WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đầu tư hay đầu to?

II- Cưỡng hôn lịch sử

Tuy chỉ chiếm  8% trong số các nghị gật quốc hội, song  số ít này lại đưa ra những  nhận định vô cùng sáng  suốt,  tựu trung vào các ý  kiến sau:

- Việc mở rộng Hà Nội theo hướng này chỉ để thủ đô Hà Nội trở thành đầu to, vô cùng lãng phí đất đai, vật lực, đã thế sự phát triển lại lệch lạc, phiến diện.

Nếu ví cả dân tộc Việt Nam như cơ thể con người gồm Hà Nội và 63 tỉnh thành còn lại, thì việc Hà Nội nuốt chửng cả Hà Tây và Mê Linh(Vĩnh Phú) cùng 4 xã của tỉnh Hoà Bình, không khác gì một cái đầu to qúa cỡ (diện tích hơn 334.470 ha, dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính quận huyện,) song lại là kẻ trì độn trống rỗng (vì không được đầu tư đồng bộ, chiều sâu) chỉ phì đại về kích cỡ, cốt có số diện tích ngang bằng với các thủ đô lớn trên thế giới  ( từ 2- 3000 km2) cụ thể nằm trong top 17 thành phố, thủ đô lớn của thế giới, với mật độ dân số trên mỗi km2 khoảng 3.500-4.000 người, tương đương với các thủ đô như Paris (Pháp), London (Anh), Berlin (Đức), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc)…

Xưa các cụ thường ví: “Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”, song với tình  trạng Hà Nội phát triển lấy được, phát  triển lấy tiếng, cho to, cho oai theo kiểu  …đầu  to như thế này, bất chấp tính hợp lý, khả thi, thì đầu óc vốn đã ngu si, tứ chi lại còn èo uột, yếu ớt vì thiếu các hạng mục công trình như nhà văn hoá, sân thi đấu thể thao, bãi tập, vườn trẻ, bệnh viện, trường học, chợ búa  v.v…làm sao có thể trụ đỡ nổi ?

Thiên nhiên luôn trừng phat những gì đi qúa giới hạn của nó, nên chưa chi các bậc bô lão đã cả cười mà rằng:

- Mở rộng vài năm rồi lại phải co hẹp lại ấy mà, chẳng qua các cán ngố  thèm mở rộng nguồn USD trên cơ sở vài chục mảnh đất ven đô là thị xã Hà Đông- vốn được coi là cửa ngõ thủ đô thôi. Bán đất, chia chác, phủi tay, chùi mép xong rồi là tỉnh nào lại trả về tỉnh ấy, tôi còn lạ. Từ ngày giải phóng  đến nay, lãnh đạo coi các tỉnh thành của đất nước như một ván bài , tha hồ trộn xóc, nay nhập vào, mai tách ra. Cụ thể, Sơn Tây vốn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, sau năm 1976 trở thành Hà Nội …mở rộng. Năm 1986, tách tỉnh Hà Sơn Bình  thành Hoà Bình  và  Hà Tây thì Sơn Tây lại… trở về đất cũ. Bây giờ, tỉnh Hà Tây bị Hà Nội nuốt chửng thì Sơn Tây lại trở thành …Hà Nội quá đà (!) Hết mở rộng lại qúa đà, vẫn văn minh thôn dã, mẫu mã nhà quê, có khác đếch gì đâu, chỉ khổ “đôi mắt  người Sơn Tây”…Thời của ông nhà thơ Quang Dũng vốn đẹp và hiền thế mà sau 1976, cứ trợn trừng trợn trạo, đứng núi này lại lo núi không yên. Nay đổi chứng minh nhân dân để thành người Hà Nội bất đắc dĩ, mai nhập lại hộ khẩu về Hà Tây, đếch làm người Hà Nội mở rộng  nữa mà thành người Hà Tây quê lụa cơ. Thật là tiền hết, mệt mang… chỉ sướng cái lũ cán ngố, coi người dân như con rối, bảo giật là giật, bảo lui là lui. Cấm cãi. Cả Hải Hưng cũng vậy, nhập từ hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, thằng nọ níu áo thằng  kia, có làm ăn được mẹ gì đâu, lại phải  tách. Bắc Ninh, Bắc Giang cũng thế, cùng kéo nhau xuống hố cả chục năm trời,  cuối cùng nhờ tách tỉnh mới mở mày mở mặt, xây trụ sở, cơ quan văn hoá, Ủy Ban nhân dân to vật ở mép đường, Kinh tế mới phất triển lên ầm ầm. Bình Trị Thiên cũng  gồm 3 tỉnh  Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, oánh nhau toé lửa, la làng té khói…Hễ nhập vào là bán hết tài sản từ giường tủ, bàn ghế, đồ đạc dụng cụ  văn phòng, đến máy móc, ô tô, tiền bạc bán đi, cốt bỏ túi riêng, chỉ còn lại xác rỗng không. Bình thường cha chung còn không ai khóc nữa là  “năm cha, ba mẹ” như vậy? Làm gì chả oánh nhau, chả triệt  tiêu đến nghiệm âm, chả tan tành, khốn khó và đất nước cứ oằn mình trong  cơn nguy khốn, sai sai lại sai, đã nhiều năm rồi, quê ta chẳng đổi thay gì. Không biết có phải  đất nước mang hình chữ S không mà càng sửa càng sai như thế?

