WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vác thánh giá đi tu thiền

Ở thành phố San Jose này, có một khu phố xứng đáng với cái tên Little Sàigòn nhất, đó là đường Senter, khoảng từ đại lộ Tully đến Capitol Expressway.  Đứng ở ngã tư của hai đầu phố này, nếu bạn ném một viên sỏi ra đường thì bạn sẽ chọi trúng ít nhất là hai cái đầu người Việt.  Đây là một con phố nhỏ rất là Việt Nam, một phần vì nó bao gồm gần như hoàn toàn là những cơ sở kinh doanh và gia cư gốc Việt, nhưng phần nhiều hơn là vì nó mang đầy đặc chất sinh hoạt của người Việt ta.  Ngay cả không khí ở đây cũng thoang thoảng hương vị của hè phố Sài Gòn, đầy sắc thái của người mình.

Bên lối đi xe cộ như mắc cửi là quán cà phê Vỉa Hè.  Nơi đây, bạn có thể mua một ly cà phê sữa đá với giá một đô la, một khúc bánh mì thịt nguội cũng một đô, và tha hồ mà nhặt những tờ báo Việt ngữ biếu không nằm bên các cửa tiệm.  Bên cạnh đó là một căn nhà sát mặt đường, nơi đặt trụ sở của đài phát thanh Sóng Việt và Gallery Sóng.  Gallery Sóng là nơi tụ họp cuối tuần của các văn nghệ sĩ Việt, để uống rượu và tán gẫu.  Tối thứ Bảy nào ở đây cũng có một chương trình văn nghệ bỏ túi.  Các ca sĩ tài tử địa phương thoải mái lên sân khấu hát bất cứ bài nào mà họ thuộc.

Tối thứ bảy, 15/12, vừa qua, ở Sóng cũng vẫn có một buổi ca nhạc như thế.  Lần này có chủ đề “Mừng Giáng Sinh”.  Chương trình đã đi sâu vào phần giữa khi cô Yên Ly bước lên sân khấu.  Cô khoảng chừng ngoài 40 tuổi, người Công giáo, mang chiếc thánh giá khá lớn bỏ ngoài áo trên ngực.  Trước khi hát, Yên Ly trao quà Giáng sinh cho hết quan khách, rồi cô bắt đầu bằng vài câu tâm sự.  “Khi Pháp đã thông, khi Mê đã thức, khi Nghiệp đã giải, thì đường Luân Hồi sẽ không trở lại”.  Cái gì?  Đây là ngôn ngữ của một tín đồ Công giáo?  Càng đi sâu vào câu chuyện, Yên Ly không nói gì về mình, mà tiếp tục theo đuổi một “thời pháp” hoạt bát, trôi chảy, nghe như là từ cửa miệng thuyết giảng của một thiền sư nằm lòng kinh sách nhà Phật.  Hỏi ra mới biết rằng cô vừa theo học xong một lớp thiền trong phái Tánh Không của thầy Thông Triệt, một môn đệ của Thiền sư Thích Thanh Từ.  Khi Yên Ly cất tiếng cho bài ca “Hỏi” viết bởi một sư cô, âm hưởng của văn thiền chuyển sâu ý nghĩa vào giòng nhạc quen thuộc đã làm cho người nghe thấy một cái gì là lạ nhưng lại rất gần.  Tôi tự hỏi rằng, không biết rằng cô là một tín đồ Công giáo đang giảng Phật pháp, hay là một Phật tử đang hát bài ngợi ca Giáng sinh?

Trong men rượu và âm thanh, và qua hình ảnh bình dị của Yên Ly, tôi thấy mơ hồ cái nỗi niềm khúc mắc về tôn giáo như là một số biểu tượng và ngôn từ, đối với nội dung và bản sắc đạo học như là ý nghĩa cứu cánh tối hậu, đang được giải hóa.  Trong thể dạng bình dân của chiếc thánh giá quen thuộc, hòa theo tiếng ca cũng rất là đơn giản, tôi nhìn ra một tâm chất thuần khiết và cao cả của một con người phụ nữ Việt Nam nơi Yên Ly. Ở đây, tôi xin thuật rất ngắn, với sự cho phép của Yên Ly, về cuộc đời của cô.

