WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu đối thời cổ đại [2]

Tiếp theo phần I

Câu đối ngày nay

Câu đối không chỉ để văn nhân sĩ tử thù tạc, hưởng thụ gío – trăng – hoa – cỏ, mà còn phản ánh những bức xúc của cuộc đời, thời cuộc, chính sự. Trong từng mốc thời gian, câu đối dần nâng lên, phát triển về số lượng, chất lượng, ngày càng được những người yêu thích, thưởng thức, tham gia sáng tác.

Câu đối cổ hình lá chuối. Ảnh Thanh niên

Ngay từ khi nước Đại Việt ra đời, có chữ viết, có nhà nước phong kiến, vua quan, các đối tượng có học (nhà nho, thầy đồ, sĩ tử, học sinh) – đều ưa thích và sáng tác diễn tả sinh hoạt đời sống của cá nhân hay xã hội… 680 năm trước (1332), nhà sử học Lê Văn Hưu lúc thiếu thời đã từng làm câu đối. Một câu đối trong số đó được lưu truyền tới hôm nay. Tương truyền, khi còn bé, đi học về qua chiếc lò rèn, thấy bác thợ cả đang bằng chiếc búa nhỏ, đập từng tiếng trên đe, trên vật rèn…. chỉ huy anh thợ phụ quai búa rèn sắt. Vốn tính hiếu kì, LVH đứng lại xem. Chỉ một loáng, từ thanh sắt đỏ rực, thầy trò bác thơ đã rèn ra chiếc dùi nhọn. Thích thú lại quen biết, chú bé cất lời xin một chiếc. Bác thợ cả hỏi: Cậu lấy dùi làm gì? Không phải dùng làm’’vũ khí’’ đánh nhau với bạn chứ?

LVH vội thanh minh: Ồ không! Cháu xin để làm dùi đóng sách vở.

- Thế à? – Bác thợ cũng là người có học, chợt nghĩ ra… bảo : Nếu vậy, ta ra cho câu đối, đối được sẽ tặng một chiếc. Có dám đối không? không để cho cậu bé lên tiếng, ông đọc luôn:

Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò rèn lên dùi vở.

Không hề lúng túng, sợ sệt Lê Văn Hưu ứng đối ngay:

Nghiên ở túi, giấy ở túi, bút ở túi – viết lúi húi mà đậu khôi khoa.

Chỉ từ một quy trình của công nghệ rèn, với những dụng cụ và sức lao động, người thợ rèn đã biến sắt thép thành những dụng cụ , đồ nghề phục vụ cuộc sống và chiến đấu chống giặc ngoại xâm (gươm, giáo…). Bên bễ, lò, đe, búa – bác thợ cả như một vị tướng – cầm chiếc búa con chỉ huy người lính (thợ phụ) quai búa tạ (búa to) biến sắt thành vật hữu dụng .

Về mặt nghệ thuật đôi câu đối đạt đến cảnh giới tuyệt đỉnh. Đối nhau từng chữ, từng đôi, từng nhóm từng cụm từ. và từng ý…nhưng cốt lõi chỉ nằm ở hai động từ:

Câu của bác thợ rèn – ‘’thổi phì phò’’…

Câu của Lê Văn Hưu –‘’viết lúi húi’’….

Tại sao lại thổi phì phò?

Khi xưa những chiếc lò rèn có 3 chi tiết quan trọng: Bễ – Lò nung – Đe búa. Muốn rèn được sắt thành vật dụng, phải cho vào lò lửa. Muốn cho thanh sắt nóng đỏ lên, mềm ra, Bễ phải thổi gió vào lò cho than cháy rực lên nhằm tăng nhiệt độ . Vât sinh gió chính là chiếc Bễ – được cấu tạo thành 2 ống bằng nhôm, kim loại hay gỗ ghép, đường kính chừng 20 phân. bên trong có cuộn giẻ bọc da, buộc ở đầu qcây que. Người thợ mỗi tay cầm 1 cây, tay này kéo lên, tay kia ấn xuống đẩy gió vào lò qua ống dẫn. Dưới tác động của hơi gió, ngọn lửa cháy to tạo ra những tiếng phì phò… phì phò. Cùng với tiếng quạt gió, những người thợ làm việc nặng nhọc cũng ‘’ tthở rốc…phì phò’’ – theo. Tiếng động này dân ta nói một cách hình tượng – Thở như…trâu khi con vật kéo cầy trên ruộng.

