WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giấc mơ hoà bình vẫn là trên hết

Mặc dù thế giới liên tục theo dõi sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tồi tệ đi, nhưng những ước nguyện của hai bên về một nước Triều Tiên thống nhất trong hoà bình vẫn là trên hết chi phối con tim khối óc của không những các nhà lãnh đạo hai nước và của đa số người dân Triều Tiên đất nước quá nhiều đau khổ này. Người ta đặc biệt chú ý đến những lời phát biểu của các nhân vật lãnh đạo từ cả hai phía ngày hôm qua, mùng 7-12, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hyun In Taek tuyên bố, người dân hãy sẵn sàng chuẩn bị cho việc tái thống nhất. Trong khi đó, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cũng đăng bài bàn về việc thống nhất một cách hòa bình.

Bộ trưởng Hyun In Taek gọi việc tấn công của Bình Nhưỡng vào đảo Yeon pyeong là “sự lựa chọn tồi tệ nhất” và nhấn mạnh: “Năm nay sẽ được nhắc đến là một bước ngoặt lịch sử về vấn đề bán đảo Triều Tiên”.

Chiến tranh bao giờ cũng chỉ làm cho đất nước thêm đau khổ và người dân hiền lành vẫn là nạn nhân chính phải hứng chịu những hậu quả mà cuộc chiến gây ra. Người dân cả hai miền Triều Tiên vẫn thường hay nhắc đến những ngày sum họp của hai miền Nam, Bắc Việt Nam và của nuớc Đức với bức tường Bec linh bị sụp đổ.

Như lời ông Huyn nói tại cuộc hội đàm ở Seoul: “Chuẩn bị tái thống nhất đang trở thành nhiệm vụ trước mắt của đất nước”, ông Huyn nói tại cuộc hội đàm ở Seoul. “Chúng ta phải khẳng định giá trị của tự do, nhân quyền, dân chủ và nền kinh tế thị trường, đồng thời phải đề ra các sáng kiến xây dựng tương lai của bán đảo Triều Tiên”.

Trong khi đó phía Bắc Triều Tiên, tờ Rodong Sinmun – tờ báo chính thức của Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên, hôm qua cũng đăng bài bình luận về vấn đề thống nhất bán đảo này rằng việc thống nhất nên đạt được bằng cách thức hòa bình. Tờ báo này nói “Miền bắc và miền nam nên tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, thông qua đàm phán và đối thoại, từ đó tìm ra giải pháp thống nhất hợp tình hợp lý”, Rodong Sinmun viết. Cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh, hai miền nên hợp tác sát cánh bên nhau để đẩy lùi những mối quan hệ thù địch và đảm bảo hòa bình trên bán đảo. “CHDCND Triều Tiên sẽ kiên quyết giải quyết các vấn đề hai miền theo 3 nguyên tắc thống nhất quốc gia: hòa giải, hợp tác và tái hợp để vượt qua các khó khăn trên con đường thống nhất hòa bình”.

Trong khi đó các thế lực từ bên ngoài chính là hàng rào cản cho nỗ lực hoà bình này. Như BBC cho hay, hôm nay 8-12 cũng là ngày một tư lệnh cao cấp của quân đội Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, đang gặp gỡ chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Han Min Koo, để bàn về các biện pháp ứng phó nếu Bình Nhưỡng tiếp tục tấn công. Tiếp theo những phát biểu cứng rắn tại quốc hội, trong cuộc gặp các tướng lĩnh cấp cao hôm 7-12, tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Kim Kwan-jin, đã chỉ đạo quân đội nước này “hành động trước, báo cáo sau” để đáp trả Triều Tiên.

Nhưng dù các thế lực nào có ý đồ gì đi nữa thì sau cùng ý nguyện hoà bình của người dân Triều tiênvẫn là quyết định hơn cả. Mọi người rất cảm động khi nghe chính người sỹ quan đứng gác nơi Bàn Môn Điếm đã nói khi chiến sự đang căng thẳng vì đạn pháo từi hai phía nã vào nhau rằng:

“Chúng tôi hy vọng sự xung đột nhanhc hóng đi qua như cơn mây đen và hoà bình cho đất nước chúng tôi mau thành hiện thực. Không có lý gì đất nước chúng tôi là một thể thống nhất, dân hai miền đều là anh em lại bắn giết nhau? Không có lý như vậy. Tôi không muốn chiến tranh và đất nước tôi đã quá nhiều đau khổ rồi! Tôi muốn các con tầu hoả sớm đưan hândân hai miền đi lại thăm viếng thay vì chia cắt khổ đau như hôm nay”.

