14 tháng 9 Năm 1958 – Ngày Phạm Văn Đồng ký công hàm
Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Phó thủ tướng Trung Quốc Li Xiannian hồi tháng 6, 1977 tại Bắc Kinh, Li nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng “Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và những điều này có chứng cớ lịch sử để xác định”. Đồng thời cũng nói thêm “trong quá khứ phiá Việt Nam đã công nhận điều này”, một cách ám chỉ chính cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Beijing Review – May 1979)
Tài liệu không nói rõ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phản bác lại những lập luận của Trung Quốc thế nào để bênh vực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, dư luận có thể hiểu là đảng Cộng sản Việt Nam và đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không thể chống đỡ nổi luận điệu này vì bị rơi vào thế “há miệng mắc quai”.
Theo Bộ ngoại giao Trung Quốc thì chủ quyền của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cãi (Beijing Review, Feb 18, 1980). Vì chính Hà Nội, trong các cuộc đàm phán trước kia đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này rồi, vì vậy nếu Hà Nội thay đổi thái độ của họ thì không có cơ sở. Trung Quốc đã đưa ra hai sự kiện cụ thể để làm bằng chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đồng ý với Trung Quốc về chủ quyền của hai quần đảo đang tranh chấp này.
Sự kiện thứ nhất là vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam xác nhận với phiá Trung Quốc như sau “Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)”.
Sự kiện thứ hai là ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức 2 năm sau đó, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Trung Quốc chính thức công bố chủ quyền lãnh hải của họ là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam. (1)
Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng viết như sau “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.
Năm 1979, 21 năm sau, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm cách phủ nhận công hàm trên khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Viễn Đông Kinh Tế. Ông Đồng cho rằng vì lúc đó đất nước có chiến tranh nên Đảng và Nhà nước đã phải ứng xử như vậy. Nói cách khác, vì quyền lợi của đảng CSVN và vì những mưu cầu chính trị, đảng CSVN sẳn sàng nhượng bộ về nhiều mặt, kể cả việc bán đứng chủ quyền của đất nước.
Hiện nay vấn đề tranh giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đã càng lúc càng trở nên gay gắt, có nguy cơ đối đầu bằng chiến tranh để giải quyết những mâu thuẫn. Sự kiện Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt đảng CSVN xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này đặt cho Hà Nội ở vị thế khó xử, cho dù chủ quyền của Việt Nam đã có những chứng liệu lịch sử xác nhận. Việt Nam hiện ra sức giải thích với dư luận trong và ngoài nước về lỗi lầm họ đã mắc phải, biện minh rằng “Trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ nên Việt Nam phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, mặc dù công hàm viết như vậy nhưng không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Điều nghịch lý là trong bối cảnh lịch sử lúc đó, năm 1958, chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về phiá Chính phủ Miền Nam Việt Nam. Trong khi phiá Miền Nam đã tìm đủ mọi cách để khẳng định chủ quyền thì đảng CSVN lại trơ trẽn ra công hàm phủ nhận chủ quyền của họ, phản bội quyền lợi đất nước và dân tộc, cam tâm “bán đứng” hai quần đảo này cho phiá Trung Quốc.
Năm 1951 tại Hội nghị ở San Francisso, khi Nhật ký Hiệp định hoà bình, Hiệp định này đã không đề cập rõ ràng chủ quyền của nước nào đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam, Thủ tuớng Trần Văn Hữu có mặt trong Hội nghị đã tuyên bố công khai Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu, khẳng định tại Hội nghị trong ngày 7 tháng 7 năm 1951 như sau: “Trong khi chúng ta cùng khai dụng mọi cơ hội để làm giảm đi những căng thẳng, phiá Việt Nam chúng tôi xin khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vì những quần đảo này luôn thuộc về Việt Nam”. (2, 3)
Trong số 51 quốc gia tham dự, đại biểu phía Liên Bang Xô Viết sau đó đề nghị nên thêm một phần trong bản Hiệp định, đề cập rằng Nhật đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Quốc. Đề nghị đó đã bị Hội nghị biểu quyết không chấp thuận với tổng số 46 phiếu thuận. Nói cách khác, Hội nghị với đại biểu của 46 trong tổng số 51 quốc gia tham dự lúc đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể phủ nhận. Sự kiện Trung Quốc đã không phản bác tuyên bố của phiá Việt Nam trước công luận thế giới sau Hội nghị 1951 tại San Francisco đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, đến khi Đảng CSVN, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm “bán nước” vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thì phiá Trung Quốc có cơ sở để chính thức phản bác và ngang ngược đòi chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nước chảy đá mòn nhưng “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vết nhơ về lỗi lầm ngoại giao trước dư luận thế giới có thể che đậy, nhưng vết nhơ về tội lỗi mang tính lịch sử thì không thể xoá nhoà. Ngày 14 tháng 9 năm 1958 chính là ngày lịch sử ghi nhận; Đảng CSVN vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm bán nước.
