WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao không lên tiếng bênh vực Lance Armstrong?

Lance Armstrong. Ảnh Google

1

Tôi chỉ gặp anh có một lần.

Cách đây chừng 5 năm khi thủ đô Washington D.C. đang vận động để dược Ủy Ban Olympic Hoa Kỳ (USOC) chọn làm địa điểm tổ chức Olympic 2016, anh lên D.C. tham dự một chương trình cổ võ cho thể thao và anh em nhà báo chúng tôi được mời tham dự cuộc phỏng vấn nói về một trong những chương trình thiện nguyện do anh thành lập. Tổ chức đó chuyên quyền tiền giúp những nhà khoa học nghiên cứu về bệnh ung thư, chứng bệnh anh đã từng mang và vượt khỏi trong lúc vẫn gò lưng đạp con ngựa sắt trên đường đua quốc nội lẫn quốc tế. Cuối buổi họp báo, anh tặng cho mỗi anh em nhà báo chúng tôi một chiếc vòng nhựa đeo tay mầu vàng có in hàng chữ “LIVE STRONG”, đại ý nhắc nhở mọi người đừng nản chí, phải vượt qua mọi khó khăn như anh đã và đang cố gắng vượt qua mỗi ngày.

Lúc Armstrong đến thủ đô Washington cũng là lúc Cơ Quan Chống Doping Hoa Kỳ (U.S. Anti Doping Agency, gọi tắt là USADA) bắt đầu mở một cuộc điều tra liên quan đến cao buộc nói anh sử dụng những hình thức trợ lực khác nhau khi dự cuộc đua Tour de France nổi tiếng thế giới. Tin tức nói về chuyện này hầu như được loan tải hàng tuần -nếu không muốn nói là hàng ngày- trên mặt báo cũng như qua các bản tin truyền thành và truyền hình. Đại để có ít nhất 10 người khai báo “từng nhìn thấy anh sử dụng các phương thức trợ lực”, từ thay máu, nằm thở oxygen cho tới uống thuốc, tất cả đều là những điều cấm kỵ.

Tin từ USADA tiết lộ với giới truyền thông nói rất rõ: Armstrong làm chuyện xấu xa này trong những năm anh thành công ở cuộc đua Tour de France, điều đó có nghĩa là anh đã “gian lận” khi tranh tài, và danh hiệu “lực sĩ tài ba nhất thế giới” lẫn 7 chiếc cúp vô địch anh cầm trên tay sau những lần thắng giải là kết quả của “một cuộc gian lận thể thao lớn nhất thế giới”. Trách nhiệm của USADA là phải điều tra để tìm hiểu sự thật, để đem lại sự trong sáng cho thể thao.

Đó trách nhiệm cao quý, và trong một bài viết trước đây, tôi công khai ủng hộ mục tiêu USADA đặt ra.

2

Phải nói thật: tôi cũng từng nghi ngờ về thành tích Lance Armstrong đạt được. Nói cho đúng: không phải một mình tôi mà ngay chính một số đồng nghiệp khi ngồi với nhau cũng hay bảo “nghi ngờ một điều gì đó” khi nghĩ đến chuyện anh 7 lần thắng giải, đặc biệt có cả giải anh thắng sau khi đã giải nghệ, một vài năm sau mới nhớ lại đường đua, mới leo lên chiếc xe đạp trở lại.

Tôi còn nhớ một nhà báo Pháp viết cho tờ L’Equippe mà tôi gặp ở Copenhagen cách đây 2 năm bảo rằng “thành tích của thằng cha này còn dữ dằn hơn Superman nữa”, ý muốn nói ngay “siêu nhân” cũng không thể 7 lần chiếm vô địch Tour de France huống chi là Lance Armstrong, kể thêm cho tôi nghe là người dân Pháp, báo chí Pháp và ngay chính Ban Tổ Chức giải cũng “nghi ngờ” nhưng chưa tìm ra bằng chứng. Nói cách khác: anh thành công, và một số không ít người nghĩ rằng “phải có một điều gì đó” nên anh mới thành công ở mức “vĩ đại” đến thế. Để chứng tỏ mình là con người văn minh, lịch sự, những người nghi ngờ -trong đó phải nhắc lại là có tôi- không ai lên tiếng bảo “thằng cha này gian lận”, nhưng tất cả đều trông chờ ngày Lance Armstrong bị lột mặt nạ. Trong số đó, đương nhiên cũng có tôi.