Nhiều người phụ nữ  Nam Triều Tiên đã nói với báo chí rằng: “Chúng tôi tới đây chỉ bỏ phiếu cho người nào, đảng nào mong muốn tiến hành hoà bình thống nhất đất nước tôi. Tại sao nước tôi lại phải có miền Nam và miền Bắc, mà không phải là một nước Triều Tiên thống nhất, cho dù với danh xưng là gì.”

Người ta sau những ngày căng thẳng và mệt mỏi về chiến sự nã pháo vừa qua, đã thấy những nụ cười hiền hoà đang trở lại trên các khuôn mặt người dân hai miền Nam Bắc Triều Tiên, tuy nụ cười còn vẫn nhanh rồi lại tắt. Nhưng những nụ cười như thế chắc chắn sẽ thay thế khuôn mặt đanh thép lạnh lùng của những người chỉ biết bắn và hành động như cái máy theo mệnh lệnh. Sau những ngày băng giá, tuyết đang tan và hoa Anh đào lại bắt đầu hé nụ đâm chồi trên các khu vườn trong công viên thành phố và khắp xóm làng Triều Tiên. Hoa sẽ nở rộ cả hai miền không chừa nơi đâu.

Hà lan, ngày 8 tháng 12 năm 2010.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

37 Phản hồi cho “Giấc mơ hoà bình vẫn là trên hết”

  1. nguyen van sac says:

    Người đời kẻ thì lấy sự hiểu biết nhiều và thông thái để sơn phết dày thêm cho bản ngã,kẽ thì lấy tiền bạc hư danh để phô trương hầu tô trét thêm vẽ đẹp cho bãn ngã…dù là thiên hình vạn trạng ,muôn ngàn hình thái,nhưng không ngoài nguyên do dẫn đến sự bóc lột mồ hôi nước mắt của kẻ khác,sự độc tài độc đoán thậm chí đến độ hơn loài cầm thú.Luật nhân quả mà Chư Hiền Thánh dạy sờ sờ ra đó mà chẳng ai chịu tin,chẳng ai chịu sợ để mà làm ,đến thời khắc gần chết thì phùng mang trợn mắt la lối kêu trơi!!! Khi ấy chẳng ai cứu mình ,bởi “duy nhân tự triệu”.Thương thay ,xót thay!!!