Còn Viết lúi húi là thế nào?

Khi người ta đầu cứ ngẩng lên, cúi xuống – dân gian gọi là lúi húi . Chàng thư sinh – cũng với dụng cụ cần cho việc trau dồi kiến thức(sách, bút, nghiên) nhưng nhà nghèo, không có bàn ghế ngồi học, phải nằm phủ phục trong ổ rơm, trên phản, trên giường – lúi húi, cặm cụi học: Kết qủa của sự học đó là đỗ đạt, được bổ đi làm quan…

Cả hai người – Mộ công nhân – một trí thức đều lao động’’cật lực’’ mới có thành quả. Chỉ cần dung 3 từ, đôi câu đối đã thể hiện đầy đủ công việc nặng nhọc của người thợ, ngưòi học trò nghèo. Chỉ vẻn vẹn mỗi câu 16 chữ mà đôi câu đối nói được đầy đủ một qúa trình lao động sang tạo, bao gồm ý nghiã rõ ràng, sâu sắc điều cần diễn đạt…

120 năm sau (1322 – 1442), đến lượt vua Lê Thánh Tôn đã đưa câu đối tiếp tục lên đỉnh cao nghệ thuật. Tương truyền: Lê Thánh Tôn là ông vua giỏi trị nước. Ngài dùng câu đối để phản ánh sinh hoạt đời sống của thần dân mình sau mỗi chuyến vi hành, tìm hiểu cuộc sống của dân để ra các quyết sách có lợi cho dân cho nước. Những câu đối của ngài, được lưu truyền trong dân gian, đưọc sách báo, văn chương ghi lại. Xin giới thiệu một vài câu nổi tiếng này :

Nhà vua vốn rất thương dân, không chịu giam mình trong cung điện, nghe đám quần thần tấu trình mà trong đó khá nhiều điều gian trá’’xàm tấu’’ nên thường cải trang thành thường dân đi xem dân chúng làm ăn sinh sống…

Một năm kia – vào chiều 30 tết – Ngài cải trang thành Thư sinh cùng một Thị vệ đóng vai thơ đồng đi tìm hiểu dân gian đón tết. Dân Việt có câu tục ngữ từ bao đời: Ðói ngày giỗ cha, no ba ngày tết. Dù cả năm ăn đói mặc rách, nhưng ngày tết nhà nào cũng cố sắm sửa cho con cái mình được bữa no có tấm áo lành, đẹp để mặc.

Khi Ngài đến cuối một phô nhỏ, vắng – trong kinh thàng Thăng Long – thấy có một túp lều, cửa đóng im ỉm, lạnh tanh. Viên thị vệ tiến lên đánh tiếng, mãi sau mới thấy có một người đàn ông vẻ ngái ngủ ra nhấc tấm phên che. Nhà vua bắt chuyện, hỏi… người kia than phiền: … Nghèo đến độ chỉ đủ hai bữa cơm hàng ngày, không có dư để mua sám tết. Ngạc nhiên – vì ngài thường được các quan trong triều tấu sớ rằng con dân của ngài sung túc – giờ thấy người kia nói vậy, nhà vua thấy lạ, hỏi: Anh làm nghề gì? Có chịu khó làm việc không?

- Bẩm, con làm nghề… hót phân. Hàng ngày đi từ sáng sớm đến tối mịt, chỉ hót được hai thúng, đem bán cho các chủ ruộng, mua vừa đủ hai bữa gạo ăn.

