WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc ‘Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân’ của Phạm Tín An Ninh

Là một cựu chiến binh quân lực VNCH, như đa số những đồng đội của anh, nhà văn Phạm Tín An Ninh đã phải trải qua nhiều năm trường gian khổ trong trại tù cải tạo. Anh viết nhiều về thân phận những người hùng ngã ngựa, mà theo nhà thơ Quan Dương, những người lính VNCH chỉ cần giở sách anh ra là hầu hết sẽ thấy chính mình trong đó. Trong cả hai tác phẩm của mình, gồm tác phẩm đầu tay “Ở Cuối Hai Con Đường” và tác phẩm thứ hai với tựa đề “Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân” được giới thiệu đến độc giả ngày hôm nay, tác giả đều có những dòng vinh tặng trang trọng dành cho thân phụ của anh đã không may qua đời trong traị tù cải tạo cùng với đồng đội, bạn bè của anh đã chết trong chiến tranh hay ngục tù cộng sản.

Trong những cuộc phỏng vấn, Phạm Tín An Ninh nói rằng anh không hề muốn là một nhà văn, mà chỉ muốn viết để vơi bớt những đớn đau dằn vặt trong lòng mình, đặc biệt là để chia sẻ những nỗi đau thương mất mát với đồng đội của mình. Thế nhưng anh đã đạt được những thành công vượt ra ngoài dự tính trong những buổi ra mắt sách tại Hoa Kỳ cũng như tại Úc Châu. Các truyện ngắn của anh đã tạo nên tiếng vang tại nhiều nơi trên thế giới, và được sự đón nhận và cảm thông đến từ mọi thành phần độc giả, kể cả thế hệ trẻ, bao gồm thế hệ một rưỡi ở nước ngoài như cá nhân người soạn bài viết này, và ngay cả nhiều độc giả rất trẻ ở trong nước. Điều này cho thấy ngòi bút của Phạm Tín An Ninh có sức rung động vượt ra khỏi giới hạn của những hồi tưởng dành riêng cho những người lính, vi`nó đã phản ảnh được những gì rộng lớn hơn, đó là số phận bi thảm của cả một đất nước và một dân tộc từ sau ngày miền Nam thất thủ, và những long đong của thân phận con người.

Trong “Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân”, cũng như trong “Ở Cuối Hai Con Đường”, hình ảnh những người lính VNCH trước và sau tháng 4/1975 cũng như tình cảnh của những người thân thương của họ, là những hình ảnh nổi bật nhất, bi tráng nhất. Đây là những người trai trẻ sanh ra lầm thời đại, lầm thế kỷ. Chúng ta gặp những người bạn cùng làng, cùng lớp, hoặc cùng khoá huấn luyện, cùng đơn vị với tác giả, những thanh niên yêu đời, yêu người, với những ước mơ hiền hòa, những vui đùa vô tư như biết bao nhiêu thanh niên khác, nhưng họ chỉ được hưởng một thời gian hạnh phúc quá ngắn ngủi, để rồi phải vào lính xông pha ngòai trận địa.

Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn ra đi, những sự ra đi quá sớm, quá đột ngột, như nhân vật Phan trong truyện ngắn ‘Những đám mây trên đỉnh núi Phổ Đa`’. Người học trò hiền hòa tốt bụng, đa sầu đa cảm tên Phan chỉ vừa biết yêu, nhưng tốt nghiệp khoá huấn luyện Thủ Đức không bao lâu thì tử trận. Phạm Tín An Ninh viết về những mất mát về sinh mạng hết sức to lớn của cả một thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do Cộng Sản Bắc Việt gây ra, và` buộc miền Nam tự do phải chống trả lại để tự vệ. Trong thời gian giữa tháng 3/ 75, sau khi thành phố Ban Mê Thuột mất vào tay giặc, đơn vị của anh từ Pleiku sau đó phải triệt thoái theo con đường tử lộ 7B, khi về đến Tuy Hòa chỉ còn gần một phần tư quân số. Anh viết, ‘Rất nhiều đồng đội, bạn bè của tôi đã chết hay mất tích. Hai thằng bạn thân đều là tiểu đòan trưởng đã tự sát trước khi vào tay giặc’.

