WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ du ký [5]

Little Saigon, miền Nam California.

5. Những vấn đề chính trị của người Việt trên đất Mỹ

Trong sáu tháng ở Mỹ, tôi may mắn được tiếp xúc với khá nhiều thành phần người Việt, từ lứa tuổi 20 cho đến trên dưới 80. Có thể vì tôi được tiếng là một người bất đồng chính kiến từ trong nước ra nên mọi người gặp tôi đều thích nói chuyện chính trị. Thật cũng lạ lùng khi người ta say mê đến vậy. Người ta nói chuyện hàng buổi, thậm chí thâu đêm hay suốt trên đường lái xe. Tôi có cảm tưởng có người “quên ăn quên ăn quên ngủ vì lo đất nước” dù đất nước xa hàng vạn dặm và trong cuộc sống hàng ngày họ chẳng thể làm được gì nhiều cho đất nước. Có lần đang lúc nói chuyện với một nhóm trong nhà một người, bỗng chủ nhà nghe điện thoại rồi đưa cho tôi, bảo có một bạn trẻ muốn gặp tôi. Tôi nghe một giọng gấp gáp: “Sao anh? Có thể làm được gì không anh báo cho tôi tham gia với? Tôi sốt ruột quá!”. Thì ra đây cũng là một người cũng được mời tới dự buổi gặp gỡ nhưng vì bận việc không đến được nhưng trên đường lái xe, anh ta đã gọi điện để hỏi vì rất nóng lòng. Đó là tâm trạng của những người xa quê hương vẫn canh cánh bên lòng một ước mong sẽ làm được điều gì cho đất nước.

Có thể nói không sai rằng đại bộ phận người Việt ở Mỹ đều có tư tưởng chống cộng tuy cách thể hiện có khác nhau. Một người bày tỏ quan điểm: “Tôi qua Mỹ từ năm 1975, chỉ lo học hành, làm việc, nuôi gia đình, không hề tham gia bất cứ tổ chức hay hoạt động chính trị nào, kể cả các cuộc biểu tình chống cộng nhưng tôi không bao giờ làm điều gì đi ngược với cộng đồng. Cộng đồng người Việt ở Mỹ là nạn nhân cộng sản và chúng tôi không bao giờ quên điều đó.” Tôi tin rằng đây là quan điểm và thái độ của “đám đông thầm lặng” người Việt Nam trên đất Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết trong số họ đều là những người tị nạn cộng sản sau năm 1975 và thực tế đường lối, chính sách của nhà cầm quyền trong nước chưa thể làm họ nghĩ khác hơn. Tuy nhiên khi có cơ hội đi sâu tìm hiểu, như trong chuyến đi Mỹ của tôi lần này, vấn đề này thể hiện phức tạp và đa dạng, nhiều mức độ khác biệt hơn.

Thái độ chống cộng có lẽ biểu lộ rõ nhất qua các cuộc biểu tình chống cộng trên đường phố và các bài viết trên báo, trên mạng. Tôi đã chứng kiến vài cuộc biểu tình với rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ và những khẩu hiệu, những lời phát biểu “tố cộng” chát chúa. Đỉnh điểm của thái độ chống cộng đến mức “chống nhau” giữa người Việt trên đất Mỹ có lẽ là cuộc biểu tình dai dẳng hơn hai năm trước tòa soạn báo Người Việt ở Little Saigon, Orange County, Nam Cali, nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản trên đất Mỹ.

Anh bạn đưa tôi vào thăm báo Người Việt. Con đường nhỏ  có nhiều tòa soạn các báo khác, báo Người Việt ở tận cuối đường nhưng cơ sở rộng rãi và bề thế nhất. Trước cửa tòa soạn, bên kia đường, có một chiếc xe nhỏ đang đậu, toàn bộ mui được sơn thành cờ vàng ba sọc đỏ và mấy câu khẩu hiệu “Đả đảo tay sai cộng sản”, “Vẫn còn những kẻ tiếp tay cho Việt gian cộng sản”. Xế bên kia đường là một chiếc xe khác và mấy người mặc áo rằn ri cầm máy ảnh công khai chụp hình những người ra vào tòa soạn. Nghe nói trước đây người ta còn làm một tượng Trần Hưng Đạo đứng chỉ tay vào tòa soạn với lời thề  “cải biên” “Không diệt được tay sai cộng sản thề không trở về” và lúc nào cũng có vài chục người đứng hô khẩu hiệu đả đảo báo Người Việt. Bây giờ người biểu tình không còn đông như trước, chỉ còn vài ba người và khách ra vào tòa soạn vì công việc bình thường, không còn lo ngại như trước. Báo Người Việt là một trong những tờ báo Việt ngữ đầu tiên, lâu năm nhất, có số lượng phát hành lớn nhất, có độc giả đông đảo nhất, niềm kiêu hãnh của người Việt tị nạn ở Mỹ, do những người chống cộng thực hiện, ấy thế mà bây giờ bị một số người kết án là tay sai cộng sản. Nội tình của vụ việc này rất phức tạp, có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng tình hình này có thể coi là một kỷ lục thế giới về việc biểu tình và thái độ chống cộng cực đoan nhất của một số người.

Thái độ chống cộng quyết liệt còn thể hiện ở các bài viết trên các diễn đàn báo giấy, báo mạng, phát thanh truyền hình và thông tin trên vô số email group và email cá nhân. Nội dung từ cũ đến mới, không thiếu một đề tài nào, từ chủ nghĩa Mác – Lênin, tiểu sử Hồ Chí Minh cho đến đường lối chính sách của nhà nước cộng sản Việt Nam, các tội ác điển hình, chuyện tù cải tạo, tình hình tiêu cực trên các lãnh vực trong nước cho đến việc đàn áp các người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo… Phần lớn các lọai báo giấy được phát không, (còn gọi là “báo chợ” vì chỉ sống nhờ  quảng cáo và phổ biến ở các chợ, cửa hàng) được đọc nhiều và các chương trình phát thanh cũng được nghe nhiều khi người ta lái xe. Các email group và cá nhân nhanh chóng chuyển cho nhau các bài viết trên mạng và thư từ riêng liên quan đến các nội dung này.Tất cả đã tạo ra tác động hầu như tức thì  đến cách suy nghĩ của đa số người Việt ở Mỹ, nhất là về các vấn đề thời sự, đôi khi bị nhiễu loạn bởi các thông tin giả hay các chuyện đặt điều, vu cáo vô tội vạ.

