WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phật Ngọc San José

Hôm nay, 12 giờ rưỡi trưa thứ Bảy 1 tây tháng Mười, 2010, tôi đã đến hội trường Hoà Bình ở Senter Road, San José dự nghi lễ bế mạc cuộc thỉnh cầu Phật Ngọc. Các bãi đậu xe chung quanh cũng đầy ắp. Những cơ sở, công sở, các khu phố thương mại có bãi đậu xe đều, hoặc căng giây xích, hoặc có người gác, hay có cắm bảng báo cáo: No Event Parking (Không đậu xe cho dịp đại lễ) chung quanh. Như vậy đại lễ cung nghinh, đón tiếp Phật Ngọc đã tiếp diễn đúng hai tuần ở San José, nghe thông báo mới biết tính đến hôm nay đã có hơn 170 ngàn người ngưỡng mộ đến chiêm bái tôn tượng Phật Ngọc ở San José, nâng con số tín hữu đến dự lễ lên cao nhất ở các thành phố ở Bắc Mỹ. Ngày mai Phật Ngọc sẽ được thỉnh lưu hành về Sacramento, một thành phố cách San José hơn một trăm dặm về phiá Bắc. Sau đó cuộc hành hương sẽ đi về miền Nam Cali tại hai thành phố Santa Ana và Huntington Beach.

Hôm nay ngoài các vị đại đức hoà thượng, tăng thống, chư tôn đức lại có thêm nghị viên Kansen Chu của thành phố San José đến dự nghi lễ, ông cùng lên khán đài một lượt với Madison Nguyễn. Là một Phật tử ở Đài Loan ngày trước nên biết bái lễ đúng nghi thức hơn cô Madison, một người ngoại đạo, lạ nhầm lẫn Phật Ngọc với Phật tử hai lần khi phát biểu trên sân khấu. Ông thống đốc Schwarzenegger phái đại diện là cô Elizabeth Bích Liên thay mặt phát bảng tưởng thưởng cho ban tổ chức. Sư cô Tiến Liên lên đại diện và thay mặt ban tổ chức cảm tạ quan khách nhấn mạnh sự thành công viên mãn của hai tuần cung thỉnh chiêm bái Phật Ngọc bất kể những dèm pha bên ngoài. Lòng thành của ni sư dâng cao làm sư cô xúc động cho hai dòng lệ rơi.

Hai vợ chồng người chủ trì cuộc hành hương Phật Ngọc là ông bà Ian và Judy Green đã về lại Úc châu nhưng đã chuyển lại lá thơ cho ông Roberts đọc, đại ý khen ngợi và cảm ơn ban tổ chức đã bỏ công sức huy động được sự giúp đỡ của tín đồ và đồng hương cho hai tuần đại lễ đã thành công ngoài mức ước tính của mình. Họ cũng cho biết là các việc cúng dường thu thập được trong những tuần qua được xung vào quỹ của ban tổ chức chứ không vào tay họ. Còn số tiền của những kỹ vật và hình tượng các tượng Phật nhỏ bá được sẽ dùng trang trải cho những cuộc lưhu hành của Phật ngọc trên thế giới trong vòng 5 năm tới cũng như sẽ dành cho việc xây Tháp đài Thái hoà ở Benigo Úc châu, nơi an toạ  cuối cùng của Phật Ngọc. ước tính phí tổn xây cất Phật đà lên đến 20 thriệu Mỹ kim. Ông bà cũng cho biết đến nay số người thập phương trên thế giới đến chiêm ngưỡng Phật Ngọc đã lên đến 4 triệu 250 ngàn người.

Như thường lệ ở những đại hội như vầy, ngoài những lễ nghi thường thức, những lời diễn văn chào mừng quan khách đã kéo dài hơn mức dự định. Cuối cùng trong buổi lễ bế mạc khó khăn nhất là chuyện nâng tôn tượng lên cần trục sao cho chính xác. Chuyện này cũng không khác một cuộc phẫu thuật tinh vi cẩn trọng, đã huy động trí não và óc nhận xét, đo đạc của nhiều người trên 1 tiếng rưỡi đồng hồ.

