WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Bá Thanh và giáo xứ Cồn Dầu

con dau da nang

Nguyễn Bá Thanh trở thành trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng.

Đây là một sự kiện  thu hút sự chú ý của nhiều người quan tâm đến tình hình xã hội hiện nay. Nạn tham nhũng trở thành quốc nạn, tàn phá nền kinh tế vốn đã yếu kém của đất nước. Tham nhũng đã phá bỏ những giá trị đạo đức lâu đời của dân tộc. Tham nhũng cũng đe dọa sự còn mất của Đảng và chế độ (như nhiều cán bộ và đảng viên đã thừa nhận). Bởi vậy, người ta kỳ vọng ở ông Nguyễn Bá Thanh cũng là điều dễ hiểu.

Đã có quá nhiều các bài viết về con người, về những thành tích trong quá khứ và hiện tại, cùng những mong đợi sắp tới đối với ông. Bài viết này chỉ đề cập đến một sự kiện mà ông là quan chức cao nhất của Đà Nẵng  trực tiếp chịu tránh nhiệm. Đó là giáo xứ Cồn Dầu.

Vài nét lịch sử

Vài trăm năm trước, phía nam thành phố Đà Nẵng, phía đông-nam của sông Cẩm Lệ, bên bờ nam của dòng Đại Giang (Sông Cái Đò Xu hiện nay) có một vùng cát bồi hoang dã, khô cằn hình chữ V theo chiều đông – tây, dài khoảng 800 m, rộng khoảng 600 m, nhọn hẹp dần về phía tây. Trên bãi cát bồi (cồn) này, các loại cây thích hợp với thổ nhữơng phèn mặn như sậy, lau lách, vẹt, ô rô … mọc chen chúc. Bãi cát này được gọi là Cồn Dầu. Có hai giả thuyết về cái tên Cồn Dầu. Giả thuyết thứ nhất kể rằng, trên đây đã mọc lên một cây dầu lai rất cao, từ xa đã nhìn rõ. Gỉa thuyết thứ hai cho rằng nơi đây thường tập trung nhiều ghe thuyền họp chợ bán dâù rái, một loại dầu để trét thuyền khỏi thấm nước.

Thời vua Tự Đức trị vì (1847 – 1883), vua ban chỉ dụ cấm đạo Kitô Giáo, có hai gia đình ngư dân theo đạo người bắc là Phan Văn Đô và Hồ Văn Bạn, đã xuôi thuyền vào nam lánh nạn. Họ đã dừng chân nơi đây, sinh sống bằng nghề bắt cá ven sông Cái Đò Xu. Dần dà hai gia đình này đã phát quang, dựng lán trên cồn làm nơi tạm cư và trồng các loại hoa màu ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, đậu … nhưng chủ yếu vẫn sống bằng nghề đánh cá.

Sau khi phong trào Cần Vương (1885) suy yếu, triều đình nhà Nguyễn phải ra chiếu chỉ tha đạo, gia đình ông Đô và Bạn lên thuyền trở về quê hương, để lại phần đất đã khai hóa cho một người giúp việc tại địa phương thụ hưởng.

Tại Quảng Nam, để tồn tại, hai xứ đạo Phú Thượng và Trà Kiệu đã phải

đứng lên để tự vệ trước chủ trương diệt đạo của phong trào Cần Vương. Giáo dân từ các xứ đạo khác về đây lánh nạn rất nhiều, trong đó có giáo dân Trung Tín và các họ đạo khác của các tỉnh  Quảng Ngãi, Quảng Nam…

Nhiều người không thể trở về quê hương. Tại giáo xứ Phú Thượng, thấy dân không thể sống nổi với đất gò đồi, cha xứ người Pháp lúc ấy là Jean Maillard (tên Việt Nam là Cố Thiên) đã làm đơn xin chính quyền cho phép khai hoang, vỡ hóa khu đất nhiễm phèn ở Cồn Giu Hội (nay thuộc xóm B Cồn Dầu). Cha sứ Cố Thiên còn mua thêm 20 ha đất của làng lân cận để giáo dân có ruộng đất làm ăn sinh sống. Giáo hội lo những việc lớn như đắp đê, dẫn thủy nhập điền, thuế má, hỗ trợ khi mất mùa…

Năm 1985, cha Cố Thiên được chính quyền cho phép quy dân, lập ấp mở làng trên toàn bộ bãi cát Cồn Giu Hội, vũng cạn bao chung quanh và cồn cát bồi mà hai gia đình giáo dân đánh cá người bắc lánh nạn đã từng trú ngụ. Từ đây xứ đạo Cồn Dầu hình thành và phát triển.

Để thành lập một giáo xứ, việc xây dựng ngôi thánh đường là cấp thiết. Cố Thiên đã cho dùng những vật liệu tại chỗ như tranh, tre, rạ để dựng lên  ngôi nhà thờ nhỏ tại góc tây nam của Cồn Giu Hội. Đây đã là nơi tham dự kinh lễ, nghe giảng dậy, hội họp của những giáo dân Cồn Dầu buổi ban đầu.