Có một số người được gọi là “chống cộng đến chiều”, coi chuyện chống cộng như lẽ sống, như lý do tồn tại. Họ thề không đội trời chung với cộng sản; thề không về Việt Nam khi đất nước còn cộng sản thống trị; không tán thành việc người khác đi về Việt Nam để làm ăn, làm từ thiện, đi du lịch; tẩy chay các văn nghệ sĩ từ Việt Nam qua, thậm chí muốn thế giới cấm vận Việt Nam, không chấp nhận bất cứ điều gì được coi là tốt ở những người cộng sản hay tình hình trong nước.

Một số người không “chửi rủa”, phân tích các vấn đề chính trị cũng có cơ sở, lý lẽ nhưng họ chỉ gặp nhau và bàn chuyện chính trị vào dịp cuối tuần, khi gặp ở nhà này, lúc nhà khác, trong bàn ăn, bên ly rượu. Họ là những người đã lớn tuổi, trí thức, có thể có chức vụ vai vế trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Họ chống cộng nhưng không cực đoan và thú nhận đã là những người bất lực trước thời cuộc, chỉ muốn sống nốt thời gian còn lại bình yên ở xứ người, không hi vọng gì sẽ thấy quê hương thay đổi trước lúc đi xa.

Một số khác có quan điểm và hành động chống cộng tích cực hơn. Họ tỉnh táo phân tích thế mạnh, thế yếu của chính quyền cộng sản trong nước và của người Việt tị nạn hải ngoại để tìm ra phương thức đấu tranh hiệu quả nhất. Họ nhận rõ con đường bạo động vũ trang, lật đổ là bất khả thi nên chủ yếu đấu tranh chính trị trên nhiều mặt. Ở hải ngoại, họ có những hoạt động để duy trì tinh thần chống cộng trong cộng đồng và truyền thừa cho lớp trẻ, vận động chính phủ Mỹ và các chính phủ khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ gây sức ép lên chính quyền trong nước, nhất là trên lãnh vực tôn giáo và nhân quyền. Họ cũng tìm cách tác động lên nhận thức của người trong nước thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, các chiến dịch “chuyển lửa về quê hương”, kể cả những hoạt động bí mật từ trong nước, tuy rất ít. Những người này hoạt động một cách kiên trì, thầm lặng, nhất là khi tình hình chia rẽ ở hải ngoại thêm trầm trọng với sự tố cáo lẫn nhau gây nhiễu loạn và chán ngán trên các phương tiện truyền thông. Cũng có người tích cực hoạt động, rèn luyện bản lĩnh chính trị và giữ gìn nhân cách, hi vọng một ngày nào đó có thể về nước tham gia tranh cử, công khai hoạt động chính trị để thực hiện lý tưởng của mình.

Một xu hướng mới đáng chú ý là tập trung ủng hộ những người có khả năng đi vào sinh hoạt gọi là chính mạch của chính trường Mỹ. Họ tin rằng nếu người Việt có chân trong các cơ quan dân cử của tiểu bang, liên bang hay các chức vụ trong cơ quan công quyền Mỹ, vừa bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế của người Việt trên đất Mỹ vừa có thể đề xuất hay ủng hộ các chính sách của Mỹ liên quan đến Việt Nam có lợi cho cuộc vận động dân chủ hóa đất nước. Vì thế những cuộc vận động gây quỹ và ủng hộ trong các cuộc bầu cử có ứng cử viên người Việt dần dần được nhiều người tham gia tích cực.

Cũng có các xu hướng nhìn bề ngoài có vẻ như ngược lại với các xu hướng trên đây, mang tính cách cá nhân, ban đầu chỉ là số lượng rất nhỏ nhưng ngày càng phát triển.

Đầu tiên là công tác từ thiện. Một số người thấy mình cần phải làm gì đó để giúp đỡ đồng bào trong nước đang gặp khó khăn, nhất là khi tình hình đời sống của họ đã ổn định và thấy một thành phần người dân trong nước quá khốn khổ. Họ tìm cách giúp đỡ cho các chùa, nhà thờ, những người bị bão lụt, những người tàn tật, bệnh hoạn, các cơ sở từ thiện… Họ làm việc này một cách âm thầm, ban đầu còn phải thông qua một vài tổ chức tôn giáo, từ thiện trong nước, sau này chỉ thông qua bà con bạn bè hoặc về nước trực tiếp đến gặp những người cần được giúp đỡ. Cũng có người, hay nhóm, công khai tổ chức các cuộc quyên góp thông qua các tiệc gây quỹ, đêm văn nghệ… và việc này cũng bị một số người trong cộng đồng gây khó khăn, tố cáo là thân cộng. Ban đầu đối với họ đây cũng là thử thách lớn nhưng rồi họ đã vượt qua được để tiếp tục công việc.