Tuần trước:

Sáng thứ bảy ngày 18 tháng 10, 2010 một ngày quan trọng ghi dấu cuộc hành trình xuyên 3 đại dương và 3 lục địa của Phật Ngọc để đến với San José chờ đại lễ cắt băng khánh thành. Tôi dậy sớm chuẩn bị cho cuộc dong ruổi từ Oakland xuống San José.

Mây giăng phủ bầu trời Bắc Cali. Có lẽ cũng là điềm tốt, một sự hiển linh của Trời Phật, giúp giải tỏa, làm giảm nhiệt độ và sự căng thẳng của những nhóm phái tranh giành ảnh hưởng trong thương trường, chính trường nay lại tôn giáo ở cộng đồng San José trong mấy tuần nay như đã trình bày trên báo chí (như bài của Bruce Newman trên Mercury News: The Jade Buddha, symbol of Peace and Harmony, everywhere but in San José. Phật Ngọc: biểu tượng của thái bình và hòa thuận ở mọi nơi, ngoại trừ San José). Đến San José đã gần 9 giờ sáng, tôi kiếm một chút gì lót dạ, không ngờ sau đó phải hối hận vì các bãi đậu xe chung quanh hội trường đã được chiếm lĩnh hết nên phải đậu ở bãi của Costco cách đó khoảng vài trăm mét, mang vác balô máy ảnh và vidéo đến hội trường.

Hôm nay là ngày đầu tiên ở San José chúng sinh khắp nơi có thể đến hội trường ở 1980 Senter Road (một kho hàng của anh Đỗ văn Trọn được sửa sang thành một đại sảnh đường, mệnh danh là Điện Thái Hoà) để chiêm bái Phật Ngọc Hoà Bình Hoàn Vũ, một ngôi tượng Phật vĩ đại được tạc bằng cẩm thạch, nặng hơn 4 tấn, cao 3 mét rưỡi, chiều ngang 1 mét 7.

Khoảng 9 giờ 30, chưa đến giờ khai mạc (10 giờ sáng) mà các tín đồ, các hàng giáo phẩm và chư tăng ni, phật tử, khách mộ điệu từ thập phương kéo về chật hết mặt bằng mấy chục nghìn mét vuông của hội trường. Ở sân trước phía ngoài sảnh đường,13 cỗ xe hoa đậu một hàng thẳng góc theo hình chữ L. Các thành viên ban tổ chức phải dàn hàng, chặn đường và hướng dẫn khách vào ngõ sau. Chật vật lắm tôi mới lên được phía trước khán đài, sau khi cho những thành viên giữ trật tự biết là mình thuộc nhóm báo giới, nhưng cũng không thoát khỏi những chuyện bị dời chỗ, dằng co trong suốt gần bốn tiếng đồng hồ. Tôi và một số các phóng viên, phó nhòm bị xô đẩy như bị đuổi tà, những người nào lì lợm hơn thì giữ được vị thế của mình trong một khoảng thời gian dài hơn.

Tôi khấn Phật xin dâng hiến những phút giây cực hình quỳ bài bái lễ của mình cho ngài – tất nhiên không thấm vào đâu so với rừng người của hàng trăm Phật tử và tín đồ trong những bộ sắc phục màu lam ngồi xếp bàn tròn dưới đất, hoặc các cô mặc áo dài xanh lá mạ, lục thẩm; các thầy mặc áo cà sa màu vàng-cam đứng xếp hàng thẳng tắp hay ngồi chung quanh sân khấu và chàng trăm các tín hữu khác an tọa chung quanh sảnh đường. Họ đã chuẩn bị từ mấy tháng nay đóng góp công sức, thì giờ và tiền bạc cũng như sự nhiệt thành, một lòng truân chuyên với trết lý từ bi của đức Phật. Đến khoảng 10 giờ, cũng có đến 2.000 con số khách thànhh tâm tín hữu đến dự lễ.