Ngay trong cuộc họp ngày 29/5, ông Nghiêm Vĩnh Hội, tổng giám đốc liên hiệp khoa học bảo tồn phát  triển văn hoá Việt Nam Đông Nam Á, bày tỏ:

- Chuỗi đô thị Láng- Hoà Lạc là một thí dụ điển hình của sự lãng phí. Vừa tốn chất xám, vừa lãng phí ghê gớm đất đai, tiền bạc của người dân, chưa kể hậu quả lâu dài của căn bệnh “đầu  to đô thị” còn chưa lường hết được

Chờ cho tiếng  cười  lắng xuống, ông tiếp:

- Cụ thể chuỗi đô thị Láng- Hoà Lạc có quy mô dân số tròn 1,2 triệu dân, với tổng diện tích là 12.700 ha đất, so với một vài nước trên  thế giới đã được  xếp vào loại  đô thị lớn (nếu so với Hà Nội thời điểm 1954, khi đảng ta tiến vào thì đã gấp 4 lần). Vậy mà giao thông chỉ có duy nhất một con đường độc đạo mới làm. Một việc mà cách đây gần nghìn năm vua Lý Thái Tổ không chấp nhận được, nên đã phải viết chiếu rời đô, từ Hoa Lư ra Thăng Long để có thêm đường  thuỷ là sông Hồng cùng sự bồi đắp phù sa mỗi năm của dòng sông tạo ra những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu, ruộng vườn bát ngát…Điểm lại thủ đô của các nước lớn như Anh, Pháp Nga đều sử dụng các dòng sông Thêm, sông Xen, sông Nê Va để phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao thông…Nay ta không thể bỏ qua điều cốt tử đó…

Quả là vừa cậy có “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, “nói phét hoá” (tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra sông Hồng, tạo được thế rồng cuộn hổ ngồi, hướng nhìn sông dựa núi) kèm theo cả sự “dốt nát hoá” về mọi mặt, từ  văn hoá  kinh tế , địa lý,  xã hội, tâm linh  mà lãnh đạo Việt Nam đã bỏ qua  cả kho kinh nghiệm quý báu của cha ông cũng như các nước anh em trên thế giới, không cần sông nước, không cần ruộng đất phì nhiêu, không cần hạ tầng đô thị, không cần hiệu quả kinh tế, chỉ cần có nhà, có đất, cũng  không cần biết có trái với  quy luật tự nhiên, mất cân bằng về sinh thái  hay không? Bởi tất cả đã có người dân Việt Nam è cổ gánh chịu. Khi dân no ấm thì lãnh đạo hô hào lấy dân làm gốc để dễ bề bòn rút, còn khi dân đói khát khổ sở thì lãnh đạo lấy dân làm củi để …đun, dân đã hết gía trị sử dụng rồi thì lấy dân làm… rác để bón cho đồng ruộng hoa trái tốt tươi thêm như thơ Tố hữu đã tả, mà bao thế hệ học sinh Việt Nam đều phải thuộc lòng như cháo loãng:

Hỡi các chị các anh
Máu các chị các anh đã đổ
Cho ruộng đồng  hoa trái tốt tươi thêm

Ngày từ 1-8 , khi dự án mở rộng Hà Nội có hiệu lực, cánh kỹ sư giao thông đã xôn xao bàn tán:

- Hà Nội mở rộng  gấp 3,6  lần như thế có khác gì thảm cảnh trong chuyện  ngụ ngôn của LecMôntôp: Một con ếch muốn phình bụng thật  to để thành con bò, ra oai với thiên hạ, kết cục ếch vỡ tan bụng mà chết, còn bò vẫn ung dung gặm cỏ. Cho dù Hà Nội có nằm trong tốp của 17 nước Châu Âu, Châu Á có thủ đô lớn nhất thế giới đi chăng nữa, thì việc xây dựng hạ tầng cơ sở vẫn phải là mục tiêu số 1. Đằng này, đã kém hiện đại, lại thiếu đồng bộ. Hiện tại Hà Nội vẫn chưa có đường cao tốc song hành. Toàn vùng thủ đô bao gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận, vẫn thừa hưởng hệ thống đường sắt cũ kỹ lạc hậu, trong khi ở các nước tiên tiến khác, không những có đường bay trên trời, đường tàu điện ngầm dưới đất, còn cả đường biển, đường sông cùng cả hệ thống đường sắt trên cao nữa, có thế mới tránh được sự ùn tắc, tai nạn giao thông. Hà Nội còn thiếu hầu hết các yếu tố đó, sao tránh khỏi việc cản trở cho việc liên kết trong và ngoài đô thị?

Các ý kiến còn lại trong số 8% “nghị la” cho rằng, việc điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô theo hướng hợp nhất tỉnh Hà Tây và một số địa phương khác vào Hà Nội là vấn đề lớn, quan trọng, mang tính lịch sử và vô cùng phức tạp, nhạy cảm. Ấy thế, tờ trình và các tài liệu kèm theo  lại qúa đỗi sơ sài và hoàn toàn  thiếu tính thuyết phục.. Cụ thể ngoài những tài liệu bắt buộc là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các địa phương có liên quan, cái còn lại chỉ là  bản báo cáo tóm tắt và Đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đã thế mớ tài liệu vụn vặt, ít ỏi này lại  không hề có bóng dáng của một luận cứ khoa học, kèm chỉ số về kinh tế – kỹ thuật cần thiết để đánh giá. Không hiểu các chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật, thạc sĩ phó tiến sĩ đủ các ngành nghề khoa học, trong các vụ sở, ban, ngành, cục,  bộ  v.v  trốn chui trốn lủi đi đâu mà lại để một dự án lớn là mở rộng Hà Nội  sơ sài  đến thế?

Phần nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng Hà Nội sau khi mở rộng cũng không có  giải pháp cụ thể. Lộ trình trong việc tổ chức thực hiện,  đặc biệt là nguồn kinh phí , đến tận những ngày cuối cùng của dự án, vẫn không rõ sẽ lấy kinh phí  từ nguồn nào? Chuyện thật như đùa, khi chính phủ đưa ra ba đề nghị:

- Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây

- Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)

- Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã  Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung (Lương Sơn, Hòa Bình)

Vào Hà Nội, để diện tích đất tự nhiên của Hà Nội mới là 334.700 ha, dân số 6.2 triệu người, gồm 29 đơn vị hành chính quận, huyện….là răm rắp nghe theo, không cần biết chính phủ sẽ dắt mũi đưa mình đi đâu, lấy gì để có thể biến dự án thành hiện thực? Hay sống chết mặc dân, cần ruộng cứ chiếm?