Những người sống sót qua cuộc binh đao, qua những năm tháng đoạ đày trong trong ngục tù cộng sản, khi được thả về lại phải đối diện với nhiều oan khiên trong cuộc sống. Bản thân tác giả, sau 8 năm tù tội, trở về làng cũ gặp người bạn cùng làng đã được thả về trước tác giả một năm. Cả hai bây giờ phải sống lang thang bên lề xã hội. Nhân vật Hồ Ngọc, người bạn tác giả, người quân nhân VNCH cao lớn đẹp trai tài hoa với biệt tài thổi sáo ngày xưa, bây giờ kiếm sống qua ngày bằng việc làm vườn trồng rau và sửa chữa xe đạp. Trong thời gian anh ở tù, người vợ xinh đẹp của anh bị một tên công an hãm hại và sau đó chị buộc lòng phải lấy hắn ta và có với hắn ta một đứa con gái. Còn những oan trái khác trong đời Hồ Ngọc buộc lòng anh không thể trở lại với người con gái anh đã từng yêu tha thiết, thế nhưng khi Hồ Ngọc tình cờ gặp lại tác giả hai mươi năm sau, nơi xứ lạ quê người, sau khi tâm sự cùng nhau, Hồ Ngọc không hề có thái độ oán trách về những bất hạnh mà mình đã gánh chịu mà chỉ có những lời từ tốn bao dung: …’Cả dân tộc đều tan tác bi thương qua cuộc thăng trầm quá lớn ấy, nỗi đau của mỗi một chúng ta đâu còn có nghĩa gi`. Tất cả chỉ đáng thương hơn là đáng trách!’.

Thái độ bao dung nhân ái của nhân vật Hồ Ngọc cũng chính là `thái độ của nhà văn Phạm Tín An Ninh về con người , về cuộc sống. Thật vậy. Nhà văn trải lòng mình rất rộng. Tình yêu thương anh dành cho quê hương, cho con người trên dải đất tang thương đó dàn trải mênh mang, sâu thẳm, thiết tha. Trong hầu hết các mẫu chuyện, khói lửa chiến tranh những ngày trước tháng 4 năm 75, và rồi thế giới đảo điên, đầy tăm tối và hận thù sau ngày tháng định mệnh đó chỉ là những dàn cảnh ở phía sau, và tình huynh đệ chi binh giữa những người chiến binh sống chết với nhau, hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, đồng bào, những nghĩa tình, những nghĩa cử, những tấm lòng nghĩa hiệp giữa người và người khi sự ác bao trùm lên cuộc sống, đây mới chính là những điều nổi bật nhất gây xúc động và ấn tượng sâu xa trong lòng người đọc.

Trong những hòan cảnh não lòng tưởng chừng như vô vọng, ngòi bút và trái tim đầy thương cảm của Phạm Tín An Ninh thường chọn cho những nhân vật của mình những kết thúc tốt đẹp. Điển hình là truyện ngắn với tựa đề đã được chọn làm tựa đề cho tòan tuyển tập, đó là ‘Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân’. Tác giả viết về cuộc đời lao đao của những người vợ lính, những người lỡ yêu những chàng trai khoác áo chiến binh, những cuộc tình thờì ly loạn ‘Anh vê` với em rồi mai lại đi’ ma` Trần Thiện Thanh, người nhạc sĩ của lính đã đưa vào bất tử. Tác giả viết vê` Pleiku, thành phố lính, nơi ma` ‘Những người vợ lính sống ở đây dường như chỉ để chơ` chồng trở vê` sau những cuộc hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày nằm trong quân y viện…Trong số ấy đã có biết bao nhiêu người trở thành goá phụ!’ Người vợ lính trong câu chuyện này mất chồng lạc con trong cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên vào tháng 3/75. Chị vượt biên sau ngày mất nước. Hai mươi năm sau tư` đất nước Na-Uy xa xăm, chị trở vê` vu`ng núi đồi cao nguyên để tìm xác chồng, người lính Biệt Động anh dũng năm nào, va` cũng để tìm tông tích đứa con trai đầu lòng. Mặc cho khoảng cách thờì gian và không gian sau hai mươi năm đã có quá nhiều thay đổi, thế ma` do một sự dun rủi tình cơ`, chị đã gặp lại con trai mình va` đã thắp được nén hương cho trọn nghĩa tình trước mộ chồng.