Đến giờ này sự cung thỉnh Phật Ngọc đã tạm xong, ngài còn tọa lạc trên ngai cẩm thạch, đang chờ chúng sinh dẹp bỏ sự sầu muộn phiền toái, tồn đọng, chất chứa trong cõi ta bà của cuộc sống hàng ngày, dọn lòng thanh tịnh để đón rước sự an bình cho nội tâm mình cũng như thông điệp của ngài với niềm ước vọng hoà bình thế giới to tát hơn mong muốn cá nhân. Sự nô nức, háo hức của một số người trong giờ phút thiêng liêng có lẽ được phô trương và thể hiện thái quá qua những loan báo hăng say và oang-oang, nặng phần trình diễn của các xướng ngôn bằng Việt ngữ – được khuếch đại trăm phần trăm qua máy vi-âm và các loa hạng nặng chát chúa. Tôi không hiểu người ta muốn tăng thêm phần long trọng của buổi lễ hay chỉ muốn quan trọng hóa vai trò phát ngôn của chính mình? Có lẽ sự chịu trận của những người ở gần khán đài như tôi càng làm gia tăng và phóng đại sự khó ở cận ảnh của mình. Chẳng vậy mà tên tuổi của các đài truyền thông, các vị quan khách, chính khách như thống đốc tiểu bang Schwarzenegger đã được lặp đi lặp lại và phát âm với nhiều kịch tính.

Gần 12 giờ, khung màn trướng ba cạnh đang phủ chung quanh Phật Ngọc được tử từ hạ xuống cho mọi người được chiêm bái dung nhan Tôn Tượng trong những tràng pháo tay vang dội khắp hội trường. Giờ phút thiêng liêng đã điểm, ước mong ý nghĩa và thông điệp hơn là hình tượng và sự hiện hữu của Phật Ngọc đang mang lại tình thương chan hòa cho thế gian. Tôi đắm mình trong tiếng chuông, tiếng mõ ngân nga, tiếng tụng kinh trầm ấm của những vị sư Tây tạng. Giờ phút này, tôi chợt cảm thông được sự thiện căn của những tâm hồn đang sùng bái sự hiện hữu thiêng liêng của Phật pháp giúp mọi người vượt qua được những khác biệt cá nhân quy tụ về một mối ờ chánh điện này.

Tên tuổi thống đốc Arnold Schwarzenegger, dân biểu Trần thái Văn, thị trưởng Chuck Reed được ồn ào thông báo, nhưng lời chúc tụng của họ đều được một cô đại diện Elizabeth Bích Liên trong ban tổ chức lên sân khấu đọc thế vì họ vắng mặt. Riêng nghị viên Madison Nguyễn đã khôn khéo chắp tay xá lạy ba phương bốn hướng Phật Ngọc chư tăng đức tôn ni và các vị quan khách trước khi lên chào đón và tri ân công sức của ni sư Tiến Liên cũng như  ý nghĩa của buổi đại lễ, khai màn cho vị phó thị trưởng thành phố Milpitas, Pete McHugh, thắt cà vạt cờ vàng ba sọc lên khán đài – cũng bày tỏ sự cung kính bằng sự hiện diện đúng phong tục và văn hóa của mình. Tất nhiên tất cả những động thái này đều được các đài truyền hình Việt Nam, kể cả đài CBS số 5 của dòng chính – tuy đến muộn – thu hình.