Ngay cả  lý do mở rộng Hà Nội theo hướng “nuốt chửng” toàn bộ Hà Tây và cả huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) cùng 4 xã của huyện Lương Sơn, Hoà Bình…cũng  không hề nhắc đến trong đề án, ngoài  những lập luận vô cùng ngô nghê. Nào trước đó một thời gian huyện này đã  thuộc về  Hà Nội  rồi, bây giờ buộc phải  mở rộng  thủ đô để giãn dân thì việc đưa trở lại là điều hợp lý. Nào việc sáp nhập 4 xã thuộc huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội là nhằm khắc phục việc tranh chấp ranh giới trước đây giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình; coi như  nhất cử lưỡng tiện luôn, vừa xoá  cái cũ, vừa triệt tiêu mầm mống tranh cãi(!) Rồi: “Từ trước đến nay vùng rau xanh phục vụ Hà Nội chủ yếu nằm ở địa phận Hà Tây;  bây giờ nhân đà mở rộng này, đưa Hà Tây vào để chính quyền Hà Nội trực tiếp quản lý, để tạo ra độ an toàn và chất lượng cao hơn … v.v Thật  là lý lẽ của những kẻ  ngu, vừa  áp đặt  thô bạo vừa  thiếu cơ sở khoa họ.

Hai yếu tố quan trọng nhất  khi  xác định địa giới hành chính của  Hà Nội  là kinh tế – xã hội và truyền thống lịch sử – văn hóa, thì  phần văn hóa, đặc biệt là văn hóa xứ Đoài của Hà Tây hoàn toàn bị bỏ qua.  Trong  khi văn hoá là phần  mềm cài đặt  trong  cơ thể xã hội, nếu phần  mềm không có hoặc khiếm khuyết, thử hỏi xã hội có tồn tại nổi không? Những dữ liệu do phần mềm bị mất hoặc khiếm khuyết sẽ gây ra hậu quả nhỡn tiền như thế nào? Văn hoá làng mất, nhà nhà trở thành bãi rác thải của Hà Nội, bao nhiêu  tệ nạn xì ke, đĩ điếm từ Hà Nội kéo về tràn ngập các ngõ xóm. Trước đi một lượt quanh làng  phải mất ít nhất một tiếng vì vấp phải  những lời chèo kéo, rủ rê, gặp ai cũng  chào…theo đúng lề lối, tôn ti, trật tự thời xa xưa, cả làng là dây mơ rễ má 5 đời 7 đời của nhau, giờ xóm đã lên phường, trở thành làng to, tỉnh  mới,  huyện dài, thì đi cả phố hết 5 phút, vì ai cũng cúi đầu, thục mạng, lo làm ăn mánh mung, kiếm sống. Cơm ai người ấy lo, xe ai người ấy cưỡi, chẳng ai dại mất thời gian vô bổ không dâu vào cái trò chào hỏi vớ vẩn ây, coi như sản phẩm của chế độ phong kiến cần xoá bỏ(!)

Cố tình nuốt chửng  Hà Tây vào Hà Nội là mất đi một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Chưa kể  trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ thành phố hoàn toàn không đáp ứng được  nhiệm vụ trọng  đại đặt ra. Cai quản 8 đơn vị  hành chính cấp huyện, quận của hai khu vực nội, ngoại thành  trước đó còn khó nữa là nâng gấp 3,6 lần như hiện tại. Lại gặp phải  sự bùng nổ về dân số, bùng phát về các tệ nạn nghiện hút, si đa, tệ nạn bời bời, trộm cắp  không nuôi mà lớn nhanh như thổi, cứ chồm lên móc ví dân lành.

Pages: 1 2 3

Phản hồi