——————
1- DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
2- On July 7, 1951, Tran Van Huu, head of the Bao Dai Government’s delegation to the San Francisco Conference on the peace treaty with Japan declared that the archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa were part of Vietnamese territory. This declaration met with no challenge from the 51 representatives at the conference. http://en.wikipedia.org/wiki/Transportation_in_the_Spratly_Islands
3 – On 7 July 1951 the head of the Vietnamese delegation, Tran Van Huu, addressed the conference on the issue of Truong Sa: As we must frankly profit from all the opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our rights to the Spratly and Paracel islands, which have always belonged to Vietnam. (Ministry of foreign affairs socialist republic of Vietnam 1981)
“Đảo Corse thuộc về chủ quyền Pháp, bất kể Corse có nằm trong hải phận 12 hải lý của Pháp hay không, bất kể Corse nằm gần hay xa bờ biển nước Pháp bao nhiêu,”
“Quần đảo Phốclên [Falkland] là lãnh thổ của nước Anh, vì Phốclên là lãnh thổ của nước Anh. Quần đảo Phốc lên thuộc về chủ quyền Anh, bất kể Phốc lên có nằm trong hải phận 12 hải lý của Anh hay không,”
“Quần đảo Ha oai là lãnh thổ của nước Mỹ, vì Ha oai là lãnh thổ của nước Mỹ. Quần đảo Ha oai thuộc về chủ quyền Mỹ,”
Lí luận 3 xu. Những phần đất đó đã có tính pháp lí và đã được quốc tế công nhận. Nói ví dụ, HS có nằm xa bờ biển cách mấy, mà vẫn có tính pháp lí, thì kô có anh nào tranh cãi lại. Ở toà án, kô cần biết mọi người nghĩ như thế nào, một người phải có đủ tính pháp lí thì mới nắm chắc phần thắng. Việc của VN bây giờ là thiết lập tính pháp lí trên 2 quần đảo HS và TS, kô thể nói khơi khơi với TC là mình có chủ quyền. Vì, tương tự như vậy, TC cũng tuyên bố HS, TS là của họ. Vấn đề là quốc tế chỉ nghe, và phán quyết, 1 cách có lợi cho ai chứng minh được chủ quyền của mình.
“Hoàng Sa và Trường sa là lãnh thổ của Việt nam, thuộc chủ quyền Việt nam vì Hoàng sa và Trường sa là lãnh thổ của VN, thuộc chủ quyền VN, không cần thiết là HS & TS phải thuộc vào hải phận 12 hải lý của bờ biển VN!”
Nói ngang như cua như bạn kô có lợi gì cả. Chẳng giải quyết được việc gì. Nếu là người Việt, ai mà chẳng biết HS, TS là của VN. Nhưng nói khơi khơi trên tòa án quốc tế (Liên Hiệp Quốc, LHQ) thì chẳng có ai nghe. Chỉ nói khơi khơi mà kô làm gì cả để chứng minh, bênh vực cho lí lẽ của mình, thì mất HS và TS là cái chắc.
“nếu là vùng biển dọc theo đất liền, thì ‘cái mốc’ của hải phận là bờ biển, hải phận là giải biển dọc theo ‘bờ đất liền có chiều rộng tính từ bờ ra là 12 hải lý.’”
TC tính EEZ từ khởi điểm 12 hải lí. Nếu như vậy, EEZ bao quanh HS, và do đó họ cho rằng HS là của họ. Thêm nữa, họ cho là họ có quyền ở vùng biển này, vì EEZ bao trùm nó. Do đó họ cứ tuyên bố là ngư dân VN xâm phạm lãnh hải của họ.