Ngoài lòng thành tâm trong sáng của sư cô Tiến Liên chủ trì Tịnh Xá Ngọc Hoa đã có sự trung dung khiêm tốn thỉnh cầu được Tôn tượng xoa dịu được tai tiếng trong sự tranh chấp, có lẽ sự hiện diện hệ trọng và trang nghiêm nhất phải là hai ông bà Ian và Judy Green. Ho là hai vợ chồng Phật tử người Úc, vâng lời đức Lạt Ma Zopa Rinpoche, đã có công đức đứng ra nhận lãnh trọng trách thương lượng, gây quỹ tạc tượng và tổ chức chuyến du hành thế giới của Phật Ngọc. Được khám phá từ vùng Tây Bắc Gia Nã Đại vào năm 2000, một khối ngọc thạch quý nặng 18 tấn được mệnh danh là Polar Pride, sau đó đã được tạc thành tượng hình ở Bangok, Thái Lan trong những năm 2003 – 2009. Phật Ngọc đã đi quanh 3 châu và 4 bể. Hai vợ chồng ông bà Green toát ra một vẽ hiền từ và đôn hậu, họ lên khán đài vái lạy Phật và chư tăng đức tôn ni, và chậm rãi ngỏ chuyện một cách kính cẩn về quá trình của Phất Ngọc với khán thính giả. Sau đó không hiểu anh Đỗ Vẫn Trọn có cảm thấy được đưa lên chín tầng mây do những lời tôn vinh kể lại tính vô vụ lợi và thành tâm của mình đã cống hiến miễn phí việc sử dụng hội trường Hòa Bình cho việc triển lãm Tôn tượng Phật ngọc Hoà bình Hoàn vũ.

Một sự kiện đáng chú ý và cũng chính là biểu tượng quan trọng nhất trong chuyến công du thế giới của Phật Ngọc Hòa bình Hoàn vũ phải được ghi nhận. Đó chính là địa điểm khởi hành đầu tiên của cuộc hành trình và sau đó nơi chốn cuối trước khi Phật Ngọc ra nước ngoài.

Hành trình ở Việt Nam qua các chùa:

Quan Thế Âm, Đà Nẵng (09 tháng 3, 2009)
Đại Tùng Lâm, Bà rịa (21 tháng 3, 2009)
Phổ Quang, Sàigòn
Hoàng Phát, Hóc Môn
Quang Lâm, Châu Thành
Vạn An, Đồng Tháp  (tháng 5, 2009) Sa Đéc-Cửu Long
Phật Tích, Bắc Ninh (tháng 5, 2009)

Khởi sự từ Đà Nẳng, Việt Nam (tháng 3, 2009) và kết thúc tại chùa Phật Tích ở Bắc Ninh (10 tháng 5, 2009) cũng là một nơi đầu tiên Phật giáo được du nhập sang Việt-Nam, phải được kể là một điều nhiệm mầu. Vì sao Việt Nam được chọn làm điểm hẹn cho Phật Ngọc ban ơn phước Thái Bình? Vì sao Bắc Việt không có trong chương trình cung nghinh Phật Ngọc, mà giờ phút chót do lòng thành và tâm Bồ tát của tín đồ và dân tình ở đây qua lời thỉnh cầu của sư cô Thích Nữ Huệ Đức, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh đã được chiếu cố? Có phải đây là một ẩn số chưa được giải đáp?

Tôi cũng nhận thấy hầy hết các chùa chiền ở Bắc Mỹ trong hành trình viếng du của Phật Ngọc đều thuộc cộng đồng Việt Nam. Có phải là Việt Nam được chọn làm điểm tựa cho sự phát xuất hoà bình thế giới không?

Một điều huyền diệu và tình cờ khác, trong suốt bài tường trình của cuốn phim tài liệu nói về chuyến hành hương của Phật Ngọc ở Việt Nam, MC/xướng ngôn viên Lâm Ánh Ngọc bỗng nhiên tình cờ nói đến chuyện ‘gieo gió gặt bão’ và sứ mạng của đức Phật trong nỗ lực “đơn độc chiến đấu tìm về ánh sáng chân lý” khi cô về đến cái nôi của Phật giáo tại miền Bắc? Có điềm báo bí ẩn gì cho Việt-Nam, cho toàn dân trước những sự kiện mầu nhiệm và hiện đại này?