Để tồn tại và phát triển, dưới sự dẫn dắt của cha sứ Cố Thiên, giáo dân Cồn Dầu đã phải vừa khai khẩn đất đai, vừa đắp đê ngăn nước mặn để cầy cấy được hai vụ.

Năm 1930, nhà thờ Cồn Dầu bằng tranh tre được thay bằng nhà thờ có khung sườn bằng gỗ lim, tường xây bằng vôi gạch, lợp ngói âm dương.

Năm 1950, cha quản xứ Cố Mỹ (Paul Espie) cho xây trường tiểu học trong khuôn viên nhà thờ. Năm 1970, do nhu cầu phat triển, cha Mừng đã xây lại và nới rộng một trường mới, trường có 5 lớp tiểu học, lấy tên Phaolo VI, trực thuộc trường Sao Mai Đà Nẵng.

Ngày 15-08-1954, cha Tadeo Nguyễn Hữu Mừng về cai quản giáo xứ, mở ra một trang sử mới cho Cồn Dầu.

Việc đầu tiên là ngài huy động giáo dân làm con đường Bờ Họ, rộng rãi, thẳng tắp , băng qua cánh đồng, nối Cồn Giu Hội (xóm B) với nhà thờ (xóm A). Con đường cao ráo, rộng rãi , thẳng tắp , hai bên đường đồng lúa xanh mượt nối liền hai xóm, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, canh tác…. Năm 1973, Bờ họ được lát bê tông, sạch đẹp.

Khi xây dựng xong đường Bờ Họ, vào năm 1958 cha xứ Nguyễn Hữu Mừng đã nghĩ đến việc chỉnh đốn nghĩa trang Cồn Dầu. Nghĩa trang đã có từ thời cha xứ Cố Thiên, việc chôn cất trước đây là hoàn toàn do mỗi gia đình người chết tự do lựa chọn địa điểm và xây cất. Nay mỗi tộc họ chọn một khu vực trong nghĩa trang, quy các mộ tổ tiên, thân nhân của mình về khu vực đó, xây theo hàng lối quy định. Xung quanh nghĩa trang trồng dương liễu, có cổng và hàng rào bảo vệ. Các lối đi hình chữ thập giữa nghĩa trang được trồng hoa trúc đào và lan đất. Trước năm 1975, nghĩa trang Cồn Dầu  được xếp vào loại nghĩa trang đẹp nhất tỉnh Quảng Nam, hơn hẳn cả nghĩa trang Đà Nẵng.

Năm 1960, nhà thờ cũ đã được xây dựng từ năm 1930 đã được tháo dỡ thay vào đó là ngôi nhà thờ mới, đươc xây dựng trên nền nhà thờ cũ. Kinh phí lấy từ tiền nhà chung bán lúa ruộng giáo hội, tiền viện trợ của tổ chức công giáo cùng với sự đóng góp của giáo dân trong giáo xứ. Nhà thờ mới rộng lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ.

Cũng trong năm 1960, cha sở và giáo dân Cồn Dầu đã dựng một hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ. Hang đá được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, là một trong những hang đá Đức Mẹ đẹp nhất trong giáo phận Đà Nẵng.

Năm 2004,  giáo dân Cồn Dầu đã lên đến hơn 1500 tín hữu, ngôi nhà thờ cũ đã trở nên chật chội, lại bị xuống cấp hư hỏng nhiều chỗ, cha quản xứ Giuse Nguyễn Kính đã huy động sức người sức của trong toàn giáo xứ, kể cả những người con ly hương để xây dựng ngôi nhà thờ mới. Dự kiến ban đầu là sửa chữa, làm mới từng phần, nhưng nhờ lòng nhiệt thành đóng góp của giáo dân, ngôi nhà thờ đã được hoàn tất ngoài sức tưởng tượng, mới và to đẹp hơn. Trong ngày khánh thành, mọi người đều phải thốt lên: ‘’Thật chỉ nhờ ơn Chúa mà thôi”.

Thiếu tầm nhìn hay bị sức ép của nhóm lợi ích

Như đã giới thiệu ở phần trên, giáo xứ Cồn Dầu đã tồn tại và phát triển cùng với những thăng trầm lịch sử của đất nước và dân tộc. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn của giao lưu văn hóa đông-tây (ki tô giáo được các nhà truyền giáo phương tây mang đến). Nơi đây cũng chứng kiến một cộng đồng, với một niềm tin tôn giáo không lay chuyển, đã vượt qua những thử thách cam go nhất-luật cấm đạo của triều đình-để sống còn và phát triển. Nơi đây đã chứng minh rằng, một cộng đồng đoàn kết, được hướng dẫn bởi những người đại diện cho tinh thần và lý tưởng của mình-những cha quản xứ-có thể vượt qua mọi khó khăn, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp, nền nếp. Cồn Dầu còn là một thắng cảnh được tạo bởi bàn tay con người và thiên nhiên. Làng quê, những cánh đồng lúa xanh mượt, ngôi nhà thờ, bờ đê, tiếng chuông chiều ngân vang, từng đoàn giáo dân đi lễ… soi bóng trên dòng sông trong xanh, uốn khúc.

