WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cần lật lại hồ sơ vụ án Cồn Dầu

Chuỗi sự việc nghiêm trọng xảy ra tại Giáo xứ Cồn Dầu khiến 1 người mất mạng, 6 người bị bắt giam, nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn, bị thẩm vấn xét hỏi, 42 Giáo dân, trong đó có 15 phụ nữ, 1 cụ già 70 tuổi, 6 em nhỏ, đã phải chạy trốn rời bỏ quê hương đi lánh nạn tại Thái Lan. Là một kết quả tiêu cực tất yếu từ những mưu toan đàn áp tôn giáo có hệ thống ở thành phố Đà Nẵng nói riêng Việt Nam nói chung.

Công an đàn áp giáo dân Cồn Dầu hồi tháng Bẩy. Ảnh on the net

Nhiều người cứ tưởng rằng vụ Cồn Dầu chỉ bắt đầu bằng việc công an ngăn cản đoàn đưa tang chôn cất cụ bà Hồ Nhu – Maria Đặng Thị Tân – Dẫn đến việc xô xát giữa những Giáo dân trong đội Trợ tang thôn Cồn Dầu và công an ngày 04/05/2010. Khiến cho chính quyền địa phương đã có cớ áp đặt tội danh “chống người thi hành công vụ” và bắt giữ khởi tố 6 người dân vô tội. Sự thật thì vụ Cồn Dầu đã được bắt đầu bằng việc chính quyền thành phố Đà Nẵng ra quyết định số 71/2007 – QĐ UB ngày 20/12/2007 về việc giải tỏa khu Cồn Dầu để xây dựng tuyến đường dẫn cầu Hòa Xuân và cầu Nguyễn Hữu Thọ. Trên thực địa, chính quyền sẽ giải tỏa trắng khu vực này để xây dựng khu dân cư mới, nói là “Khu đô thị sinh thái”, thực chất là bán đất cho các nhà đầu tư địa ốc với những mức giá ngất trời. Nhưng ẩn giấu đằng sau việc bắn ra “mũi tên” này còn là việc nhắm vào một mục tiêu khác…

Trên thực tế, việc ra quyết định nói trên, trước hết đã là một việc làm hết sức tùy tiện của chính quyền, khi họ chưa hề lấy ý kiến của nhân dân trong việc quy hoạch khu đô thị Hòa Xuân, trong khi đó cây cầu Đò Su, một cây cầu thông với khu Cồn Dầu, thì đã được thi công xây dựng (một số báo nói là cầu Hòa Xuân là không chính xác, cầu Hòa Xuân hiện nay mới bắt đầu xúc tiến thi công) . Người dân thôn Cồn Dầu đã rất bức xúc và có phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định nói trên. Cho đến tận ngày 09/10/2008 UBND thành phố Đà Nẵng vẫn phải có cuộc họp gọi là “tiếp xúc” lần 2 với khoảng hơn 1 ngàn người dân thôn Cồn Dầu phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Kết cục là người dân không nhất trí với cách giải quyết theo kiểu “đã rồi” của chính quyền. Tuy họ hoàn toàn đồng ý với chủ trương phát triển Thành phố, nhưng các Giáo dân đã kịch liệt phản đối việc “giải tỏa trắng” vì thấy không hợp lý, đồng bào yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng giữ lại nhà thờ lớn, nghĩa trang Cồn Dầu, và cho họ tái định cư tập trung tại chỗ ở một khu vực nhỏ. Ngược lại, phía chính quyền (bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đại diện), cũng không đồng ý việc cho bà con được tái định cư tại chỗ…

Vậy nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến vụ việc xảy ra, nay đã có thể gọi chính xác là “Vụ án Cồn Dầu”?