Một số hình ảnh (Nguồn: Nguyễn-Khoa Thái Anh):

———–
17 September – 01 October, 2010
Peace Hall
1980 Senter Road, San Jose CA
Hosted by Vietnamese Bhikkhuni Buddhist Congregation, TINH XA NGOC HOA
Contact: Venerable Tien Lien
+1 408 295 2436 (Vietnamese)
+1 408 507 2363 (English)

Upcoming event destinations
03 – 17 Oct, 2010
Vietnamese Buddhist Community in Northern California
Cong Dong Phat Giao Viet Nam Bac California
3119 Alta Arden Expressway
Sacramento, California 95825 (USA)
Contact: Venerable Thich Nhut Hue (408) 828 5707
Venerable Thich Thien Duyen (916) 206 3757
More info: download our flyer

22 – 31 October 2010
Bat Nha Buddhist Temple
803 S. Sullivan St.

————–

© Đàn Chim Việt

Hôm nay ngoài các vị đại đức hoà thượng, tăng thống, chư tôn đức lại có thêm nghị viên Kansen Chu của thành phố San José đến dự nghi lễ, ông cùng lên khán đài một lượt với Madison Nguyễn. Là một Phật tử ở Đài Loan ngày trước nên biết bái lễ đúng nghi thức hơn cô Madison, một người ngoại đạo, lạ nhầm lẫn Phật Ngọc với Phật tử hai lần khi phát biểu trên sân khấu. Ông thống đốc Schwarzenegger phái đại diện là cô Elizabeth Bích Liên thay mặt phát bảng tưởng thưởng cho ban tổ chức. Sư cô Tiến Liên lên đại diện và thay mặt ban tổ chức cảm tạ quan khách nhấn mạnh sự thành công viên mãn của hai tuần cung thỉnh chiêm bái Phật Ngọc bất kể những dèm pha bên ngoài. Lòng thành của ni sư dâng cao làm sư cô xúc động cho hai dòng lệ rơi.

Hai vợ chồng người chủ trì cuộc hành hương Phật Ngọc là ông bà Ian và Judy Green đã về lại Úc châu nhưng đã chuyển lại lá thơ cho ông Roberts đọc, đại ý khen ngợi và cảm ơn ban tổ chức đã bỏ công sức huy động được sự giúp đỡ của tín đồ và đồng hương cho hai tuần đại lễ đã thành công ngoài mức ước tính của mình. Họ cũng cho biết là các việc cúng dường thu thập được trong những tuần qua được xung vào quỹ của ban tổ chức chứ không vào tay họ. Còn số tiền của những kỹ vật và hình tượng các tượng Phật nhỏ bá được sẽ dùng trang trải cho những cuộc lưhu hành của Phật ngọc trên thế giới trong vòng 5 năm tới cũng như sẽ dành cho việc xây Tháp đài Thái hoà ở Benigo Úc châu, nơi an toạ cuối cùng của Phật Ngọc. ước tính phí tổn xây cất Phật đà lên đến 20 thriệu Mỹ kim. Ông bà cũng cho biết đến nay số người thập phương trên thế giới đến chiêm ngưỡng Phật Ngọc đã lên đến 4 triệu 250 ngàn người.

Như thường lệ ở những đại hội như vầy, ngoài những lễ nghi thường thức, những lời diễn văn chào mừng quan khách đã kéo dài hơn mức dự định. Cuối cùng trong buổi lễ bế mạc khó khăn nhất là chuyện nâng tôn tượng lên cần trục sao cho chính xác. Chuyện này cũng không khác một cuộc phẫu thuật tinh vi cẩn trọng, đã huy động trí não và óc nhận xét, đo đạc của nhiều người trên 1 tiếng rưỡi đồng hồ.

Tuần trước:

Sáng thứ bảy ngày 18 tháng 10, 2010 một ngày quan trọng ghi dấu cuộc hành trình xuyên 3 đại dương và 3 lục địa của Phật Ngọc để đến với San José chờ đại lễ cắt băng khánh thành. Tôi dậy sớm chuẩn bị cho cuộc dong ruổi từ Oakland xuống San José.

