WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giới thiệu sách: Hồng phúc nước Mỹ

Nguyên tác tiếng Anh:  American Grace
Tác giả : Robert D. Putnam & David E. Campbell
Nhà xuất bản: Simon & Schuster ấn hành năm 2010

Đây là một cuốn sách biên sọan rất công phu của hai nhà nghiên cứu xã hội học nổi danh hiện nay tại Mỹ. Cuốn sách trình bày những nhận định thật sâu sắc về sự biến chuyển trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Mỹ, đặc biệt trong vòng 50 năm vào cuối thế kỷ XX gần đây.  Các tác giả đã dựa trên những thống kê, điều tra (survey), phỏng vấn gần đây nhất, và đã tham khảo đủ thứ tư liệu có giá trị trong suốt quá trình tìm hiểu cân nhắc, để rồi đi tới được những nhận định tổng hợp rành mạch về một trong những vấn đề rất quan trọng và phong phú của khu vực xã hội dân sự hiện nay tại nước Mỹ.

Tác giả thứ nhất, Robert Putnam là giáo sư kỳ cựu tại đại học Harvard, từng là khoa trưởng của Kennedy School of Government và là chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa kỳ. Ông cũng là tác giả của khá nhiều cuốn sách, trong đó cuốn “Bowling Alone : The Collapse and Revival of American Community” xuất bản năm 2000 thuộc lọai sách bán chạy nhất (bestseller). Trong cuốn này, tác giả cảnh báo về sự giảm sút nghiêm trọng về nguồn vốn xã hội (social capital) trong xã hội nước Mỹ vào cuối thế kỷ XX.

Tác giả khác, David Campbell cũng là một giáo sư tại đại học Notre Dame danh tiếng ở Indiana và là một chuyên gia về tôn giáo, chính trị và chính sách công cộng. Ông này cũng là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có cuốn được nhiều người chú ý : “Why we vote : How Schools and Communities Shape Our Civic Life ?”

Ngay nhan đề tòan bộ của cuốn sách dài tổng cộng trên 680 trang cũng đã cho người đọc hình dung được giá trị của công trình nghiên cứu khoa học rất công phu, đồ sộ và nghiêm túc của hai tác giả lừng danh này, nhan đề đó ghi chi tiết như sau:

American Grace
How Religion Divides and Unites Us
(Hồng phúc nước Mỹ: Tôn giáo chia rẽ và kết hợp giữa chúng ta như thế nào).

Cuốn sách được phân bố chủ yếu trong 15 chương dài 550 trang, kèm theo 2 phần phụ lục và phần ghi chú xuất xứ dài khỏang 100 trang. Xin ghi tiêu đề của một số chương đáng chú ý như sau:

*Chương 1: Sự Phân cực và Đa nguyên tôn giáo ở Mỹ ( Religious Polarization and Pluralism).
*Chương 6: Những sáng kiến thay mới trong Tôn giáo  (Innovations in Religion).
*Chương 7 & 10: Những đỏan văn minh họa : Sắc tộc, Giới tính và Tôn giáo  –  Tôn giáo và Chính trị đan kẽ với nhau ra sao? (Vignettes)
*Chương 11: Tôn giáo trong Đời sống Chính trị nước Mỹ (Religion in American Politics).
*Chương 15 cuối cùng: Hồng phúc nước Mỹ: Một dân tộc bao dung nối kết những chia cách tôn giáo như thế nào (America ‘s Grace : How a Tolerant Nation Bridges Its Religious Divides)

A – Mấy nét chính yếu trong cuốn sách.

Nhìn qua cuốn sách, ta có thể ghi nhận một số điểm như sau:

- Từ lâu, người Mỹ vẫn có niềm tin tôn giáo sâu sắc, nhưng cũng rất khác nhau trong cách hành đạo. Mà họ lại có tinh thần bao dung đặc biệt về tôn giáo. Trong mấy thập niên gần đây, bối cảnh sinh họat tôn giáo đã thay đổi rõ rệt.

- Từ đầu thập niên 1960, nước Mỹ đã trải qua 3 cuộc chấn động thật mạnh mẽ về mặt tôn giáo. Trước hết, trong thập niên 1960 việc hành đạo bắt đầu giảm sút nhiều. Rồi vào thập niên 1970 và 1980, đã xảy ra phong trào phản ứng bảo thủ với sự phát triển mạnh mẽ của phái hữu, thường được gọi là truyền thống “ Tin lành Evangelical”. Và từ thập niên 1990, thì giới trẻ bắt đầu tách khỏi sự liên kết giữa tôn giáo với chủ trương chính trị bảo thủ, họ xa rời các giáo hội, nhưng lại không nhất thiết từ bỏ niềm tin tôn giáo.