Có người khẳng định quê hương là của người Việt Nam, chế độ nào cũng tạm thời, sẽ qua đi nên dù chế độ trong nước thế nào, họ vẫn về nước thăm quê hương. Ngay cả những người không còn bà con trong nước, họ vẫn về để đi du lịch, tìm lại những chốn cũ có nhiều kỷ niệm hay đến những nơi mà trước đây họ chưa có dịp đi qua. Họ cũng khuyến khích và đưa con cái về nước, tạo lập mối liên hệ tình cảm để thế hệ sau không mất gốc. Những người này khác với những người chỉ về nước để hưởng thụ, ăn chơi và tỏ ra ta đây là “Việt kiều”, khi chính sách của nhà cầm quyền đổi chiều, không lên án nhưng lại tìm cách chiêu dụ người Việt ở hải ngoại được gọi là “khúc ruột ngàn gặm”. Cũng có người vì lý do riêng không về nước được nhưng họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, dù nhỏ nhất, như giúp đỡ một người quen, ở trong nước, hay chính trên đất Mỹ, giải quyết một khó khăn nào đó về tài chính hay giúp nâng cao nhận thức về tình hình.

Thái độ và hành động tích cực nhất trong xu hướng này là ngấm ngầm hay công khai hợp tác với nhà cầm quyền trong nước, thông qua các hoạt động kinh tế hay hợp tác về khoa học, giáo dục. Đây là những người vì muốn làm ăn kinh tế, hoặc có cảm tình với cộng sản từ trước qua cuộc chiến tranh, hoặc cho rằng chỉ có thể chuyển hóa nhà cầm quyền bằng phương thức tiếp cận, hợp tác chứ không thể chống đối từ xa. Trong số này cũng có sự khác biệt về sắc thái. Có người hợp tác gần như vô điều kiện, chỉ vụ lợi nhưng cũng có người có ý hướng chuyển hóa thực, dù chỉ làm được trong phạm vi nhỏ hẹp, thông qua các quan hệ cá nhân. Đây là xu hướng bị đa số cộng đồng chống đối nhưng không ngăn cản được.

Trên đây là khái quát những xu thế chính trị của người Việt tị nạn ở Mỹ mà tôi nhận biết hoặc do chính họ nói ra qua các cuộc tiếp xúc cá nhân hay từng nhóm nhỏ ở nhiều địa phương khác nhau, từ miền Tây sang miền Đông, từ các nơi đông người Việt như Nam-Bắc Cali, Texas, Washington D.C. hay các nơi ít người Việt hơn  như Seattle (bang Washington), Carolina, Minnesota, Pennsylvania. Trong bối cảnh đó, nổi lên mấy vấn đề lớn là sự chia rẽ trong cộng đồng, hòa giải hay không hòa giải với người cộng sản, sự kế thừa nơi lớp trẻ và sự yếu kém về kinh tế.

Sự chia rẽ trong cộng đồng là điều có thực, không những thế còn lên đến đỉnh điểm làm nhiều người chán ngán. Do bất đồng về nhận thức, phương pháp và đôi khi cũng vì quyền lợi, người ta tố cáo nhau là thân cộng, tay sai cộng sản, còn được gọi là “chụp nón cối”. Không chỉ đối với những đảng viên cộng sản phản tỉnh từ trong nước ra (như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên…) mà đối với những người ở tù cộng sản lâu năm (như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Phan Nhật Nam…, riêng Nguyễn Chí Thiện bị coi là người giả do cộng sản đánh ra, còn người thật đã bị giết) và những người đã ở Mỹ nhiều năm hoạt động chống cộng như các người chủ chốt ở báo Người Việt, báo Việt Weekly, hay cả nghị viên như Madison Nguyễn đều đã từng bị tố cáo là thân cộng, tay sai, cò mồi cho cộng sản, thậm chí có người còn viết cả cuốn sách nêu đích danh “những tên đặc công đỏ”. Những người tố cáo này đều sử dụng báo chí, truyền thông, với những ngôn từ đôi khi rất đao búa. Những người tử tế ban đầu còn thanh minh, lên tiếng, tranh luận nhưng rồi đâm ra chán ngán, rút về im lặng, để cho những kẻ ồn ào tha hồ độc chiếm diễn đàn.

Một số tổ chức thấy cần thiết phải hợp nhất để tăng thêm sức mạnh đã đề nghị các hình thức liên minh, liên kết, hợp nhất nhưng không thực hiện được. Những đảng phái, tổ chức hình thành lâu năm muốn giữ bản sắc, truyền thống của mình, không muốn hòa tan trong tổ chức mới. Phần khác những người đứng đầu các tổ chức đều cho mình xứng đáng là lãnh tụ, không ai chịu phục, nhường ai, nên tất cả các cố gắng hợp nhất đều không thành công. Một số tổ chức nhỏ, mới thành lập, muốn họp nhau “xóa bài làm lại” nhưng lực lượng lại không đáng kể. Đây là tình hình gây thất vọng lớn đối với những người có tâm huyết. Tuy nhiên cũng có người nhận định trái ngược lại, cho rằng không cần thống nhất, hợp nhất, chỉ cần có mục tiêu chung và mỗi tổ chức sẽ có cách làm có hiệu quả riêng góp phần vào cái chung.

Sự khác biệt trong cộng đồng còn nằm ở tâm lý hận thù hay không hận thù, hòa giải hay không hòa giải với người cộng sản. Tuy rằng tâm lý chung của cộng đồng là ghét, sợ cộng sản nhưng sắc thái khác nhau tùy hoàn cảnh. Nhiều cựu quân nhân cho rằng khi còn chiến tranh họ không căm thù cộng sản hay không căm thù như hiện nay mà chỉ coi những người lính cộng sản là kẻ địch trên chiến trường, ai không giết sẽ bị giết. Sự căm thù chỉ trở nên sâu sắc sau khi bại trận và họ bị đối xử tàn tệ, đặc biệt trong các “trại cải tạo”. Sau này đa số đều cho rằng không thể hòa giải với người cộng sản vì cộng sản luôn lừa bịp trong vấn đề này nhưng cũng có người cho rằng họ sẵn sàng bỏ qua quá khứ nếu những người cộng sản biết nhận ra những sai lầm, có lời xin lỗi và thực tâm thực hiện hòa giải. Điều này những người cộng sản đã không đáp ứng nên nó chỉ là một giả thiết hay ước vọng chưa thành hiện thực.