Một xứ đạo Cồn Dầu như vậy cần và nên được bảo tồn và tôn tạo.

Nhưng có thể chính quyền Đà Nẵng, đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh với tầm nhìn hạn hẹp, không thấy hết được giá trị văn hóa, lịch sử của giáo xứ Cồn Dầu. Đối với họ, 100 ha của Cồn Dầu để xây dựng khu đô thị sinh thái quan trọng hơn nhiều. Đà Nẵng đã có nhiều khu đô thị như Đảo Nổi, Đảo Xanh, DAEWON Đa Phước, Ecovico Đà Nẵng, FPT Đà Nẵng, Golden Hill … Nhưng  khu đô thị sinh thái Hòa Xuân sẽ đưa Đà Nẵng đạt những kỷ lục của thành phố ’’đáng sống nhất” Việt Nam, với khu tắm bùn suối nước nóng đạt tiêu chuẩn quốc tế rộng 36 ha (!)

Chính quyền Đà Nẵng còn cho công an đàn áp những người dân Cồn Dầu, những người kiên quyết bảo vệ đất đai nhà cửa của họ. Cướp quan tài trong đám tang một cụ bà 82 tuổi…. Hơn 50 tín đồ của giáo xứ Cồn Dầu đã phải chạy sang Thái Lan lánh nạn. Trước cộng đồng thế giới, chính quyền Đà Nẵng trở thành một chính quyền mang bộ mặt độc tài, đàn áp tôn giáo.

Dư luận xã hội và nhân dân xã Hòa Xuân cho rằng, bàn tay của các tư sản đỏ tạo ra dự án và được chính quyền tiếp tay.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh quê ở xã Hòa Xuân kể: ”Xã Hòa Xuân của tôi nằm sát cạnh Đà Nẵng nhưng lại bị chia cách bởi con sông Cẩm Lệ nên rất là quê mùa và khốn khó trăm bề. Dân quê tôi từ bao đời luôn mơ ước một chiếc cầu bắt qua bến Đò Xu, nối liền với Đà Nẵng để đổi đời. Sau gần 30 năm hòa bình, cho mãi đến những năm đầu thế kỷ 21 thì ước mơ cỏn con ấy mới chuẩn bị thành hiện thực. Cây cầu bắt qua Đò Xu được triển khai thi công. Cọc đóng qua sông, chuẩn bị đúc đà và lao dầm. Dân quê tôi hân hoan mừng rỡ, mong ngóng từng ngày để chờ lúc cây cầu vươn ra nối đôi bờ. Thế nhưng sau đó chẳng hiểu vì sao, công trình được lệnh của ông Thanh cho ngừng lại, cọc đóng xuống rồi lại cho nhổ lên. Dân cả xã bàng hoàng thất vọng và không biết chuyện gì đã xẩy ra. Mãi về sau thì dân quê tôi mới vỡ lẽ ra. Vì có một nhóm tư sản đỏ nào đó đề nghị quy hoạch toàn xã Hòa Xuân thành một khu du lịch sinh thái nên phải ngưng ngay chuyện làm cầu để trả tiền đền bù thấp và để giải tỏa dân. Sau đó toàn xã nhận đền bù với giá rẻ mạt rồi chuẩn bị dọn đi. Lúc ấy bản vẽ cây cầu khác bắt qua xã Hòa Xuân đã nằm trên bàn ông Thanh. Khi xe ủi  bắt đầu đến ủi nhà dân, thì cây cầu cũng bắt đầu được thi công và chỉ sau một năm thì hoàn thành. Người dân Hòa Xuân nhìn chiếc cầu Hòa Xuân to đẹp bắt qua sông Cẩm Lệ, nối liền quê nghèo của mình với thành phố Đà Nẵng mà ngậm ngùi cay đắng. Té ra cây cầu được xây lên không phải để phục vụ người dân nghèo khó bao đời theo cách mạng ở đây mà để phục vụ cho dự án gọi là du lịch sinh thái, nghĩa là phục vụ cho nhóm lợi ích trùm tư sản đỏ. Đền bù người dân chỉ vài chục ngàn một mét vuông, thế mà chỉ mới phân lô trên bản vẽ, các ông trùm này đã rao bán mỗi mét vuông đến hơn 10 triệu đồng. Người dân mất nhà và mất ruộng quê tôi nay thất nghiệp đã chửi đổng lên: Khu du lịch sinh thái cái đếch họ, cũng chỉ là một tuồng ’thành kính phân lô’ để chia chác lợi khủng.”(1)

Chủ nghĩa tư bản hoang dã

Chúng ta hãy đọc một một đoạn quảng cáo bán đất tại khu đô thị sinh thái Hòa Xuân mà chính quyền Đà Nẵng đã xóa sạch 4 làng, trong đó có giáo xứ Cồn Dầu để lấy đất cho khu đô thị này:

”Cần bán nhiều lô đất khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, tại đảo 1, diện tích 5×20 và 5×24 giá 10 triệu/m2… Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được quy hoạch tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Dự án được đặt tại vị trí  vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn, sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông, hài hòa giữa phong cảnh sông và núi…”

Vị trí đắc địa của Hòa Xuân tất nhiên làm những nhà tư sản địa ốc nước ngoài và trong nước quá thèm khát. Nhưng nếu không có sự đồng lõa của những tư sản đỏ, những nhóm lợi ích và chính quyền Đà Nẵng dựa vào luật đất đai trái quy luật, vô đạo lý tiếp tay, chắc chắn họ cũng chỉ đứng để nén nhịn những cơn thèm khát.