Vốn sinh ra trong một gia đình Công giáo ở Sài Gòn, cha cô là dân “đạo gốc” nhưng ông lại đi theo học thiền với một tu sĩ Phật giáo trẻ tuổi ở Phan Thiết.  Khi đã hiểu được lý của thiền, ông và cả nhà phát nguyện ăn chay trường mà vẫn giữ đạo Công giáo, từ lúc mà Yên Ly chỉ mới 4 tuổi cho đến ngày hôm nay.  Yên Ly nói rằng nhiều lúc cô đã bị cám dỗ để bỏ chay trường, nhưng đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria để cho cô tiếp tục được ăn chay, và đã được Đức Mẹ ban phép lành.   Khi lớn lên theo học trường Regina Pacis ở Sài Gòn, và được huấn luyện về ngành điện ảnh.  Sau 1975, Yên Ly đã  yêu một anh cựu lính “nguỵ” đi cải tạo về, với nhiều bệnh tật và đang làm nghề sửa giày độ nhật ở hè phố.  Dù có nhiều cơ duyên để lấy chồng “tốt lành” khác (kể cả lời cầu hôn của Tổng lãnh sự Sô Viết ở Việt Nam với lời hứa là sẽ cho cô cơ hội làm diễn viên điện ảnh quốc tế), dù cho gia đình cô không bằng lòng, nhưng Yên Ly đã giữ tình chung thuỷ với anh cựu tù cải tạo.  Sau khi làm đám cưới với cựu sĩ quan nguỵ, Yên Ly bị chế độ “đì,” cô không thể theo đuổi nghề điện ảnh. Vợ chồng vượt biên qua Mỹ năm 1993, và anh đã mất năm 1996.  Cuộc sống một thân cô độc đầy khó khăn, nhưng Yên Ly vẫn hào sảng với mọi người.  Cuối tuần, cô vẫn thường đi hát giúp vui cho các chương trình văn nghệ của chùa và thiền đường.  Các giáo hữu của Yên Ly thắc mắc tại sao mà cô lại “bỏ đạo” đi theo Phật giáo?

Người ta có nói rằng, tôn giáo cũng như là rượu, điều độ và vừa phải thì bao giờ cũng tốt.   Nhưng mà đời sống người ta không thể thiếu rượu – vì trong cõi sống thân xác và vật chất thì rượu là tinh thần.  Biểu tượng huyền nhiệm đầu tiên trong Tân Ước là khi Chúa Jesus đến thành phố Cana xứ Galilee dự đám cưới cùng mẹ và các môn đệ, Ngài đã biến nước lã thành rượu cho quan khách.  Ngài đã nói với chú rể, “Hãy mời rượu ngon cho khách trước, cho đến khi họ say mèm xong rồi hãy mời rượu vừa; vậy thế mà nhà ngươi lại giữ rượu ngon lại cho đến giờ” (John 2). Câu chuyện này không chỉ để vinh danh khả năng làm phép lạ của Chúa Jesus, mà đã nói lên ít điều khác.  Đời sống hôn nhân của vợ chồng phải như là rượu, hãy biến nước lã của quan hệ thân xác thành tình yêu tinh thần.  Và khi đối xử với tha nhân, ta phải đem sự tôn trọng trong tinh thần cao cả (rượu ngon) mà dâng hiến họ.  Rượu ngon phải mời trước cho khách, cho đến khi họ say, rồi đến phiên ta thì uống rượu vừa cũng được.