Nhà vua nghe xong thương cảm. Bảo người Thị vệ cho anh ta ít tiền đoạn sẵn giấy bút mang theo Ngài viết cho đôi câu đối:

Khoác một chiến bào, đảm đang khó khăn thiên hạ

Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.

Khẩu khí như của một ông Nguyên Soái chuẩn bị ra trận. Nào chiến bào, nào Kiếm, nào gánh vác thiên hạ trên hai vai. Ðủ cả. Thế nhưng nhìn người hót phân cũng thây đúng các trang phục này:

- Áo bào chính là áo tơi khoác ngoài, che mưa nắng, rét mướt – vì cấu trúc, hình thể của chúng hoàn toàn giống y trang. Chỉ khác: một làm bằng lụa quý thêu kim tuyến, còn một làm bằng lá gồi – thứ lá cây dùng làm nón và lợp nhà dành cho dân nghèo.

- Kiếm, đao – chính chiếc cào, chiếc xẻng để hót những đống phân người, phân suc vật vương vãi trên đường làng. Vừa làm sạch đường lại vừa để bón cho lúa, hoa mầu tốt tươi .

- Trên vai gánh đôi thúng. – chính là gánh vác giang sơn –‘’ đảm đang… thiên ha’’.

Thời xưa, nghề hót phân là nghề mạt hạng nhất. Ðến độ, khi dậy con cái, bố mẹ, ông bà – thường đem nghề này ra ”dọa” trẻ: ”Không chịu học hành, dốt nát, sau này lớn lên chỉ đi hót phân”. Dươi mắt của Minh Quân Lê Thánh Tôn, người làm nghề thấp hèn, bẩn thỉu nhất đã trở nên quan trọng: Còn gì vĩ đại bằng người thu phục được ”nhân tâm” thiên hạ – Ðó là ước nguyện, hành động của các đế vương!

Tiếp theo, nhà vua đến một ngôi nhà ở phố khác.

Theo phong tục, người chủ nhà cùng đứa con lớn ra chào khách xông nhà. Gia chủ này có vẻ khá hơn người hót phân, tuy cũng không hơn nhiều vì đến giờ tất niên mà nhà ông ta vẫn còn la liệt những mảnh vải đang nhuộm dở phơi trên giây. Biết khách là học trò, ông chủ nhà xin thầy cho đôi câu đối lấy may, đoạn sai cậu con trai mang giấy, bút, phẩm mực đến. Nhà vua quan sát, suy nghĩ… đọạn viết:

Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ

Triều trung chu tử tổng ngô gia.

Dịch:

Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ

Ðỏ tía triều đình bởi cửa ta.

Ông thợ nhuộm thì trong nhà phải có phẩm mực đầy mầu sắc – Xanh, vàng, đỏ , tiá (Tím thẫm), các mầu này chỉ dung cho vua quan. Ông thợ nhuộm đã tô điểm ngay cho cả triều đình… khiến họ mơi trở nên danh gía!

Hai đôi câu đối này được 2 gia chủ treo ở cửa nhà đón xuân. Thám báo của triều đình thấy khẩu khí có vẻ lộng ngôn, ngạo mạn, phạm thượng… vội về tâu trình thượng cấp trị tội. Sau khi biết rõ nguồn cơn… các quan đại thần vô cùng cảm phục minh quân của mình. Hai gia chủ kia lập tức được nhận ân xủng: Con trai ông thợ nhuộm được ngay một quan đại thần, đem con gái gả cho. Còn người hót phân thì chức sắc đia phương cấp ruộng công điền… và lộc vua ào ào đổ dến. Thiên tử đến nhà là phúc lơn không chỉ cho cá nhân mà còn là ơn mưa móc của trời đất tưới cho cả vùng…

Berlin – Tết nhâm Thìn 2012

© Lê Xuân Quang

© Đàn Chim Việt

 

(Kì sau 3 : Câu đối thời cận đại…)

—————————————-

Ghi chú:

Theo WIKIPEDIA:

- Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

Lê Văn Hưu là người làng Phủ Lý (tục gọi Kẻ Rỵ), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 20 tháng 7[1] năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497[1]), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có tên khác là Lê Hạo (黎灝). Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.