Do hoàn cảnh kinh tế, khả năng hội nhập khác nhau giữa những người di tản sang Mỹ ngay từ năm 1975 và những người vượt biên, đi theo diện H.O. sau này, khó khăn hơn, nên tâm lý cũng khác nhau. Tuy những người trước vẫn giúp đỡ những người sau trong thời gian đầu, nhưng hoàn cảnh sống quá khác biệt, lại thêm tâm lý và cách đối xử vẫn còn mang tính cách cấp trên-cấp dưới của một số người trước đây có chức vụ, cấp bậc cao hơn, nay không còn phù hợp, làm cho sự gắn kết giữa một số bộ phận cộng đồng không được chặt chẽ, đôi khi còn có sự chia rẽ nghiêm trọng.

Vấn đề đáng quan ngại chung cho mọi gia đình Việt Nam ở Mỹ là những nỗi lo lắng cho thế hệ thứ hai. Trước tiên là vấn đề ngôn ngữ. Vì các cháu học ở trường Mỹ, thời gian giao tiếp với bạn bè nhiều hơn với gia đình, thường xuyên nói tiếng Mỹ, nên dần dần không nói được tiếng Việt, đa số nghe được chứ không nói được hay không thành thạo tiếng mẹ đẻ. Trong nhiều gia đình, bố mẹ nói với con bằng tiếng Việt nhưng con chỉ trả lời bằng tiếng Mỹ, còn giữa bọn trẻ với nhau, đương nhiên chúng đều không nói tiếng Việt vì diễn đạt quá khó khăn. Cách nghĩ, cách sống theo kiểu Mỹ, trong đó vấn đề tôn trọng tự do cá nhân được đặt nặng và sự tự lập sớm đã tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa bố mẹ và con cái, đào sâu sự cách biệt vốn có giữa hai thế hệ. Nhiều bố mẹ cho rằng con cái không hư hỏng, không dính ma túy đã là may mắn lớn, còn lại con cái muốn làm gì thì làm. Chuyện học hành, bè bạn, yêu đương, kết hôn, sinh con…, những vấn đề hết sức quan trọng của các bậc cha mẹ người Việt đối với con cháu, có vẻ như thoát khỏi tầm tay khi họ sống ở Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, những ai muốn con cái nối chí cha mẹ tiếp tục con đường chống cộng quả thật vô cùng khó khăn khi lớp trẻ đã hội nhập sâu vào xã hội Mỹ có những quan tâm hoàn toàn khác. Tuy vậy cũng vẫn có những bạn trẻ quan tâm đến tình hình trong nước và vẫn muốn làm điều gì đó để giúp Việt Nam.

Trong buổi trao đổi với Hội Sinh Viên Việt Nam ở đại học UC Berkeley về đề tài “Sinh viên Việt Nam ở hải ngoại có muốn và có thể làm gì giúp quê hương Việt Nam?”, nhiều ý kiến và câu hỏi của các bạn trẻ rất đáng chú ý: Tại sao nhà nước Việt Nam lại gây khó khăn cho nnhững người ở nước ngoài về làm từ thiện? Làm thế nào để hiểu người trong nước thực sự cần gì trước khi giúp đỡ? Không thông thạo tiếng mẹ đẻ là một trở ngại rất lớn cho việc hội nhập với chính quê hương mình. Nên giúp cần câu cá thay vì giúp cá. Giúp nhận thức về tự do dân chủ hay giúp tiền bạc? Nếu người trong nước không tự đứng lên đòi tự do dân chủ thì người ở hải ngoại không có lý do gì để làm thay. Nếu người ở hải ngoại không giúp đỡ, để nhân dân thực sự khốn cùng , họ có vùng lên lật đổ chế độ không? … Những ý kiến trao đổi sôi nổi về các vấn đề đó chứng tỏ sự trưởng thành và lành mạnh trong tư duy, đồng thời cũng nói lên tình cảm đối với dân tộc, đất nước của một bộ phận người trẻ ở hải ngoại.

Một vấn đề gây ngạc nhiên là sự yếu kém về tài chính của những người Việt hoạt động chính trị trên đất Mỹ. Cứ nhìn con số hàng 5-7 tỷ đô la người Việt hàng năm gởi về nước cho thân nhân thì thấy đó là một tiềm năng rất lớn. Nhưng đó là tiền để giúp gia đình của từng cá nhân cộng lại. Còn khi cần huy động để làm một công việc chính trị gì đó trên đất Mỹ không phải dễ dàng (Có lẽ thời kỳ mà việc vận động ủng hộ được hàng triệu đô la đã qua). Những người tích cực hoạt động chính trị hiện nay phần lớn không khá giả, hoặc phải làm việc để nuôi gia đình, hoặc đã về hưu. Vì thế khi cần huy động tiền bạc rất khó khăn hoặc được rất ít ỏi. Điều này là hạn chế rất lớn. Ngay việc làm một tờ báo đứng đắn hay duy trì một trang web cũng không phải là điều dễ dàng, có lúc phải buông bỏ trận địa vì thiếu tài chính và người làm. Hầu hết các tờ báo của người Việt ở Mỹ chỉ do một vài người làm, chồng chủ bút vợ chủ nhiệm là chuyện không hiếm. Tòa soạn thường là nhà riêng hoặc một văn phòng nhỏ đi thuê, có khi chỉ là một gara, nhà chứa hàng. Tòa soạn bề thế nhất là của báo Người Việt ở Orange County với hàng chục phòng, có hội trường riêng và vài chục nhân viên. Trong khi đó, những hoạt động do chính quyền trong nước đưa ra thực hiện trên đất Mỹ, công khai hay ngấm ngầm đều được tài trợ rất lớn. Đây cũng là vấn đề bắt đầu gây lo ngại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Bức tranh toàn cảnh về chính trị của người Việt ở Mỹ quả thật phức tạp. Nó quan trọng và hầu như chiếm hết tâm trí của thế hệ thứ nhất, những người mang đầy ký ức không vui về hoàn cảnh đất nước mình. Thế hệ thứ hai sẽ khác cha anh  mình rất nhiều. Như đã có người lo ngại, những gì gọi là vốn quý của người Việt trên đất Mỹ như tài năng, trí tuệ, mối quan hệ quốc tế sẽ không còn là của dân tộc Việt nữa mà sẽ trở thành tài sản của đất nước Mỹ. Vấn nạn này không phải chỉ là điều âu lo của người Việt hải ngoại mà đúng ra cũng phải chính là của chính quyền trong nước. Đối với nhà cầm quyền, chỉ có sự thay đổi chế độ với những chính sách thực tâm vì đất nước, tạo sự hòa giải và cơ hội cho người Việt hải ngoại mới có thể mang lại một cơ may cho dân tộc trong vấn đề này. Với thế hệ thứ hai của người Việt trên đất Mỹ, họ không có gì cần phải hòa giải với nhà cầm quyền trong nước và nhà cầm quyền cũng không thể thu phục được họ nếu đất nước không trở thành một quốc gia có tự do dân chủ mà họ có thể hãnh diện khi nghĩ về nguồn cội của mình.

