WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TT Dũng có xứng đáng là Nhân vật 2010?

Năm hết, tết đến là dịp các báo  bình bầu nhân vật hàng năm của báo mình. Danh giá nhất, đình đám nhất và cũng khởi sự sớm nhất có lẽ là sự bầu chọn của tạp chí Time. Các nhân vật được chọn lựa của Time thường có tầm ảnh hưởng tới cả thế giới. Hôm trung tuần tháng 12 năm nay, nhà tỷ phú trẻ 26 tuổi, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, đã được Time bình chọn là Nhân vật của năm 2010 dù anh thua ông chủ Wikileaks về số vote của công chúng. Facebook đã làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực, là công cụ hữu hiệu giúp mọi người chia sẻ thông tin, tạo liên kết xã hội giữa các thành viên. Hiện Facebook là trang mạng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng thế giới về số lượng truy cập, đặc biệt có tới 70% người sử dụng Facebook thuộc những quốc gia ngoài Mỹ. Facebook đã tạo ra sự hòa quyện và liên kết toàn cầu. Ngoài ra, Mark Zuckerberg  cũng được đánh giá cao qua một số hoạt động từ thiện. Đa số cho rằng ông chủ Facebook xứng đáng với sự lựa chọn này.

Ở một đất nước mà Facebook còn đang bị ngăn chặn, người ta cũng có một cuộc bình bầu. Tuy không rành mạch, rõ ràng như Time, công bố cho toàn thế giới biết có bao nhiêu ứng viên cạnh tranh vào vị trí “Nhân vật năm 2010″ và số phiếu của từng ứng viên là bao nhiêu, nhưng các  trang báo trong nước hôm qua, 1/1/2011 đã đồng loạt công bố: Nhân vật năm 2010 của báo chí Việt Nam là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trang VnExpress lý giải về sự bình chọn của mình như sau: “Việt Nam ghi dấu đậm nét trong vai trò Chủ tịch ASEAN, tái cơ cấu tập đoàn Vinashin… những sự kiện lớn của đất nước trong năm đều có dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Tờ TuanVietNam cũng có những đánh giá tương tự, gọi thủ tướng Việt Nam là người “đứng đầu sóng ngọn gió”, ngồi vào “chiếc ghế nóng nhất” và những “trọng trách đặt lên vai luôn nặng nề”. Tờ báo cũng ca ngợi thái độ thẳng thắn nhận trách nhiệm của thủ tướng Việt Nam trong các phiên chất vấn của Quốc hội: “cách mà người đứng đầu Chính phủ đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng, với sức ép chưa từng có tiền lệ ở Quốc hội đối với vị trí Thủ tướng đã nói lên được nhiều điều”.

Báo của họ, quyền trong tay họ, bầu chọn ai là việc của họ hay nói rộng ra chút nữa, là quyền của Bộ Truyền thông- Thông Tin, cơ quan chủ quản, Tổng biên tập của 700 tờ báo ở Việt Nam. Nhưng người được bình chọn có xứng đáng hay không thì lại khác, mỗi người có quyền phân tích, đánh giá, nhận định khác nhau, ít nhất cũng trên các trang diễn đàn lề trái.

Theo dõi các ý kiến trên các trang blog, có người nói ông Dũng xứng đáng, có người nói không. Nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng người xứng đáng là đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, bạn đọc một số muốn bầu cho giáo sư Ngô Bảo Châu, số khác lại bình cho cựu chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An.v.v.

Vậy thủ tướng Dũng có xứng đáng là Nhân vật của năm 2010 không? Xin lần lượt điểm qua các ‘ưu điểm’ của ông Dũng đã được báo chí trong nước liệt kê như những tiêu chí để ông được bình chọn vào vị trí này.

“Vai trò Chủ tịch ASEAN”: Năm rồi, Việt Nam  là Chủ tịch khối ASEAN nhưng phải hiểu rõ rằng, Việt Nam ngồi vào vị trí này không phải do bầu bán hay tài cán, giỏi giang gì, mà là chuyện “đến hẹn lại lên” theo quy định luân phiên của ASEAN. Nên, việc thủ tướng Dũng ngồi ghế chủ tịch không thể được coi như một thành tích.

Dù trong năm qua, không thể phủ nhận những kết quả nhất định mà Việt Nam đã đạt được trong nỗ lực ngoại giao nhằm đa phương hóa những tranh chấp biển Đông sau nhiều năm bị kẹt trong thế song phương “hữu nghị” với Trung Quốc. Nếu đây có thể gọi là “thắng lợi” thì là thắng trong thế thua và chỉ nên ghi nhận chứ không nên quảng bá rùm beng như một thành tích ngoại giao… Mưu đồ xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc đã có từ những năm 1950 của thế kỷ trước mà nhiều thế hệ cầm quyền của đảng Cộng sản đã  không có những chính sách ngoại giao và quân sự hữu hiệu để bảo toàn giang sơn của Tổ quốc, nên nay nếu họ có sửa sai thì điều đó không thể gọi là “chiến thắng”.

“Tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực”: Báo cáo của chính phủ cho biết, GDP 2010 của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu 6,5% do Quốc hội đề ra, là kết quả cao hàng đầu khu vực (chỉ sau Trung Quốc và Singapore), tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD…

Ở đây, khoan nói tới mức độ chính xác của các bản báo cáo tại Việt Nam và chuyện “vượt kế hoạch”, “vượt chỉ tiêu” dường như là chuyện bình thường hàng năm ở mọi cấp từ địa phương tới trung ương. Cứ cho rằng, tăng trưởng  6,78% là một con số chính xác, hoàn toàn đáng tin cậy nhưng các nhà báo đã quên, không đặt cạnh nó một con số khác, cũng ấn tượng không kém: Lạm phát (à quên, chỉ số giá tiêu dùng) năm 2010 là 11,75%. Giá vàng, giá ngoại tệ, giá các nhu yếu phẩm tăng lên chóng mặt, liên tục lập đỉnh mới trong năm qua, các nhà báo quên sao? Vậy thành tích tăng trưởng kinh tế còn lại bao nhiêu? Nông dân, công nhân, sinh viên vật lộn ra sao trong cơn bão giá? Không lẽ những người bình chọn cho thủ tướng chỉ nhìn thấy một con số thôi ư?