 

14 Phản hồi cho “Câu đối thời cổ đại [2]”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Dù tác giả LXQ.có công viết bài sưu tầm khá hay nhưng trích câu đối của vua LTT.như thế là có vẻ tùy tiện
    vì khi thì Hán-Việt khi thì Nôm.Điều đó sẽ làm bạn đọc khó biết ngọn nguồn ! Thật ra câu trên là :
    Ý nhất nhung y,năng đảm thế gian nan sự
    đề tam xích kiếm,tận thu thiên hạ nhân tâm.
    (Khoác một áo bào,đảm đương việc khó trong thế gian
    cầm ba thước kiếm,thu hết lòng dạ của thiên hạ).

  2. Thiến Heo says:

    Đầu tháng 9 năm 2011 có Đái Tôn Giả sang thăm phân đàn Huyết Ma Giáo nước Vệ, Có quan Thừa Tướng thắt cà vạt hồng trùng màu cà vạt với Đái.Thiến Heo tôi ngày đó làm câu đối như sau:

    ĐB Quốc :
    - Đái là đai, để thì ngắn vấn thì dài, vấn thì bước lên ngai !

    NT Dũng :
    - Dũng là dung*, để thì lún búng thì loe, búng thì bước lên xe !

    Thiến Heo :
    È hèm!
    - Lôn là l^`n, để thì méo đéo thì tròn, đéo thì đẻ ra con !

    ……………………………………………………………………………………………….
    戴秉国 = Đái Bỉnh Quốc, Dai Bingguo
    戴 Đái cũng đồng âm với 帶 đái là cái đai, mang trên lưng.
    Dung in English word
    Thật ra, câu đầu và câu chót là tiếu lâm dân gian, câu giữa là do tôi chế ra.

    • NGÀN KHƠI says:

      ÔNG NÀY

      Ông này quả thích xổ nho
      Xổ qua xổ lại cho to chuyện đời
      Đúng tay chơi chữ bậc thầy
      Chắc khi chơi mụ biết tay nào bằng
      Có tròn có méo chẳng răng
      Ông đều chơi cả vẫn hăng trên đời
      Nói đùa cười thật mà chơi
      Ông chơi kiểu ấy quả đời phục ông
      Người Nam chơi chữ hà rầm
      Riêng ông chơi chữ quả khăm trên đời !

      NON NGÀN
      (18/01/12)

    • t3hk says:

      Hôm nay, tôi trở lại đây để đọc các “phản hồi” trong mục này, và nhân thể xin được đối lại vế đối:

      ” – Đái là đai, để thì ngắn vấn thì dài, vấn thì bước lên ngai !

      1) Chữ 帶 hán-việt đọc là đái, nôm đọc là đai, cả hai đều có nghĩa là cái đai.
      2) “đai” cùng vần với “ngai”
      3) câu đối có “ngắn” đối lại “dài”

      Sau khi cân nhắc một hồi, tôi chọn chữ “thán” và xin đối như sau:

      “Thán là than, nín thì tức khóc thì hèn, khóc như nhà có tang

      Đầu năm mà ghi những chữ này thì thật không thấy hên, nhưng tôi chỉ muốn diễn tả trong 36 năm qua dân Việt phải sống như vậy dưới chế độ gian manh cộng quyền. Hy vọng trong năm Thìn tới đây sẽ có sự thay đổi thể chế ở VN, và VN sẽ khá hơn, dân sẽ không “thán” không “than” nữa.