Để quy hoạch  khu đô thị ”sinh thái” với diện tích tới 430 ha, chính quyền Đà Nẵng buộc di dời khoảng 2000 hộ, 8000 ngôi mộ, san bằng nhà cửa,  ruộng vườn, cây cối của 4 làng. Đây là những làng xóm của những người dân, mà tổ tiên của họ đã theo các chúa Nguyễn đi mở mang bờ cõi, tạo lập cách đây đã ba bốn trăm năm. Bởi vậy, nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên… đối với họ là thiêng liêng, vô giá.

Người dân Hòa Xuân phải đào bới 8000 ngôi mộ đang mồ yên, mả đẹp của cha ông, vận chuyển đến chôn ở một vùng đất mới. Đối với những người biết thành kính đối với người chết, tôn trọng tín ngưỡng và tập tục của dân tộc thì đây là việc làm, mà chỉ nghĩ đến đã lạnh xương sống. Điều mà ông cha chúng ta kiêng kỵ nhất là động mồ động mả.

Khi một thành phố phát triển, việc các vùng lân cận đô thị hóa là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc quy hoạch và phát triển đô thị đòi hỏi phải tôn trọng di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Những ai đã có dịp đến các thành phố ở châu Âu, có thể thấy, cách trung tâm thành phố không xa, những nghĩa trang cũ của người dân bản địa hay của người Do thái di cư có từ mấy trăm năm trước đây, được bảo tồn, có tường xây xung quanh, trồng cây hoa rất đẹp. Các khu dân cư, nhà hàng, siêu thị… phát triển quanh đó vẫn hài hòa, đẹp mắt. Như vậy có thể nói rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở châu Âu cách đây mấy trăm năm cũng không hoang dại như cái chủ nghĩa tư bản mà những người cộng sản đang xây dựng ở Việt Nam hiện nay.

Vài lời nhắn gửi

Ông Nguyễn Bá Thanh đã ra Ba Đình.

Không ai có thể phủ nhận những cố gắng của ông đã đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sạch, đẹp, phát triển về kinh tế giáo dục, y tế… Nhưng Cồn Dầu là một góc tối của ông.

Hãng thông tấn AFP của Pháp đã bình luận về ông: ”Thế nhưng nhiều người đồng ý rằng, ông Thanh có những tài  năng hiếm có ở một đất nước nghẹt thở về nạn quan liêu.” Ngoài Ba Đình, nạn quan liêu còn nghẹt thở hơn ở Đà Nẵng của ông nhiều lắm! Lại nạn quan tham, quan gian hoành hành từ phường, xã, huyện, tỉnh đến hội 14 ”ông vua tập thể”.

Ai đã sinh ra những tệ nạn trên đây?

Chính cơ chế sinh  ra và nuôi dưỡng chúng.

Ai đã đẻ ra cơ chế?

Chính là Đảng của ông.

Vì vậy, muốn trừ bỏ tận gốc nguyên nhân của những tệ nạn trên đây, phải thay đổi Đảng của ông. Đảng phải chấp nhận cơ chế xã hội tự do dân chủ, đoạn tuyệt với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Max-Lenin đã lỗi thời, trả lại quyền lực cho nhân dân, cùng với các đảng khác tranh đua quyền lãnh đạo thông qua tự do bầu cử.

Ông là một người dám nói, dám làm. Liệu nhân dân có gửi gắm những hy vọng nơi ông?

Warsaw tháng 01-2013

© Đinh Minh Đạo

© Đàn Chim Việt

——————————

Chú thích:

(1) Huỳnh Ngọc Chênh: Lan man về sự kiện Nguyễn Bá Thanh

quê choa 11-01-2013

Tài liêu tham khảo:

1- Lịch sử giáo xứ Cồn Dầu.

Kênh thông tin Đại chủng viện Huế

2- Lược sử giáo xứ Cồn Dầu.

