WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cộng sản Việt Nam đi về đâu?

Sự phát triển ồ ạt của Trung Quốc về quân sự, nhất là về Hải quân, cộng với một chính sách không minh bạch cả về ngân sách lẫn dụng ý đã làm cho thế giới đặt nghi vấn, nhất là khu vực Đông Nam Á. Rồi Trung cộng đặt biển Đông Nam Á vào diện “quyền lợi cốt lõi”, ngang hàng với Tây Tạng và Đài Loan. Điều này có nghĩa là Trung Cộng sẽ không tương nhượng, không thỏa hiệp và sẵn sàng sự dụng võ lực để bảo vệ “quyền lợi cốt lõi” của mình. Đây là một tín hiệu nguy hiểm cho thấy Trung cộng đã hé mở tham vọng to lớn của tư tưởng Đại Hán.

Biển Đông Nam Á là một hải lộ chiến lược vận chuyển 50% khối lượng hàng hóa của thế giới, mang tính sinh tử đối với các đồng minh chiến lược của Hoa kỳ như Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Ngoài ý nghĩa của một hải lộ quan trọng bậc nhất thế giới,vùng biển này còn mang trong lòng nó một khối lượng tài nguyên cực kỳ to lớn về dầu mỏ và khí đốt. Hai yếu tố chiến lược và tài nguyên này vô cùng quan trọng cho một nước Tàu đang trỗi dậy, điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền Bắc Kinh đi một nước cờ nguy hiểm, đó là thách thức quyền  lực và quyền lợi truyền thống của Mỹ tại đây.

Câu chuyện xung đột về quyền lợi chiến lược ở biến Đông Nam Á chưa tìm ra giải pháp thì lại xảy ra vụ Bắc Hàn tấn công tàu chiến của Nam Hàn bằng thủy lôi bắn đi từ một tàu ngầm (theo như kết luận điều tra quốc tế) đã đẩy khu vực Đông Bắc  Á vào khủng hoảng..Nam Hàn từ trước đến nay theo đuổi một chính sách khá ôn hòa đối với miền Bắc nay buộc lòng phải xem xét lại là liệu chính sách ôn hòa này có được Bình Nhưỡng (và cả Bắc Kinh) xem là dấu hiệu của sự suy yếu không?!

Lee Myung Bak, một vị tổng thống được cho là có đường lối cứng rắn (so với các vị tiền nhiệm) đã có một đối sách kiềm chế, chỉ phản ứng với  miền Băc  bằng cách cùng với Đồng minh Hoa Kỳ mở những cuộc tập trận với mục đích răn đe Bình Nhưỡng (theo quan điểm chính thức của hai chính phủ Hoa Kỳ và Nam Hàn là như vậy!). Một lực lượng hải quân hùng hậu của Mỹ đã được điều tới khu vực này,kể cả siêu hàng không mẫu hạm George Washington. Sự có mặt của siêu hàng không mẫu hạm này đã làm Bắc Kinh nổi giận và giới quân sự diều hâu của Trung cộng đã đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng và đầy đe dọa(đây là hiện tượng ít thấy trong quan hệ quốc tế giữa hai nước lớn)Trước đó Mỹ đã điều hai chiếc tàu ngầm loại hiện đại đến án ngữ ở Busan (Hàn Quốc) và Subic (Philippines). Đây là hai tàu ngầm tấn công trang bị hỏa tiễn Tomahawk  và với một hỏa lực cực mạnh (theo các nhà quan sát). Chúng ta thấy rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ Mỹ -Trung,chưa bao giờ mối quan hệ này bị thử thách và đứng trước một nguy cơ khủng hoảng đến mức độ như vậy.

Hillary tại Hà Nội, tháng 7/2010. Ảnh Reuters

Ngày 23 tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton với phong cách quý phái nhưng cứng rắn chưa từng có từ trước đến nay đã tuyên bố tại diễn đàn ARF ở Hà Nội rằng: Mỹ có “quyền lợi quốc gia” tại khu vực biển Đông Nam Á, Mỹ chủ trương giải quyền tranh chấp của các bên liên quan bằng con đường đa phương, phản đối mọi hình thức sữ dụng, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và Mỹ cam kết sẽ tiếp tục hiện diện tại khu vực này để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển. Những tuyên bố này làm Trung cộng cực kỳ tức giận, ngoại trưởng Dương Khiết Trì rời bỏ phòng họp, và chỉ quay lại một tiếng đồng hồ sau đó với lời lẽ không ngoại giao chút nào. Ông ta chế giễu Việt cộng và ngầm ý đe dọa Singapore… Những ngày sau đó, báo chí (được sự chỉ đạo) của Trung cộng tấn công tới tấp  bà Clinton và Hoa Kỳ. Những luận điệu hiếu chiến và “đao to búa lớn” được đem ra dùng hết (nhất là từ phía quân đội Trung cộng).

Khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á trở nên “nóng” một cách lạ thường. Những lời lẽ trấn an từ giới chức ngoại giao của tất cả các bên không làm giảm bớt sự lo lắng của những người có quan tâm đến thời cuộc. Vì ai cũng hiểu rằng trong thâm sâu quan hệ Mỹ -Trung có sự khác biệt,sự mâu thuẫn và cả đối đầu vì quyền lợi chiến lược của hai thế lực này khó có thể thỏa hiệp,hay mua bán đổi chác để 2 bên cùng có lợi cho dù họ rất muốn như vậy.!

Không quá khó để hiểu rằng không phải mâu thuẩn nào cũng có thể giải quyết được bằng con đường ngoại giao,chính trị hay kinh tế!

Chỉ có một cơ may duy nhất để Mỹ  tránh được một cuộc chiến với TC là cùng với các nước đồng minh trên thế giới và các đối tác trong khu vực siết chặc gọng kèm bao vây TC để buộc TC phải lựa chọn:

1-Thay đổi hệ thống chính trị để hòa nhập với thế giới Dân chủ,Văn minh
2-Phải đối đầu với vũ lực.

Phải chăng Mỹ đang làm điều này?

Người Việt Nam chúng ta hơn ai hết hiểu rất rõ dân tộc “Đại Hán”,vì chúng ta là nạn nhân của họ trong suốt 1000 năm.Xin khẳng định rằng người Mỹ, kể cả  những người thông thái nhất cũng  không bao giờ hiểu người  Hán bằng chúng ta vì họ chưa từng trải cái cảm giác bị nô lệ, bị xâm lược đất đai,biển đảo, bị chiếm đóng…người dân bị tấn công, bị bắn giết một cách thê thảm….Nhưng cũng có một vài người tỏ ra lo lắng. Một nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ, ông Frederick Brown về hưu nói với VOA :xu hướng của Trung cộng là cái gì của tôi là của tôi,cái gì của anh cũng là của tôi.

Đứng trước thực tế là người Mỹ đã quay trở lại Đông Nam Á và can dự ngày càng sâu hơn vào cục diện này. Cộng sản Việt Nam vừa mừng vừa lo… Mừng vì sự hiện diện quân sự hùng hậu của Hoa kỳ sẽ làm cho Trung cộng bớt hung hăng và phải thận trọng. Như vậy vào lúc này, giữa CSVN và Trung Cộng có một anh khổng lồ là Hoa Kỳ. Việt cộng có thể “nấp bóng” Hoa Kỳ để tranh né bớt áp lực từ phía Trung cộng.Tuy giữa VC và TC có chung những quyền lợi chiến lược đó là: Sự tồn tại và lãnh đạo tuyệt đối của hai Đảng cộng sản trên đầu nhân dân hai nước Trung Hoa và Việt nam. Họ nương vào nhau,lợi dụng nhau để duy trì ngai vàng chế độ Cộng sản.Nhưng với tham vọng của một con hổ đói,có nhiều việc Trung cộng bất chấp quyền lợi của đàn em. Như vấn đề biến Đông Nam Á chẳng hạn, theo cách nói của Trung cộng là “quyền lợi cốt lõi”,có nghĩa là họ sẽ không tương nhượng với cả Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà CSVN bị đẩy vào thế bí.Nếu lên tiếng bảo vệ quyền lợi quốc gia thì sợ “uy” của đàn anh, sợ mất chỗ dựa, còn nếu cứ để cho đàn anh thôn tính từng bước thì CSVN sẽ là tôi đồ của dân tộc,sẽ bị nhân dân nguyền rủa,chống đối. Một khi khu vực và thế giới có biến động,có chiến tranh (giữa Mỹ và Tàu cộng là một nguy cơ khó tránh), thì CSVN sẽ bị nhân dân tiêu diệt với tội danh bán nước.

Còn một điều nữa mà Việt cộng lo lắng: việc Mỹ quyết tâm trở lại Đông Nam Á, và bằng mọi giá cương quyết đẩy lùi ảnh hưởng của Trung cộng ở vùng này, và nếu Mỹ muốn từng bước xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á, theo một phiên bản của Nato thì Việt Cộng phải “lấy lòng” “ve vãn” Mỹ, bằng cách mở một cánh cửa đối thoại với Mỹ để Mỹ không chọn một “đối tác” khác thay thể cho VC vì thấy VC chỉ là một lũ tay sai,một thứ công cụ của Bắc Kinh. Chính vì vậy mà mới có sự kiện “23/7” tại Hà Nội, cộng sản Việt Nam đã dám thách thức, chọc giận Trung cộng về vấn đề biển Đông Nam Á. Gần đây có một số ý kiến cho rằng VC đã quyết định“nghiên” hẳn về phía Mỹ. Tôi cho rằng ý kiến này hơi vội vàng; hay nhận định có một cuộc “đảo chính” của phe thân Trung cộng,ý kiến này cũng quá bi quan.