Ngày tôi chờ chẳng bao giờ đến. Tối thứ Năm tuần trước, chúng tôi nhận được lá thư anh gửi qua email, cho hay không theo đuổi vụ kiện tụng nữa, mặc kệ USADA muốn làm gì thì làm. Trong thư, có một đoạn anh viết như thế này: “trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, thế nào cũng có lúc chúng ta tự nhủ rằng đủ rồi”, ý muốn bảo chẳng cần phải theo đuổi chuyện tranh tụng -dù để bảo vệ danh dự- làm gì nữa. Với anh thời điểm nói câu “đủ rồi” đã đến, và anh chấp nhận điều đó. Lá thứ email không dài nhưng đủ để cho tôi hiều anh “mệt mỏi” về những vụ kiện tụng như thế này hơn cả những “mệt mỏi” mà anh đã phải trải qua lúc chống cự với căn bệnh hiểm nghèo cũng như lúc gò lưng trên con ngựa sắt ở đường leo núi dài cả trăm cây số bên Pháp.

Ngay ngày hôm sau, USADA thông báo quyết định cuối cùng: bỏ vụ kiện có nghĩa chấp nhận thua cuộc, gián tiếp nhìn nhận có gian lận trong những kỳ tranh tài. Biện pháp được đưa ra: lấy lại 7 chiếc cúp vô địch, cấm Lance Armstrong không được dự thi bất kỳ cuộc đua nào khác.

Đọc xong bản tin, tôi mới bừng tỉnh, biết mình sai! Tôi sai ở chỗ ủng hộ trách nhiệm “phải trong sạch hóa thể thao” của USADA, nhưng không lên tiếng phản đối việc Cơ Quan này đã dùng danh nghĩa “trong sạch” để đi quá đà, đối xử quá tệ với Armstrong.

3

Tại sao hôm nay tôi lại nói điều đó?

Cứ nhìn vào thủ tục USADA làm trong vụ điều tra Lance Armstrong thì thấy ngay: rõ ràng Cơ Quan này nhất quyết “không tha” cho anh ta, bằng mọi cách muốn “giết” anh qua những cuộc điều tra mang danh nghĩa “trong sạch hóa thể thao”. Trong cuộc đời của một lực sĩ, có lẽ chưa ai bị bắt thử nghiệm máu và nước tiểu như Armstrong, kết quả hàng trăm cuộc thử nghiệm đó xác nhận rõ một điều: không có một bằng chứng, hay dấu hiệu nào để kết luận Armstrong dùng các phương thức trợ lực hay thuốc kích thích trong những cuộc đua anh đã dự.

Kết quả đó vẫn chưa làm hài lòng các thành viên của USADA, chỉ vì cũng như tôi, họ nghi rằng “phải có một cái gì đó” mới giúp anh thành công nhiều đến thế. Và nhân danh sự trong sang của thể thao, họ tìm đủ mọi cách với hy vọng sẽ tìm được điểm mà họ nghĩ sẵn trong đầu -hay có sẵn thành kiến- là anh “ăn gian”, không tin vào những kết quả khoa học mà tin vào lời khai của những “nhân chứng” nói đã từng nhìn thấy anh gian lận. Những lời khai này được các thành viên trong ủy ban điều tra coi trọng hơn kết quả hàng trăm cuộc thử nghiệm khoa học, trong khi tất cả chúng ta đều biết rõ: con người có thể gian dối, khoa học thì không!