Những dun rủi, những tình cơ`, những trùng hợp ngẫu nhiên cho phép những kẻ phải xa nhau trong hòan cảnh oan trái được gặp lại nhau để giải bầy tâm sự, để những người còn sống được bày tỏ tình nghĩa của họ đối với những người đã phải ra đi một cách oan khuất, để những hiểu lầm được giải toả, những lầm lỗi được tha thứ, để tình yêu va` tình thương có dịp hàn gắn lại những đau thương quá lớn – đây la` những diễn biến thường xảy ra trong các câu chuyện của nha` văn Phạm Tín An Ninh.

Theo tác giả, một số tình huống này la` tình huống có thật. Nhưng có lẽ nha` văn cũng muốn mượn các sáng tác của anh để bày tỏ nỗi khát khao của chính mình va` đồng đội anh trong đời sống thật, những người chiến binh anh dũng thuở nào giơ` đây đầu đã hai thứ tóc nhưng trong lòng vẫn còn những vết thương chưa liền da.

Anh đã viết ‘Tuổi sắp gia`, ma` tôi còn mang nhiều món nợ, biết làm sao trả cho xong. Nợ núi sông, nợ máu xương be` bạn. Ma` khổ thay, tôi cứ mãi la` thằng lính hèn mọn, bạc tình.’ Tâm sự của anh la` tâm sự của một người có lương tâm va` tinh thần trách nhiệm cao, đã hy sinh va` cống hiến rất nhiều cho quê hương đất nước, la` một trong những người đã gánh chịu nhiều nhất va` thiệt thòi nhiều nhất sau ngày mất nước, nhưng vẫn cảm thấy sự hy sinh của mình la` chưa đủ.

Phú Hội, Ninh Hoa`, Nha Trang, Pleiku… Quê hương thơ mộng hiền hoa` của anh thưở nào, những địa danh ma` anh va` đơn vị của anh đã đi qua, những chiến địa nơi anh va` đồng đội của anh đã hiên ngang chiến đấu, tất cả đều được anh mô tả lại một cách linh hoạt va` sống động. Cho du` đã ổn định đời sống nơi xứ người nhưng trong tâm tưởng của các nhân vật trong tác phẩm vẫn la` một niềm hòai niệm xót xa vê` tất cả những gi` tòan thể nhân dân miền Nam đã bị cướp đi tư` khi đất nước rơi vào tay cộng sản: một quê hương tươi đẹp, một xã hội tự do nhân bản đầy tình người.

Đã gần 40 năm qua kể tư` 30 tháng 4/ 75. Đó la` ngày tăm tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam nhưng đó cũng la` ngày thế giới bắt đầu được khai sáng vê` hiểm hoạ cộng sản. Hàng triệu người Việt Nam liều chết vượt biển ra đi tìm tự do đã la` một bản cáo trạng hùng hồn vê` một chế độ phi nhân.

Tư` ngày ấy đến ngày hôm nay, ý thức hệ CS đã bị đào thải. Những hiểu biết sai lầm vê` chiến tranh VN đã được giải toả. Thế giới tự do hiện nay đều đồng thanh lên án chế độ độc tài tại Việt Nam. Chính nghĩa đấu tranh để bảo vệ miền Nam tự do của quân lực VNCH đã được sáng tỏ, va` danh dự của những chiến sĩ của quân lực VNCH đã được phục hồi.

‘Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân’ đã ra đời trong bối cảnh ấy, đã vẽ lại cho độc giả trong va` ngòai nước chân dung thật của người lính VNCH ma` tuyên truyền cộng sản đã tìm cách xuyên tạc va` bóp méo. Đó la` hình ảnh của những chiến sĩ kiên cường, những con người có trái tim, tâm hồn va` nhân cách.

Chúng ta đọc ‘Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân’ để thấy thương cho đời lính gian nan, để nghiêng mình tri ân va` ghi nhớ rằng trong suốt hai mươi năm tư` 1954 đến 1975, tuy rằng đất nước ở trong hòan cảnh chiến tranh, nhưng người dân miền Nam Việt Nam đã được sống trong tự do va` no ấm, đó la` nhơ` sự hy sinh lớn lao của các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hoa`.

Trong lịch sử của quê hương Việt Nam tự do, trong trái tim của những người Việt Nam yêu chuộng tự do va` dân chủ, các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hoa` la` những anh hùng.

Quỳnh Đào

1 Phản hồi cho “Đọc ‘Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân’ của Phạm Tín An Ninh”

  1. gold price says:

    Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.

Phản hồi