Việc mà VN cần và phải làm là chứng minh được những nhận định của họ là sai lầm, và những tuyên bố của họ là vô căn cứ.
Đây là 1 cuộc đấu trí và nhẫn. Trong vụ việc này, anh nào dùng vũ lực trước sẽ khó có cơ hội được yểm trợ của LHQ. TC làm đủ mọi cách để khiêu khích VN.
1. Nếu VN ra tay trước, TC sẽ có cớ để đáp lại. Hải quân VN chắc chắn sẽ thua.
2. Khi 1 nước nhỏ đánh nhau với 1 nước lớn, chiến thuật đánh lẻ tẻ (“du kích”), làm tiêu hao lực lượng địch, là có lợi nhất. Nhưng trên mặt bể, xử dụng chiến thuật này rất khó có hiệu quả. Cả không quân và phòng không đều kô mạnh bằng TC. Vả lại cả không quân và phòng không VN chỉ có tầm, kô thể ra xa được. Sự khó khăn sẽ tăng lên nhiều nếu TC có tàu sân bay. Họ có thể điều động không quân của họ ra xa bờ biển.
3. Sự tiêu hao lực lượng HQ đối với VN là quan trọng. Vì TC có nhiều tiềm năng và giàu hơn VN. Nói ví dụ, 1 anh chỉ có $1. Nếu anh này mất $0.50 thì anh đó mất nhiều hơn anh có $10, mặc dù anh này cũng mất $0.50 như anh kia.
4. VN cần 1 “hậu phương” để làm tiếp vận nếu chiến tranh xảy ra. Mĩ có quyền lợi ở biển Đông, nhưng họ sẽ cố tránh chiến tranh với TC. Họ chỉ cò thể cung cấp viện trợ 1 cách ngấm ngầm mà thôi. VN cần hợp tác với Mĩ.
Cho nên đối sách của VN bây giờ là bất bạo động. Cần nhất là quốc tế hoá biển Đông. Lấy cảm tình và hậu thuẫn cúa các nước trong vùng. Kô chơi kiểu đàm phán song phương.
Tình huống bây giờ giống như chơi cờ. Đoán trước được những bước đi của đối thủ sẽ làm cho ta kô ngỡ ngàng, và có thể tìm ra 1 chiến thuật phù hợp. Muốn thế, nên biết những hành động và suy nghĩ của họ. Kô thể nói khơi khơi là được!
Bạn Tien Pham thân mến
Có lẽ Bạn đã hiểu lầm ý kiến của anh noileo nên mới “nặng lời” cho rằng “Lí luận 3 xu“?
Như tôi hiểu thì anh noileo muốn khẳng định; “Hoàng Sa và Trường Sa” thuộc chủ quyền của Việt Nam,… nó cũng giống như Đảo Corse, Corsica là của Pháp, Phốclên của Anh, hoặc Quần đảo Hawaii là của Mỹ,… vậy thôi!
–> Hoàng Sa là của Việt Nam – Lịch sử!
Đọc qua lịch sử dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ được phần nào rõ nét:
“Năm 1884: Hiệp ước Huế áp đặt chế độ thuộc địa.
9 tháng 6 năm 1885: Hiệp ước Pháp – Thanh Thiên Tân là một hiệp ước hữu nghị, chấm dứt xung đột giữa Pháp và Trung Hoa.
26 tháng 6 năm 1887: Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa Bắc Việt Nam và Trung Hoa.
1895 – 1896: Vụ La Bellona và Imeji Maru. Hai chiếc tàu La Bellona và Imeji Maru bị đắm gần Hoàng Sa, một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia bị đắm năm 1896. Những người đánh cá ở Hải Nam bèn thu lượm đồng từ hai chiếc tàu bị đắm. Các công ty bảo hiểm của hai chiếc tàu này phản đối chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam[8]
Năm 1899: Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì tài chính bị thiếu.
Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (nhà Thanh, Trung quốc) Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về.
Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
30 tháng 3 năm 1921: Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.!
Sự kiện trên đây cho thấy, Việt Nam sẽ có đủ bằng chứng chủ quyền của mình về Hoàng Sa, chắc chắn những tư liệu này còn được cất giữ trong ngân khố thư viện Pháp, nó lại càng có giá trị dữ liệu gốc vì Pháp là nhân chứng!