Khi Yên Ly hy sinh đời sống cá nhân, không nghe theo lời khuyên của gia đình, để chấp nhận hôn nhân với một người tù chiến tranh đã cùng kiệt; hay là khi cô mời bạn hữu đi ăn nhà hàng ngon cho số tiền lương nhỏ nhoi vừa mới lãnh được, là lúc Yên Ly, với sức mạnh tinh thần và ý chí vượt qua cái “cho mình,” mà giữ lời hứa với người yêu, hay với cái tâm tốt lành mà đối xử hào phóng trong trân trọng với bạn hữu, đó chính là lúc mà cô đã đi theo sự sống mà Chúa Jesus đã căn dặn, “Hãy mời rượu ngon đến tha nhân trước”, còn cô thì chấp nhận cho mình uống rượu nhạt hơn cũng được.

Và khi Yên Ly vái nhận sư Thông Triệt làm thầy, một lần nữa, cô lại vượt qua cái “của mình” trong niềm tin và truyền thống Công giáo độc tôn và bảo thủ để tìm đến một con đường đạo học khác, cũng là lúc cô đã nắm được tinh hoa tôn giáo.  Không có tôn giáo  nào là tuyệt đối – tất cả là những hệ thống biểu tượng, những chỉ dấu dẫn đường ra khỏi cõi vô minh, để hướng dẫn con người đi vào con đường ánh sáng tới vùng của giải thoát và cứu rỗi.  Không những Yên Ly biết mời rượu ngon cho tha nhân, cô còn biết đến nguyên tắc điều độ và khai mở trong niềm tin vào tôn giáo truyền thống của chính mình.

Trong buổi ra mắt sách về thiền lý của thầy Thông Triệt hai tuần trước ở một nhà hàng gần đó, ngoài Yên Ly, các người học thiền mới theo thầy bao gồm một số không nhỏ là tín đồ Công giáo.  Họ cùng lên sân khấu hát nhạc thiền, phát biểu cảm tưởng trong ngôn ngữ thiền học, cùng ăn chay, cùng nhau đứng chung với thầy để chụp hình một cách hân hoan, hỷ lạc.  Cơn say tôn giáo của họ thưở nào nay đã trở nên chất rượu giải hòa trong tình người và đạo lý khai dung.

Lý tưởng lớn lao của văn minh Tây phương hiện đại, trong truyền thống Thiên Chúa giáo, chỉ có thể được đạt đến khi nó có khả năng hóa giải những con người đầy ngã mạn với các tín đồ cuồng nhiệt để đem họ sang đến cõi tâm thức khai phóng, cấp tiến và không cố chấp.  Người Công giáo hoàn tất tư chất tín đồ khi họ vượt qua biên giới tôn giáo khép kín vốn thường hay nhân danh chỉ có mình mới là người “có đạo”; người Phật giáo hoàn mãn cơ trình tu học khi họ không còn vỗ ngực mình cho đạo ta là “khoa học, cao siêu”.   Sự sống còn của đạo học sẽ tuỳ vào khả năng của các tín đồ biết khai tử tinh thần cố chấp tôn giáo tự trong tâm – như Chúa Jesus đã phán, “Không ai có thể được sống lại nếu không đã phải được chuyển hóa trong tinh thần” (John 3).

Chúa Jesus kêu gọi, “Hãy vượt qua bên kia bờ” (Luke 8).  “Nếu kẻ nào muốn theo Ta thì hãy bỏ lại cái ‘ta’ (self) của họ bên này bờ… (Thử hỏi) được chi cho kẻ có cả thế gian nhưng đánh mất chân Ngã (true Self)?” (Luke 9).  Có phải đây là lời kinh Bát Nhã?  Hai bờ của tôn giáo, của Công Giáo đối với Phật Giáo, trong mùa Giáng sinh năm nay đã được nối lại, ít nhất là ở nơi chốn vỉa hè rất bình dị của một thị trấn xứ xa này, bằng một “con đò Bát Nhã” – mà trong lòng thuyền vô cùng đó, tôi có nhìn thấy hình bóng của những con người thế gian lận đận, đầy gian nan, như Yên Ly, ngồi bình an trông chờ.