© Tiêu Dao Bảo Cự

© Đàn Chim Việt Online

Phần trước:

Mỹ du ký [1]

Mỹ du ký [2]

Mỹ du ký [3]

Mỹ du ký [4]

Phần sau:

Mỹ du ký [6]

8 Phản hồi cho “Mỹ du ký [5]”

  1. Lien Nguyen says:

    “Thẳng mực tàu đau lòng gổ/ Lời thật mất lòng.
    Tác giả (TDBC) đã vô tư và can đảm diển tả (phơi bày) khá chính xác bối cảnh chính trị (chống cộng) của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sãn ở Mỹ sau 30-4-1975. Thặm chí có người viết báo nói là “chống cộng theo kiểu “rả đàn tan nghé” , chưa giàu lo ăn cướp, có qúa nhiều ngưòi muốn làm “lãnh tụ” nên cố tranh giành ảnh hưởng cho cá nhân hay cho tổ chức, đảng phái hoặc phe nhóm của mình. Từ đó cụm từ “độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền” đã bị lạm dụng. Vô tình (hay chủ ý ?) làm tay sai cho ngoại bang! ? vô hjình chung giúp đcs VN kéo dài đôc quyền cai trị đất nước .Người viết còn nhớ cách nay hơn 3 năm ? trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình SBTN, Cố Thủ Tướng VNCH, Nguyễn Bá Cẩn có nói rằng “khi một nước lớn đến nước nhỏ, không phải họ tử tế giúp mình đâu, mà chỉ mưu tìm giai pháp chính trị có lợi cho họ và tìm cách khai thác tài nguyên nhân lực của nước đó mà thôi”. Mỹ ra đi rồi Mỹ trở lại VN là một đìển hình.
    Yêu quê hưuơng, yêu đất nước và yêu dân tộc Việt-Nam, không có nghỉa là yêu XHCN do đảng cộng sản VN (đcs VN) áp đặt, mà biểu tượng là Cờ nèn đỏ sao vàng; lại càng không phải phải yêu chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), với Cờ nền vàng ba sọc đỏ. Kính mời Quý vị và các bạn nghiêm túc nghiền ngẵm trích đoạn bài “Hòa giải hòa hợp dân tộc để đoàn kết” của tác gỉa Bằng Phong Đặng văn Âu trên Đàn chim Việt (3/21/2010)
    “Cuộc chiến Quốc -Cộng/Bắc-Nam đã gây ra vô số điều oan nghiệt, ……..Tình cảnh nước nhà của chúng ta hơm nay giống như ngôi nhà đang cháy, một con tàu sắp sửa đắm giửa biển khơi. Nạn nhân muốn bảo vệ ngôi nhà thì hảy lo chửa cháy, hoặc lo tát nước ra khỏi tàu để tự cứu; chứ không phải đứng đó khua tay, múa chân xỉa xói vào mặt nhau để đổ tội cho nhau “Anh phạm tội, Tôi vô tội”. Nói về mặt phạm tội thì phải kể cả hai phía: 1/- Việt Minh/Cộng sản (Vm/cs)và 2/- Quốc Gia/VNCH (QG/VNCH).
    1/-Vm/cs do Hồ chí Minh lãnh đạo có tội vì du nhập vào nước ta một chủ nghỉa phi nhân, tàn bạo và man rợ, núp dưới chiêu bài Hoà hợp hoà giải dân tộc, đấu tranh cứu nước dành độc lập tự do “kháng Tây, chống Mỹ, lật Nguỵ”.
    2/-QG/VNCH cũng có tội vì là một chế độ “Dân chủ giả hiệu” “Dân chủ nữa vời” được chuyển tiếp bởi sự dàng dựng và sắp xếp dưới áp lực của các siêu cường, nên mất chính nghỉa, không thu phục được nhân tâm đối với những người Việt yêu nước.
    Thời điễm lịch sữ 30-4-1975, là thời điễm “may mắn” hay “bất hạnh” (oan nghiệt) cho dân tộc Việt Nam?
    “May mắn” thứ nhứt là đất nước hòa bình! độc lập ? “May mắn” thứ hai là toàn thể dân tộc Việt Nam từ ải Nam Quan? đến mủi Cà mau đã sáng mắt, thấy được bản chất gian manh và bất nhân của đcs VN.
    “May mắn thứ ba” (cũng là bất hạnh,là oan nghiệt) là có khoảng trên ba triệu? người Việt liều chết bỏ nước ra đi tỵ nạn cs, định cư trên khắp năm châu, đã lần lượt quay về, góp công, góp của xây dựng quê hương, vô hình chung tiếp sức cho chế độ.
    “Bất hạnh” vì đã thống nhất đất nước, nhưng không thống nhất được lòng người, thay vì triệt để áp dụng chính sách “hoà hợp hòa giãi” dân tộc (đúng nghỉa) để kiến tạo đất nước. Họ (đcs VN) giành độc quyền cai trị, lạm dụng chức quyền áp bức, cướp đoạt tài sản, ruộng đất của dân lành bán cho ngoại bang. Cực kỳ nguy hiểm hơn nữa là việc đcs VN đã dâng đất, bán biển cho Tàu cộng để củng cố quyền tiếp tục cai trị.
    20 tháng 7 năm 1954. Ngày chia đôi đất nước Việt Nam (vạch lằn ranh Quốc/Cộng ở vỉ tuyến 17).
    30 tháng 4 năm 1975. Ngày thống nhất đất nước ( lằn ranh Quốc/Cộng đã bị xóa).
    Cả hai thời điễm trên đều do các thế lực siêu cường áp đặt.
    Thiết tưởng, sau ngày 30-4-1975, tất cả mọi sự thật đã được phơi bày giữa cái thiện, cái ác; giữa cái thật, cái dối. Vậy tất cả công dân Việt trong và ngoài nước ở mọi phía, hãy nghiêm khắc, thành tâm tự xét mình. Đặc biệt đối với những người đã một thời vàng son dưới chế độ QG/VNCH, những người CS đã, đang cầm quyền. Chức vụ càng cao, sự ăn năn phải càng nhiều và càng cần tấm lòng thành tín. Người cộng sãn đừng coi việc chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ là thần thánh. Người QG/VNCH, hảy tự coi mình, (trong số quý vị hiện có bao nhiêu người đã một thời theo Tây, cầm súng Pháp sát hại chính đồng bào mình). Nói tóm lại, chúng ta không thể thay đỗi được quá khứ (những việc chúng ta đã làm), nó trở thành lịch sử. kinh nghiệm xương máu của Dân tộc Việt Nam.
    Đứng trước bối cảnh tranh đấu có quá nhiều phức tạp hiện nay, một chính sách “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” cần được đặc biệt quan tâm, Tuy nhiên, cho đến thời điễm nầy, đau lòng mà nói, vẫn chưa có một tổ chức chính trị nào hội đủ uy tín để thuyết phục đại khối dân tộc trong và ngoài nước cùng đứng lên áp lực đcs VN phải trao trả lại quyền tự do căn bản cho dân tộc VN. Người viết nhận thấy cần có một biểu tượng mới nhằm thể hiện sự thống nhất ý chí đòi dân chủ hoá Việt Nam. Với một kiến thức rất bình thường, nhưng với tấm lòng yêu Quê hương, yêu Dân tôc và tương lai Việt Nam, người viết mạo muội đề nghị:
    Lực lượng Dân tộc với danh xưng ” Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Việt Nam”
    Biểu tưọng Cờ chính nghĩa của Dân Tộc : Nền Vàng, một ngôi sao đỏ lớn chính giủa tượng trưng cho hơn 80 triệu người Việt trong nước. Năm ngôi sao đỏ nhỏ bao vòng quanh ngôi sao đỏ lớn, tượng trưng cho khối người Việt hiện đang định cư khắp 5 châu trên thế giới.