Ngày nay, khi Việt Nam đang tạm được chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ quy chế CPC thì nhà nước Việt Nam hiện nay không còn dám công khai ngăn cấm tự do sinh hoạt của các tôn giáo nói chung, ở những vùng thành thị tập trung đông người nữa. Nhưng chúng ta cần nhớ lại các vụ việc xảy ra tại giáo xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ – Hà Nội, giáo xứ Tam Tòa – Quảng Bình vv.., để thấy rõ một âm mưu tinh vi là thu hẹp tài sản của giáo hội Công Giáo, chia tách nơi cư trú của đồng bào Giáo dân, hòng làm suy yếu sự phát triển của Công Giáo nói riêng.

Với mớ triết lý tăm tối của Chủ nghĩa Cộng Sản coi “tôn giáo là thuốc phiện” và cho rằng, một khi các tôn giáo ở Việt Nam lớn mạnh, nó sẽ là lực lượng đối kháng có thể đề bẹp chế độ. Vì vậy chính quyền do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo sẽ phải áp dụng cách đàn áp khác, “sạch sẽ” hơn, sao cho vẫn đạt được mục đích là làm suy yếu các tôn giáo nhưng lại che mắt được công luận quốc tế.

Để dẫn chứng cho suy luận trên, chúng ta hãy tự hỏi: Tại sao chính quyền lại nhất thiết phải biến một Tòa Khâm Sứ thành một tụ điểm ăn chơi tệ nạn, và một vườn hoa bất đắc dĩ? Tại sao lô đất trống của giáo xứ Thái Hà, đến lúc xảy ra vụ tranh chấp chính quyền vẫn nhất quyết không chịu hoàn trả lại cho giáo hội Công Giáo? Tại sao khu đất trống chỉ còn trơ một tháp chuông đổ nát do bom rơi đạn lạc trong chiến tranh ở Tam Tòa, chính quyền vẫn kiên quyết không chấp nhận trả lại về cho chủ cũ là giáo xứ Tam Tòa?

Rất đơn giản, nếu hoàn lại cho bà con Giáo dân các tài sản nói trên, ngoài việc chính quyền không thể hiện được sức mạnh quyền lực nhằm răn đe Giáo dân, họ còn tạo điều kiện thuận lợi về không gian sinh hoạt và tài chính cho Giáo hội, vì những lô đất được kể đến ở trên đều thuộc diện “vàng tính bằng trăm, bằng ngàn lượng”. Vì vậy, cách tốt nhất là hoán đổi các vị trí đất đai, từ những vị trí “vàng” về giá trị, và giá trị sử dụng, chuyển sang vị trí  vừa không thuận tiện cho sinh hoạt tôn giáo, vừa rẻ tiền. Nhằm di dời các trung tâm sinh hoạt tôn giáo ra càng xa trung tâm đô thị càng tốt, đó là một cách ngăn chặn tầm ảnh hưởng. Điều đó có vẻ như đúng pháp luật, đúng “chủ trương”, lại vừa không mang tiếng là đàn áp tôn giáo. Nhưng âm mưu làm suy yếu hoặc cố tình làm chậm sự phát triển của tôn giáo vẫn được thực hiện…

Ngay tại Cồn Dầu, dự án di dân của chính quyền thành phố Đà Nẵng đã áp dụng một phương thức chia tách các hộ Giáo dân hết sức tinh vi, đó là bố trí khu dân cư có các hộ tái định cư xen kẽ giữa Lương dân huyện Hòa Vang và Giáo dân quận Cẩm Lệ. Đây chính là một hình thức “chia để trị” vì đồng bào Giáo dân Công Giáo vốn nổi tiếng là đoàn kết và thường thiết lập những làng Công Giáo toàn tòng. Cách bố trí cho Giáo dân định cư phân tán, xen kẽ nói trên, sẽ dễ dàng cho việc chính quyền đưa  công an và tai mắt của họ vào kiểm soát, theo dõi sinh hoạt tôn giáo của Giáo dân.