      Nếu quí vị trách là tôi nói những điều phải kiêng cữ trong những ngày đầu năm, tôi xin nhận lỗi này.

      • t3hk says:

        Hôm nay, đọc lại câu tôi đối ở trên, tôi thấy tôi đã dùng chữ không tốt lành trong ngày đầu năm là không đúng, không nên. Tôi xin sửa câu đối đó lại như sau:

        “Thần là Thìn, nước sẽ mạnh dân sẽ giàu, dân ấm no an bình.

        KÍnh chúc quí vị năm Nhâm Thìn Khang Ninh Hạnh Phúc.

  3. t3hk says:

    Tôi chỉ vì tò mò đọc thoáng qua bài viết này (tôi không hiểu rõ về văn chương). Nhưng tôi phải khựng lại khi đọc tới câu đối:

    “Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ
    “Triều trung chu tử tổng ngô gia

    Dường như có điều gì không ổn ở đây? “Thanh hoàng” sao lại đối với “Triều trung”, “ngã thủ” sao lại đi với “chu tử”, … Thứ tự của câu dường như không đúng?

    Theo mạch của câu thì tôi nghĩ là “thanh hoàng” phải đi với “chu tử”, “thiên hạ” đi với “triều trung”, v.v.. Như vậy, tôi xin sắp lại câu như sau:

    “Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ (==> xanh vàng thiên hạ đều trong một tay tớ)
    “Triều trung chu tử tổng ngô gia (==> đỏ tía triều trung gom lại chỉ một nhà ta)

    Chỉ là nêu ý kiến, chứ tôi không dám múa rìu qua mắt thợ. Nếu có sai lầm xin quí vị chỉ dẫn. Tôi xin dựa cột mà nghe.

    • NON NGÀN says:

      ĐÁP LỜI ÔNG T3HK

      Có người đưa tấm lòng thành của mình ra với thiên hạ mà nếu không có người hưởng ứng thành ra cũng dở. Nên tôi cũng xin thích thú đáp lại như sau :

      So hai bản đối :

      “Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ
      Triều trung chu tử tổng ngô gia”

      “Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
      Triều trung chu tử tổng ngô gia”

      Thật sự chúng ta thấy cả hai đều chỉnh cả. Bởi vì trong bản đầu, dùng hai các cum từ Thanh hoàng và Triều trung làm chủ ngữ. Các cụm từ còn lại là vị ngữ. Trong khi đó, bản thứ hai của ông T3HK thì ngược lại các cụm từ Thiên hạ và Triều trung trở nên chủ ngữ, và phần còn lại trở thành vị ngữ.
      Có nghĩa là sự xáo trộn hay sắp xếp lại cấu trúc hay tổ chức của nội dung các vế đối theo sở thích và theo sự thuận tai, còn mọi ý nghĩa hay giá trị khác đều không thay đổi gì. Đây chẳng qua chỉ là sự hoán vị hay việc thay đổi địa vị tự nhiên trong ngôn ngữ văn học vậy mà. Xin chúc ông T3HK một cái tết vui vẻ với :

      BÁNH TÉT DƯA HÀNH CÂU ĐỐI ĐỎ
      GIÒ NEM CHẢ LỤA BÁNH CHƯNG XANH !

      Hay ông có thể sửa lại :

      Bành tét trắng phau câu đối đỏ
      Dưa hành tím ngắt bánh chưng xanh !

      VHT
      (18/01/12)

      • t3hk says:

        Tôi lẽ ra không nên xen vào lãnh vực tôi không biết (là văn chương). Nhưng vì đã trót làm, tôi xin trình bày lý do tại sao tôi nghĩ là câu “Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ “ bị đảo vị trí (theo ý tôi, một cách không hợp lý).(?!)