  2. Bai viet rat hay vi nhan xet duoc ro net cac sinh hoat cua CD nguoi Viet ti nan CS tai My ,Chac chan la tac gia se kho tranh khoi bi chup non coi vi noi rang thanh phan chong Cong toi chieu va the quyet khong the doi troi chung coi VC qua nhung hinh anh bieu tinh truoc bao Nguoi Viet o Nam Cali hay chong co nghi vien nguoi Viet (Madison Nguyen)bi cho la Than Cong tai bac Cali dai dang khong dut da lam cho nhieu nguoi ngao ngang va buong troi khong tha thiet gi khi duoc de cap ve van de phai tham gia xay dung que huong VN, noi ma ai cung mang trong long it nhieu rang buoc cuu mang .Cai loi truoc nhat va thay duoc la cai thanh phan cuc doan con song,con goi la the he thu nhat troi giat duoc den bo tu do, nho chinh sach (tam goi) la nhan dao cua My va the gioi tu do khong CS. So nguoi nay thuc ra cung la thieu so ma neu nhu toi bi cho la chu quan thi la thuoc thanh phan co chuc phan trong che do cu co nhieu uu dai va trong vong cua cai pho san thoi phong kien thuoc dia con sot lai , them vao do la con chau cua lop nguoi co vai ve quyen hanh 1 thoi het ra khoi trong chien tranh truoc 75 vua qua. Cai thanh phan duoc cho la on ao to hong doi chong Cong toi ben di tien phong trong cac to chuc chong …Tum lum (tac gia da trinh bay tren….lai la nhom trung nien ,tre hon the he thu nhat 1 chut,ma da so lam trong cac nganh nghe nhu ban nha dat bao hiem ,cho vay…nghia la can co nhieu nguoi biet ten tuoi ho cang tot vi co loi cho muc dich song con cho cong viec lam an co tinh cach bap benh cua ho. Thanh phan thu 1 da gia khong con thich hop trong nghe nghiep hay xin viec lam thi song an phan voi con chau trong am tham mong cho dat nuoc duoc thay doi va co anh sang dan chu,trong khi nhom thoi co tre hon thi cu tiep tuc ho hao chong bat cu ai goi la muon hoa giai hay hop tac voi CS. The la cuoc chien tranh bang Mom cu tiep tuc keo le cung voi anh ban dong hanh cua ho la che do CS VN dai dang u li khong chiu coi troi doc tai toan tri. Chung qui toi van thay cai lam loi to lon nhat van la che do VC da chu truong tra thu nguoi mien Nam sau khi thong nhat bang chinh sach tu cai tao.danh tu ban roi vo vet tien bac nguoi vuot bien,duoi xua, tru dap tri thuc va phu chup cho ca nguoi dan thuoc che do CH cu deu la tay sai o nhiem cua de quoc My Nguy. Cai tam ly ngu si tham can co de nay duoc nhoi nhet vao nao trang cua nguoi linh CS mien bac trong chien tranh thi co the tha thu duoc ..va nhung ten dau so nhu Le Duan Pham van Dong Le duc Tho…da nam xuong roi Toi tin rang cac linh hon (neu co) thi se khong the nao muon cac vi goi la hau boi cua cac lanh tu goc CSVN van tiep tuc tuc con duong han thu nguoi cua che do cu ma cu xiet chac cac doi hoi coi mo hoa giai dan toc de thong nhat long dan cung chung xay dung 1 nuoc Vn phu cuong. Tu nay muon danh rieng de gui den cac lanh tu cao cap trong bo chanh tri Ha noi vi chi co ho moi biet the nao la VN phu cuong nghia la lam sao tao cho toan dan.cac co hoi tien than dong deu (opportunities for all) thong qua the che dan chu, chu khong phai dat nuoc nay phai la thuoc ve vai cap lanh dao tu nhan la co cong xay dung che do thi duoc uu dai mai mai, la vi cac ong cung phai gia yeu binh tat va qua doi ma thoi. va co le cac ong khong muon khi minh chet di ma dong bao ngheo kho vi minh phai nguyen rua va che cuoi. .