© Nguyễn Hữu Liêm

24 Phản hồi cho “Vác thánh giá đi tu thiền”

  1. JOY says:

    “Judging others does not define who they are. It defines who You are.”

  2. ĐĂNG says:

    CÒ đổi tên lia lịa .NHƯ BA hay NHƯ BẢ ? Tưởng gì lại mang 3 cái tên TCN, NMQ, v.v… là những tên chuyên viết trong Giao Điểm thì tui biết ông là NHƯ BẢ. Mấy thằng này viết nhiều mà bài của bọn nó không ai ngửi được chỉ trừ thằng …thuê nó viết. mà có ai thích đọc bài của bọn nó đâu . Vô duyên.

  3. S.Lam says:

    Tưởng ai chứ …GS (?)Trần Chung Ngọc của nhóm Giao Điểm : đệ tử của sư Gián Điệp Việt Cộng Thích Trí Quang, chuyên ôm đít cái đảng CSVN ôn dịch và chửi bới điên cuồng Thiên Chúa giáo,một loại quá khích đáng tởm ! (kể cả bọn quá khích chống cộng)

  4. Cipola says:

    Ái chà,lại gặp anh Liêm trên diễn đàn..hôm nọ sinh nhật Bác ngóng mãi mà chẳng thấy anh đâu.Dự định nếu gắp thì ngoài cùng cầm tay hát bài “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ra rồi rủ anh đi ăn gỏi người mẫu,nhưng tiếc quá mấy tiệm gỏi này vừa bị tụi cô hồn sống hốt mẹ nó rồi,thôi hẹn anh năm sau đúng ngày sinh nhật Bác nhé. 4 ròm Bình Thạnh.

  5. LeQuocTrinh says:

    Vô Ngã vs Duy Ngã

    Bạn Việt Quốc nói đúng:

    Đạo Phật chủ trương VÔ NGÃ (không có yếu tố nào đứng riêng le có thể quyết định mọi sự vật) ngược lại với niềm tin DUY NGÃ (tin vào siêu nhân tạo dựng vũ trụ, con người).

    Do đó Đạo Phật chính thống của Ngài Thích Ca Mâu Ni luôn luôn theo đúng tinh thần khoa học (trung thực, vô tư) đặt nguyên tắc khai triển TRI’ TUỆ để GIÁC NGỘ theo phương hướng TỪ BI HỶ XẢ. Còn các tôn giáo khác khai thác triệt để niềm tin cuồng tín vào một hình tượng siêu nhân để trục lợi, gây thánh chiến đổ máu triong suốt lịch sử nhân loại.

    Có một câu nói rằng:

    - Thượng Đế có thật sự tạo dựng con người hay không, hãy còn đặt nghi vấn;

    - Nhưng chính con người đã vẽ lên hình ảnh Thượng Đế để lừa gạt nhau, điều này thì đúng chính xác;

    Nguyễn Hữu Liêm là dân ăn học trí thức thì nên suy nghĩ kỹ trước khi đặt bút viết, nhất là liên hệ đến Đạo Phật.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      PHẬT VÀ NGOẠI PHẬT

      Phật chủ trương vô ngã là điều hoàn toàn từ bi, hỉ xã, một ý nghĩa chí ư đúng đắn. Thế nhưng duy ngã, nếu duy ngã tốt thì cũng không trái với vô ngã hay phi ngã. Cái sai của duy ngã chỉ là duy ngã tầm thường, thấp kém. Vậy nên cái đúng hay cái sai không ở chỗ duy ngã hay vô ngã, nhưng ở chỗ người ta quan niệm ý hướng vô ngã hoặc duy ngã đó ra sao. Hai con mắt cùng nhìn về một vật, chỉ thấy duy một vật. Nhưng hai con mắt nhìn về hai vật khác nhau, lại chỉ thấy nhòe mà không thấy rõ nét vật nào ra hồn chính là như thế đó. Các quan điểm của những nhà tôn giáo lớn, thường hay có chỗ gặp nhau và ít điều sai biệt. Tuy nhiên người đời thường chủ quan, với các cái nhìn thiển cận, thấp kém, nên thường chỉ biết một mà không biết hai, thấy một mà không thấy đủ mười chính là như vậy.