  2. Thuy Phuong says:

    Tới lượt truyền thông châu Âu “về phe” WikiLeaks
    Cập nhật lúc 12/12/2010 06:20:00 AM (GMT+7)
    Với rất nhiều người châu Âu, phản ứng dữ dội của Washington về việc WikiLeaks cung cấp hàng loạt điện tín ngoại giao mật đã thể hiện nỗi ám ảnh, tính ngạo mạn và thói đạo đức giả.
    Nó cũng cho thấy nỗi ám ảnh hậu 11/9 với những bí mật đi ngược lại các nguyên tắc của Mỹ.
    Trong khi chính quyền Obama không làm gì ở tòa án để ngăn chặn việc xuất bản bất cứ tài liệu rò rỉ nào, thì họ lại cố gắng kết tội nhà sáng lập ra WikiLeaks, Julian Assange.
    Báo chí ở châu Âu đều lên tiếng chỉ trích việc các quan chức và chính khách Mỹ gọi vụ rò rỉ tài liệu với mọi “mỹ từ”, từ “khủng bố” (hạ nghị sĩ Peter T. King của đảng Cộng hòa) tới “tấn công chống lại cộng đồng quốc tế” (Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton). Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates còn coi vụ bắt giữ Assange là “tin tức tốt lành”. Sarah Palin thì gọi Assange “chống Mỹ với bàn tay đẫm máu” còn Mike Huckabee, cựu Thống đốc Arkansas và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa còn khẳng định, bất cứ ai rò rỉ các bức điện tín cần bị xử tử.
    Với Seumas Milne của báo Guardian tại London – tờ báo cũng giống như New York Times đã đăng tải tài liệu mật từ WikiLeaks, phản ứng của Mỹ chỉ gây ra sự rối loạn. Ông nhấn mạnh, phần lớn tài liệu rò rỉ là các bức điện tín ngoại giao cấp thấp, và kết luận: “Tự do thông tin, nhất là ở trên mảnh đất của tự do bị xâm phạm”.
    John Naughton, nhà báo cộng sự của Milne cũng phàn nàn về các cuộc tấn công không che đậy vào Internet, áp lực với các công ty như Amazon và eBay để ngừng hợp tác với WikiLeaks. “Đó là sự mỉa mai với cái gọi là tự do, dân chủ khi mọi biện pháp được thực hiện để đóng cửa WikiLeaks”.
    Theo ông, một năm trước, bà Clinton đã có bài phát biểu dài về tự do Internet, khi đề cập tới vụ Google tại Trung Quốc. Bà nói: “Mạng lưới thông tin sẽ giúp con người phát hiện ra những sự thực mới và khiến cho các chính phủ có trách nhiệm hơn”. Với ông Naughton giờ đây thì: “phát biểu của bà Clinton giống như trò nhạo báng”.
    Người Nga tỏ thái độ rõ ràng với phản ứng mà họ cho là quá mức của Washington với vụ rò rỉ điện tín mật, cho rằng người Mỹ đạo đức giả. “Nếu họ thực sự dân chủ như đã nói, tại sao phải bắt giam Assange? Họ gọi đó là dân chủ ư?”, Thủ tướng Nga Vladimir Putin nói trong cuộc trao đổi ngắn với Thủ tướng Pháp François Fillon.
    Nhà sáng lập WikiLeaks giờ đây đang bị giam giữ tại Anh trong khi Thụy Điển muốn dẫn độ ông với cáo buộc hiếp dâm.
    Ông Putin còn ví von: “Ở làng quê Nga, họ nói bò của một số người có thể rống nhưng bò của bạn thì không. Tôi muốn sút trả quả bóng này về phía người Mỹ”.
    Các báo Đức cũng có động thái tương tự. Thậm chí Thời báo Tài chính còn nói rằng: “Danh tiếng đã bị phá hỏng của Mỹ sẽ chỉ thêm tả tơi với hình tượng chiến binh tử vì đạo mới của Assange”. Tờ báo nhất mạnh: “Hy vọng công khai của chính phủ Mỹ là cùng với Assange, WikiLeaks sẽ biến mất, đó là một vấn đề”.
    Báo Berliner Zeitung viết rằng, danh tiếng của Washington đã bị phá hỏng vì vụ rò rỉ, nhưng danh tiếng của các nhà lãnh đạo Mỹ “bị phá hỏng nhiều hơn khi họ nỗ lực – bằng mọi cách – để bịt miệng WikiLeaks”, và Assange. Tờ báo nhấn mạnh, họ là người đầu tiên “sử dụng quyền lực của Internet để chống lại Mỹ. Và đó là lý do vì sao họ bị truy đuổi tàn nhẫn. Đó là lý do vì sao chính phủ phản bội một trong những nguyên tắc dân chủ”.
    Berliner Zeitung tiếp tục: “Mỹ đã phản bội lại một trong những nguyên tắc của mình: tự do thông tin. Và họ đang làm điều đó, vì đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, họ bị đe dọa bởi mất kiểm soát thông tin trên cả thế giới”.
    Nicole Bacharan, học giả nghiên cứu Mỹ tại Học viện Chính trị Pháp cho hay, tại Pháp “có sự đối lập giữa những người coi ngoại giao Mỹ là hiệu quả và thấu hiểu thế giới cũng như có ảnh hưởng tích cực và những người ngờ vực vào những mục tiêu ngoại giao”.
    Quan chức Nga thậm chí còn coi sự lúng túng của Mỹ trong vụ WikiLeaks là trò vui, khi một số người cho rằng, có lẽ Assange nên được trao giải Nobel Hòa bình.
    Mới đây, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Paul cho rằng ông Assange phải nhận được sự bảo vệ tương tự như giới truyền thông.
    Trả lời phỏng vấn kênh Fox Business hôm 9-12, ông Paul nói: “Trong một xã hội tự do, chúng ta có quyền biết sự thật. Trong một xã hội mà công khai sự thật trở thành tội phản quốc, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Giờ đây, những người tiết lộ sự thật đang gặp rắc rối”.
    Thụy Phương (Theo Nytimes)