  3. Danny says:

    Ông BC trướ 75 là “PHẢN CHIẾN” ăn cơm VNCH, thờ HCM, sau 75 cảm thấy mình quá “DẠI” và “LÂY NGU DỐT” nên nay tự xưng là “BẤT ĐỒNG” hoặc “ĐỐI KHÁNG”, theo chân những sách Ông đã xuất bản, và những bài viết trên Net thì tôi cảm nhận được là Ông quá lõi đời biết tung hứng nương theo chiều gió để mang cái “TÔI” ra quảng cáo, hầu lừa gạt được một số người theo đóm ăn tàn của mọi thời đại, những kẽ bắt cá 2 hoặc 4 tay như các Ông hiện đầy dẫy tại VN và H. ngoại, chính những kẽ đã được VNCH ưu đãi như các Ông đã mau chóng góp phần dâng Miền Nam cho BV, thời VNCH khoảng 72-74 bị VC đắp mô, gạo miền tây chuyển lên SG chậm và mới nhích giá một hai trăm một tạ (1.000đ lên 1.100đ) vàng lúc đó 53.000Đ/lượng, các Ông tha hồ biểu tình đã đão Thiệu, Kỳ, Hương, và còn quá nhiều việc bỉ ổi của các Ông làm thời đó mà không hề bao giờ biết đến máu của lính đã đổ ra ngoài các mặt trận cho các Ông được hoãn dịch để “phản chiến”, những người không biết các Ông thuộc thành phần gì thì họ khâm phục, riêng với lớp tuổi đã cầm súng trước 75 họ thừa biết các Ông là ai?… chính Ông phải tự tập họp lại những tên “PHẢN CHIẾN” hiện còn sống trên khắp thế giới và tại VN để tạ tội với dân và quân Miền Nam mới là phải đạo, vì chính các Ông đã dọn sẵn bãi đáp để mời BV và MTGPMN vào mà, đã 35 năm VC cai trị, các Ông bị cho ra rìa, đau quá, vì đã lầm nên nay dùng mỹ từ “đối kháng, bất đồng” để nhát ma, VC và VNCH là hai chiến tuyến ăn, thua ngoài tiền tuyến và trên bàn ngoại giao, ai nhiều mưu và súng đạn mạnh thì thắng, không có vụ VC phải xin lỗi mà chính người của VNCH đâm sau lưng đồng bào và chiến sĩ phải tự biết cái tác hại nối giáo cho giặ của chính mình.

  4. Rong Don sau Vang says:

    Bai Viet kha dung, Theo bai viet cua TDBC thi chac the he thu hai/ba cua VN se khong con noi gi voi VN dau. Cho them 25 nam nua va se khong co nguoi nghi den VNCH boi vi My, Uc, Canada, Phap… se la to quoc ho !.
    Dan VN thua dan Tau la the do !

