bất lực, chẳng khác một cái tát vào “giải nobel toán học”. Lê Thành, giản dị là một bạn đọc, đã có phát hiện trên VNN rằng: Ngày hôm nay, 19-8, Ngô Giáo sư được giải Fi-ét và Viện Toán phá lệ nói có thể trả lương cho GS 5 triệu đồng mỗi tháng. Ngay ngày mai, 20-8, khi thông tư của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí… cho quan chức có hiệu lực thì lãnh đạo cấp Bộ trưởng (Cấp Phó Thủ tướng, tầm cỡ có thể dùng tiền thuế của dân để “tam cố thảo lư” thì còn…ngoại lệ) được thanh toán mức thuê phòng ngủ tối đa 2,5 triệu đồng. 2 đêm ngủ của một bộ trưởng bằng tháng lương của một Nobel toán học? Chính xác là một sự phỉ báng chất xám không hơn không kém.

Tại hạ thích nhất câu phỏng vấn của Thanh niên dành cho Ngô Giáo sư: “Xin hỏi GS đến Đại hội Toán học quốc tế  ICM 2010 với tư cách là một nhà khoa học VN, hay là thành viên của một tổ chức khoa học đóng tại Mỹ?. Và, ông đã đáp không ngoan, thông minh và chính xác như một bài giải: “Thông thường trong các hoạt động khoa học, người ta mời anh theo tư cách cá nhân, do họ quan tâm đến công trình của anh, chứ không liên quan gì đến vị trí làm việc hay quốc tịch”.

Ngô Giáo sư không phải là người “vừa quay lưng đã có thể vác cờ ba sọc”, nhưng ông cũng là người biết mình biết người. Một cái sự biết chỉ có thể có ở một người vừa có tài, vừa có đức.

Và vì thế, Tại hạ quyết rằng ông không ngu để nghe lời những kẻ đạo đức giả khác khuyên ông về Việt Nam “làm khoa học”.

Thôi, Ngô giáo sư có tướng ly hương thì cứ để ông ly hương như 21 năm nay vẫn thế. Và vì thế ông mới làm rạng danh nước nhà. Việc gì phải bắt ông phải yêu nước một cách mù quáng, bắt ông phải chết chìm trong toàn bèo hoa dâu với dép lốp khoác áo mỹ miều là tình yêu non sông gấm góc.

Blog Đào Tuấn

4 Phản hồi cho “Mười ngàn đô và năm triệu đồng”

  1. Vũ Duy Giang says:

    Thật ra CSVN đầy mặc cảm,nên phải “thổi phồng” GS.NB.Châu để hy vọng cho vào Guinness Book(như VN có cái bánh chưng lớn nhất thế giới!),và cũng để bắt đầu chiến dịch tuyên truyền năm 2011 là Đảng biết trọng đãi”chất xám”VK,ngõ hầu hội tập các trí thức VK về giúp đất nước,vì Nghị quyết 36 đã không được đa số các trí thức VK đoái hoài tới.

  2. sjan says:

    cái thời tui còn đi học bên vn. tan trường mà muốn đi qúa giang chỉ cần ra trước cổng trường đứng xớ rớ đó gặp thằng nào quen giơ tay kêu tên Phạm tuân là chúng hiểu ngay. Lúc đó miền bắc thần thánh hóa đ/c Phạm Tuân này lắm. Nhất là thằng bác kỳ con, bí thư chi đoàn trong lớp tui, cả ngày nó ra rả tự thổi ống đu đủ tự sướng. Trong khi đó, thì dân Sài gòn đã râm ra nhiều chuyện tếu lâm thời đại về Phạm Tuân, nào là đi quá giang, bị đánh sưng tay vì tôi táy máy. Có chuyện còn độc địa hơn còn bảo là sở thú ở Liên xô hết khi, vì dân đói qúa chúng bắt khỉ xơi tái hết rồi nên bắt Phạm Tuân thế chổ.
    sjman

  3. We should take care not to make the intellect our god; – it has, of course, powerful muscles, but no personality.

    Chúng ta phải lưu tâm đừng có làm cho trí thức thành Thượng đế của chúng ta; – đương nhiên nó có cơ bắp mạnh mẽ đấy, nhưng không có personality (nhân cách)

    - ALBERT EINSTEIN – Học giả Hoàng Ngọc Hiến dịch

  4. noileo says:

    “19 tháng 8-2010 là một ngày ngây ngất của người Việt Nam khi giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields — giải toán học danh giá bậc nhất thế giới.

    Ông mang hai quốc tịch Việt và Pháp — ông vào quốc tịch Pháp đầu năm 2010.

    Tổng thống Pháp đã chúc mừng và cảm ơn ông khi ông mang lại niềm vinh dự cho nước Pháp.
    Nước Pháp biểu lộ vừa đủ thái độ trân trọng và văn hoá ứng xử.

    Nước ta chưa kết thúc ở đấy. Tuổi nhỏ của giáo sư đã bị báo chí ta xới lên. Trang Blog của giáo sư đã bị trưng bày. Sắp tới sẽ là phòng ngủ và toilet…

    Giáo sư khổ rồi. Với kiểu cách của báo chí Việt Nam, đời tư của ông sẽ không còn là đời tư nữa.

    Hai mặt của tấm huy chương là thế. Chia sẻ niềm vinh hạnh là người Việt Nam với ông và cũng chia sẻ nỗi mệt mỏi sắp có của ông qua báo chí nước nhà.

    Căn bịnh thần thánh hoá, thái quá và thích bơi móc đời tư của xứ ta đã quá nặng, đã miễn kháng với mọi thứ thuốc.

    Bó tay.

    Chia vui và động viên ông cố mà chịu đựng.”

Leave a Reply to sjan