Khi nhìn lại việc làm của USADA, tự nhiên tôi đặt câu hỏi cho chính mình: nếu đã không tin vào kết quả khoa học, tại sao mỗi năm phải bỏ ra cả trăm triệu dollars bắt các lực sĩ, cầu thủ phải thử máu, thử nước tiểu, để rồi sau đó lại nói thử nghiệm là một chuyện, chúng tôi vẫn tin vào lời khai của các nhân chứng hơn? Có thể USADA và những tổ chức, cơ quan chống doping khác sẽ đưa ra lập luận “bọn gian bây giờ nó ma quái lắm, thử nghiệm khoa học cũng không tìm thấy được bằng chứng đâu”. Nếu thế, câu hỏi tôi thấy cần phải đặt lại: bắt thử nghiệm để làm gì, rồi sau đó lại bảo với nhau “chúng nó ma quái lắm”, và đi tìm “nhân chứng” để buộc tội chúng?

Tôi không biết  Lance Amstrong có sử dụng thuốc kích thích hay không và tôi tin ngay cả ban điều tra cũng không biết điều đó. Tôi cũng không rõ những “nhân chứng” của USADA có khai báo sự thật hay không và tôi tin ngay cả ban điều tra cũng không đảm bảo được điều đó. Tôi chỉ biết một điều mà cả thế giới đều biết: Armstrong đã phải thử nghiệm cả trăm lần, không tìm được một bằng chứng nào kết lỗi anh ta được cả. Như vậy chưa đủ sao? Chưa kể đến chuyện giả sử một lực sĩ thử máu và bị phát hiện doping, liệu lực sĩ này có quyền đưa một chục nhân chứng ra khai là mình vô tội không? Lúc đó, USADA có chấp nhận “lời khai của con người” chính xác hơn kết quả thử nghiệm khoa học không?

Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng bênh vực cho những người như Lance Armstrong, đừng để những cơ quan, tổ chức như USADA tiếp tục đi quá đà, đừng đề những trường hợp như trường hợp Armstrong xảy ra trong tương lai.

Tự nhiên tôi mong gặp lại anh một lần nữa. Nếu cơ hội đó đến, tôi sẽ bảo với anh rằng tôi nợ anh một lời xin lỗi, vì đã không lên tiếng phản đối việc cơ quan có trách nhiệm “trong sạch hóa thể thao” tự ý muốn làm gì thì làm, muốn hành hạ tinh thần ai thì hành hạ, và chính hành động không thượng võ này, vô tình, là hành động bôi nhọ chữ “trong sạch” mà USADA vẫn thường nói tới.

© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Tại sao không lên tiếng bênh vực Lance Armstrong?”

  1. Lâm Vũ says:

    Đọc bài này của bác Nguyễn Văn Khanh tôi cũng muốn rơi nước mắt, mà không khóc được vì chính tôi cũng đã “bỏ cuộc” vụ này từ lâu rồi. Đúng là USADA đã bắt Lance Armstrong phải tự chứng mình là mình vô tội, trong khi chính họ đã không tìm ra đủ bằng chứng xác thực để kết tội anh. Thật là ngược ngạo!

  2. Hoang Mai says:

    1 tượng đài, 1 thần tượng thể thao, 1 anh hùng trong mắt người hâm mộ, bỗng nhiên bị kết tội gian lận, bị mất tất cả danh hiệu, thì đa số người ngoại cuộc thường bất nhẫn và muốn bênh vực cho người “anh hùng” .

    Nhưng USADA đã làm việc rất nguyên tắc :

    - Mẫu máu và nước tiểu được giữ lại hàng chục năm . Lý do là sự xét nghiệm ngay hiện tại không đủ để chứng tỏ sự trong sạch . Chỉ đủ để chứng minh ngay lúc đó thôi (vì vậy giải vẫn được trao cho người thắng cuộc ngay lúc đó) . Hàng năm có những kỹ thuật mới để khám phá chất kích thích . 1 mẫu máu, nước tiểu phải vượt qua được thử thách trong cả 10 – 15 năm thì mới có thể hoàn toàn trong sạch .

    - Đầu năm 2012, USADA khám phá trong mẫu nước tiểu, máu của Armstrong lấy từ năm 2000-2007, có chất kích thích bị cấm .