Mây giăng phủ bầu trời Bắc Cali. Có lẽ cũng là điềm tốt, một sự hiển linh của Trời Phật, giúp giải tỏa, làm giảm nhiệt độ và sự căng thẳng của những nhóm phái tranh giành ảnh hưởng trong thương trường, chính trường nay lại tôn giáo ở cộng đồng San José trong mấy tuần nay như đã trình bày trên báo chí (như bài của Bruce Newman trên Mercury News: The Jade Buddha, symbol of Peace and Harmony, everywhere but in San José. Phật Ngọc: biểu tượng của thái bình và hòa thuận ở mọi nơi, ngoại trừ San José). Đến San José đã gần 9 giờ sáng, tôi kiếm một chút gì lót dạ, không ngờ sau đó phải hối hận vì các bãi đậu xe chung quanh hội trường đã được chiếm lĩnh hết nên phải đậu ở bãi của Costco cách đó khoảng vài trăm mét, mang vác balô máy ảnh và vidéo đến hội trường.

Hôm nay là ngày đầu tiên ở San José chúng sinh khắp nơi có thể đến hội trường ở 1980 Senter Road (một kho hàng của anh Đỗ văn Trọn được sửa sang thành một đại sảnh đường, mệnh danh là Điện Thái Hoà) để chiêm bái Phật Ngọc Hoà Bình Hoàn Vũ, một ngôi tượng Phật vĩ đại được tạc bằng cẩm thạch, nặng hơn 4 tấn, cao 3 mét rưỡi, chiều ngang 1 mét 7.

Khoảng 9 giờ 30, chưa đến giờ khai mạc (10 giờ sáng) mà các tín đồ, các hàng giáo phẩm và chư tăng ni, phật tử, khách mộ điệu từ thập phương kéo về chật hết mặt bằng mấy chục nghìn mét vuông của hội trường. Ở sân trước phía ngoài sảnh đường,13 cỗ xe hoa đậu một hàng thẳng góc theo hình chữ L. Các thành viên ban tổ chức phải dàn hàng, chặn đường và hướng dẫn khách vào ngõ sau. Chật vật lắm tôi mới lên được phía trước khán đài, sau khi cho những thành viên giữ trật tự biết là mình thuộc nhóm báo giới, nhưng cũng không thoát khỏi những chuyện bị dời chỗ, dằng co trong suốt gần bốn tiếng đồng hồ. Tôi và một số các phóng viên, phó nhòm bị xô đẩy như bị đuổi tà, những người nào lì lợm hơn thì giữ được vị thế của mình trong một khoảng thời gian dài hơn.

Tôi khấn Phật xin dâng hiến những phút giây cực hình quỳ bài bái lễ của mình cho ngài – tất nhiên không thấm vào đâu so với rừng người của hàng trăm Phật tử và tín đồ trong những bộ sắc phục màu lam ngồi xếp bàn tròn dưới đất, hoặc các cô mặc áo dài xanh lá mạ, lục thẩm; các thầy mặc áo cà sa màu vàng-cam đứng xếp hàng thẳng tắp hay ngồi chung quanh sân khấu và chàng trăm các tín hữu khác an tọa chung quanh sảnh đường. Họ đã chuẩn bị từ mấy tháng nay đóng góp công sức, thì giờ và tiền bạc cũng như sự nhiệt thành, một lòng truân chuyên với trết lý từ bi của đức Phật. Đến khoảng 10 giờ, cũng có đến 2.000 con số khách thànhh tâm tín hữu đến dự lễ.