        Mọi chuyện bắt đầu cũng chỉ vì chữ “giai”. Chữ “giai” tôi nghĩ chữ hán phải viết là 皆 có nghĩa “đều (khắp)”, và theo đó, tôi hiểu câu trên là “tay xanh tay vàng của tôi đều khắp thiên hạ”. Nó không đúng với câu dịch “xanh vàng thiên hạ đều tay tớ”. Căn cứ theo câu dịch này tôi nghĩ là câu chữ hán trên phải được viết lại là “thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ” (dân xanh, dân vàng đều cũng trong một tay của tớ).

        Và theo tôi nghĩ “Câu Đối” đơn giản chỉ là cái “bàn cân” — bên kia ta có tám lạng thì bên này ta phải bỏ vào nửa cân thì mới “cân”, mới “đối” với nhau được. Nói cụ thể là “màu” đối với “màu”, “người” phải đối với “người”, v.v.. Theo ý đó, tôi lấy câu “triều trung chu tử tổng ngô gia” làm chuẩn mà định câu chữ hán ở bên trên.

        Triều trung (chỉ người) thiên hạ (chỉ người)
        Chu tử (đỏ tím, màu sắc) thanh hoàng (xanh vàng, màu sắc)
        Tổng ngô gia (gom lại một nhà ta, bổ nghĩa) giai ngã thủ (đều của ta, bổ nghĩa)

        Vì những lẽ trên tôi đã viết là:
        “Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
        “Triều trung chu tử tổng ngô gia

        Và rất có thể tôi đã sai lầm.

        Kính,

      • ĐẠI NGÀN says:

        THẬT RA

        Thật ra ông T3HK không phải không có lý. Nhưng người làm văn nghệ không giống nhà toán học. Ngôn ngữ của nhà văn chương có khi theo cảm xúc, tùy hứng, thuận miệng, khoái chí mà không cần gì phải chi li cân đo đong đếm một cách chính xác tuyệt đối. Bởi làm như thế có khi nó sẽ mất đi cái hổn khí tự nhiên và có thể trở thành giả tạo, máy móc, cứng nhắc.
        Cho nên cái hay của câu : “Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ” chính là ở chữ ngã thủ. Đây là cumj động từ mang tính chủ động, khẩu khí của Lê Thánh Tông, kiểu khí tượng quân vương. Khi đó cụm giai thiên hạ trở nên bổ ý luôn cho cụm động từ và luôn cho cả câu. Ý của ngã thủ là muốn nhấn mạnh, có ý “ta dây”. Chữ giai như vậy còn làm sáng tỏ thêm, thần phục thêm cho chữ ngã thủ. Chính ngã thủ mới là “vua”, bao trùm hết cả thiên hạ chẳng trừ ai hết.
        Cũng từ đó mà câu “Triều trung chu tử tổng ngô gia” trở thành thứ yếu hơn, hạn hẹp và đóng khung hơn. Ý niệm triều trung chu tử là chỉ mọi cái láu háu trong triều đình, thật sự cũng chỉ là “tổng” của bản thân ta đây (Vua) thôi. Thật ra Lê Thánh Tông muốn chơi khẩu khí, vì ông ta là vua. Nhưng mặt khác, cái khẩu khí đó cũng chỉ tự nhiên mà có, không phải cố ý làm vẻ mà được, bởi vì ông là chân mạng đế vương rồi.
        Cho nên xin được mạn phép dịch lại hai câu đã chữa lại của ông T3HK như thế này : Thiên hạ xanh vàng do ta hết
        Triều đình tím đỏ chẳng ngoài ta !

        Thân chào ông T3HK

        VHT
        (19/01/12)

      • t3hk says:

        “Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
        “Triều trung chu tử tổng ngô gia

        VHT chuyển nôm là:
        “Thiên hạ xanh vàng do ta hết
        “Triều đình tím đỏ chẳng ngoài ta !

        Tôi không tìm ra chỗ nào để bắt bẻ. (Ý riêng tôI: VHT chuyển nôm câu đối hán tự rất hay. Nhưng vì tôi không rành về lãnh vực này, tôi xin để các vị hiểu biết văn chương phê bình.)