  3. D.Nhật Lệ says:

    Qua những góp ý về hoà bình ở bán đảo TT.,tôi nhận ra một điều “thú vị” là có 1 số người không có khả năng biện luận,phân tích dù chỉ đọc 1 bài viết đơn giản mà chỉ hò hét chụp mũ đối phương.
    Thói đời là vậy,thường là những kẻ yếu kém,đạo đức giả v.v.luôn luôn to mồm nhằm áp đảo tiếng nói của người khác cũng như những anh “dốt đặc cán mai” thường khoe giỏi qua câu tục ngữ “dốt hay nói chữ”.Cứ xem mấy chóp bu CS.thì biết ngay.Lúc nào cũng ba hoa khoác lác ta đây yêu dân, yêu nước,ngay cả yêu nhân loại (vì canh giữ hòa bình thế giới !).Nếu nguời dân VN.không đối chiếu
    lời nói với thực tế những việc họ làm thì muôn đời bị lừa bịp và mãi mãi bị đè đầu cỡi cổ bởi những
    tên chủ trương “mồm miệng đỡ chân tay” này.Chính xác thì phải nói như câu thơ sau :
    Chúng dùng cái mồm làm cách mạng
    thùng rỗng kêu to nghe rổn rảng
    ….
    đặc quyền đặc lợi dành riêng Đảng !

  4. Lữ Út says:

    Đúng qúa đúng qúa, bài học hòa bình VN vẫn còn nóng hổi đây. Hỡi các anh em Triều Tiên hãy cổ vũ hòa bình cho mạnh vào, tiến lên tòan thắng ắt về ta. Hòa bình rồi thì 40% dầu hỏa ( 3 tỷ thùng ) ở bán đảo Kamchatka mà bọn ngụy Hàn Quốc đang liên doanh với Nga sẽ về tay ta; các tập đoàn Deawoo, Hundae, LG chạy đi đâu cho khỏi tự nguyện hiến dâng; tập đòan LG – Life’s Good- nhất định phải đổi thành LH- Life’s Hell-; các em Kim, Pak vẫn đóng những phim bộ ủy mị sẽ được gửi qua phục vụ người anh em hữu hảo để gửi Đô về làm giàu cho Tổ Quốc; hòn đảo gì mà mới bắn nhau vừa rồi sẽ không còn là bãi chiến trường nữa mà sẽ được người anh em vĩ đại hàng xóm cải tạo thành một Macao thứ 3 ( Macao thứ hai là cái đảo gì ở bên ngòai Qủang Yên đó ); còn nhiều nữa không kể hết đươc đâu.
    Xem cái hình minh họa đi với bài này sao mà ngứa ngón tay qúa ( chả là tuần vừa rồi vừa mới đi Sacramento bắn vịt và ngỗng trời ) đề nghị đổi hình khác đi, cái hình chụp chị VN đúng ở cầu Thê Húc vặn cổ con chim bồ câu biểu tượng hòa bình mới được thả đó, trông ấn tượng hòa bình hơn nhiều.