Đến giờ này sự cung thỉnh Phật Ngọc đã tạm xong, ngài còn tọa lạc trên ngai cẩm thạch, đang chờ chúng sinh dẹp bỏ sự sầu muộn phiền toái, tồn đọng, chất chứa trong cõi ta bà của cuộc sống hàng ngày, dọn lòng thanh tịnh để đón rước sự an bình cho nội tâm mình cũng như thông điệp của ngài với niềm ước vọng hoà bình thế giới to tát hơn mong muốn cá nhân. Sự nô nức, háo hức của một số người trong giờ phút thiêng liêng có lẽ được phô trương và thể hiện thái quá qua những loan báo hăng say và oang-oang, nặng phần trình diễn của các xướng ngôn bằng Việt ngữ – được khuếch đại trăm phần trăm qua máy vi-âm và các loa hạng nặng chát chúa. Tôi không hiểu người ta muốn tăng thêm phần long trọng của buổi lễ hay chỉ muốn quan trọng hóa vai trò phát ngôn của chính mình? Có lẽ sự chịu trận của những người ở gần khán đài như tôi càng làm gia tăng và phóng đại sự khó ở cận ảnh của mình. Chẳng vậy mà tên tuổi của các đài truyền thông, các vị quan khách, chính khách như thống đốc tiểu bang Schwarzenegger đã được lặp đi lặp lại và phát âm với nhiều kịch tính.

Gần 12 giờ, khung màn trướng ba cạnh đang phủ chung quanh Phật Ngọc được tử từ hạ xuống cho mọi người được chiêm bái dung nhan Tôn Tượng trong những tràng pháo tay vang dội khắp hội trường. Giờ phút thiêng liêng đã điểm, ước mong ý nghĩa và thông điệp hơn là hình tượng và sự hiện hữu của Phật Ngọc đang mang lại tình thương chan hòa cho thế gian. Tôi đắm mình trong tiếng chuông, tiếng mõ ngân nga, tiếng tụng kinh trầm ấm của những vị sư Tây tạng. Giờ phút này, tôi chợt cảm thông được sự thiện căn của những tâm hồn đang sùng bái sự hiện hữu thiêng liêng của Phật pháp giúp mọi người vượt qua được những khác biệt cá nhân quy tụ về một mối ờ chánh điện này.

Tên tuổi thống đốc Arnold Schwarzenegger, dân biểu Trần thái Văn, thị trưởng Chuck Reed được ồn ào thông báo, nhưng lời chúc tụng của họ đều được một cô đại diện Elizabeth Bích Liên trong ban tổ chức lên sân khấu đọc thế vì họ vắng mặt. Riêng nghị viên Madison Nguyễn đã khôn khéo chắp tay xá lạy ba phương bốn hướng Phật Ngọc chư tăng đức tôn ni và các vị quan khách trước khi lên chào đón và tri ân công sức của ni sư Tiến Liên cũng như ý nghĩa của buổi đại lễ, khai màn cho vị phó thị trưởng thành phố Milpitas, Pete McHugh, thắt cà vạt cờ vàng ba sọc lên khán đài – cũng bày tỏ sự cung kính bằng sự hiện diện đúng phong tục và văn hóa của mình. Tất nhiên tất cả những động thái này đều được các đài truyền hình Việt Nam, kể cả đài CBS số 5 của dòng chính – tuy đến muộn – thu hình.

Ngoài lòng thành tâm trong sáng của sư cô Tiến Liên chủ trì Tịnh Xá Ngọc Hoa đã có sự trung dung khiêm tốn thỉnh cầu được Tôn tượng xoa dịu được tai tiếng trong sự tranh chấp, có lẽ sự hiện diện hệ trọng và trang nghiêm nhất phải là hai ông bà Ian và Judy Green. Ho là hai vợ chồng Phật tử người Úc, vâng lời đức Lạt Ma Zopa Rinpoche, đã có công đức đứng ra nhận lãnh trọng trách thương lượng, gây quỹ tạc tượng và tổ chức chuyến du hành thế giới của Phật Ngọc. Được khám phá từ vùng Tây Bắc Gia Nã Đại vào năm 2000, một khối ngọc thạch quý nặng 18 tấn được mệnh danh là Polar Pride, sau đó đã được tạc thành tượng hình ở Bangok, Thái Lan trong những năm 2003 – 2009. Phật Ngọc đã đi quanh 3 châu và 4 bể. Hai vợ chồng ông bà Green toát ra một vẽ hiền từ và đôn hậu, họ lên khán đài vái lạy Phật và chư tăng đức tôn ni, và chậm rãi ngỏ chuyện một cách kính cẩn về quá trình của Phất Ngọc với khán thính giả. Sau đó không hiểu anh Đỗ Vẫn Trọn có cảm thấy được đưa lên chín tầng mây do những lời tôn vinh kể lại tính vô vụ lợi và thành tâm của mình đã cống hiến miễn phí việc sử dụng hội trường Hòa Bình cho việc triển lãm Tôn tượng Phật ngọc Hoà bình Hoàn vũ.