  5. KENNY says:

    GÓP MỘT Ý VỤN VỚI ANH TDBC,
    Mặc dù không thấy một phê phán , biễu lộ quan điễm chính trị cuả mình trong bài viết , nhưng nhìn cách dùng từ . cách chọn tư liệu , nguời đọc thấp thoáng thấy
    đuợc não trạng cuả tác giả trong đó. Chẵn hạn từ ” Có một số” , ” đến chiều ” trong câu văn :
    ” Có một số người được gọi là “chống cộng đến chiều”, coi chuyện chống cộng như lẽ sống, như lý do tồn tại. Họ thề không đội trời chung với cộng sản;…”
    Thứ tiểu xão này là lĩnh vực sở truờng nguời cọng sảntừng thống soái trong nhiều năm tháng tại chiến truờng VN. Có lẽ Tiêu Dao Bảo Cự học tập đuợc và nối gót
    xử dụng để vưà diễu cợt vưà nhục mạ lên lý tuờng cuả kẻ khác. Quá đáng.
    Xuất thân từ một gia đình bần cùng , là kẻ từng đuợc sẵn sàng làm lễ kết nạp vào một đãng “vinh quang” để ” sống làm sao cho đến khi sắp chết có thể tự nhũ
    tất cã sức lực và sinh mệnh cuả ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao quí nhất loài nguời : Sự nghiếp đấu tranh giãi phóng nhân loại .” , tôi xin thú thực với anh Tiêu
    Dao Bảo Cự là :
    Ngày xưa cái ÁC dẫy đầy trong cãnh bất công cuả xã hội miền Nam đã đẫy đưa một đưá trẻ luơng thiện như tôi đến lý tuỡng Cộng sãn thì ngày nay khi đã từng
    chứng kiến Cộng Sãn Việt nam chĩ là hiện thân cuả cái Ác , từng chứng kiến sự hối hận cuả một loạt trí thức như Duơng Quỳnh Hoa , như Nguyễn Hiến Lê…chứng kiến
    cã một nhân loại văn minh Châu Âu bằng Nghị Quyết cuả Hội Đồng Châu Âu năm 2006 xác định rõ “Cộng sãn là Tội Ác chống Nhân loại.” thì
    “Tôi chống cộng chĩ vì một lẽ đơn giãn : Cộng Sãn là Tội Ác, vì chính Cộng sãn là cái ÁC …và nguời luơng thiên thì phải bỗn phận chống lại Ác để bảo vệ minh và bảo vệ đồng loại . Thế thôi.
    Nhân đây , cũng nhắn luôn anh Tiêu Dao Bảo Cự :
    Tôi là kẻ chống Cộng không chĩ đến xế chiều mà đến ngày tôi nằm xuống” Hơn thế nưã , tôi không chĩ chống Cộng mà làm hết sức mình để loại bỏ Cộng sãn ra ngoài xã hội loài nguời.”
    Truớc và sau Thê chiến II, hàng vạn trí thức Âu Mỷ thiên chủ nghiã Cộng sãn vì bỗng nhiên chủ nghiã này ngày càng sáng chói trong khi chủ nghiả tư bản tỏ ra gần như hết sức hấp dẫn. Từ khi có cãm tình đến lúc ngạc nhiên, khựng lại , đến phê phán cuả những trí thưc thông thài Pháp như Andre Malreau, Andre Gide, như J.P. Sartre, J. Lacouture…Chịu ảnh huởng văn hoá tây phuơng , trí thức VN có thiện cảm ban đầu rồi đưa đến chỗ sẵn sàng bị lôi cuốn bởi lơí kêu gọi cưú nuớc bịp bợm cuả con nguời Cong sãn Hồ Chí Minh là hiễn nhiên. Những Nguyễn Mạnh Tuờng, Trần Đức Thaỏ, Duơng Quỳnh Hoa, Truơng Như Tảng ,Nguyễn Hiến Lê … vưà than trách vưà trả giá cho những lầm lẫn và lưà gạt cuả mình. Không có gì đáng chê trách khi biết bị lầm lẫn và bị lưà gạt , biết lấy kinh nghiệm qúi báu đó cuả bản thân mình để nghiêm túc làm bài học truyền đạt cho đồng loại như ông họ Nguyễn , họ Lê…
    Lơì đề nghị xin dành anh TDBC là :
    Nên lấy kinh nghiệm cuả mình ,đào sâu thân phận rủi ro cuả mình để truyền đạt trong bổn phận “phù thiên trứ ác” hơn là tìm mọi cách kể cã cách “xin và cầm visa đi Mỹ ”
    để phân bua lui tói cho cái TA cuả mình để “phân tích tình hình cuả thiên hạ”. Nhất là tránh dùng thái độ không mấy xây dựng , có thể là xấc láo như đề cập trên.
    Kính chào,

  6. Mai Tran says:

    Bao. đau thương đến với QH Và nhân tâm phân hóa đến tận hôm nay.Cầu mong con dân Việt nơi nơi
    đòan kết tạo sức mạnh . Được như vậy phần lớn là do Chính Quyền VN bây giờ có thực sự Thương Dân, Giống nòi hay không thôi .

  7. Phan says:

    Tôi thấy thú vị khi đọc loạt bài của ông BC, tôi gốc ở Úc nên tôi cũng có những nhận thấy giống như ông về phong cảnh Mỹ, khi tôi mới qua bên này.

    Về cộng đồng, những nhận xét của ông về cộng đồng HN khá chính xác. Tôi thuộc thế hệ 1.5, tôi tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng, là thành viên của cộng đồng Việt, hoạt động chung với CD Hoa, Hàn; trực tiếp làm việc với chính trị Mỹ.

    Còn con tôi thì tôi muốn nó thành người Mỹ thực thụ, trong nhà nói toàn tiếng Anh.. Tôi mong ước nó và thế hệ người Việt như nó tham gia vào xã hội, chính trường Mỹ như người Mỹ, vì đất nước này là của nó rồi. Không nên sống bên lề xã hội và bị người Mỹ coi là minority, như một bóng mờ. Tôi coi ông Obama và anh chàng bộ trưởng y tế của Đức người Việt là tấm gương sáng.

    Thế hệ trẻ ở hải ngoại và thế hệ trẻ ở xứ Việt cộng là hai loại người khác nhau, khó hợp lắm. Chính tôi bây giờ khi về VN, tiếp xúc với bạn bè vì mối thân tình trong quá khứ, bây giờ chúng tôi có suy nghĩ rất khác nhau, bạn tôi an phận làm con giun con dế.

    Thái độ và hành động tích cực nhất trong xu hướng này là ngấm ngầm hay công khai hợp tác với nhà cầm quyền trong nước, thông qua các hoạt động kinh tế hay hợp tác về khoa học, giáo dục.!!!

    Nối giáo cho lũ ngu đần hại dân, bán nước mà là hành động tích cực!! những hành động của đám người này là cho bệnh nhân ưng thư nước Việtnam uống thuốc bổ thôi.

    Chỉ khi nào lũ ngu đần Việt cộng cút đi thì người Việt trong và ngoài nước mới có cơ hội gần nhau hơn. Và VN mới có cơ hội theo kịp thế giới.

  8. Hwy Tse says:

    “MỸ DU KÝ 5″
    Riêng bài viết này đã nói lên được một số suy nghĩ và lo toan ,…của chúng tôi,… Cảm ơn Tác giả và Báo Đ.CH.V.
    Hwy Tse,…

Leave a Reply to Hwy Tse