WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xã hội dân sự và hiện tình Việt Nam

Tác giả Huỳnh Thục Vy

Xã hội dân sự là một thuật ngữ xuất hiện từ thế kỷ 16 nhưng đến thế kỷ 18 nó mới trở nên phổ biến trong triết học chính trị, đặc biệt là trong chủ nghĩa tự do. Vì thế nó chẳng phải là một khái niệm mới mẻ gì ở các quốc gia dân chủ pháp trị. Nhưng trong những các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản thì cụm từ nay rất ít khi được nhắc đến. Hiện nay, trong các văn bản chính thức của Nhà nước và các tài liệu dành cho giáo dục thì nó hoàn toàn không được đề cập. Vì thế đối với khái niệm này, nhiều người Việt Nam cảm thấy rất xa lạ.

Đây không phải một thuật ngữ cao siêu gì và tôi cũng không có ý cho rằng kiến thức của người Việt ta hạn hẹp. Điều mà tôi muốn chia sẻ ở đây là tại sao người ta lại xa lạ với một thiết chế mà đáng lẽ ra phải rất gần gũi và rất tự nhiên đối với bất cứ một cộng đồng người nào?! Vì nhân loại từ thời chưa có sự xuất hiện của Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của đời sống cộng đồng, để bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu sinh hoạt của chúng ta trong một tập thể là nhu cầu rất tự nhiên, vì khi con người sinh hoạt trong một tập thể sẽ thấy bản thân mình có ích cho cộng đồng, nhận được sự chia sẻ của mọi người đối với tâm tư nguyện vọng của mình và góp phần tạo nên một khối người có sức mạnh nhất định để có những hành động cụ thể trong đời sống xã hội.

1/Những mô tả chung về xã hội dân sự

Xã hội dân sự là một tổng thể các tổ chức và định chế dân sự tự nguyện, tự vận hành và tự quản, là một mảng hoạt động của xã hội mang tính tập thể, khác biệt và độc lập với Nhà nước và thị trường. Các tổ chức xã hội dân sự được đặc trưng bởi tính “phi chính phủ” và “vô vị lợi” bởi sự tách biệt với các cấu trúc quyền lực Nhà nước và hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các tổ chức kinh tế tài chính. Đó là một vũ đài riêng biệt cho các thành viên cùng chia sẻ các mối quan tâm, mục đích và giá trị chung.

Ngày nay, các tổ chức xã hội dân sự khắp nơi trên thế giới tồn tại dưới hình thức các hiệp hội, hội từ thiện, công đoàn, phong trào xã hội, phong trào tôn giáo, hiệp hội nghề nghiệp và hội luật gia… Chúng chỉ hoạt động dưới sự ràng buộc của pháp luật và các giá trị văn hóa, hoàn toàn không bị chi phối bởi các Nhà nước.

Đặc tính tự quản, tự nguyện và không mang tính cưỡng chế của quyền lực chính trị giúp cho xã hội dân sự thực sự là môi trường để mọi người dân bày tỏ quan điểm, trình bày suy tư nguyện vọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chính ở đó, cá nhân nhận được cơ hội thể hiện tư duy dân chủ và bộc lộ nhân cách dân chủ qua việc phát biểu quan điểm cá nhân, chấp nhận khác biệt, thảo luận để đạt được sự đồng thuận, và thể hiện tinh thần trách nhiệm. Chính từ những cá nhân này, các phong trào và tổ chức dân sự trở nên những hoạt động linh hoạt và có đủ sức mạnh nội tại để đóng góp vai trò của mình trong xã hội như: sáng kiến pháp luật, hoạch định chính sách, giám sát hoạt động của chính quyền và thực hiên phản biện xã hội. Vì vậy, không quá lời khi nói rằng xã hội dân sự là lĩnh vực xã hội đại diện cho quyền lợi người dân, thể hiện sức mạnh làm chủ của người dân để đối trọng với quyền lực Nhà nước. Xã hội dân sự tạo nền tảng cho nền dân chủ và ngược lại các thiết chế dân chủ sẽ củng cố và  tạo điều kiện phát triển cho xã hội dân sự. Từ tính chất và vai trò đó, xã hội dân sự là một vũ đài  không thể thiếu trong một xã hội văn minh, và là biểu hiện cơ bản của nền dân chủ thực sự, góp phần tạo dựng một xã hội năng động, phồn vinh và nhân bản.