Ong Pham van Dong la Ban tay den cua Viet nam . Dung den dau chet Trau den do.Dam phan Jeneve thi chia doi Dat nuoc .Lanh dao Hop tac xa thi nat nhu tuong , Dung den Giao duc thi bay gio phai cai cach lai hau het .Lam gi cung hong . Nghe noi Gia dinh Ong cung rat bat hanh . Dung la Ban tay dden.
Sự chiếm đóng về mặt quân sự không tạo nên chủ quyền.
Đức quốc xã xâm lăng nước Pháp, quân Pháp chống lại, nhưng sức yếu, quân Pháp thua quân Đức, chính phủ Pháp phải bỏ chạy ra Vichy, nhường thủ đô Paris cho quân Đức…
Hành động của quân Đức Hitler chiếm đóng nước Pháp chỉ là chiếm đóng về quân sự, sự chiếm đóng về quân sự không hề mang lại chủ quyền hợp pháp cho Đức trên nước Pháp. Đức quốc xã không hề có chủ quyền đối với nước Pháp, nước Pháp vẫn hiện diện & tồn tại là nước Pháp, lãnh thổ Pháp vẫn thuộc chủ quyền hợp pháp của nước Pháp.
Đó cũng là tình trạng của 4 hòn đảo phía bắc nước Nhật, bị Nga đánh hôi, chiếm đoạt của Nhật, nhân lúc Nhật bản thua Mỹ, đâu hàng Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương, nhưng sự hiện diện của Nga trên các hòn đảo này vẫn là chiếm đóng bất hợp pháp, chủ quyền hợp pháp trên các hòn đảo này vẫn là của Nhật.
Trung quốc xâm lăng HS, VNCH chống lại, VNCH thua sức Trung cộng, TC chiếm lấy HS của VN, hành động ấy chỉ là sự chiếm đóng về mặt quân sự.
Hành động chiếm đóng về quân sự không hề mang lại chủ quyền cho Trung cộng trên HS.
Vì thế HS vẫn thuộc về chủ quyền của VN, bất cứ lúc nào VN cũng có quyền lấy lại HS, thậm chí VN có quyền dùng chiến tranh để lấy lại HS, nếu có sức lực, mà không bị kết án là hiếu chiến & gây chiến.
Bởi vì nếu một hành động chiếm đóng về quân sự mà tạo nên chủ quyền ngay, thì trái đất này, thế giới này sẽ chiến tranh & loạn lạc triền miên vì các nước mạnh sẽ đem quân đi gây chiến, chiếm đoạt đất đai ,tài nguyên lãnh thổ các nước yếu hơn…
(Cũng như, thi du, nếu nick “Cách mạng lão thành” dùng sự lượn lẹo & bạo lực xã hội đen chiếm đoạt căn nhà của Tien Pham, vào ở trong nhà của Tien Pham, nhung Tien Pham vẫn không ký giấy bán nhà, vẫn không nhường “quyền xử dụng” cho Cách Mạng Lão Thành, thì Cách mạng Lão Thành vẫn không có chủ quyền hợp pháp trên căn nhà của TP).
Tuy nhiên, luật cũng định rõ, quốc gia có lãnh thổ bị chiếm đoạt phải thường xuyên lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình.
Nước Nhật, chính quyền Nhật đã làm như vậy đối với chủ quyền của Nhật tren các hòn đảo của Nhạt bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp.
VNCH đã làm như vậy, VNCH đã thường xuyên nhắc lại , khẳng định chủ quyền VN trên HS & TS.
(Nếu không làm như vậy, thì sẽ mất chủ quyền hợp pháp, thì, sự chiếm đóng về quân sự, vì không bị phủ nhận & không bị bác bỏ, sẽ trở nên chủ quyền hợp pháp, thì kể như kẻ chiếm đóng đã có chủ quyền hợp pháp trên vùng đát chỉ mới bị chiếm đóng về quân sự . Luật quốc tế gọi là “mặc nhiên công nhận”).
Cho nên mặc dầu sự chiếm đóng của Trung cộng, trước những lên tiếng của VNCH trên trường quốc tế, khẳng định chủ quyền của mình trên HS, sự chiếm đóng của Trung cộng vẫn chỉ là chiếm đóng bằng bạo lực bất hợp pháp, Trung cộng vẫn không hề có chủ quyền hợpmphasp trên HS, chủ quyền hợp pháp trên HS vẫn là của Việt nam.