  5. Mối đe doạ nguy hiểm đang đến với Nhà trắng.
    Giới chính trị lên tiếng, dân chúng xuống đường
    Việc bắt giữ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã bộc lộ những vấn đề về tính dân chủ của nước Mỹ, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho hay hôm 9.12. “Nếu họ có một nền dân chủ toàn diện, vậy tại sao họ phải cố gắng nhốt Assange vào tù bằng được? Như thế thì dân chủ ở chỗ nào?”, ông Putin trao đổi nhanh với người đồng nhiệm Pháp – Thủ tướng Francois Fillon.
    Theo Thủ tướng Nga, trong khi Mỹ luôn cho rằng các quốc gia khác thiếu dân chủ thì chính họ lại không làm được điều đó.
    Trong cuộc trò chuyện với ông Francois Fillon hôm qua (9.12), Putin nói: “Ở vùng nông thôn của nước Nga có câu ngạn ngữ: ‘Những con bò của người khác có thể rống lên nhưng bò của bạn thì không, phải tuyệt đối im lặng’. Tôi nghĩ đối với Mỹ, trường hợp bắt giữ Julian Assange cũng giống như câu ngạn ngữ này”.

    Thủ tướng Nga Putin cho rằng việc bắt giữ Julian Assange là “thiếu dân chủ”.