Trang Web giáo phận Đà Nẵng

21 Phản hồi cho “Nguyễn Bá Thanh và giáo xứ Cồn Dầu”

  1. Minh Triết says:

    Trong thời gian nầy, thằng tham nhũng nhất Thành Phố Đà Nặng, đã bị điểu ra Hà Nội làm trưởng ban nội chính, Giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu trong thời gian nầy hãy cùng nhau đoàn kết viết đơn tố cáo Thằng Nguyễn Bá Thanh, tham nhũng, cướp đất nhả của giao
    dân ,bán chó tư bản đỏ, chính nó là tham nhũng nhất Đà Nặng, mà nay nó lại làm trưởng ban chống tham nhũng, nó là thằng nhuốm máu đồng bào Cồn Dầu, hảy tố cáo ,để những người có trách nhiệm bắt nó trước tiên,trước khi tóm cổ những phần tự khác.

  2. Banh Huynh says:

    “Di doc tri doc”, tham nhung danh tham nhung. Can minh bach hai phe de dan ung ho. Tham nhung keo theo [NHOM LOI ICH], quyen luc va suc manh. Hay danh nhau cho ro mat quan tham.

  3. Gửi Nguyễn Bá Thanh says:

    Cả đời làm lành, lành chưa đủ, một lần là ác, ác đã có thừa…

  4. Phan Thanh Bình says:

    Cổ nhân có câu ác lai ác báo. Cha ăn mặn, con khát nước. Con người không lương thiện thì quả báo đời này tới đời khác.
    Như Lê Đức Thọ, khi đương thời một tay gian hùng xão trá, nay chết củng dấu mồ dấu mã, người đời chê trách nguyền rũa thối tha, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, tay ai củng dính máu người, lúc thời cực thịnh hét ra lữa mữa ra khói, uy uyền tột đĩnh, sát sinh một cõi, bây giờ giở báo ra đọc thì chỉ thấy người ta nguyền rủa.
    Ăn ở ác như Bá Thanh, thì chắc hậu sự củng chẳng ra gì đâu, không theo Saddam Hussein thì củng theo Gadafi…
    Giờ ngẫm nghĩ lại các ông cầm trịch nước nhà, có ông nào có lương tâm không? Tôi đốt đèn ban ngày cũng không thấy ông nào.

    • td says:

      Xem thử coi : HCM , Lê Duẩn , Lê đức Thọ . Trần quốc Hoàn , Tố Hữu , Đổ Mười , Lê đức Anh ( lé ) Lê khả Phiêu , Nông đức Mạnh , Nguyễn phú Trọng , đ/c x . Nguyễn Bá Thanh …v v …

  5. t says:

    Dân Đà Nẵng có câu ca

    Trời cũng Thanh , đất cũng Thanh
    Con chim trên cành là Hoàng Tuấn Anh ( khi đó làm ct Tp Đn )

    Dân Quãng Nam thì có câu ca rằng

    Tiếng đồn ông Nguyễn Bá Thanh
    Cướp đất cũng giỏi đá banh cũng tài
    Kính thưa quý bác …quý ngày
    Đá Banh cưỡng chế cái nào tài hơn

    Nói chung đến giờ thì bá thanh mưu cao , trí lớn thủ đoạn không vừa , tiền tài của cải chỉ có thua đồng chí x . hiện nay tình hình kinh tế tụt dốc , đất đai hêt đường bán …Bá Thanh tìm đường chuồn ra Ba đình đễ bớt gánh nặng nợ nần , tỳ vết …đễ lại ĐN . Nếu có 10 bá Thanh thì cũng không làm gì được . Cú ra đi có tính toán này của Bá Thanh là có thể vào BCT bắt mấy con tếp rêu lập công đễ lấn ghế y tá 3 D đầy tham lam , nham hiểm . Đế lại ĐN đứa con được mặc cả cơ cáu đưa vào Bì thư thành đoàn ĐN là con đường dẫn đến UVTW Đ > tỉnh trưởng . ct TP là cái chắc ,như vậy là lập trình này không khác các bậc đàng anh như NĐM – NVC – THR – Đ/C X thuộc dang con cháu các cụ cả hoặc dạng COCC được quy hoạch vào những chiếc ghế có quyền đè đàu dân , cưỡng chế cướp tài sản dân , ăn trên ngồi trốc với chiêu bài vi dân giả hiệu , nhằm thao túng ,lũng đoạn quyền lực đễ chia của trục lợi từ tiền thuế , tài nguyên , khoáng sản của QG -DT …!

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    1/
    Theo tôi bọn nó một dzuộc với nhau, đúng như bà Lê Hiền Đức phát biểu về quốc nạn tham nhũng bằng câu nói bất hủ: QUAN NÀO MẶT CŨNG NHỌ !
    Bà Lê Hiền Đức nổi tiếng là nhà hoạt động chống tiêu cực số một VN, đã nhận xét thế khi nói về thực trạng ‘nhà dột từ nóc’, sau khi Ngân hàng Thế giới công bố kết quả về cuộc khảo sát nạn hối lộ tại Việt Nam.

    2/
    Blogger lề trái trong nước là Trương Duy Nhất, vốn là người Đà Nẵng, từng tích cực ủng hộ Nguyễn Bá Thanh, đã mới đưa một tin nóng sốt như sau:

    [trích]
    Sáng nay 4/2/2013, Nguyễn Bá Cảnh (30 tuổi, con trai tân Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh) chính thức được bổ nhiệm chức Bí thư thành đoàn Đà Nẵng” !