2/ Hiện tình xã hội dân sự ở Việt Nam

Những người cộng sản khắp nơi trên thế giới nói chung và những người Cộng sản Việt Nam nói riêng đã bắt gặp chủ nghĩa cộng sản khi sống ở châu Âu- những xứ sở của xã hội dân sự và nền pháp trị. Họ tuyên bố sẽ đào mộ chôn chủ nghĩa tư bản thì chắc chắn họ hiểu rất rõ đối phương. Họ hiểu được nguyên tắc nền tảng của một nền dân chủ với vai trò rất quan trọng của xã hội dân sự. Tuy vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nền dân chủ ở những quốc gia thuộc thế giới thứ nhất chưa đạt đến trạng thái như chính nó ngày nay.

Trước khi giành được chính quyền, những người cộng sản Việt Nam đã lập nên nhiều hội đoàn như:  Đoàn Thanh niên phản đế, Công hội, Hội cứu tế bình dân… hoạt động trong lòng chế độ thực dân Pháp để tạo cơ sở cho việc truyền bá tư tưởng cộng sản, kết nạp thành viên mới và tập hợp sức mạnh quần chúng (những người nông dân hiền lành, chất phác chẳng biết cộng sản là cái giống gì). Họ hiểu biết rất rõ sức mạnh mà các tổ chức quần chúng này tạo nên, đồng thời cũng biết rõ tính hợp pháp của các tổ chức này vì dưới chế độ thực dân Pháp ít ra người dân ta còn có được quyền tự do lập hội.

Vì thế khi giành được quyền cai trị đất nước, đưa miền Bắc từ năm 1954 và cả nước từ sau năm 1975 vào quỹ đạo cộng sản, họ đã không để mình phạm “sai lầm” khi biết rõ cái nguồn gốc sức mạnh quần chúng có thể đánh đổ chế độ; nên thay vì phân quyền, họ có cái gọi là tập trung dân chủ, tam quyền thống nhất; thay vì tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển họ biến những tổ chức này thành công cụ (ngay cả giáo hội cũng là giáo hội “quốc doanh”) để kiểm soát đời sống người dân từ những hoạt động nhỏ nhất.

Các nhà lý luận cộng sản khẳng định các tổ chức xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị, mà trong đó Mặt  trận Tổ quốc là thiết chế quan trọng nhất. Mặt trận này là một tổ chức liên hiệp của các  tổ chức xã hội có uy tín và có sức mạnh nhất, nó bao gồm nhiều tổ chức thành viên như : Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn… Điều 9 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở của chính quyền nhân dân”. Mới thoáng nghe mọi thứ có vẻ như rất dân chủ vì họ khẳng định như vậy có nghĩa là các tổ chức xã hội có quyền lực chính trị, là một bộ phận trong hệ thống chính trị kia mà! Nhưng không, người cộng sản rất giỏi chơi chữ. Thay vì để cho Mặt trận Tổ quốc được hoạt động tách biệt với chính quyền, họ kéo nó vào hề thống chính quyền, hoạt động dưới sự lãnh đạo của  đảng Cộng sản. Việc quản lý, tuyển dụng nhân sự, chính sách lương bổng và ngân sách cuả Mặt trận Tổ quốc do Nhà nước cộng sản quyết định và chu cấp. Các cá nhân lãnh đạo của Mặt trận được gọi là cán bộ, các nhân sự khác thì được gọi là công chức. Vậy thì hầu như toàn bộ các tổ chức xã hội quan trọng nhất của Việt Nam nằm trong hệ thống chính quyền, nó hiển nhiên đại diện cho quyền lực Nhà nước chứ không còn là mảng hoạt động dân sự theo ý nguyện của người dân nữa. Vậy thì lấy gì để mà đối trọng với chính quyền?! Nhưng thê thảm hơn là tuy Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên nằm trong hệ thống chính trị được danh nghĩa trao cho những quyền lực chính trị nhất định nhưng thực chất các tổ chức này là cánh tay nối dài của Đảng cộng sản chứ không có thực. Còn các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác như các đoàn luật sư thì hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Thêm vào đó là sự siết chặt gọng kiềm của chính quyền đối với quyền tự do lập hội theo thể thức xin-cho. Theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 về tổ chức,hoạt động và quản lý hội thì các hội, hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh đều do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ hội. Điều đó có nghĩa là việc thành lập một hội đoàn mới mà mục đích hoạt động có liên quan đến những vấn đề bị cho là có ảnh hưởng xấu đến quyền lãnh đạo của Đảng là điều không thể thực hiện được; hoặc nếu có thành lập được thì cũng sẽ bị đưa ra ngoài vòng pháp luật bất cứ lúc nào khi có những hoạt động phản kháng xảy ra. Vì vậy không ngoa chút nào khi chúng ta nói rằng Việt Nam không có xã hội dân sự.