      NON NGÀN
      (08/6/12)

  6. LeQuocTrinh says:

    Ông Nguyễn Hữu Liêm ơi!

    Ông đã bị “cái mốt thời thượng” cám dỗ rồi. Phong trào “Tu Thiền” rầm rộ mở ra khắp mọi ngả đường, đáp ứng nhu cầu “tĩnh tâm” của nhiều người quá mệt mỏi “vì stress trong công ăn việc làm”.

    Ông Liêm nên cố gắng sử dụng bộ não để hiểu rằng: “THIỀN chỉ là một phương pháp, một phương tiện để đạt đến thân tâm an lạc” mà thôi. Giáo lý sâu sa của Nhà Phật do Ngài Thích Ca Mâu Ni khởi xướng đã đặt ra mộn mục tiêu rất rõ ràng, đó là GIÁC NGỘ, tự giải thoát khỏi vòng vô minh. Thiền là gai đoạn thứ hai cần tập luyện sau khi thân tâm trong sạch nhờ giữ GIỚI, để sau cùng đạt đến khai thông TRÍ TUỆ (GIỚI, ĐỊNH, TUỆ).

    Thiền Định có hai giai đoạn: Thiền Chỉ trước tiên và Thiền Quán sau đó. Thiền Chỉ là tập trung tư tưởng trong đầu, cho đến khi thân tâm không còn bị xao động. Lúc đó mới tìm cách hướng dẫn năng lực để quán (quan sát, phân tích, tìm hiểu sâu vào bản chất của sự vật).

    Cẩn thận nhe ông Liêm. Thiền để thân tâm an lạc chỉ là để tự kỷ ám thị mà thôi, không thể tiến đến GIÁC NGỘ được đâu.

    Từ nay ông viết bài nói về Đạo Phật thì nên cẩn thận hơn.

  7. Ngươi San Jose says:

    “…đã nắm được tinh-hoa cùa tôn-giáo.” Kinh quá !!!
    Cái búa này phãi nặng đến 999 ký-lô. Thế mà ông Liêm vác khõe re.
    Thật là tài. Đáng sợ! Đáng sợ!
    Người San Jose

  8. thac says:

    tôn giáo là sự tin tưởng có lý trí của loài người,và chưa ai đủ tự tin để nói tôn giáo này đúng hay tôn giáo này sai.thì không ai có quyền mời gọi người khác tín ngưỡng đi theo mình ,kể cả khi người đó kết hôn với người khác đạo.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      CHÂN LÝ HAY THỰC TẠI VỐN LUÔN LUÔN CHỈ CÓ MỘT

      Không thể có tôn giáo nào là đúng hơn tôn giáo nào, bởi nếu thế thì làm gì còn có chuyện có nhiều tôn giáo vẫn tồn tại. Cũng không có chuyện cái nhìn về chân lý khách quan nào là đúng hơn cái nhìn về chân lý khách quan khác. Bởi nếu thế thì cũng làm gì mà còn chân lý khách quan. Đúng ra chân lý khách quan và thực tại khách quan chỉ có một. Nhưng nói lên cái một đó là gì lại chỉ có thể là sự chủ quan. Chẳng hạn, vật chất và ý thức đều chỉ là hai mặt của tồn tại khách quan nhưng không phải là thực thể duy nhất. Các Mác cho rằng vật chất có trước ý thức chỉ là sự ngu dốt. Nhiều tay cũng bắt chước như vậy mà lặp theo, cũng chỉ là một sự ngu dốt tai hại. Cho nên tuyệt đối hóa tôn giáo cũng chỉ là sự vô nghĩa. Thế nhưng tuyệt đối niềm tin duy vật và niềm tin vô thần cũng chỉ là sự quờ quạng hay sự u mê loạng quạng. Ý nghĩa cao nhất của triết học không phải nói ra điều gì mà chính là có ý hướng tư duy hay suy nghĩ được về tất cả mọi điều một cách sâu xa, bao quát và chín chắn nhất.