    Việc Nguyễn Bá Cảnh nhanh chóng ngồi nắm một chức vụ quan trọng tại Đà Nẵng là điều không mấy ngạc nhiên. Tu nghiệp xong tại Anh với tấm bằng thạc sĩ quản lý công, Nguyễn Bá Cảnh về làm tại Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố (nơi mà trước đó, Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi cũng chuyển về từ báo Thanh Niên một thời gian rồi lên chức Phó Bí thư, Bí thư quận ủy Liên Chiểu, vào trung ương ủy viên dự khuyết và giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng). Giống như Nguyễn Xuân Anh, chỉ sau một thời gian ngắn tại trung tâm xúc tiến đầu tư, Nguyễn Bá Cảnh được điều chuyển về Thành đoàn Đà Nẵng, giữ chức Chánh văn phòng, sau đó lên Phó Bí thư thường trực và Bí thư.

    Trước đó, ngoài Nguyễn Xuân Anh và Nguyễn Bá Cảnh, hàng loạt con của các vị lãnh đạo cao cấp trong đảng cũng đã nhanh chóng được bố trí vào các chức vụ quan trọng, đáng chú ý: Nông Quốc Tuấn (con cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh), 3 chị em Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết (con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), Tô Linh Hương (con gái Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa)…

    Và không chỉ dừng lại ở chừng đó. Dư luận gọi đây là nhóm “thái tử đảng”, được coi là thế hệ “hạt giống đỏ” kế tục trong một tương lai gần.
    [hết trích]

    3/
    Hiện nay thiên hạ đang sôn sao hai sự việc nổi cộm. Một là chống tham nhũng; hai là sửa đổi hiến pháp. Xin bàn vụ tham nhũng ở đây thôi.

    BBC dưới tiêu đề “Đảng chỉ đạo chống tham nhũng ‘là có lý’” vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, đã đưa tin:
    Quốc hội Việt Nam vừa bỏ phiếu với thông qua Luật Phòng chống Tham nhũng, loại bỏ mô hình Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng quản lý.
    Thay vào đó, hệ thống chính trị tại Việt Nam sẽ lập một ban cùng tên nhưng do Trung ương Đảng nắm giữ và Tổng Bí thư Đảng làm trưởng ban để thực hiện công cuộc này.

    Cũng từ BBC dưới tiêu đề “Tay nhúng chàm đừng chống tham nhũng” vào ngày 04 tháng hai năm 2013 đã đưa tin chi tiết về vụ việc trên:
    Ban chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị đã họp phiên đầu tiên mà không có sự tham gia của Thủ tướng, người từng giữ chức trưởng ban.
    Ban này nay do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, Nguyễn Bá Thanh, Tân trưởng ban Nội chính làm Phó trưởng ban thường trực.
    Các Phó trưởng ban khác gồm có Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Trung ương Đảng và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Ngô Văn Dụ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
    Tất cả các thành viên chủ chốt này đều là Ủy viên Bộ Chính trị trừ ông Lưu chỉ là Ủy viên trung ương Đảng.
    Ngoài ra Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng còn có 10 uỷ viên trong đó có trưởng ban tổ chức trung ương, bộ trưởng công an, chủ nhiệm Tổng cục chính trị, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng thanh tra chính phủ và Chủ nhiệm ủy ban tư pháp Quốc hội.
    Việc xóa bỏ ban chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban được xem như động thái nhằm “xén cánh” người đứng đầu Chính phủ.
    Nhưng nhiều người ngay lập tức đã tỏ ý hoài nghi hiệu quả của ban phòng chống tham nhũng mới.

    4/
    Cá nhân tôi xin có nhận xét sau đây:

    Vở tuồng THAM NHŨNG CHỐNG THAM NHŨNG BẮT ĐẦU !
    Lần này thành phần đào kép có thay đổi nhiều ! Hiệu quả vẫn thế, tôi dự đoán vậy !
    Dấu chỉ đầu tiên là con trai của Nguyễn Bá Thanh đột nhiên thăng chức tại địa phương, sau khi bố thành quan lớn ở trung ương.

    Thiên hạ bàn tán rằng, trước chống tham nhũng giao cho chính phủ, đứng đầu là thủ tướng Dũng; nay đảng dành lại quyền này về tay mình, tức tổng bí thư đảng đứng đầu uỷ ban chống tham nhũng thay thế thủ tướng, như thế là hợp lý !