Từ sau cái gọi là “đổi mới” năm 1986, Việt Nam hội nhập vào sân chơi quốc tế nhất là về thương mại, văn hóa, giáo dục. Nhiều tổ chức phi chính phủ thế giới đến hoạt động tại Việt Nam. Nhưng họ chỉ hoạt động như những tổ chức từ thiện, nói cách khác là họ chỉ đi giúp Việt Nam xử lý nhất thời những hậu quả xã hội do nền chính trị độc tài và nền kinh tế yếu kém tạo ra. Còn các hội đoàn của chúng ta thì im hơi lặng tiếng, không những không giúp gì được nhiều cho đời sống cộng đồng mà còn làm hao tổn ngân sách quốc gia cho những hoạt động thường xuyên của họ chỉ để làm mỗi một việc là tuyên truyền cho Đảng cộng sản và kiểm soát những động thái của người dân. Mặc dù đã có những bước chuyển mình trong xã hội dân sự Việt Nam thời gian gần đây qua những phong trào phản kháng của giáo dân, những cuộc biểu tình của sinh viên nhưng nói chung xã hội dân sự Việt Nam còn quá yếu ớt và nhỏ bé.

3/Xã hội dân sự và đấu tranh bất bạo động

Những nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay đang cổ vũ cho phương pháp đấu tranh bất bạo động. Phải công nhận rằng đây là một phương pháp đấu tranh nhân bản. Ngày trước, Marx đã cổ vũ cho “bạo lực cách mạng” trong những thể chế mà ta có thể đạt được sự thay đổi và giải quyết mâu thuẫn xã hội một cách ôn hòa bằng đấu tranh bất bạo động thông qua các tổ chức dân sự hoặc các phong trào quần chúng. Đó chính là một sai lầm to lớn của ông. Ngày nay, người dân Việt Nam đang sống dưới một chế độ độc tài, không có xã hội dân sự theo đúng nghĩa, thì chúng ta lại cổ súy cho đấu tranh bất bạo động (tôi không muốn nói chúng ta phải đấu tranh bạo động) thì tôi cảm thấy ở đây rõ ràng có một trục trặc rất lớn.

Mahatma Ganhdi sở dĩ có thể dùng phương thức “bất hại” để đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh vì Ấn Độ thời ấy tuy là một nước thuộc địa, nhưng nó vẫn được chia sẻ những giá trị về nền pháp trị và sự hoạt động tự do của xã hội dân sự do “mẫu quốc” mang lại. Martin Luther King, Jr. đã thành công trong cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng cho người da đen ở Hoa Kỳ, đưa đến sự ra đời của Đạo luật Dân quyền năm 1964 và Đạo luật về Quyền bầu cử năm 1965, vì chính cái chế độ mà ông đã sống bản thân nó có cơ chế dân chủ, có khả năng thay đổi và hoàn thiện bằng những phong trào dân sự của quần chúng, miễn là nó đi kèm với sự đấu tranh kiên trì.

Bởi vậy, theo thiển ý của tôi, chúng ta phải chắc chắn rằng Việt Nam có xã hội dân sự mạnh mẽ khắp đất nước, chúng có đủ sức mạnh nội tại để đối trọng với quyền lực Nhà nước, mà bất cứ một phản ứng tiêu cực nào từ phía chính quyền đều không thể thực hiện được khi nổ ra một phong trào đấu tranh; hoặc là cục diện thế giới và khu vực có khả năng tác động đến thái độ và hành động của nhà cầm quyền cộng sản khiến họ lo lắng cho tương lai của chính họ mà không thực hiện những biện pháp đàn áp cứng rắn. Nếu không, mọi cuộc tập hợp dân sự phản đối chính quyền sẽ bị đàn áp không thương tiếc!!