        Năm mới mọi điều như ý !
        Kính,

      • Thiến Heo says:

        Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
        Triều trung chu tử tổng ngô gia

        Câu trên, theo đề nghị của đọc giả t3hk, chỉnh hơn câu được trích lại trong bài chủ.
        Theo tôi, có lẽ tác giả bài chủ nhớ lộn hoặc theo một nguồn nào đó không đúng. Câu đối ngắn, lại do một ông vua làm thì không thể phóng túng loạc choạc được.

        Tạm diễn dịch qua Việt Văn

        Trong thiên hạ y phục đủ màu vàng xanh đều do tay của ta làm ra
        Chốn triều đình áo mão phẩm phục đỏ tía tất cả cũng từ nhà tớ mà có

        Đầu năm Nhâm Thìn, chúc quý vị có con cháu … giai. Nam nhâm nữ quý mà.
        Kính.

  4. te tua dan viet says:

    Năm mới xin kính chúc toàn dân Việt được Thanh Bình Thịnh Vượng Hạnh Phúc và sớm được thoát khỏi chủ nghĩa bạo tàn của loài quỉ đỏ cộng sản, và cũng xin gởi một vế câu đối thật thời trang đang hoành hành tại đất nước chúng ta, kính mong các cao nhân họa lại: “Năm mới Thủ Dũng thêm tham nhũng”

  5. ĐẠI NGÀN says:

    TÍNH TRÍ TUỆ TRONG CÂU ĐỐI CỦA VIỆT NAM

    Thuật chơi câu đối không chỉ là tính văn chương, nhưng còn là tính trí tuệ. Chính tính trí tuệ là chủ yếu, bởi văn chương mà không có tính trí tuệ thực chất cũng còn tầm thường. Câu dối là thú tao nhã nhưng rất trí thức của người xưa. Đó là tài cũng những ông đồ, những vị khoa bản và những người hay chữ. Câu đối giống như sự trắc nghiệm trí thông minh, sự thử thách trí tuệ. Trong khó tàng văn hóa cổ của VN, có rất nhiều giai thoại về câu đối, có khi còn lưu giữ được qua thời gian, có khi hầu mai một vì nhiều lý do khác nhau, nhưng nói chung đều rất xuất sắc, biểu hiện tinh thần văn hóa, thái độ chính xác trong suy nghĩ và ý thức văn nghệ, văn chương nghệ thuật trong nhân gian, xã hội. Ông Lê Xuân Quang chịu khó tái hiện vài câu đối kèm giai thoại thú vị như thế là điều rất bổ ích.

    Câu đối thứ nhất :

    Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò rèn lên dùi vở.

    Nghiên ở túi, giấy ở túi, bút ở túi – viết lúi húi mà đậu khôi khoa.

    Nghệ thuật đối ở đây rất chuẩn xác, không thừa không thiếu chữ nào, ý nào hay tứ nào. Đó gọi là câu đối hay vế đối chỉnh. Ở dây thật sự tuyệt đối chỉnh hay vô cùng chỉnh. Nghệ thuật cao nhất của kỹ thuật đối chính là như thế. Đối có nghĩa là tương phản nhau. Song tương phản mà lại bổ sung nhau, làm nổi bật nhau, ăn khớp nhịp nhàng và chính xác nhau, điều đó không chỉ biểu hiện trí thông minh, óc tinh tế, sự hiểu biết sâu sắc, mà còn là tài năng tự nhiên, bẩm sinh.

    Câu đối thứ hai :

    Khoác một chiến bào, đảm đang khó khăn thiên hạ

    Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.

    Quả thật là một khí tượng đế vương. Thơ có khí tượng, văn có khí tượng, thì ở đây câu đối vẫn có khí tượng là như thế. Có nghĩa nghệ thuật thì không tầm thường. Nghệ thuật mà còn tầm thường là nghệ thuật chưa đạt hay chưa hoàn toàn có ý nghĩa và giá trị bó buộc đầy đủ.