    Mới đây, hôm 8.12, một chính khách giấu tên từ điện Kremlin đã nói với hãng tin RIA Novosti rằng, Julian Assange, sáng lập viên của WikiLeaks xứng đáng được trao giải thưởng Nobel cho những đóng góp thời gian qua. Theo nguồn tin này, “các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ trên thế giới nên nghĩ cách để giúp đỡ Julian Assange”.
    Julian Assange đã bị bắt ở London hôm 7.12 và đang chờ dẫn độ về Thụy Điển, nơi phát lệnh truy nã Assange về tội danh hiếp dâm và xâm hại tình dục.
    Trước đó, những tiết lộ động trời của WikiLeaks về hơn 250 nghìn bức điện tín mật ghi lại cuộc đàm thoại của các nhân viên ngoại giao Mỹ từ khắp các nơi trên thế giới với Chính phủ Mỹ đã khiến nhiều quốc gia, nhiều vị lãnh đạo nổi giận.
    Tương tự, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng bày tỏ “sự đoàn kết” với ông Assange và chỉ trích việc Anh bắt giữ ông là “đòn tấn công vào tự do ngôn luận”. “Julian Assange đã phơi bày một nền ngoại giao bất khả xâm phạm lâu nay” – ông Lula da Silva ca ngợi tổng biên tập WikiLeaks.
    Còn bà Navi Pillay – cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) – chỉ trích dữ dội việc các công ty, ngân hàng tẩy chay WikiLeaks do sức ép từ phía chính quyền Mỹ. “Đây có thể bị xem là hành vi ngăn chặn thông tin, qua đó vi phạm quyền tự do ngôn luận của WikiLeaks”, AFP dẫn lời bà Pillay.
    Nổi sóng bênh vực WikiLeaks
    Một làn sóng ủng hộ WikiLeaks và Julian Assange đang trào dâng mạnh mẽ trong tình cảnh cả trang web và ông tổng biên tập của nó đang bị dồn đến chân tường.
    Nguồn tin từ báo Guardian cho biết hiện ông Julian Assange đã được chuyển đến một phòng giam biệt lập trong nhà tù Wandsworth ở London. Nhà chức trách Anh có thể sẽ cho phép ông Assange được truy cập Internet một cách hạn chế. Ông Assange sẽ lại ra điều trần trước tòa án sơ thẩm London vào thứ ba 14-12. Các luật sư của ông Assange cho biết sẽ tiếp tục xin cho ông được tại ngoại trong thời gian tòa án Anh xem xét có dẫn độ ông sang Thụy Điển hay không.
    Tại Pháp, các cơ quan tư pháp đã buộc chính quyền Paris ngừng gây sức ép đẩy WikiLeaks ra khỏi các máy chủ ở nước này. Các tổ chức ủng hộ WikiLeaks ở Đức và Thụy Sĩ đã đe dọa sẽ kiện các công ty tài chính bỏ rơi WikiLeaks. Tổ chức Wau Holland, có trụ sở ở Đức, tuyên bố sẽ kiện hãng dịch vụ tài chính PayPal vì đã đóng tài khoản nhận tiền hỗ trợ của WikiLeaks.
    Công ty công nghệ xử lý giao dịch qua thẻ Data Cell cho biết sẽ đưa hai hãng thẻ tín dụng Visa và MasterCard ra tòa vì ngừng xử lý các giao dịch hỗ trợ tài chính cho WikiLeaks. “Nếu quả thật WikiLeaks vi phạm pháp luật, nó phải được xử lý qua hệ thống tư pháp, chứ không phải là bằng trò gây áp lực và đe dọa” – bà Pillay khẳng định.
    Làn sóng ủng hộ WikiLeaks trên chính trường và trên mạng Internet cũng đã tràn ra đường phố. Báo The Australian đưa tin hôm qua 10-12, khoảng 500 người ủng hộ WikiLeaks đã biểu tình ở Sydney. Biểu tình cũng nổ ra ở thành phố Multan (Pakistan), Bisbane (Úc). Cộng đồng ủng hộ WikiLeaks tại Anh cũng tuyên bố sẽ biểu tình ở London vào thứ hai 13-12.
    Trên mạng, nhóm Ẩn danh đe dọa sẽ tiếp tục tấn công các công ty “chống WikiLeaks”, tuy nhiên đã từ bỏ kế hoạch tấn công trang Amazon.com do không đủ nguồn lực. Theo Reuters, hôm qua cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ một thiếu niên 16 tuổi vì tội tổ chức tấn công trang web của Visa và MasterCard. Cảnh sát cho biết thiếu niên này chỉ là “một phần của một tổ chức lớn hơn”.
    “Hãng dược thuê thám tử“
    Giữa những lùm xùm, WikiLeaks vẫn tiếp tục đẩy lên mạng các tài liệu mật của chính quyền Mỹ. Theo báo Guardian, một số bức điện tín cho thấy Hãng dược Mỹ Pfizer đã thuê thám tử “bới lông tìm vết” Bộ trưởng Tư pháp Nigeria Michael Aondoakaa để buộc ông này bãi bỏ vụ kiện Pfizer gây chết người khi thử nghiệm thuốc.
    Tháng 5-2007, bang Kano ở Nigeria kiện Pfizer đòi bồi thường 2 tỉ USD do hãng này thử nghiệm thuốc chống viêm màng não Trovan khiến 11 trẻ em thiệt mạng và hàng chục trẻ em khác tàn tật. Bức điện tín mô tả cuộc gặp của giám đốc Pfizer tại Nigeria là Enrico Liggeri với các quan chức Mỹ cho thấy Pfizer không muốn trả tiền bồi thường và đã thuê thám tử điều tra xem ông Aondoakaa có tham nhũng hay không để gây sức ép buộc ông phải bãi bỏ vụ kiện. Tháng 7 vừa qua, Pfizer đã ký thỏa thuận bồi thường 75 triệu USD cho bang Kano.
    Người ta đang xuống đường trên khắp các quốc gia lên án Mỹ chơi trò Dân chủ tự do kép là mình thì có quyền đàn áp tự do ngôn luận và báo chí nhưng lại lên án những quốc gia mà họ muốn cõ mũi vào. Chắc chắn những ngày tới nhiều đại sứ quán Mỹ và nhân viên ngoại giao Mỹ sẽ phải bị thuyên chuyển qua nước khác làm việc hay mất việc vì các quốc gia biết những chuyện xấu họ làm bị phanh phui ra không còn quan hệ được nữa với quốc gia sở tại. Ở Việt nam cũng vậy, những tin mật của Mỹ về vấn đề Việt nam cũng bị phanh phui và đó là lý do mà Tổng thống Barack Obama vừa bổ nhiệm ông David B.Shear làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay ông Michael Michalakông Đại sứ Mỹ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam M.Mi-ha-lắc (M.Michalak ở Hà nội vào đầu năm nay. Dư luận cũng cho biết chính phủ Mỹ lúng túng nhất đó là chuyện những mẩu điện tín mà chính phủ Mỹ đã lệnh cho các đại sứ Mỹ và các nhân viên ngoại giao của họ tại Hàn quốc và Nhật là phải làm mọi cách, mọi cớ như gây ra tình trạng căng thẳng với Bắc hàn hay Trung quốc v.v…đề duy trì căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật và Nam Triều tiên. Đây có thể nói là đòn đau nhất của Mỹ hiện nay nếu các tin này bị tung ra. Hãy chờ xem!
    Người Quán Sát

Phản hồi