Từ nay cho đến lúc chúng ta xây dựng được những phong trào quần chúng và các tổ chức xã hội có đủ sức mạnh, tôi không biết là mất bao nhiêu thời gian; cho đến lúc đó tình hình thế giới và khu vực có những biến chuyển gì tác động to lớn đến tình hình chính trị Việt Nam hay không? Và chúng ta phải làm gì để khởi động hiệu quả các phong trào quần chúng hay các tổ chức  xã hội dân sự đó? Đó là câu hỏi tôi luôn thắc mắc. Và hôm nay xin gởi câu hỏi này đến cho những nhà dân chủ tiền bối-những người có đủ khả năng hoạch định những chiến lược đấu tranh dân chủ đúng đắn cho Việt Nam.

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

13 Phản hồi cho “Xã hội dân sự và hiện tình Việt Nam”

  1. Võ Ngọc Dũng says:

    Hoan Hô Huỳnh Thục Vi.

  2. Cố Biển says:

    Cám ơn cháu nhiều lắm. Những bài viết của cháu như có sức thôi miên. Bác thật sự ngạc nhiên thấy cô bé ngoài 20 tuổi mà đã có vốn tri thức phong phú,sâu rộng đến thế; đã có một tầm nhìn và một tấm lòng nhân hậu, chan chứa yêu thương với đất nước, với dân tộc mình đến thế.
    Bác sẽ đọc hết các bài của cháu trong đêm nay ( Ngẫu nhiên, bác mới biết các bài của cháu từ chiều nay (3-4-2011). Bác sẽ trao đổi nhiều hơn. Chúc cháu luôn vững vàng và luôn thông minh, luôn xinh đẹp, hạnh phúc.

  3. Hoan says:

    Mo’a o*i, nhin em gai HT Vy na`y la`m mi`nh xao xuye^’n qua’. Vy na`y ma` ddi la`m nguoi mau, tiep thi, giao thu*o*ng, ngoa.i giao thi` kho^ng ma^’y cho^’c se? gia`u co’ va` tha(ng tie^’n nhanh…..

  4. Dan Phan says:

    Hi Thuc Vy,

    Rat mong co the lien lac duoc voi Thuc Vy, neu co the cho toi email cua Vy.

    Cam on nhieu

    Dan

  5. Nguyễn Văn On says:

    Xã hội dân sự là chìa khóa, hay nói đúng hơn là ” vũ khí ” chuyên trị cộng sản độc tài, khi nào người dân Việt nam có được vũ khí nầy thì cs tan rã.
    Cộng sản lập ra Mặt Trận Tổ Quốc nhằm khống chế mọi khả năng, sức mạnh của XHDS.
    Hảy cố tạo dựng một xã hội dân sự thật sự, Khi có được sức mạnh XHDS thì có những cuộc xuống đường của Công Nhân, Nông Dân, Sinh Viên và rồi thì….

  6. nvtncs says:

    Trích từ huongduongtxd.com:
    —————————————-

    Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyn nói:

    “Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo.
    Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi,
    không ở lại nghe nó nói láo.
    Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không
    nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác.”

    Đức Dalai Lama lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói :

    “Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là
    loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.”

    Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói:

    “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”

    Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói :

    “20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà
    không từ bỏ CS là không có cái đầu.”

    Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói :

    “CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

    Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói :

    “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi
    phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối
    trá.”

    Cựu Tổng thống Nga Putin nói :

    “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.
    Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim.”