    - USADA không kết luận điều gì, chỉ thông báo cho Armstrong và nhà quản lý, luật sư của Armstrong . USADA cho Armstrong 3 tháng để tìm chứng cớ, lý lẽ để giải thích tại sao có chất cấm trong người lúc đó . Nếu Armstrong khjông giải thích hợp lý hay không chịu giải thích, USADA phải có biện pháp tiếp theo .

    - Sau gần 3 tháng, Armstrong tự tuyên bố không bào chữa, không giải thích và chấp nhận mọi kỹ luật mà USADA thi hành theo đúng luật .

    Như vậy thì Armstrong đã tự từ chối quyền được giải thích của mình, coi như là đã nhận tội theo cách thụ động (by default) . Cách này dù sao cũng đỡ muối mặt hơn là ra trước Ủy Ban chống doping rồi không cãi được .

    USADA không còn cách nào hơn là ra quyết định kỹ luật, kể cả tước 7 danh hiệu Tour de France .

    Trước Armstrong cũng đã có nhân vật nỗi tiếng khác như nữ vô địch Tennis Martina Hingis chọn đường “thua” trước để khỏi ra trước Ủy Ban chống doping .

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bà con,

      Tôi xin có ý kiến như sau:

      1/
      Chỉ có thể KẾT TỘI khi nào có BẰNG CHỨNG CỤ THỂ.

      2/
      Một khi chưa tìm ra được bằng chứng, thì tốt nhất là nên IM LẶNG.

      ĐỪNG TUNG TIN ĐỒN NHẢM để gây nhiều sóng gió, đồn đại vô ích, nhất là làm MẤT LÒNG TIN nơi quần chúng, cũng như giới tham gia thể dục thể thao.

      3/
      Đã có những trường hợp sau này (giới hạn của Ủy ban kỷ luật Olympic là năm năm) người ta tìm ra phương pháp phát hiện gian lận qua dopingm nên kẻ phạm tội bị TƯỚC ĐOẠT mọi danh hiệu, cũng như phải HOÀN TRẢ HUY CHƯƠNG !

      Như thế chỉ khi nào bất cứ ủy ban nào đó thu thập đủ chứng cớ phạm tội của Lance Amstrong, mới thụ lý hồ sơ để thưa kiện, lôi thẳng Lance Amstrong ra trước ủy ban kỷ luật hay tòa án, nhằm buộc tội gian lận.
      Ủy ban hay toà án sẽ phán xét. Nếu quả đúng Lance Amstrong có tội, sẽ áp dụng kỷ luật theo qui định. Còn hiện tại tốt nhất nên WAIT and SEE !

      Kính cáo,
      Lại Mạnh Cường

      TB:
      Tôi là người chơi thể dục thể thao, và rất hâm mộ những lực sĩ (vận động viên) xuất sắc ở những cuộc thi tài quốc tế, như các grand slam về tennis, golf, Olympic thế giới, Á Vận Hội, Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) …
      Tôi biết những lực sĩ đã khổ luyện để đạt thành tích cao. Trong số đó có những kẻ đã bị danh vọng, tiền tài, nói chung những thứ phù phiếm xa hoa vật chất quyến rũ, nên nhẹ dạ chạy theo, nhất là về lợi nhuận (thường là kèm theo sự hổ trợ, xúi dục của coach, các nhà dìu dắt khác, người thân …) để sau này mang hận dài dài.
      Cũng có những kẻ thành công quá sớm, như tài năng trẻ về quần vợt Jennifer Capriati, nên hư hỏng, such as xử dụng ma túy, phạm tội ăn cắp ăn trộm ở cửa hàng … Tuy nhiên với ý chí mạnh mẽ, Jennifer Capriati thành tâm hối cải, nên sau này đoạt chức vô địch một vài grand slam, trở lại ngôi vị cao trong bảng tổng sắp thế giới. Dĩ nhiên người như cô này rât hiếm thấy lắm.