      NGÀN KHƠI
      (07/6/12)

  9. Vô Vi says:

    Với cái tựa đề “Vác thánh giá đi tu thiền” ông Nguyễn Hữu Liêm không chỉ nhạo báng tôn giáo mà còn vọng ngữ, cường điệu với: “nếu bạn ném một viên sỏi ra đường thì bạn sẽ chọi trúng ít nhất là hai cái đầu người Việt. Ông Liêm nhiều chữ nghĩa quá nên viết lách vung vít?

    THIỀN không phải là một tôn giáo, mà chỉ là một phương pháp tập luyện để cho tâm hồn đuợc thanh tịnh, thanh thản, vì vậy bất cứ người thuộc tôn giáo nào, lớp tuổi nào cũng có thể tập luyện, nếu họ muốn.

    Hãy vào web “sanhtu.com” để biết: Tại sao mọi người đến học Thiền?

    Trả lời: “Hầu hết những người tìm đến Thiền Viện để học Thiền là vì họ phát hiện những vấn đề bất an nơi thân tâm, thường xãy trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như: bực bội, chán nãn, buồn bực, tuyệt vọng, sợ hãi…nó cứ lập đi lập lại hoài, nên họ muốn giải quyết chúng. Chính vì vậy mà họ tìm đến Thiền Viện để tu học.

    Những người đến học Thiền, phần lớn là những loại người nào?

    Những người có vấn đề gia đình, cá nhân. Ví dụ như: khủng hoảng tinh thần, trầm cảm, bệnh tật…Ngoài ra cũng có những vấn đề khác như sợ hãi, mâu thuẩn, nội kết trong lòng mà không được giải quyết, chính vì vậy mà họ muốn chạy trốn hoàn cảnh, không muốn đối diện với những vấn đề thường xãy ra trong đời sống hang ngày, hoặc là những phản ứng bực bội, buồn chán thường xãy ra khi những người chung quanh không làm theo ý họ. Hoặc là những mâu thuẩn với những người mình thương…

    Tôi nghĩ là ông Nguyễn Hữu Liêm là người không hiểu THIỀN và cũng chả biết THIỀN là gì nên mới viết hầm bà lằng như ở trên!

    • NON NGÀN says:

      QUYỀN TỰ DO PHÁT BIỂU

      Giá trị cao nhất của loài người không phải chỉ là nói ra được điều gì mà có quyền tự do nói ra được những gì tự mình cho là tốt. Sự khác nhau giữa tính mê muội của sự độc tài độc đoán và yêu cầu tự do dân chủ mang tính giải phóng đích thực chính là như thế. Thật sự cái sai cái đúng trong cuộc sống không mang tính chất tiền chế mà luôn mang tính chất lịch sử. Lịch sử tức là sự biến chuyển theo thời gian và thay đổi theo không gian. Ý nghĩa của con người là sống, hiểu biết và phát triển. Ý nghĩa của con người không phải chỉ ăn để sống và để tồn tại. Quan điểm duy vật hạ cấp và dốt nát luôn chỉ nhìn thấy khía cạnh vật chất nơi con người mà không nhìn thấy ý nghĩa tinh thần nơi con người. Quan điểm duy vật kinh tế học cũng chỉ là một dạng loại theo kiểu đó. Cũng vì thế học thuyết duy vật vô thần là học thuyết quái quỉ nhất trong lịch sử nhân loại. Nó làm hạ cấp ý thức, mục đích sống của con người, nhưng lại mặc một chiếc áo giả tạo như là sự đấu tranh cho công bằng và giải phóng con người, giải phóng xã hội. Đó chính là điều xấu nhân danh cái tốt và điều ác nhân danh cái thiện đã từng xuất hiện ra không phải chỉ một lần trong lịch sử nhân loại. Quyền tự do phát biểu do vậy cũng có nghĩa là quyền tự do ý thức, quyền tự do nhận thức và quyền tự do mang tính khách quan cần thiết. Có nghĩa mọi sự phát biểu lệch lạc không đúng đắn tự nó cáo giác chính nó mà không nên và không cần ai lấy ý nghĩa gì để phê phán nó, trừ phi thật sự hiển nhiên nó tạo ra những điều tai hại cụ thể và thực tế mà không bất kỳ ai có thể chối cãi được nào đó.