“VNCH là quốc gia có trách nhiệm với lãnh thổ của mình”,
VNCH vẫn giữ tròn trách nhiệm với lãnh thổ của mình.
Nước Đức bị chia 2, Đông Đức có lãnh thổ của Đông Đức, Tây Đức có lãnh thổ của Tây Đức, không bên nào đuọc xâm phạm lãnh thổ của bên kia.
Nhưng đối với một quốc gia thứ 3 ( không phải là Đông Đức, cũng không phải là Tây Đức) thì Đông hay tây Đức cũng có trách nhiệm đối với lãnh thổ của nước Đức nói chung, không để cho một quốc gia thứ 3 nào xâm phạm lãnh thổ nước Đức nói chung, dù đó là vùng đất đang đuọc Đông Đức hay Tây Đức quản lý.
Mọi thiếu sót nao, du cua Dong Duc hay Tay Duc, để cho lãnh thổ Đức bị nước thứ 3 xâm lấn, là có tội với nước Đức.
Điều như trên cũng áp dụng với nước Hàn (Hàn quốc & Triều Tiên ).
Điều như trên cũng áp dụng với nước Trung Hoa (Trung cộng & Đài Loan)
Điều như trên cũng áp dụng với Việt nam (VNCH , VNDCCH)
Nhưng trong khi VNCH, trên các diễn đàn quốc tế, với những cấp bậc ngoại giao tương xứng, liên tục khẳng định & tuyên bố chủ quyền VN trên Hoàng Sa & Trường Sa, thì Hồ chí Minh & Phạm Văn Đồng & VNDCCH lại đã ký giấy công nhận tuyên bố của Trung cộng, theo đó xác nhận HS nằm trong lãnh hải tàu cộng!
Đối với đất nước & lãnh thổ & dân tộc & tổ tiên Việt nam, thì đó là Hồ chí Minh & Phạm Văn Đồng & VNDCCH đã dâng HS vào lãnh hải Tàu cộng, không còn chối cãi gì được nữa.
thì đó là Hồ chí Minh & Phạm Văn Đồng & VNDCCH đã phạm tội bán nước có văn tự…
Khi quân Trung cộng xâm lăng Hoàng sa, thi, không những không trợ thủ & hợp lực với VNCH chống trả quân tàu cộng, Lê Duẩn & Phạm Văn Đồng & Võ Nguyên Giáp & VNDCCH & cộng sản VN còn cho cộng quân lén lút đánh mạnh vào sau lưng quân lực VNCH, ngăn trở các đơn vị thủy quân lục chiến VNCH cứu viện Hoàng sa, khiến các đơn vị này phải quay lại chiến trường trong đất liền không đi cứu HS được.
Khi quân Trung cộng xâm lăng Hoàng sa, không những không phan doi, không trợ thủ, không hợp lực với VNCH chống trả quân tàu cộng, Lê Duẩn & Phạm Văn Đồng & Võ Nguyên Giáp & VNDCCH & cộng sản VN còn bắt ép dân chúng Hà nội đi biểu tình hô vang những luận điệu phản quốc: “Hoàng Sa là của Trung quốc”
Với những hành động như trên, Lê Duẩn & Phạm Văn Đồng & Võ Nguyên Giáp & VNDCCH & cộng sản VN đã phạm tội phản quốc, tiếp tay quân thù đánh chiếm nước VN.
Lý Luận hay , chí lý , hoàn toàn đồng ý !!!! Hàng động xâm lăng của TQ là hành động dùng sức mạnh cũa một tên cướp .
“Thưa quý vị, trong 12 hải lý làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó”.
Đảo Corse, Corsica, là lãnh thổ của nước Pháp, vì đảo Corse là lãnh thổ của nước Pháp.