      Riêng trường hợp Lance Amstrong quả thực là một ngoại lệ. Chiến đấu với bệnh ung thư quái ác để sống sót; sau đó trở lại đường đua xe đạp, chuyên tâm vào Vòng Đua Pháp quốc (Tour de France) để lập kỷ lục có một không ai.
      Ai có theo dõi kỹ Tour de France mới thấy rõ, đó kô phải là một cuộc đua bình thường và là một cuộc tranh tài mang tính ĐỒNG ĐỘI, Nghĩa là Lance Amstrong được các đồng đội hổ trợ, nhằm dành chiến thắng sau cùng. Điều này đồng nghĩa với các nhà dìu dắt phải chọn chiến lược chiến thuật ở từng không gian và thời gian, chứ không phải cứ vác xe đạp ra chạy ào ào là chiến thắng.
      Đó là cuộc đua nhiều chặng có tính điểm cho cá nhân và đồng đội, cũng như với các giải lẻ tẻ bao quanh (vua leo núi; vô địch tốc độ cá nhân; giải dồng đội …)

      wikipedia:
      The Tour de France (French pronunciation: [tuʁ də fʁɑ̃s]; English: Tour of France) is an annual multiple stage bicycle race primarily held in France, while also occasionally making passes through nearby countries. As the Tour gained prominence and popularity the race was lengthened and its reach began to extend around the globe.

      Tôi còn nhớ là Lance Amstrong có một kỳ phùng địch thủ người Đức Jan Ullrich, nhưng rồi ra bao giờ Amstrong cũng vượt qua mặt Ullrich. Nếu Amstrong bị tước đoạt tước vị vô địch, thì Ullrich sẽ là người vô địch muộn màng Tour de France trong một số năm mà anh ta về nhì.
      Nói thêm là, Jan Ullrich cũng bị nghi ngờ ăn gian chơi thuốc trong cuộc đua !

      wikipedia:
      Jan Ullrich (born 2 December 1973) is a German former professional road bicycle racer. In 1997, he was the first German to win the Tour de France. He went on to take five second places and a fourth in 2004. He was stripped of his 2005 third place finish in 2012 following his doping ban. In 2006, Ullrich was barred from the Tour amid speculation of having doped. He retired in late February 2007.

      Ullrich won a gold and a silver in the 2000 Summer Olympics in Sydney. He also won the 1999 Vuelta a España. Although not a one-day specialist, he won the HEW Cyclassics in front of a home crowd in Hamburg in 1997, and had podium finishes in the hilly classic Clásica de San Sebastián. His victorious ride in the 1997 Tour de France led to a bicycle boom in Germany.

      Tôi mến mộ Lance Amstrong vì có một kỳ hồi hộp theo dõi anh ta tranh tài với tay đua người Ý Marco Pantani (?). Lance nhường cho anh này thắng một chặng đua leo núi, và anh này khi về nhất đã huyên hoang tuyên bố linh tinh trước báo chí. (Xem băng hình truyền hình thấy rõ ràng là Lance tỏ ý nhường cho đối thủ băng lên trước trong khi anh ung dung guồng chân đạp). Tức mình Lance Amstrong đã không nhường bước trong các chặng sau, và anh về nhất.
      Chỉ một vài năm sau tay đua Ý kia chết thảm do bị trầm cảm (depression) rồi nghiện thuốc, do bị nghi ngờ dính vào doping, cho dù không tìm ra bằng chứng cụ thể !

      Wikipedia:
      Marco Pantani (13 January 1970 – 14 February 2004) was an Italian road racing cyclist, widely considered one of the best climbers of his era in professional road bicycle racing. He won both the Tour de France and the Giro d’Italia in 1998, being the first Italian since Felice Gimondi in 1965 to win the Tour de France. He is the last cyclist to win the Giro and the Tour in the same year.

      His attacking style and aggressive riding turned him into a fan favorite in the late 1990s. He was known as ‘Il Pirata’ because of his shaved head and the bandana and earrings he always wore. At 1.72 m and 57 kg, Marco Pantani had the classic build for a mountain climber. His style contrasted with that of time-trialling experts such as the five-times Tour winner Miguel Indurain.

      Although he never tested positive, his career was beset by doping allegations. In the 1999 Giro d’Italia, he was expelled due to his irregular blood values. Although he was disqualified for “health reasons”, it was implied that Pantani’s high haematocrit was the product of EPO use. Following later accusations, Pantani went into a depression from which he never fully recovered. He died of acute cocaine poisoning in 2004.

