WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chấn hưng giáo dục

Bài phỏng vấn sau đây là của Gs Nguyễn Tiến Dũng bên ĐH Toulouse, một “cố nhân” của tôi từ thập niên 1990s. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Dũng. Thấy những nhận xét đúng ý mình quá, nên cóp về đây là tài liệu tham khảo. Tựa đề là tôi đặt. Xin trích vài câu tâm đầu ý hợp:

Một thống kê gần đây của GS Lê Tuấn Hoa cho thấy, tính về số lượng công trình toán học công bố quốc tế, toàn bộ Việt Nam mới chỉ bằng Viện Toán Toulouse chỗ tôi làm việc. Một thống kê  khác cho thấy mỗi bài báo khoa học của người làm toán ở Việt Nam chỉ được trích dẫn trung bình khoảng 2 lần, thấo hơn nhiều so với trung bình của thế giới, và phần lớn số  lượt được trích dẫn  tập trung ở một nhóm nhỏ khoảng hai ba chục nhà toán học hàng đầu trong nước. Như vậy, về mặt nghiên cứu, chúng ta còn đang rất yếu so với thế giới cả về số lượng và chất lượng.

Về chất lượng đào tạo, tôi thấy nhiều học sinh sinh viên Việt Nam thông minh, nhưng bị ảnh hưởng xấu của thói học vẹt và danh hão. Tôi có phỏng vấn nhiều sinh viên điểm thi đạt loại giỏi nhưng khi hỏi những câu khá cơ bản thì họ ngớ ra không trả lời được.

Cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc chấn hưng nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đây cũng là trách nhiệm của giới khoa học, chứ không phải chỉ là việc của Bộ GD-ĐT.

Cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc chấn hưng nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đây cũng là trách nhiệm của giới khoa học, chứ không phải chỉ là việc của Bộ GD-ĐT.

NVT

===

http://zung.zetamu.com/2010/09/yet_another_interview_2010_09_0/comment-page-3/

Một phỏng vấn nữa về khoa học

Update 16/09/2010: Báo Pháp Luật TP HCM đã đăng bài phỏng vấn này của tôi, sau khi cắt bỏ bớt nhiều đoạn. Không ngạc nhiên nhưng tôi vẫn khó chịu. Có phải đây là “phong cách báo chí VN” tự kiểm duyệt, “thông tin chọn lọc” chỉ cái gì “không động chạm” mới được đưa lên ?!

—–

Có thêm 1 tờ báo ở VN, nhân sự kiện NBC, gửi tôi và một số người khác mấy câu hỏi dưới đây.

Tôi không “ham hố” gì việc phỏng vấn này, nhưng hy vọng là có những ý trong các câu trả lời sẽ lọt tai dư luận, trong đó có những người sẽ có quyền quyết định cho định hướng của VN.

Tôi post lên đây bản gốc các câu hỏi và các câu trả lời. Báo chí VN có “thói quen thêm bớt” mà không hỏi ý kiến người được phỏng vấn trước, nên rất hay có tình trạng cái đăng trên báo khác câu hỏi và câu trả lời ban đầu. Có khi có  câu tôi nhấn mạnh thì họ cắt phéng đi, thay bằng câu khác mà tôi từng nói lúc nào đó chứ không phải là lúc trả lời họ.

1. Anh/ chị vui lòng cho biết sơ lược về quá trình làm việc, học tập, nghiên cứu của anh/ chị từ sau khi dự thi Olympic Toán Quốc tế: học những trường nào, ngành nào, ở nước nào, thời gian nào? công tác tại những cơ quan nào, bao giờ?

Sau khi thi toán Olympic thì tôi được Bộ GD-ĐT cử đi Nga học ngành toán tại trường Lomonosov (Tổng hợp quốc gia Matxcơva) từ 1986 đến 1991. Sau đó tôi được mời sang ICTP (Trung Tâm Vật Lý Lý Thuyết Quốc Tế, Trieste, Italia) dưới dạng “visiting mathematician” 2 năm, rồi tôi làm NCS ở SISSA (Trieste) 1 năm, bảo vệ PhD ở Strasbourg (Pháp) năm 1994 rồi tiếp tục ở lại SISSA thêm 1 năm làm post-doc. Đến năm 1995 thì tôi sang viện Max-Planck (Bonn) làm post-doc một thời gian, đồng thời được nhận làm nghiên cứu viên của CNRS tại Montpellier từ cuối 1995. Tôi ở Montpellier cho đến năm 2002. Năm 2002 tôi được nhận làm GS tại Toulouse, và ở đó cho đến nay.