  7. D.Nhật Lệ says:

    Thành thật mà nói thì bài viết này khá sắc sảo,chứng tỏ tác giả có kiến thức tổng quát sâu rộng,dù trẻ người mà suy nghĩ già dặn như thế là thuộc vào lọai “hậu sinh khả uý”.Bạn đọc nvtncs.có lẽ cũng không nên quá khe khắt để nói rằng cô qúa..non để biết hết những cuộc đấu tranh cùa thánh Gandhi và ms.King cũng như không hiểu đầy đủ về người Anh,người Ấn và văn minh Mỹ.
    Lý do là vì tác giả đã viết với chủ ý bàn về xã hội dân sự ở VN.,nên chỉ nói phớt qua cũng đủ rồi khi viết rằng Ấn Độ “vẫn được chia sẻ những giá trị về nền pháp trị và sự tự do hoạt động của xã hội dân
    sự do ‘mẫu quốc’ mang lại…”.Trong đó quan trọng nhất vẫn là sự TỰ DO hoạt động của xã hội dân sự,ngoài nền pháp trị được chia sẻ.
    Vấn đề đấu tranh ở VN.có thể nói là đang ở trong tình trạng “lưỡng phân” vừa khó và vừa dễ.Khó thì
    như HTV.đã nói khá đầy đủ ở bài viết.Dễ là nếu toàn dân đồng nhất ý chí thì mọi bạo lực điên cuồng nhất cũng sẽ bị đè bẹp trước sức mạnh vô địch của ý chí đại đoàn kết dân tộc VN.chúng ta.Xin nhớ
    một định luật đã trở thành chân lý.của lịch sử là CHÍNH NGHĨA cuốí cùng sẽ thắng bạo tàn,gian dối !

  8. vuongvan says:

    “…Từ nay cho đến lúc chúng ta xây dựng được những phong trào quần chúng và các tổ chức xã hội có đủ sức mạnh, tôi không biết là mất bao nhiêu thời gian; cho đến lúc đó tình hình thế giới và khu vực có những biến chuyển gì tác động to lớn đến tình hình chính trị Việt Nam hay không? Và chúng ta phải làm gì để khởi động hiệu quả các phong trào quần chúng hay các tổ chức xã hội dân sự đó? Đó là câu hỏi tôi luôn thắc mắc. Và hôm nay xin gởi câu hỏi này đến cho những nhà dân chủ tiền bối-những người có đủ khả năng hoạch định những chiến lược đấu tranh dân chủ đúng đắn cho Việt Nam.”
    Trả lời: Trước hết phải đòi bãi bỏ điều 4 hiến pháp.

  9. DO NGHE says:

    Một đất nước ĐỘC TÀI QUÂN PHIỆT
    Lẽ TẤT NHIÊN mầm SỐNG ĐÂM CHỒI
    Thăng trầm THẾ SỰ NỖI TRÔI
    Con NGƯỜI tự DƯỠNG tự NUÔI THÂN MÌNH
    Biết DÂN SỰ sự dân PHẢI TÍNH
    Gẩm cơ TRỜI thinh thinh SUY SUY
    ĐẢNG còn KHÔNG chẳng HỀ GÌ
    TÀU đô hộ Chúng TRU DI DÂN VIỆT

  10. nvtncs says:

    “Mahatma Ganhdi sở dĩ có thể dùng phương thức “bất hại” để đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh vì Ấn Độ thời ấy tuy là một nước thuộc địa nhưng nó vẫn được chia sẻ những giá trị về nền pháp trị và sự hoạt động tự do của xã hội dân sự do “mẫu quốc” mang lại. Martin Luther King,.Jr đã thành công trong cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng cho người da đen ở Hoa Kỳ đưa đến sự ra đời của Đạo luật Dân quyền năm 1964 và Đạo luật về Quyền bầu cử năm 1965 vì chính cái chế độ mà ông đã sống bản thân nó có cơ chế dân chủ , có khả năng thay đổi và hoàn thiện bằng những phong trào dân sự của quần chúng, miễn là nó đi kèm với sự đấu tranh kiên trì.”

    The author is too young to know the struggles of Gandhi and Martin Luther King Jr., nor does she understand sufficiently the British, Indian and American civilizations.

    Briefly, in India and in Great Britain in 1945-1947 and in America in 1960-1968, there was the LAW and no one was above the LAW; even vice-roy Lord Mountbatten was not above the LAW; even president Lyndon B. Johnson was not above the LAW. And Gandhi and King were carrying out their struggles within the LAW. Everyone from all sides was fighting within the confines of the LAW.
    Whereas in Vietnam, the law is written by the communist party for the benefit of the communist party, which is above the law and which changes the law as it sees fit.

    Furthermore, the Indian people are a law-abiding people; they are also a spiritual people.
    English and American societies are, in general, more civilized, more humane. Vietnamese society, on the other hand, is more cruel, more savage and where human life is less valuable.

    That is why Gandhi and King succeeded where Nguyen Van Ly and Thich Quang Do failed, not through faults of their own.

Phản hồi