      Nhìn chung, một khi thương mại hóa cao độ, đồng tiền và danh vọng sẽ làm hư hỏng người tham gia chơi thể thao nói riêng và giới chuyên kinh doanh thể thao nói chung !
      Tour de France đã và đang chôn vùi một số tượng đài của chính mình. (Chả khác chi, Cộng Sản thường ưa ăn thịt những đứa con của chính mình !)

      Tài chánh là động cơ mạnh nhất cho hoạt động thê dục thể thao, nhưng cũng chính nó là chánh phạm giết chết thể dục thể thao. Cũng như cách mạng cần thiết cho phong trào dân chủ ở các nước chậm tiến, thiếu tự do dân chủ, nhưng cách mạng cũng có thể giết chết dân chủ tự do !
      Rốt cuộc, tấm mề đay nào cũng có hai mặt phải và trái ! Cần cẩn trọng khi dùng dao hay lửa vậy !

      • Hoang Mai says:

        Không biết anh LMC có tìm hiểu rõ ràng chưa trước khi nói ?

        Hay là anh có hiểu anh nói gì không ?

        Ở đây không có chuyện “tung tin đồn nhảm” . Ai tung tin nhảm ? USADA tung tin nhảm để bị kiện nát đầu chăng ? Armstrong là thần tượng của nước Mỹ, ai không có bằng chứng mà “vu khống” Armstrong là “mất đầu” ngay, làm sao USADA dám “tung tin nhảm” ?!

        Đã có thông tin rõ rệt là USADA khám phá trong mẫu máu và nước tiểu của Armstrong có chất cấm . Sau đó, theo đúng luật, đúng điều lệ, USADA thông báo cho Armstrong biết và cho quyền Armstrong được chuẫn bị và trả lời . USADA chưa kết tội gì Arrmstrong cả !

        Đa số trong cộng đồng đua xe đạp đều ca ngợi Armstrong . Họ đều đồng ý là Armstrong có lá phổi lớn (giữ oxy nhiều), tim rất mạnh, anh lại có may mắn là chất acid lactic tiết ra rất ít khi vận động chân (chất này làm cho người chạy bộ hay đạp xe mau bị mỏi, nhức chân) và chờ mong anh ra trước ủy ban, trình bày rõ rệt sự vô tội, lấy lại danh tiếng, vv… Tuy nhiên mọi người đều thất vọng khi tháng qua anh tuyên bố bỏ cuộc .

        Chứng cớ “có chất cấm” đã rõ rệt mà Armstrong KHÔNG dùng quyền giải thích của mình để biện hộ thì ai cũng phải rất tiếc mà đành cho là Armstrong đã gián tiếp nhận tội vậy .

        Ai muốn nhắm mắt bênh vực Armstrong thì toàn quyền . Tuy nhiên không thể nhắm mắt cho rằng Armstrong bị kết tội khi không có chứng cớ .

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa anh bạn,

        Chuyện đâu còn có đó.
        Tôi chỉ khuyên WAIT & SEE.

        Và cũng có nói rõ tiền tài và danh vọng
        quyến rũ người ta làm bậy rất nhiều :-(( !

        Nếu quả Lance Amstrong phạm tội,
        anh ta phải đền tội theo luật chơi :-( !

        Chả khác gì Jan Ulltrich như đã dẫn chứng

        Không thiếu trường hợp như tôi đã nêu,
        bị hàm oan vì bị kết tội không chứng cớ rõ ràng.

        Chẳng hạn trường hợp cua rơ Ý Marco Pantani

        Cũng đừng nên bảo người khác nhắm mắt nói liều,
        bởi không ít trường hợp các quan chức làm ăn ẩu tả !

        Nên biết, danh vọng càng cao, là đích ngắm cho mọi người.