      THƯỢNG NGÀN
      (07/6/12)

      • Vô Vi says:

        “QUYỀN TỰ DO PHÁT BIỂU” khác hẳn với “tự do nói nhảm” ông ạ!

      • Non Ngàn says:

        NHẢM HAY KHÔNG NHẢM

        Nhảm hay không nhảm, hoặc nhảm đến đâu, cứ để bàng dân thiên hạ nhận xét. Tại sao ông lại tự mình cứ phán bừa ra là nhảm, như thế thử hỏi ông có “nhảm” không đó ? Chủ quan, độc đoán kiểu vậy mà còn nói dân chủ, tự do nỗi gì ?

        Ngàn Khơi

  10. Như Ba says:

    Chỉ những người hiểu biết chân chính về sự thật lịch sử mới có khả năng viết về Phật giáo và đem đặt nó đứng cạnh catô lích, và làm công việc tỷ giảo này, người có đủ khả năng này là gs Trần Chung Ngọc và gs Nguyễn Mạnh Quang. Cái thấy của ông Liêm về v/đ này còn non ớt và thiếu sót lắm, càng loay hoay viết thì càng lòi cái ngớ ngẩn của mình, cô Yên Ly không có kiến thức về l/s đã đành, và để mình trở thành kẻ bị lừa và phản bội lại truyền thống của tổ tiên đã đành!! Còn ông Nguyễn hữu Liêm chẳng lẽ cũng không biết đến Nguyễn Xuân Thọ với ” Bước đầu của sự thiết lập chế độ thuộc địa tai VN” và Cao Huy Thuần với ” Chủ nghĩa thực dân với đạo thiên chúa ” thì thật là lạ, uổng công ăn học, sao không khiêm cung mà ngồi đọc nhị vị giáo sư trên? Trí thức như ông người ta gọi là trí ngủ đấy,

    • ông... says:

      Như Ba lấy danh như…” ba trợn ” người đời thường hay ví..nhửng con người không bình thường chữ nghỉa là : ba trợn…!!,bây giò thời kỷ thuật số @ họ đặt tên …bị bệnh…alzheimer…! củng không ngoa..! .

    • NGÀN KHƠI says:

      KHÔNG CÓ THỰC THỂ NÀO LÀ TUYỆT ĐỐI Ở ĐỜI

      Mọi thực tại ở đời đều tương đối. Nhưng chính mọi cái tương đối đó mới làm nên cái tuyệt đối chung. Vậy thì chính cái tuyệt đối biểu hiện ra thành những cái tương đối mà không phải ngược lại. Như thế thì đạo nào cũng tốt nếu đạo thật sự là hướng đến tinh thần, đến chân lý tối hậu, đến sự giải phóng ra khỏi mọi cái tương đối. Nói cách khác, không thể nói tôn giáo nào là tuyệt đối nắm hết chân lý, hoặc không có tôn giáo nào là hoàn toàn sai lầm hay bậy bạ nếu nó quả thật đúng nghĩa là tính cách tôn giáo. Cũng có nghĩa tôn giáo hoàn toàn khác mê tín, và niềm tin tôn giáo cũng có nhiều trình độ khác nhau. Tức tôn giáo nào cũng có trình độ bình dân, trình độ phổ biến và trình độ thâm sâu, chủ thức cao nhất. Sự hòa hợp các tôn giáo do vậy cũng đúng nghĩa hơn sự bài xích, mâu thuẫn, chống đối giữa các tôn giáo. Nói cách khác, nếu phải chọn giữa hai thái độ vô thần thuần túy và thái độ hữu thần thuần túy thì thái độ hữu thần mang tính có lý hơn thái độ vô thần. Cũng thế nếu chọn giữa thái độ duy tâm thuần túy và thái độ duy vật thuần túy thì ý nghĩa duy tâm thuần túy vẫn có lý hơn là duy vật thuần túy. Các Mác là người hoàn toàn vô thần và hoàn toàn duy vật. Đó chính là nền tảng phi lý và phi căn cơ trong mọi luận điểm của học thuyết Mác. Mác coi tôn giáo là sự phản động lịch sử và là thuốc phiện ru ngũ quần chúng. Thực tế, trong chủ trương như thế, học thuyết Mác lại trở thành thuốc phiện và sự ru ngũ của nó không những đạt tới đỉnh cao nhất trong lịch sử nhân loại mà còn đạt tới cả sự bũn rũn và mất mọi ý nghĩa đề kháng hay liệt kháng của ý thức con người về rất nhiều phương diện. Cho nên lấy bất kỳ cái tương đối nào đó để phù nhận cái tuyệt đối, lấy bất kỳ cái tương đối nào đó để phủ nhận cái tương đối khác, đều là những trạng thái thấp kém và nguy hại của chính ý thức trong sáng và lành mạnh của con người.

      NON NGÀN
      (07/6/12)

      • Như Ba says:

        Nhắn Non Ngàn :
        Đừng nên né tránh ngụy biện, thần mà Mác bài xích là thần Catô là thần Jehova là thần đã được nhận định, ông thần này là ông thần đi vòng vòng trong doanh trại và bắt binh sĩ chôn phân của mình và cũng chính ông này đòi chia 32 gái trinh, có phải thần cuả Non Ngàn nói đến là ông thần này? Nếu đúng thì ai là kẻ thấp kém trong nầy đây? Kẻ thấp kém là kẻ không chịu tháo gỡ xiềng xích cho mình ngay trong khung trời tự do ngay trước mắt và trước mặt hàng núi tài liệu mà không chịu tìm hiểu, hay không dám tìm hiểu mà cứ cố trườn uốn như loài lươn trạch, uốn éo dưới từng giọt acid sự thật nhỏ xuống trông thật thảm thương. Sao không mở mắt ra đối diện với nó một lần. Dù sau đó thui chột, xót xa, hay đau đớn còn hơn là mù tối suốt trăm năm !!!
        Nhất thất túc thiên niên cổ hận
        Tái hồi đầu dĩ bách niên thân
        Dich là Một lần vong thân ngàn năm hận
        Có quay được đầu về thì đã mất trăm năm
        Ôi sao mà thê thảm vậy

      • Thời thượng says:

        Như Ba hay Hửu Ba sao mà rảnh rỗi để ngồi mà vạch từng lá tìm sâu. Bao giờ thì ông chết?

      • ba sao says:

        Nhắn Như Ba sạo
        Chủ nghĩa Mác là hậu quả của hàng chục triêu người bi giết chết dưới chế dộ cs tàn bao. Chính Mác chủ trương dấu tranh giai cấp dưa con người xuống loài cầm thú dùng bạo lực dể dối xử với nhau.Hiện nay toàn thế giới dều cho là Mác chẳng còn giá trị mà ông còn dùng dể ngụy biện y chang mấy thằng cs già bảo thủ và bất lương

Leave a Reply to Như Ba