2. Anh/ chị gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập và nghiên cứu ở nước ngoài?

Giai đoạn học ở Nga khá là khó khăn. Trước khi đi Nga tôi cứ nghĩ đó là thiên đường, nhưng sang rồi mới biết thực tế không phải vậy. Liên Xô lúc đó đang tan rã, có lúc thậm chí thực phẩm  khan hiếm đến mức không có gì mà ăn, đi mua chợ đen thì quá đẳt, ôm bụng đói meo.  Ban quản lý lưu học sinh của VN thì không giúp đỡ SV, mà trái lại coi SV như “nguồn thu nhập”. Các bạn bè cùng năm với tôi ở Nga hầu hết đều buôn bán kiếm sống, ít ai có thể tập trung học hành trong môi trường như vậy. Tôi cũng theo bạn đi buôn, được một ít tiền nhưng rồi không may lại bị mất trộm hết.

Tôi tốt nghiệp đại học và đi khỏi Nga năm 1991 cũng đúng vào lúc xảy ra đảo chính ở Nga. Chuyện ở lại Nga làm tiếp NCS không đặt ra nữa, và tôi có ý định đi đâu đó theo bạn bè buôn bán kiếm sống. Nhưng đúng lúc đó anh Lê Tự Quốc Thắng và tôi cùng được mời từ Matxcơva sang dự một hội nghị ở ICTP (Italia). Bản thân chuyện chạy giấy tờ, vé và visa để sang được Italia là một cực hình. Khi sang đến ICTP, qua chị Lê Hồng Vân giới thiệu, tôi được họ mời ở lại làm việc 2 năm, và do đó “kế hoạch đi buôn” gác lại, và tôi tiếp tục học toán.

Từ khi sang Pháp, trong vòng rất nhiều năm, do hoàn cảnh gia đình [ở VN gặp rủi ro], tôi có khó khăn lớn về tài chính, lương không đủ để sống và trả nợ, nên luôn nghĩ đến việc đổi nghề kiếm nghề khác có thu nhập cao hơn. Nhưng có lẽ do “ngu ngốc”, thiếu người dẫn dẳt, và “nghiệp chướng”, nên tôi đã có những lần thử làm nghề khác nhưng chưa lần nào thành công, trong khi đó thỉnh thoảng có làm toán nghĩ ra định lý gì đó.

3. Anh/ chị đã bao giờ có ý định trở về VN sống và làm việc chưa? Tại sao có và tại sao không?

Tôi có từng nghĩ đến khả năng về sống ở VN, tuy nhiên vấn đề hiện tại chưa đặt ra, do điều kiện và hoàn cảnh chưa thích hợp. Ở Việt Nam, để có được chất lượng cuộc sống tương đương như ở Toulouse (nhà cửa, học hành cho con cái, môi trường, v.v.), thì tốn nhiều tiền hơn là ở Toulouse. Con tôi học trường tốt không mất tiền, nếu ở VN chi 1000 đô la một tháng cho mỗi con chưa chắc được học trường tương đương như vậy.Tôi không hề có nhà ở VN, và nếu về VN cũng không có tiền mua nhà, không biết ở vào đâu. Một nghịch lý lớn của Việt Nam là nước thì nghèo mà nhà đất thì đẳt hơn phương Tây. Bạn bè tôi nhiều người kinh doanh thành triệu phú ở VN, bảo tôi sao không về VN làm ăn (chứ không phải về làm khoa học), cũng có thể thành triệu phú. Họ nói có lẽ đúng, có điều đổi lại sẽ mất nhiều thứ khác.

4. Anh/ chị đánh giá như thế nào về nền toán học Việt Nam, trên tất cả các khía cạnh: chất lượng đào tạo, số lượng và chất lượng đội ngũ nghiên cứu, môi trường làm việc, tinh thần làm việc, chế độ đãi ngộ của Nhà nước nếu có?

Một thống kê gần đây của GS Lê Tuấn Hoa cho thấy, tính về số lượng công trình toán học công bố quốc tế, toàn bộ Việt Nam mới chỉ bằng Viện Toán Toulouse chỗ tôi làm việc. Một thống kê  khác cho thấy mỗi bài báo khoa học của người làm toán ở Việt Nam chỉ được trích dẫn trung bình khoảng 2 lần, thấo hơn nhiều so với trung bình của thế giới, và phần lớn số  lượt được trích dẫn  tập trung ở một nhóm nhỏ khoảng hai ba chục nhà toán học hàng đầu trong nước. Như vậy, về mặt nghiên cứu, chúng ta còn đang rất yếu so với thế giới cả về số lượng và chất lượng.