 

"Cặp đôi" Nguyễn Tấn Dũng- Phạm Thanh Bình

“Tái cơ cấu tập đoàn “Vinashin”: Sự đổ vỡ của tập đoàn tầu thủy Vinashin là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh lạm phát, tạo tâm lý bất ổn khiến đồng tiền Việt Nam thêm mất giá, tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán, giảm chỉ số tín nhiệm về tín dụng của Việt Nam trên trường quốc tế, gây lo ngại cho các nhà đầu tư quốc tế… Ngay trong phiên họp quốc hội gần đây nhất, nhiều đại biểu vẫn tỏ ý nghi ngờ, con số nợ của Vinashin không phải là 85.000 tỉ mà có thể lên tới 100.000 tỉ, thậm chí có đại biểu đưa con số 120.000 tỉ. Hiện chưa có một báo cáo rõ rệt nào về thực trạng của Vinashin được công bố và không rõ còn bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước khác có nguy cơ đổ bể như Vinashin. Không lẽ chỉ bằng mấy động tác, thủ tướng Việt Nam có thể “tái cơ cấu” Vinashin và đem lại hiệu quả trông thấy như báo chí đưa tin? Vinashin đã thực sự “tạm ổn” hay chỉ là động tác giả trước đại hội Đảng, rồi Vinashin sẽ trả nợ ra sao khi đến hạn… Làm kinh tế đâu có phải là niệm thần chú với cây đũa thần? Liệu có thể nhìn vào việc Vinashin vừa bán thêm được mấy con tầu, vài ngàn công nhân quay lại làm việc mà cho rằng chuyện “tái cơ cấu” đã thành công? Để xảy ra một vụ vỡ nợ lớn tới 4-5 % GDP rồi bằng vài động tác “tái cơ cấu” mà thủ tướng Dũng được “tính điểm” để trở thành nhân vật 2010, liệu có công bằng không?

Ngoài những thành tích mà báo chí đã đề cập tới ở trên, Đại lễ ngàn năm Thăng Long được chuẩn bị 10 năm, tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, phần lớn là những trò vô bổ; bộ phim Lý Công Uẩn với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, sản xuất xong để… nhập kho; áo dài cho một ngàn cô với đuôi áo cả 100m; một ngàn con rồng mắt bằng đá rubi để tặng quan khách.v.v. không thấy nhà báo nào kể tới. Hay vụ bê bối “mua dâm” ở Hà Giang với chủ tịch tỉnh cởi truồng, chuyện xảy ra liên quan tới cả chục bé gái, trong suốt nhiều năm mà cơ quan chức năng không hay biết. Vụ án xử lên, xử xuống cả năm nay mà 16 vị quan chức trong danh sách mua dâm đều không bị sờ tới, do không đủ bằng chứng, trong khi 2 em Hằng và Thúy vẫn đang bị giam vì bán dâm. Không có người mua, 2 em bán dâm cho ai? Không có người nào mua dâm vì sao 2 em vẫn bị giam? Không lẽ thủ tướng và cả bộ máy điều hành của ông không hay biết? Hay việc ứng phó chậm chạp và lúng túng trong bão lũ miền Trung làm hàng trăm người chết, chuyện tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới mà Trung ương đánh giá chỉ có chưa tới 0,5%, một con số khôi hài hết chỗ nói!

Thủ tướng cũng đặc biệt được tính điểm với màn nhận lỗi rất ấn tượng: “Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình…”. Báo chí ca ngợi ông “thẳng thắn”, “không né tránh”, “biết nhận trách nhiệm”… Kể ra, nếu so với vô số các lãnh đạo trước kia luôn đổ lỗi cho cơ chế, cho cấp dưới, cho thiên tai, cho tàn tích của chiến tranh, phong kiến, cho thế lực thù địch… kiểu “Mất mùa là tại thiên tai/ Được mùa là bởi thiên tài đảng ta“; thì thủ tướng Dũng quả đã thẳng thắn hơn.

Nhưng, nhận trách nhiệm xong rồi thì sao?

Không xin lỗi nhân dân, không từ chức, không kỉ luật ai cả, không bộ trưởng nào bị cách chức v.v. nhận chỉ để đó thôi ư? Nhận một loạt sai lầm để tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa ư? Nếu thế thì có ý nghĩa gì? Ở các nước khác, với một nửa số sai lầm đó, người ta đã phải từ chức lâu rồi!

Ông Dũng có xứng đáng với danh hiệu “Nhân vật 2010″ hay không, tùy theo đánh giá của mỗi bạn đọc. Cá nhân người viết cho rằng, ông xứng đáng với danh hiệu này, nhưng có lẽ nên dành cho nhân vật… phản diện.

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

22 Phản hồi cho “TT Dũng có xứng đáng là Nhân vật 2010?”

  1. HCM says:

    TT Dũng xứng đáng là Nhân vật 2010 ( Tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam ! )

  2. nguyenvanduc says:

    Nhân vật xứng đáng nhất trong năm, theo tôi là SV Nguyễn Anh Tuấn,nguời đã tự xin đuợc truy tố ( nguời xứng đáng nhất không cần phãi là ngừơi tài giỏi nhất )

Leave a Reply to nguyenvanduc