        Michael Phelps dại dột hút cần sa (?) một lần, mà bị chỉ trích dữ dội.
        Thực ra xét cho cùng anh ta chỉ giỏi tài bơi lội hơn người, ngoài ra vẫn thất tình lục dục như ai, phạm tội trên là điều có thể hiểu nổi.
        Có điều thiên hạ “thánh hóa” anh, nên anh trở nên … “thánh sống”, phải sống cực kỳ thánh thiện (chả khác gì bác Hồ, phải không hề vợ nọ con kia linh tinh) !

        Lại Mạnh Cường

      • Hoang Mai says:

        Chỉ là 1 chút thông tin cùng với vài ý kiến nhỏ của tôi . Tôi cũng là 1 fan của Armstrong . Nhưng tôi cũng là 1 người nhiều lý trí . Tôi đứng về phía lẽ phải thôi . Vấn đề này khá tế nhị . Vì Armstrong tự thân đã là 1 vận động viên kiệt xuất, chẳng ai biết vì sao anh phải dùng doping . Tuy nhiên sự thắng thua nhiều khi chỉ trong vài mét, vài chục mét . 1 chút chất doping cũng là thiếu công bằng cho đối thủ .

        Cùng nên nhớ là Armstrong từng bị ung thư tinh hoàn và chữa lành bệnh, rồi lập thành tích kinh khủng 7 lần Tour De France . Làm cảm hứng cho bao nhiêu người hâm mộ . Tuy nhiên bịnh ung thư này có cơ hội chữa lành đến 95% .

        Tôi cảm ơn anh LMC và xin anh bỏ qua nếu tôi có dùng chữ không hòa nhã lắm .

  3. Chien Nguyen says:

    Lương tâm là một con vật có răng và biết cắn vì thế người ta thường nói “Lương tâm cắn rứt” (Định nghĩa lương tâm của một nhà văn VNCH trước năm1975)
    Tôi đồng ý định nghĩa khá độc đáo nầy của tác giả và xin ghi thêm “Trong mỗi một con người chúng ta đều có một con lương tâm và mãi mãi về sau không có một dụng cụ khoa học nào có thể nhìn thấy nó. Tuy nhiên chỉ cần để ý việc làm lời nói của một người nào đó chúng ta có thể biết được con lương tâm của họ còn sống hay đã chết” Tôi có thể nhìn thấy con lương tâm của tác giả bài viết vùng vẫy. Cảm ơn tác giả
    CN

  4. Nam says:

    Cách làm của USADA là làm cho Lance Amstrong phải mệt mỏi mà thú tội thôi. Chứ dựa theo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của anh ấy còn lưu lại mà không phát hiện ra chất kích thích thì đâu có kết tội anh ấy được.
    Vì sao họ phải làm một cách tích cực đến như vậy cho một người đã bị bệnh như anh ấy nhỉ? Họ có thể lưu các mẫu đó trong nhiều năm và với sự tiến bộ của khoa học họ có thể phát hiện ra những chất bị cấm chứ? Nếu như anh ấy có sử dụng chất kích thích mà không có sự nỗ lực tập luyện và ý chí của bản thân thì đâu thể nào có thành tích đáng ấn tượng đến như vậy?
    Sao các luật sư của anh ấy không tình nguyện làm cái phần kháng án thay cho một thần tượng thể thao nhỉ? Nếu như anh ấy chỉ nói các người muốn làm gì thì làm thì đâu có đủ chứng cứ buộc tội anh ấy đâu nhỉ?

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và qúi đồng hương,

    Tôi xin có đôi lời về vụ việc trên:

    1/
    Kết tôi mà KHÔNG ĐƯA RA NỔI một chứng cớ cụ thể (hard proof), trong khi lớn tiếng tuyên bố vẫn nghi ngờ và lại quyết định xử trảm …, thật quá NHẢM NHÍ ở thời đại ngày nay.

    2/
    Càng cố tìm cách gọi là “trong sạch hóa thể dục thể thao” trong vụ này, càng chứng tỏ sự BẤT LỰC HẾT MỰC của cái cơ quan tự gán cho mình chức năng làm trong sạch kia.
    Đã thế theo kiểu “túng làm liều, đói làm càn”, nhất quyết ăn thua đủ tới cùng, khiến cho nạn nhân là Lance Amstrong chán nản, mặc kệ tới đâu thì tới !