    Thực ra ai cũng rõ, nguyên tắc tổ chức trong guồng máy đảng và nhà nước CS là TẬP THỂ CHỈ HUY, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH. Tham nhũng trở thành quốc nạn chính là LỖI HỆ THỐNG.
    Hệ thống đầu não CS trên cao hết cả là Bộ Chính Trị, ngay bên dưới là Ban Chấp hành Trung ương đảng CS, nắm toàn bộ quyền lực đất nước (tuy nhiên có thực quyền nhất vẫn là Ban Chấp hành Trung ương đảng). Mọi chuyện quốc gia đại sự đều được hoạch định từ các buổi họp định kỳ của (trên một trăm ủy viên) Trung ương đảng, tiếp nối là trong (khoảng 10 uỷ viên) Bộ Chính trị, còn các cá nhân như tổng bí thư hay thủ tướng hoặc chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước chỉ là những người thừa hành các quyết nghị từ hai cơ quan trên mà thôi.
    Nguyên cả guồng máy tổ chức của CS nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình thế mới nữa. Trong thời chiến nó vận hành có ít nhiều hiệu quả, nhưng đến thời bình đã dần dần bộc lộ ra nhiều khuyết điểm chết người, khiến đất nước tuy được xem là có phát triển, nhưng vẫn đói nghèo, và rồi như hiện nay ta thấy rõ là, nạn thất học, thất nghiệp, cũng như lạm phát … gia tăng đáng kể !
    Tất cả là do cơ chế độc tài độc đảng, giúp cho tham nhũng trở nên ngày một trầm trọng đến bất trị, làm thất thoát ngân qũi quốc gia hàng tỷ tỷ Mỹ kim, môi sinh bị tàn phá nặng nề, ô nhiễm môi trường trầm trọng, chất liệu nhân xã rã rời tơi tả …

    Cứ xem thập niên 50 Cải cách Ruộng đất đã phạm sai lầm, nên CS đành dùng Trường Chinh và đàn em làm con vật tế thần để cứu nguy cho toàn bộ hệ thống tổ chức đảng và nhà nước CS.
    Giờ thì đồng chí X, aka Nguyễn Tấn Dzũng, lẽ ra phải nộp mạng dùm đảng và nhà nước. Tuy nhiên Dzũng cứng đầu, chẳng những không chịu khấu đầu nhận tội dùm cho đảng và nhà nước như Trường Chinh, đã thế Dzũng còn “phản hồi” chất vấn của Dương Trung Quốc rằng, y làm gì thảy thảy là theo lệnh tập thể (đảng), chứ y ko hề xin xỏ hay làm eo chi cả ! Đảng còn tin là y còn ngồi yên tại vị ! Dzũng nói thế nên cả đám câm tịt, íu dám làm mạnh, e Dũng sổ bàu tâm sự thì quê xệ cả nút, nên đành “đánh bùn sang ao” như hiện nay. Vẫn để cho Dũng làm thủ tướng, nhưng tước bớt quyền lực. Tuy thế Dzũng vẫn hung hăng trả đòn, đánh vào địa phương Đà Nẵng để dắn mặt Nguyễn Bá Thanh cũng đồng bọn !

    Giờ đây người ta đang phải chứng kiến một cuộc ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ kịch liệt, mà kết quả ra sao chưa rõ ! Điều chắc chắn là chỉ có dân và đất nước là nạn nhạn đáng thương nhất của cuộc can qua này trong đảng và nhà nước CS. Đối lập bị cường quyền hè nhau mạnh tay đàn áp hơn bao giờ hết trong cảnh trâu bò húc nhau này.

    5/
    RFI trong bài bình luận “Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức?” vào ngày 23 tháng 10 năm 2012 đã đưa ra những nhận xét chi tiết rất độc đáo của giáo sư Úc Carlyle A. Thayer, một chuyên gia về VN, để trả lời cho câu hỏi nêu trên.

    [trích]
    Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp kín, bế mạc ngày 15/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
    “Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
    Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.

    Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
    Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
    Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
    Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
    Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.

    Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
    Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.

    Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.

    Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.

    Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.
    [hết trích]

    Vì thế bài báo trên đã kết luận ngay từ câu đầu tiên là: “Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền” đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho câu hỏi nêu trên.” (nguyên văn)

    Nói tóm lại, giữa giáo sư Thayer và tôi hoàn toàn có nhận định giống nhau, khác chăng là cách dụng ngữ và sự trình bày mà thôi.

    LMCường
    Nói tóm lại, giữa giáo sư

  7. p says:

    Đừng lầm tưởng ngốc nghếch tin vào những tên đao phủ hại dân , hại nước ở những tầm mức khác nhau . Lý do vì cái hệ thống trong một cơ chế tôn thờ độc đảng tuyệt đối trung thành với CN mac le mao , trong bất cứ hoàn cảnh nào luôn luôn trung thành và ( đấu tranh giai cấp ) đễ tồn tại nhóm độc tài toàn trị , mục đích thoongstrij nhân dân = luật lệ và hiến pháp tự bịa ra đễ nhóm đặc quyên hưởng lợi . Với khẩu hiệu xin thề : Giai cấp vô sản sẵn sàng đào mồ chôn chế độ tư bản , dù hiện nay CBCS đi công du các nước Tây – Âu luôn ngữa tay xin tiền về nước với mục đích quốc kế dân sinh nhưng chúng chia chác , xà xẽo hơn phân nữa , ” đám sâu rầy ăn hết phần của dân ” Theo TTS . Ông Trọng phát biểu tối ngày 4/2 /2013 trên kênh VTV1 rằng lực lượng cb chống tham nhũng phải thanh sạch , tay không bị nhúng chàm …xin thưa rằng bàn tay nào cũng bẩn cả có chăng kẽ ăn ít , ganh tỵ kẽ ăn nhiều đấu đá nhau tranh dành ngôi thứ trên những chiếc ghế quyền lực . Xin mọi người đùng mắc lỡm đã hơn 37 / 80 năm đất VN đã có thể chế CS nhãn tiền ! Ông bá Thanh là vua ăn bạo ở đà nẵng . Bá Thanh mặc cả vơi Trọng trước khí đi đưa con vào thay cái ghế đễ thăng tiến bản thân nhằm vào khuôn độc tài toàn trị >>>http://www.truongduynhat.vn/con-trai-nguyen-ba-thanh-ngoi-ghe-bi-thu-thanh-doan-da-nang/