Môi trường làm việc trong khoa học ở VN còn quá khó khăn và nhiều tiêu cực. Đãi ngộ của nhà nước đối với các nhà khoa học VN thì thua xa so với đãi ngộ của các nước nghèo tương tự ta, ví dụ như Senegal hay Pakistan. Những nước này cũng trả được lương cho giáo sư vài nghìn đô la một tháng trở lên, gấp đến chục lần VN.

Về chất lượng đào tạo, tôi thấy nhiều học sinh sinh viên Việt Nam thông minh, nhưng bị ảnh hưởng xấu của thói học vẹt và danh hão. Tôi có phỏng vấn nhiều sinh viên điểm thi đạt loại giỏi nhưng khi hỏi những câu khá cơ bản thì họ ngớ ra không trả lời được. Chương trình đại học thì mất quá nhiều thời gian vào những môn mà ở nước ngoài người ta không dạy.

Về tinh thần làm việc, nhiều đồng nghiệp của tôi ở VN vẫn có tinh thần rất cao, có điều họ mất quá nhiều thời gian lao lực cho những việc mà họ bắt buộc phải làm để tồn tại, nên không còn có nhiều thời gian cho cái mà họ thích làm.

5. Anh/ chị có cho rằng tại thời điểm này, VN nên đầu tư vào khoa học cơ bản? Tại sao nên hoặc không nên?

Theo tôi, câu hỏi cần đặt ra không phải là “nên hay không nên”, mà là “nên như thế nào, ở mức độ nào”. Không thể trở thành nước giàu nếu chỉ làm gia công thuê mà không phát triển công nghệ. Không thể phát triển công nghệ, nếu không có nền tảng khoa học cơ bản, không có những người hiểu biết về khoa học cơ bản để truyền đạt kiến thức cơ bản cho người khác sử dụng và làm điểm tựa cho những người làm công nghệ. Ví dụ, muốn có nhà máy điện nguyên tử, thì không phải cứ mua về là xong. Khâu quan trọng nhất là làm sao đảm bảo an toàn khi hoạt động, mà muốn đảm bảo an toàn thì không thể thiếu một đội ngũ chuyên gia về vật lý nguyên tử theo dõi nó. Một người làm khoa học cơ bản ở VN, kể cả khi không có được công trình lý thuyết tầm cỡ quốc tế nào, nhưng nếu người đó chịu khó theo dõi nắm bắt tình hình quốc tế để nâng cao trình độ, rồi truyền đạt lại kiến thức cho các thế hệ sau và cho những người cần ứng dụng các kiến thức đó, thì cũng là có đóng góp quan trọng cho xã hội.

6. Theo anh/ chị, Nhà nước, nếu đầu tư vào khoa học cơ bản, nên đầu tư cụ thể vào việc gì?

Theo tôi, cần đầu tư sao cho  xây dựng được nền tảng vững vàng, để có thể phục vụ cho  sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi có nền tảng vững vàng, môi trường thuận lợi, thì  các giải thưởng hay thứ hạng cao trên thế giới  tự nó sẽ đến với ta. Nhưng đừng có lấy giải thưởng hay thứ hạng làm mục tiêu đầu tư, cái đó là kiểu “thi thố” chạy theo danh hão.

Cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc chấn hưng nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đây cũng là trách nhiệm của giới khoa học, chứ không phải chỉ là việc của Bộ GD-ĐT. Việc đổi mới chương trình phổ thông cần có các nhà khoa học hàng đầu tham gia chủ trì, chứ đừng coi đấy chỉ là việc của các nhà giáo phổ thông, bởi vì cần có tầm nhìn cao và rộng mới dễ hiểu hơn cái gì là quan trọng, cái gì là cần biết nhất, và cần học như thế nào cho dễ tiếp thu kiến thức thực sự hơn. Chương trình giáo dục quá nặng về hình thức ở VN hiện nay có nguy cơ làm thui chột khả năng suy nghĩ và sáng tạo của nhiều học sinh, và tạo cho học sinh thói quen thích danh hão. Muốn có nền khoa học công nghệ phát triển, thì nền tảng giáo dục và văn hóa chung rất quan trọng.

Việc thứ hai là cần thay đổi một cách cơ bản cơ chế  quản lý tài chính trong đại học và khoa học, đánh giá đúng mức hơn giá trị của đào tại đại học và nghiên cứu khoa học, để có thể nâng tỷ lệ đóng góp của nó cho nền kinh tế lên đúng với thực tế (thay vì chỉ bằng một phần nhỏ thực tế như hiện nay), thì từ đó mới có thể trả lương các giảng viên đại học và người làm hoa học xứng đáng và có đủ nguồn tiền để đầu tư cho khoa học.