    Lance Amstrong từng được xem là anh hùng dân tộc, nêu gương sáng nhiều mặt. Từ gương anh dũng chống lại tật bệnh, cho đến thành tích có một không hai về môn đua xe đạp đường trường, tạo nên sôi động cho phong trào đua xe đạp ở Mỹ …

    Bị một số kẻ manh tâm bôi xấu không chứng cớ rõ ràng, trước tiên làm thiệt hại đến thanh danh quốc gia dân tộc. Không thể bảo rằng càng tự do dân chủ làm muốn làm gì thì làm. Tất cả đều có luật chơi đàng hoàng, và đừng nên vi phạm trắng trợn nêu gương xấu cho hậu thế, và để lại vệt đen trong lịch sử xứ mình và thế giới sử (ngành thể dục thể thao)

    3/
    Không có gì không thể xảy ra dưới ánh sáng mặt trời ở hành tinh này.

    Những kỳ tích trong bơi lội của Marc Spitz hồi thập niên 70, người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ vì anh ta cùng thời với tôi, đã bị phá vỡ tan tành bởi Michael Phelps ở Olympic Bắc Kinh 2008 (8 huy chương vàng kèm theo những kỷ lục thế giới), rồi thành tích của siêu nhân này trong ba kỳ Olympic đã nêu cao tên tuổi muôn đời anh ta là một tay vô địch săn vừa huy chương vàng (18) vừa huy chương đủ loại (tổng số 22) của các kỳ thế vận xưa nay.

    Trong một thời gian dài cách quãng mỗi bốn năm của từng giải Thế vận mùa hè mà Michael Phelps còn toả sáng như rứa (khởi đi từ Olympic Athens 2004, đỉnh điểm Olympic Bắc Kinh 2008 và kéo dài đến Olympic Luân Đôn 2012) thì thành tích của Lance Amstrong không có gì gọi là khó giải thích cả.

    Vừa qua tay bơi trẻ Trung Hoa 16 tuổi Ye Shiwen, trong những ngày đầu đã lập thành tích sáng chói là có ngay lời ong tiếng ve, khởi xướng từ một số coach Mỹ, cho là có doping. Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra doping Olympic Luân Đôn đã nhanh chóng dập tắt tin đồn ác ý trên, mà theo tôi do ganh tị, bởi lúc đó đoàn bơi Olympic của Mỹ chưa toả sáng.
    Nhưng rồi những con kình ngư tuổi teen xuất hiện, như phía Mỹ một kỷ lục gia bơi ngửa mới 17 tuổi là Missy Franklin; và Ruta Meilutyte, nữ kỷ lục gia bơi ếch mới 15 tuổi của Lithuania, một quốc gia vùng biển Baltic, khiến cho dư luận đã được trấn an hoàn toàn.

    Một vì quan chức Olympic đã phàn nàn: Mỗi khi có một tài năng trẻ nổi lên mà có những đồn đãi vô căn cứ với nhiều ác ý sẽ tạo ra nhiều hậu quả xấu. Trước tiên nhất là làm cho các lực sĩ (vận động viên) chán nản, không dám tung hết sức ra thi tài, cũng như cố gắng luyện tập tích cực nhằm lập kỳ tích trong khi thi tài, nhất là ở các cuộc thi đấu quốc tế quan trọng nhất, đó là thế vận hội !

    The Guardian:
    British Olympic Association chairman Colin Moynihan says the World Anti-Doping Agency has passed Chinese swimmer Ye Shiwen as clean, ‘and that’s the end of the story’. The allegation that Ye had taken performance-enhancing drugs, made by American coach John Leonard, executive director of the World Swimming Coaches’ Association, is wrong, Moynihan says

    Internet:
    17-year-old Missy Franklin set a world record in the 200 backstroke, her third gold in London, just minutes before Phelps took center stage at the Olympic Aquatics Centre. Another American teen, 19-year-old Elizabeth Beisel, claimed the bronze in that race.

    Xin tạm bày tỏ những bức xúc trong lòng đọc tin trên.

    LMC

Leave a Reply to Hoang Mai