- Hậu quả là đang có sự phân cực mỗi ngày một lớn rộng – hàng ngũ bảo thủ và thế tục phóng khóang mỗi bên đều có sự gia tăng về số lượng người theo, cùng lúc với số người ôn hòa ở vào phía giữa hai bên. Số người tự xếp mình không sinh họat với một nhà thờ nào – được tác giả gọi là “nones”- đã gia tăng trong vài chục năm gần đây từ 5% lên đến trên 25% trong lớp người trẻ.

- Với nhiều hôn nhân kết hợp giữa người theo tôn giáo khác nhau (Interfaith marriage), trong các gia đình đã có sự chấp thuận dễ dàng về sự khác biệt trong nếp sống tôn giáo. Tác giả nêu ra “Nguyên lý Dì Susan” (Aunt Susan Principle) để diễn tả hiện tượng trong nhà có một bà dì đạo đức, thánh thiện, nhưng mà lại có niềm tin tôn giáo khác biệt với đa số trong gia đình.

- Trong suốt cuốn sách, người đọc có thể dễ dàng nhận ra những khám phá thật lý thú đến ngạc nhiên của các tác giả, điển hình như : * Có đến khỏang 40% các gia đình kết hôn giữa người thuộc tôn giáo khác nhau – * Có đến một phần ba dân Mỹ đã thay đổi tôn giáo cách này hay cách khác – * Cả những người sùng đạo cũng tin tưởng rằng người theo tôn giáo khác vẫn được lên thiên đàng – * Người theo đạo thường cũng là người láng giềng tốt và tham gia nhiều hơn vào các việc từ thiện nhân đạo…

- Trong nhiều thập niên sắp tới, đây có thể coi như là cuốn sách quan trọng nhất trình bày về đời sống tôn giáo ở nước Mỹ, và cũng là một tài liệu thiết yếu cho sự tìm hiểu về văn hóa trong xã hội Mỹ hiện nay vậy.

B – Giới thiệu một vài chương điển hình.

Chương 9 : Tính Đa dạng, Sắc tộc và Tôn giáo (trang 260-319)
(Diversity, Ethnicity, and Religion)

Là một dân tộc gồm nhiều thế hệ người di dân từ các địa phương khác nhau trên thế giới tới lập nghiệp tại nước Mỹ, nên quốc gia này có tính chất đa dạng nổi bật về mặt chủng tộc, cũng như về truyền thống tôn giáo và văn hóa. Nói chung, thì người Mỹ có tinh thần tôn giáo cao độ (high religiosity) kết hợp với sự đa dạng về sắc tộc và chủng tộc (ethno-racial diversity). Người Tin Lành Da đen và người Do Thái đều có sự liên kết chặt chẽ về mặt chủng tộc và tôn giáo; mà hơn nữa, họ cũng thường có sự đồng nhất trong họat động chính trị.

Người Mỹ gốc Latinh hiện đang góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của đạo Công giáo La mã trong xã hội Mỹ. Người di dân gốc từ miền Bắc Âu châu và nước Đức vẫn giữ được truyền thống của Tin Lành theo giáo phái Lutheran.

Và trong số người da trắng, thì từ ba chục năm nay, tỉ lệ chống hôn nhân dị chủng, cũng như nạn kỳ thị đánh giá thấp đối với người da đen đã giảm bớt đáng kể, hiện chỉ còn chừng 5% vẫn giữ thành kiến kỳ thị này.

Chương 13 – Tôn giáo và tính cách Láng giềng tốt (trang 442-492)
(Religion and Good Neighborliness)

Cuộc điều tra rất quy mô lấy tên là “Faith Matters Survey” thực hiện năm 2006 cho ta thấy rằng : người sùng đạo thì tham gia công việc thiện nguyện nhiều hơn và lại đóng góp vào các dự án từ thiện nhân đạo hơn là người không có niềm tin tôn giáo. Người ngoan đạo lại còn tham gia tích cực vào công tác phục vụ cộng đồng tại lối xóm địa phương nơi họ sinh sống.
Bằng nhiều biểu đồ thiết lập rất công phu, tác giả chứng minh sự đóng góp cho xã hội dưới nhiều hình thức như tiền bạc, thời gian công tác thiện nguyện do lớp người sùng đạo thực hiện thường xuyên. Tác giả còn nêu ra sự tín nhiệm của quần chúng thì thường ở mức cao đối với những người có lòng sùng đạo.