Theo tôi, CSVN đang thăm dò, vì họ chưa tìm được hướng đi, chưa hình thành được một chiến lược dứt khoát. Hãy xem xét những sự kiện gần đây, có những sự việc diễn ra trái chiều “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như chuyện hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Việt. Trong khi về phía  Mỹ họ đã xác nhận là có một thỏa thuận hợp tác hạt nhân như thế mà  Hà Nội được Mỹ “đặc cách” cho tự làm giàu Uranium tại Việt Nam; nhưng thật buồn cười là phát ngôn nhân bộ ngoại giao Việt Nam lại chối bay chối biến. Rồi đến việc tàu chiến Mỹ ghé thăm Việt Nam thì phía Việt Nam cũng rất dè dặt nên không có một quan chức cấp cao nào hiện diện trên hàng không mẫu hạm George Washington và Bộ Ngoại giao cũng như phía quân đội vội vàng đưa ra những lời cải chính để Trung cộng ”thông cảm” rằng đây là những hoạt động bình thường của hai bên Mỹ-Việt nhân kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chứ ”không nhằm chống lại ai”!? Tuy ai cũng biết những chuyến thăm dồn dập của tàu chiến Mỹ tới Việt nam lần này “hơi khác thường”.

Ban lãnh đạo CSVN đang cảm thấy có một “vòng đai thép” đang khép lại chung quanh Trung cộng và  thời gian trước mắt  điều gì sẽ xảy ra đây khi “con hổ” Trung cộng thấy mình đang bị vây kín. CSVN không lo sợ mới là điều lạ!

CSVN thực hiện những bước  thăm dò vì họ đang ở vào tình thế khủng hoảng, họ không nắm trong tay một lợi thế tuyệt đối nào. Vì nếu “ôm chân Mỹ” thì phản ứng của Trung cộng sẽ như thế nào đây? Và những đảng viên CS từ trung ương đến địa phương có cảm nhận ra sao? có “an tâm” với  người tình bất đắc dĩ này không? hay tuyệt đại đa số đảng viên cộng sản có cảm thấy mình bị bán đứng không? bị phản bội không? Nếu CSVN không thận trọng thì nguy cơ xáo trộn lớn trong nội bộ đảng cộng sản khiến cho cục diện rối ren, sự sụp đổ cũng không loại trừ! Họ có kinh nghiệm khi nhìn thấy đảng cộng sản Liên Xô hùng hậu hơn hẳn đã sụp đổ như thế nào khi bị bế tắc!

CSVN cũng đang thăm dò Mỹ với đường hướng chiến lược sắp tới là gì? Chơi với Mỹ có bị “diễn biến hòa bình “ không? Có được Mỹ bảo vệ để tiếp tục chế độ độc tài không? Quả là những câu hỏi không dễ trả lời. Còn đối với Trung cộng, CSVN đang lo có bị tấn công về kinh tế hoặc “lật đổ” từ bên trong hoặc dạy cho một bài học như năm 1979 không? Hoặc áp lực từ mọi phía cùng một lúc? CSVN cũng phải thăm dò thời cuộc sắp tới để nhanh chóng hành động cho kịp  vì “thời cơ không đến với một thằng ngốc”, hoặc khôn ngoan mà do dự, đa nghi cũng đánh mất thời cơ.

Theo tôi, CSVN chưa bao giờ khốn đốn như bây giờ. Họ đang đứng trước một tương lai bất định, không biết đi về đâu. Việc cộng sản Việt Nam đưa Nguyễn Chí Vịnh ra đàm phán với phái đoàn quân sự Hoa Kỳ là một bằng chứng cho thấy Việt cộng chưa tìm ra quyết sách. Chúng ta phải chờ xem, cũng không quá lâu đâu!

© Huỳnh Ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Cộng sản Việt Nam đi về đâu?”

  1. cơ hội says:

    có mới nói

  2. Minh Đức says:

    Đảng CSVN khai sinh ra với tư tưởng thế giớii hai phe, tư bản, cộng sản, chỉ cần dựa vào nước CS đàn anh là có sức mạnh. Khi Nga và TQ rạn nứt quan hệ thì CSVN chọn nước mạnh hơn để dựa là Nga. Ngày nay, tình thế đưa đến chỗ đảng CSVN không thể dựa vào ai được. Dựa vào Nga không xong vì Nga có những quan tâm khác, không dốc tiền bạc vào Đông Nam Á để bành trướng ảnh hưởng như xưa. Dựa vào Trung Quốc thì bị dân chống đối. Dựa vào Mỹ thì phải thay đổi cơ chế. Giấc mộng các đảng vô sản cuối cùng sẽ toàn thắng trên thế giới trở thành xa vời nên không thể nhân danh XHCN mà cấm người dân có ý kiến khác. Tình thế VN ngày nay na ná như Đài Loan sau khi bị Mỹ bỏ, giấc mộng giải phóng Hoa Lục trở thành hão huyền, Quốc Dân Đảng không còn lý do mà độc tài nên phải nhượng bộ dân, cho dân có dân chủ để có sự hợp tác của người dân vào các thành phần đối lập. Các nước dân chủ đa đảng không phải là ngu vì các phe khác dù khác khuynh hướng chính trị thì cũng vẫn là người cùng một nước, ít ra họ cũng còn vì đất nước dù là làm theo cách khác. Còn dựa vào nước khác để độc quyền cai trị thì người nước khác có quyền lợi của họ, họ sẽ lèo lái theo hướng có lợi cho nước họ.

Leave a Reply to Minh Đức