    Câu đối thứ ba :

    Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ

    Triều trung chu tử tổng ngô gia

    Ở đây cũng đầy chất kiêu hãnh, tự tin, nhưng có phần mềm mại hơn. Cái tài năng giấu kín của sự tự biết mình, tự hào năng lực của mình, đây là điều hoàn toàn chính đáng nếu quả đó chính là thực tài.

    Cho nên người xưa nói thơ văn tức là người. Câu đối ở đây cũng toát ra cái thần của tính văn nghệ, văn chương là như vậy.

    Nhưng nói câu đối Việt phải nói đến ngôn ngữ Việt. Tiếng ta đơn âm như đa thanh, còn hơn cả tiếng Trung Quốc, nên nhiều khi câu đối Việt còn giàu tính âm nhạc, tính thơ, tính tượng hình hơn như đặc điểm chung của thi ca Việt Nam.

    Nói tóm lại, câu đối có chất hay riêng của câu đối, không hoàn toàn giống với thơ. Trong thơ có đối, nhưng trong đối thì ít chất thơ mà có chất văn nhiều hơn. Bởi thơ là cảm xúc, tình cảm, sự tưởng tượng, tâm tình nói chung. Nhưng nghệ thuật câu đối lại là khác. Câu đối chính là văn học trí tuệ, là văn học của trí thông minh, óc lanh lợi, tinh tế, kỹ năng tư duy chính xác nhiều hơn. Nói khác không phải ai cũng làm câu đối hay được, nhưng đó phải là người đúng nghĩa thông minh và có tài văn chương nghệ thuật cùng óc linh lợi, sinh động, giàu tính sáng tạo thật sự.

    Nghệ thuật câu đối VN quả là nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Đó là do đặc điểm tự nhiên của ngôn ngữ mà không phải nói ngoa. Óc thông minh, tinh tế, tài văn học của người Việt Nam chính thể hiện qua câu đối là tinh hoa tiêu biểu nhất.

    Như trong dân gian có những câu đối cũng không kém tuyệt vời như :

    Ngựa kim ăn cỏ chỉ
    Chó vá cắn thợ may

    Con cá đối nằm trong cối đá
    Chú mèo cuốc dựa ở mút kèo

    Chúc Đà Mạnh Chi Phản
    Đổ Mật Lý Ngã Bình

    Dang tay ướm thử trời cao thấp
    Xoạt cẳng mà xem đất vắn dài

    ……………………………………….

    Tính văn nghệ gian gian ở đây nó là như thế đó. Thật hoàn toàn chính xác từng từ, từng ý, từng lời trong hai vế đối hết sức đối chát nhau một cách tuyệt mỹ.

    Câu đối của VN kể ra nhiều không hết. Nhưng đặc biệt cái hay của câu đối còn là sự gắn liền vào các giai thoại. Chính giai thoại như là khung cảnh hay tình huống của câu đối. Giai thoại càng thú vị câu đối càng giá trị cũng như ngược lại.

    Chẳng hạn câu đối của bà Hồ Xuân Hương, cho đến nay đã nhiều trăm năm cũng chưa thấy có ai đối được :

    Da trắng vỗ bì bạch

    Chính cái thông minh thâm thúy và tài năng chơi chữ tuyệt luân ở đây nó là như vậy.

    Ngày xuân cũng xin góp thêm vài ý với ông Lê Xuân Quang như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (17/01/12)

    • Timsuthat says:

      Tết đã qua, nhưng …

      “Da trắng vỗ bì bạch” thì tôi xin góp

      “Bụng béo kêu phúc phì” hoặc

      “Chân mạnh đả cước kích”

      Không đối được với màu, nhưng chỉnh trong ý khác?

Leave a Reply to NGÀN KHƠI