Các tác giả cũng xác nhận sự quan sát của nhà nghiên cứu thời danh Alexis de Tocqueville thực hiện vào hồi đầu thế kỷ XIX tại Mỹ rằng: “Tôn giáo đóng góp nhiều cho nền dân chủ ở nước Mỹ”. Bởi vì thông thường người Mỹ ngoan đạo nào thì cũng là một láng giềng tốt và là người công dân tích cực nữa. Lý do chính yếu là vì sự gắn bó với sinh họat trong cộng đòan tín hữu, nên người sùng đạo dễ dàng hưởng ứng với họat động từ thiện xã hội, thêm vào với công tác thuần túy tôn giáo.

Chương 15 –Nhận định tổng kết : Hồng phúc nước Mỹ (trang 516 -550)
(America’s Grace: How a Tolerant Nation Bridges Its Religious Divides)

Nước Mỹ chia rẽ về phương diện tôn giáo, nhưng so với các lãnh vực khác như chủng tộc, giai cấp hay chính trị, thì sự chia rẽ này cũng lại nhỏ hơn nhiều. Đa số người Mỹ vẫn coi Tôn giáo là một chất keo (glue) gắn liền các thành phần dân tộc lại với nhau. Và các nhà lãnh đạo quốc gia từ Tổng thống Jefferson hồi xưa cho đến Obama ngày nay, thì đều nói tới Thiên chúa, mỗi khi phải lên tiếng kêu gọi sự đòan kết của dân tộc trước những biến cố nghiêm trọng nào. Tu chính án số 1 vẫn được tôn trọng để bảo đảm tính chất đa nguyên về tôn giáo trong xã hội Mỹ. Thống kê mới nhất năm 2006 cho ta thấy có đến 80% người Mỹ coi trọng sự đa dạng về tôn giáo (religious diversity).

Trong nội bộ mỗi gia đình, thì đang có những người có niềm tin tôn giáo khác nhau, mà vẫn thuận thảo chấp nhận sự khác biệt đó. Mà trong số mấy bạn bè thân thiết nhất, thì cũng luôn có người bạn lại có niềm tin khác với mình. Tác giả còn nêu ra “Nguyên lý Bạn Al của tôi” (My Friend Al Principle) – cũng tương tự như “Nguyên lý Dì Susan” đã ghi ở trên – để làm nổi bật sự thân thiết trong mối quan hệ giữa bạn hữu, mặc dầu họ có niềm tin tôn giáo khác nhau.

Rõ ràng là Tôn giáo được coi như lãnh vực riêng tư của mỗi cá nhân (privacy), mà mọi người khác đều phải tôn trọng. Và đa số người Mỹ ngày nay đều công nhận rằng : “ Cũng có những chân lý căn bản ở trong nhiều tôn giáo khác ”,  chứ không phải chỉ duy nhất trong tôn giáo riêng của mình, thì mới có chân lý mà thôi.

Nói vắn tắt lại, các tác giả lạc quan trước sự kiện là nhờ mạng lưới các mối liên hệ thân thiết giữa các cá nhân đan kết chặt chẽ dày đặc với nhau, mà xã hội nước Mỹ ngày nay đang bảo đảm được tình trạng đa nguyên về tôn giáo. Các mối liên hệ thân thiết trong gia đình, cũng như giữa bạn hữu ngòai xã hội đã giúp cho sự kết hợp được tính cách đa dạng tôn giáo với lòng sùng đạo của các tín đồ theo đuổi các niềm tin tôn giáo khác nhau. Và đó mới chính là “Hồng phúc của nước Mỹ” ở vào đầu thế kỷ XXI vậy.

C – Một công trình nghiên cứu được đánh giá cao.

Cuốn sách American Grace vừa mới ra mắt công chúng chưa đày một năm, mà đã được nhiều thức giả và giới phê bình đánh giá rất cao.  Cụ thể như sử gia Doris Kearns Goodwin, thì bà ghi rằng: “Đây là một công trình vĩ đại, một mô tả dựa trên nền móng của sự nghiên cứu đồ sộ… Rõ rệt, đó là một chiến thắng.”