Khoa học cơ bản cần được phát triển đồng bộ chứ không nên trọng ngành nào hơn ngành nào. Những người nào hay nhóm nào làm việc hiệu quả thì cần được ưu tiên đầu tư thay vì bình quân chủ nghĩa hay lâu lên lão làng. Những ngành nào đang tiếp cận sát được sát với ứng dụng thực tế hơn, thì cần tận dụng huy động đầu tư từ nguồn ứng dụng cho ngành đó, sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển. Những ngành nào đang rất thiếu hụt mà rất cần (ví dụ như ngành toán thống kê ở VN), thì cũng cần được đầu tư để khuyến khích thế hệ trẻ đi vào ngành đó cho cân bằng lại.

7. Anh/ chị có quan điểm thế nào về khoản đầu tư 651 tỷ đồng ngân sách để phát triển ngành toán ở VN?

Con số 651 tỷ, chi trong 10 năm, thực ra là một con số khá khiêm tốn nếu đem so với cả một nền toán học của một đất nước 90 triệu dân, với hàng nghìn người trực tiếp tham dự, và có ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh sinh viên và  toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Số tiền đó chỉ tương đương với 6km đường cao tốc, hay tương đương với tổng chi phí kể cả lương trong một năm của một viện như Viện Toán Toulouse. Ngành toán đang bị “suy dinh dưỡng” nặng từ lâu nay, quá ít người muốn “dấn thân” vì triển vọng thu nhập quá kém, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục đào tạo về toán ở mọi cấp, và không đáp ứng được nhu cầu ứng dụng toán học của xã hội. Tôi không tin số tiền này đủ để thúc nền toán học Việt Nam mạnh lên hơn so với thế giới. Tôi nghĩ nó sẽ làm cho Việt Nam đỡ thụt hậu thêm so với thế giới, vì ngay tại các nước còn nghèo khác người ta cũng đang đầu tư cho khoa học và trả lương cho người làm toán đàng hoàng  hơn nhiều lần so với Việt Nam.

8. Anh/ chị có hạnh phúc với cuộc sống và công việc hiện tại?

Tôi thấy mình khá là hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại. Công việc thì luôn có rất nhiều việc để làm, nhiều cái chưa đạt được.

9. Nếu có một bạn trở VN muốn theo đuổi ngành toán lý thuyết, theo anh/ chị, bạn trẻ đó sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn, trở ngại gì? Làm sao để vượt qua?

Hiện tại, muốn theo đuổi ngành toán lý thuyết, thì hoặc là phải có điều kiện kinh tế khá giả, hoặc là phải sẵn sàng hy sinh chấp nhập cuộc sống vật chất khó hơn hơn là nếu đi làm ngành khác. Muốn làm được tốt, có được các kết quả nhiều người quan tâm, thì phải có môi trường học tập và làm việc tốt (điều ở VN đang rất thiếu), với những người thầy hướng dẫn tận tình có tầm cỡ quốc tế, cộng với sự bền bỉ theo đuổi không nản chí trong nhiều năm.

10. Ở nước mà anh/ chị đang sống và làm việc, mức sống của nhà toán học lý thuyết so với mặt bằng trong xã hội ra sao? Nhà nước có đầu tư cho toán học không và theo cách nào nếu có? Nếu không thì lực lượng nào đầu tư cho toán học?

Ở Pháp không có sự chênh lệch đáng kể giữa lương ngành toán lý thuyết và lương các ngành khoa học khác. Nước Pháp có hệ thống phúc lợi xã hội rất cao, y tế và giáo dục hầu như miễn phí. Đổi lại lương công chức tương đối thấp. Vì các giáo sư ở Pháp là công chức nhà nước, nên lương tuy thuộc loại khá trong xã hội vẫn thấp hơn so với nhiều nước tư bản phát triển khác và thấp hơn những người có trình độ tương đương làm cho các hãng tư nhân. Nhà nước Pháp cũng nhận thấy sự kém cạnh tranh trong việc thu hút các nhà khoa học giỏi ở Pháp do lương thấp, và sự cần thiết phải đầu tư nhiều hơn cho khoa học.Họ đang tìm cách cải tổ, ví dụ như đưa ra chính sách thưởng cao hơn cho ai nghiên cứu tốt,  tuy nhiên diễn biến của sự cải tổ này khá chậm do sức ỳ lớn. Ngoài đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu toán học, còn có đầu tư của nhiều hãng công nghiệp và công ty tài chính lớn cho toán ứng dụng, ví dụ như Airbus, Renault, BNP Paribas, v.v.

© Nguyễn Tiến Dũng

Blog Nguyễn Văn Tuấn

Phản hồi