Việc chính quyền thành phố Đà Nẵng chỉ bố trí một quỹ đất vỏn vẹn 1,8 Ha dùng làm nghĩa trang tài định cư cho giáo xứ Cồn Dầu tại nghĩa trang Hòa Sơn, sẽ là một khó khăn rất lớn về an táng trong tương lai, vì quỹ đất quá hạn hẹp. Đây cũng lại là một khó khăn khác do chính quyền gây ra cho Giáo dân…

Tại sao công an lại quyết liệt ngăn cản việc chôn cụ bà Hồ Nhu tại nghĩa trang Cồn Dầu? Phải chăng UBND Đà Nẵng dốt nát đến mức phải huy động hàng trăm cảnh sát cơ động chỉ để làm một điều là ngăn cản việc chôn một bà cụ? Nghĩa trang Cồn Dầu vốn đã chôn nhiều người từ lâu, nay chôn thêm một người thì cũng không có vấn đề gì quá lớn. Đến khi nào “giải phóng mặt bằng” thì họ hốt sạch luôn cả một lượt, cứ cho là phải đền bù thêm chút tiền cho một ngôi mộ mới thì đâu có gì ghê gớm, Giáo dân Cồn Dầu chẳng thể lấy thêm đâu ra người chết (!) để chôn liên tục ở đó…

Không! Chính quyền Đà Nẵng không làm một việc thừa. Đây có thể xem như là chính quyền ra đòn răn đe, trả đũa nhằm khủng bố tinh thần bà con Giáo dân Cồn Dầu. Một đám tang, tất nhiên, cũng chính là dịp sinh hoạt tôn giáo theo nghi lễ của đạo Công Giáo. Mọi hành động, dù của bất kỳ ai nhằm ngăn cản sự tự do này, đều là hành động phá hoại tự do tôn giáo. Lý do ngăn cản chôn người tại nghĩa trang đã có lệnh giải tỏa chỉ là việc hợp thức hóa sự đàn áp sinh hoạt tôn giáo mà thôi…

Đối với 42 Giáo dân Cồn Dầu hiện đang tá túc tại Bang Kok – Thái Lan, họ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế bởi sự đắt đỏ tại nơi này. Không những thế, họ còn có nguy cơ bị bắt giữ, bị trục xuất về Việt Nam, và chưa chắc gì họ sẽ được Cao Uỷ Về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) chấp nhận chính thức là người tị nạn.

Cũng cần phải nhắc sơ qua rằng: Bất kỳ một ai từ một quốc gia khác đến xin cứu xét tị nạn tại nước có văn phòng của UNHCR, họ đều được UNHCR tiếp nhận ở dạng Asylum Seeker. Nhưng phần lớn trong số những người xin tị nạn ấy sẽ bị từ chối cấp quy chế, vì rất ít người hội đủ một trong 5 yếu tố để được công nhận là người tị nạn (Refugee). Cho dù trên thực tế, một người hoặc nhóm người nào đó đang thực sự gặp nguy hiểm đến tính mạng tại quốc gia của mình.

Đối với người Việt Nam xin tị nạn tại UNHCR Bang Kok. Trong hàng chục năm qua rất nhiều người từng thụ án tù từ vài năm, đến bảy tám năm tại Việt Nam vì án chính trị, án tôn giáo. Nhưng khi xin tị nạn thì nhiều người đã bị từ chối vì không thuộc diện được chấp nhận theo tiêu chí của UNHCR. Có thể lấy con số ước tính những hồ sơ người Việt xin tị nạn tại Thái Lan sau năm 2000 đã bị UNHCR từ chối đến khoảng trên 95%.

Như vậy để cứu những người tị nạn của Cồn Dầu đang ở Thái lan, rộng hơn là cứu đồng bào Giáo dân Cồn Dầu đang ở trong nước, rộng hơn nữa là cho các tôn giáo khác đang bị xâm hại tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những nhà trợ giúp pháp lý cứu trợ cho Cồn Dầu cần lật lại vụ án Cồn Dầu, rà soát lại những bất minh, những uẩn khúc của dự án khu đô thị Hòa Xuân. Qua đó làm rõ những thủ đoạn đàn áp tôn giáo tinh vi của chính quyền Việt Nam hiện nay.