Một sự kiện đáng chú ý và cũng chính là biểu tượng quan trọng nhất trong chuyến công du thế giới của Phật Ngọc Hòa bình Hoàn vũ phải được ghi nhận. Đó chính là địa điểm khởi hành đầu tiên của cuộc hành trình và sau đó nơi chốn cuối trước khi Phật Ngọc ra nước ngoài.

Hành trình ở Việt Nam qua các chùa:

Quan Thế Âm, Đà Nẳng (09 tháng 3, 2009)

Đại Tùng Lâm, Bà rịa (21 tháng 3, 2009)

Phổ Quang, Sàigòn

Hoàng Phát, Hóc Môn

Quang Lâm, Châu Thành

Vạn An, Đồng Tháp (tháng 5, 2009) Sa Đéc-Cửu Long

Phật Tích, Bắc Ninh (tháng 5, 2009)

Khởi sự từ Đà Nẳng, Việt Nam (tháng 3, 2009) và kết thúc tại chùa Phật Tích ở Bắc Ninh (10 tháng 5, 2009) cũng là một nơi đầu tiên Phật giáo được du nhập sang Việt-Nam, phải được kể là một điều nhiệm mầu. Vì sao Việt Nam được chọn làm điểm hẹn cho Phật Ngọc ban ơn phước Thái Bình? Vì sao Bắc Việt không có trong chương trình cung nghinh Phật Ngọc, mà giờ phút chót do lòng thành và tâm Bồ tát của tín đồ và dân tình ở đây qua lời thỉnh cầu của sư cô Thích Nữ Huệ Đức, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh đã được chiếu cố? Có phải đây là một ẩn số chưa được giải đáp?

Tôi cũng nhận thấy hầy hết các chùa chiền ở Bắc Mỹ trong hành trình viếng du của Phật Ngọc đều thuộc cộng đồng Việt Nam. Có phải là Việt Nam được chọn làm điểm tựa cho sự phát xuất hoà bình thế giới không?

Một điều huyền diệu và tình cờ khác, trong suốt bài tường trình của cuốn phim tài liệu nói về chuyến hành hương của Phật Ngọc ở Việt Nam, MC/xướng ngôn viên Lâm Ánh Ngọc bỗng nhiên tình cờ nói đến chuyện ‘gieo gió gặt bão’ và sứ mạng của đức Phật trong nỗ lực “đơn độc chiến đấu tìm về ánh sáng chân lý” khi cô về đến cái nôi của Phật giáo tại miền Bắc? Có điềm báo bí ẩn gì cho Việt-Nam, cho toàn dân trước những sự kiện mầu nhiệm và hiện đại này?

17 September – 01 October, 2010

Peace Hall

1980 Senter Road, San Jose CA

Hosted by Vietnamese Bhikkhuni Buddhist Congregation, TINH XA NGOC HOA

Contact: Venerable Tien Lien

+1 408 295 2436 (Vietnamese)

+1 408 507 2363 (English)

Upcoming event destinations

03 – 17 Oct, 2010

Vietnamese Buddhist Community in Northern California

Cong Dong Phat Giao Viet Nam Bac California

3119 Alta Arden Expressway

Sacramento, California 95825 (USA)

Contact: Venerable Thich Nhut Hue (408) 828 5707

Venerable Thich Thien Duyen (916) 206 3757

More info: download our flyer

22 – 31 October 2010

Bat Nha Buddhist Temple

803 S. Sullivan St.

Santa Ana, California (USA)

Phản hồi