Đảo Corse thuộc về chủ quyền Pháp, bất kể Corse có nằm trong hải phận 12 hải lý của Pháp hay không, bất kể Corse nằm gần hay xa bờ biển nước Pháp bao nhiêu,
bất kể, thực tế là Corse nằm gần lục địa Italia hơn là Pháp, Corse nằm cách Côte d’Azur của Pháp 170 km, cách Tuscany của Italy 90 kilometres.
bất kể là Corse nằm kế cận Sardinia, một hòn đảo lớn hơn Corse, nhưng thuộc chủ quyền Italia, chỉ trong khoảng cách 11 km, là chiều rộng của eo biển “the Strait of Bonifacio” nằm giữa Corse và Sardinia..
Quần đảo Phốclên là lãnh thổ của nước Anh, vì Phốclên là lãnh thổ của nước Anh.
Quần đảo Phốc lên thuộc về chủ quyền Anh, bất kể Phốc lên có nằm trong hải phận 12 hải lý của Anh hay không, bất kể Phốc lên nằm gần hay xa bờ biển nước Anh bao nhiêu, bất kể nước Anh thì nằm bắc Bắc Bán cầu, quần đảo Phốc lên thì nằm ở nam Nam Bán cầu!
Quần đảo Ha oai là lãnh thổ của nước Mỹ, vì Ha oai là lãnh thổ của nước Mỹ.
Quần đảo Ha oai thuộc về chủ quyền Mỹ, bất kể Ha oai có nằm trong hải phận 12 hải lý của Mỹ hay không, bất kể Ha oai nằm gần hay xa bờ biển nước Mỹ bao nhiêu.
Hoàng Sa và Trường sa là lãnh thổ của Việt nam, thuộc chủ quyền Việt nam vì Hoàng sa và Trường sa là lãnh thổ của VN, thuộc chủ quyền VN, không cần thiết là HS & TS phải thuộc vào hải phận 12 hải lý của bờ biển VN!
HS & TS là lãnh thổ của VN, bất kể HS, TS nằm ở đâu, xa VN bao nhiêu, trong hay ngoai hai phan 12 hai ly cua bo bien VN.
“Công hàm ông TT PVĐ công nhận 12 hải lí, nhưng vấn đề là cái mốc nằm ở đâu.”
Thưa, “hải phận 12 hải lý”, là:
nếu là vùng biển dọc theo đất liền, thì “cái mốc” của hải phận là bờ biển, hải phận là giải biển dọc theo bờ đất liền có chiều rộng tính từ bờ ra là 12 hải lý.
nếu là một hòn đảo ờ ngoài khơi thì “cái mốc” hải phận đó là bờ biển vòng theo chu vi hòn đảo, hải phận là vùng biển chung quanh theo chu vi đảo, có chiều rộng là 12 hải lý tính từ bờ ra.
“Nhưng TC kô dùng đảo HN làm mốc, mà họ dùng biên giới của vùng đặc khu kinh tế (EEZ, exclusive economic zone) để cho rằng HS là của họ.”
Một quốc gia phải đã có chủ quyền trước, rồi từ đó mới tính ra vùng EEZ cho quốc gia ấy. Không hề, không thể có chuyện căn cứ vào vùng biển EEZ để mà đòi chủ quyền của một hòn đảo nào đó nằm trong vùng EEZ!
EEZ là vùng biển liền kề với hải phận, cách tính cũng như trên,
nếu là dọc theo bờ đất liền, thì EEZ là một giải nước dọc theo hải phận, có chiều rộng, tính từ hải phận ra là 200 hải lý.
Nếu là một hòn đảo ngoài khơi thì đó là vùng biển chung quanh (theo chu vi) hòn đảo, kế cận hải phận, có kích thuớc chiều rộng tính từ là 200 hải lý, tính từ hải phận ra.
Phải đã có chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất liền kề với biển, hoặc đã có chủ quyền trên một hòn đảo, rồi mới từ đất liền ấy, hoặc từ hòn đảo ấy, định ra vùng EEZ!
Không hề, không thể có chuyện căn cứ vào vùng biển EEZ để mà đòi chủ quyền của một hòn đảo nào đó nằm trong vùng EEZ!
“hải phận” là vùng biển trên đó quốc gia có chủ quyền có bổn phận và quyền hạn về chủ quyền như chủ quyền trên đất liền.
“EEZ” là vùng biển mà quốc gia có quyền EEZ trên đó làm chủ các tài nguyên của biển như quyền đánh bắt cá, quyền làm chủ & khai thác tài nguyên dưới đáy biển, như các mỏ dầu hỏa duoi đáy biển…