Về trường hợp cái chết của anh Nguyễn Thành Năm. Không khó khăn gì cho các nhà điều tra, vì thi thể của anh Năm còn đó, nếu được thân nhân gia đình anh Năm và luật quốc tế cho phép, người ta chỉ việc khai quật ngôi mộ của anh Năm, giám định pháp y chính xác nguyên nhân tử vong của anh Năm. Qua đó yêu cầu chính quyền Việt Nam hiện nay phải chịu trách nhiệm về vụ án và trừng trị những kẻ trực tiếp gây án, cũng như những viên chỉ huy ngành công an nào đã ra lệnh đánh chết người…

Nhắc lại về trường hợp của 42 người Cồn Dầu tị nạn, số người này chỉ được UNHCR công nhận là người tị nạn khi họ chứng minh được là họ bị đàn áp tự do tôn giáo. Nếu chẳng may số người trên bị từ chối thì thật là một thảm họa cho họ. Ngoài ra, điều đó sẽ tạo thêm một tiền lệ nữa cho chính quyền các cấp ở Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo. Qua vụ việc tại Cồn Dầu, có lẽ quốc tế cần nhìn nhận việc đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam bằng một nhãn quan thực tế hơn.

© Lê Nguyên Hồng

© Đàn Chim Việt

———————————————-

Đọc những bài cùng chủ đề:

Công an Đà Nẵng đánh chết một giáo dân Cồn Dầu

2 Phản hồi cho “Cần lật lại hồ sơ vụ án Cồn Dầu”

  1. nguyễn Lâm Tấn says:

    Đảng cộng sản đối với người dân nghèo thì cưỡng chế, đàn áp để cướp đất của dân chia cho các quan tham và con cháu quan tham, và những người có thế lực. Đặc biệt vụ đánh chết người của Đảng cộng sản Việt Nam để cướp đất ở Còn Dầu Hòa Xuân thành phố Đà Nẵng để cướp đất. Còn đối với kẻ xâm lượt thì hèn nhát không dám lên tiếng chỉ thỏi thuận ngầm với bọn tàu cộng không cho dân biết, xem dân như kẻ nô lệ. Hãy đứng lên hỡi đồng bào ơi! Đã đảo Đảng cộng sản!

  2. duyen146 says:

    Tác giả Lê Nguyên Hồng đã chăm chú theo dõi thời sự để viết bai nầy. Tuy vậy có vài vấn đề ông đặt hơi lỏng chẳng hạn chính quyền và cụ thể là bí thư thành ủy Đà Nẵng đã không hỏi ý dân trước về vụ di dời dân để lấy đất và nguyện vọng dân muốn giữ lại nhà thờ và nghĩa trang, 2 biểu tượng thiêng liêng của người Việt. T/G cần nhớ, từ Nam chí Bắc, từ trước và sau ’75 có bao giờ CS làm gì mà hỏi ý dân đâu, ngay quốc hội kia là người của đảng, thành phần tương đối trí thức mà có những việc cần trình QH mà đảng cũng âm thầm bỏ qua có ai dám thắc mắc đâu? Việc hỏi ý kiến dân là việc xa xỉ quá trong chế độ nầy. Vả lại người CS coi dân như cỏ rác thì hỏi làm gì cho rắc rối? Dâng Ải Nam Quan, dâng biển,đảo cũng làm trong bí mật, chuyện lớn như vậy mà còn âm thầm giải quyết sá gì chuyện Cồn Dầu? Nhớ cho rằng chuyện đảngr không muốn cho dân biết thì đảng xếp loại là bí mật quốc gia. Việc bà cụ Hồ Nhu là sự dàn dựng có chủ đích răn đe của bí thư thành ủy, đảng muốn gửi tín hiệu để dằn mặt dân bằng vũ lực. Cứ tìm hiểu thêm có khi Nguyên Bá Thanh cũng có dăm ba bằng tiến sĩ chứ chẳng chơi, như thế cũng thuộc loại đỉnh cao chói lọi rồi còn cần gì hỏi ai ba vụ cỏn con nầy?

Leave a Reply to nguyễn Lâm Tấn