  8. Chien Nguyen says:

    Bị CS rượt chạy trối chết mà vẫn còn hy vọng CS thay cái nầy đổi cái kia. Thật là nhảm không chịu được
    CN

  9. Ông Thanh nhớ rằng việc chiếm đất của dân để làm của tư của nhóm lợi ích, chắc chắn sẽ mất chính nghĩa, đền bù không xứng đáng sẽ trở thành một tên tội đồ cướp đất như đồng chí X. Sau này ông lên thay đồng chí X mà ngựa quen đường củ, thì VN khó ngất đầu ra khỏi vũng bùn để vươn mình với năm châu bốn bể. Việc làm thấy thất đức thì nên suy nghĩ lại để dân nhờ. Tại tây phương và Mỹ, người ta xây dựng nhiều khu giải trí lành mạnh xa thành phố nhưng du khách tấp nập kéo đến tham quan, tại sao phải sử dụng đất nông dân, gây bao nhiêu mảnh đời lầm than khốn khó, tạo nên một bức tranh ảm đạm với người dân lam lũ.

    Ông sẽ lên thay đồng chí X, điều đó không tránh khỏi, vì chẳng còn ai tài năng ra gánh vác việc nước, tạo một VN hùng mạnh như Hàn Quốc mà ông từng tuyên bố. Người dân kỳ vọng nơi ông để thay đổi bộ mặt VN, vốn lấm bùn và nhơ nhớp do mấy đời tổng bí thư cầm quyền như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Đổ Mười làm dơ dân tộc,đó là những tên bất tài,ăn hại đất nước như đồng chí X. Ngày xưa vua Lý, vua Trần làm được thì ông có thể làm được. Giờ đây ông có quyền trong tay, tại sao ông còn do dự không làm theo kiểu danh tướng họ Đặng, mèo đỏ mèo đen không có gì quan trọng, miễn sao bắt được chuột. Lần này mà ông làm không thành công , ông sẽ trở thành nhà thơ làm kinh tế, thống chế cầm quần đàn bà. Thật tình mà nói, anh y Tá quá chủ quan, thiếu tâm lý dùng người, dùng toàn công an vào những chức vụ, ví dụ như đứng đầu tôn giáo, nên tạo nên một xã hội hết sức rùng rợn, thiếu tình người. Nhưng việc làm khó khăn nhất hiện nay, đó là việc cướp đất, ruộng đồng của đồng chí X, nếu ông bổ dụng ông Lê Hiếu Đằng để giải quyết những bức xúc của xã hội, tôi thấy sẽ có những giải quyết ổn thỏa cho dân và ông sẽ chiếm lòng dân.Khi mà lòng dân theo ông, thì ông chẳng có gì khó khăn để bắt mấy con sâu chúa. Tôi thấy ông chỉ bổ dụng những người không có tiếng tăm gì cả, không khác gì đồng chí X bổ dụng mấy đứa con trai bất tài của ông đăng lằm tàn hại đất nước, trong khi trung tá Trần Kim Anh, đồng chí X lại bỏ vào tù.Một người vào sinh ra tử trong cuộc chiến đấu dành độc lập cho dân tộc.

  10. Hồng Lĩnh says:

    Ai đã sinh ra những tệ nạn trên đây?
    Chính cơ chế sinh ra và nuôi dưỡng chúng.

    Ai đã đẻ ra cơ chế?
    Chính là Đảng của ông.

    Vì vậy, muốn trừ bỏ tận gốc nguyên nhân của những tệ nạn trên đây, phải thay đổi Đảng của ông. Đảng phải chấp nhận cơ chế xã hội tự do dân chủ, đoạn tuyệt với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Max-Lenin đã lỗi thời, trả lại quyền lực cho nhân dân, cùng với các đảng khác tranh đua quyền lãnh đạo thông qua tự do bầu cử.

    Ông là một người dám nói, dám làm. Liệu nhân dân có gửi gắm những hy vọng nơi ông?

    ==================

    Tôi không nghĩ là ông Thanh sẽ làm nên sự thay đổi như tác giả bài viêt đặt vân đề và mong ước.

Phản hồi