Học giả Cornel West thuộc Trung tâm Nghiên cứu  người Mỹ gốc Phi châu, Đại học Princeton, thì viết: “ American Grace tức thời đã trở thành một văn bản đúng tiêu chuẩn. Cuốn sách rất cần thiết cho sự tìm hiểu về nền văn hóa tôn giáo đa nguyên của chúng ta. Và sách này cũng gợi hứng cho chúng ta phải đào sâu thêm nũa nền dân chủ đại kết của chúng ta” (our ecumenical democracy).

Giáo sư Jim Cullen dậy tại Trường Fieldston, New York, thì viết: “Cái thông điệp chính yếu của American Grace  là:” Những chia rẽ xã hội vì lý do tôn giáo trong lối sống ở Mỹ thì rõ rệt là không quan trọng bằng vai trò của Tôn giáo như là một thứ chất keo dính gắn chặt trong xã hội“.

Vào đầu năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn khá dài với chương trình “Faith and Leadership” (Niềm Tin và Lãnh đạo), tác giả Robert Putnam đã có dịp nhấn mạnh thêm rằng : “ Tác giả David Campbell và tôi đều có ấn tượng sâu sắc về mức độ các tôn giáo ở Mỹ đã luôn cố gắng thích nghi và rất sáng tạo từ nhiều thế kỷ nay. Đó là  khía cạnh độc đáo gần như duy nhất của nước Mỹ, nếu so sánh với những nơi khác trên thế giới…” Giáo sư Putnam cũng lại cảnh giác rằng: “Những tôn giáo mà không chịu thích nghi đổi mới, những tôn giáo mà quá dính líu với chính trị, thì nhất định là không thể tồn tại lâu dài được”.

Để tóm tắt lại, người viết xin nhắc thêm một lần nữa rằng: Đây là một cuốn sách nghiên cứu rất có giá trị về sinh họat tôn giáo trong xã hội Mỹ ngày nay ở vào đầu thế kỷ XXI. Các tác giả đã dày công sưu tầm nghiên cứu, và nghiêm túc phân tích nhận định tòan diện vấn đề theo đúng với phương pháp khoa học, khách quan và vô tư.

Và xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc người Việt.

California, tháng Bảy năm 2011

© Đòan Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Giới thiệu sách: Hồng phúc nước Mỹ”

  1. Hi x Pham says:

    May tay giac Cong thi noi lam coc gi, tu tuong cua cac ngai ay la Viet, Trung, So. Ngay nay nang ve Tau cong
    cac ngai ay co giet het dan toc minh di de sao vang cua cac ngai ay enter chau ria sao lon Tau Cong “Han”
    cung voi 4 sao nho khac ay ma, cac ngai co nhin thay khong. That buon o mien Nam minh co qua nhieu
    tay an com mien Nam tho ma giac Cong, chi can khai tru nhung thu do thoi chung ta da giu duoc nuoc, giu
    duoc su ton tai cua dan toc. Tiec rang nhung nguoi co long co vien kien thi a tong voi giac An quang, voi
    Henry Cabot Lodge giet quach di, bay gio mat roi moi tiec. Buon ./-

  2. nvtncs says:

    Sau đây là 4 điều xã hội VN cần phải có nếu muốn cải tiến:

    - Môĩ người VN nên chọn một tôn giáo, theo sở thích, nhu cầu của mình. Đối với rất nhiều người bên Mỹ, tôn giáo là nền tảng của cuộc đời luân lý và đạo đức của họ.
    Hiện giờ, nếu ta hỏi người Việt theo đạo gì, có lẽ, 8/10 sẽ trả lời họ theo đạo Phật. Nhưng thật sự thì họ chẳng ttheo đại gì cả.

    - Tất cả các tôn giáo phải được luật quốc gia tôn trọng trong công lý, không thiên vị. Do đó, người dân phải tôn trọng tôn giáo của người khác đạo mình. Những người lập đạo như đức Chúa Jésus, đức Phật là những người hoàn hỏa và đáng được mọi người kính trọng.

    - Chính phủ phải thế tục: l’état est laique.

    - Có sự cách biệt giữa tôn giáo và chính phủ: Séparation de l’Église et de l’état. Và các ông sư, ông linh mục không nên hoạt động chính trị, họ chỉ nên lo chuyện đạo. Nếu hoạt đồng chính trị, họ sẽ không bị chính phủ đánh thuế: Ils ne sont plus exonérés d’impôt.

    Chính cái tư tưởng CSVN là một tư tưởng vô thần, duy vật, cho nên nền văn hóa, đạo đức nước ta mới suy đồi, băng hoại như ngày nay.

    Chúng ta ghi nhận rằng tư tưởng CS không xâm nhập được vào người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo.

Phản hồi