WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992

hp vnHà Nội, ngày 8 tháng 2 năm 2013

1. Hiến pháp, một văn kiện cơ bản nhất của một quốc gia. Mỗi lần thay đổi đều phải xuất phát từ thực tiễn biến động lớn trong nước và quốc tế.

2. Hiến pháp phải khẳng định được những vấn đề cốt lõi: định vị, định hình, định hướng phát triển của dân tộc, của con người, của từng cộng đồng cụ thể trong cuộc sống.

Với đặc điểm thực tiễn của nước ta và mối quan hệ Quốc tế hiện nay, một việc rất cần làm là phải tổ chức giáo dục động viên tối đa nhằm nâng cao trình độ chính trị và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn, tự trọng của dân tộc, của con người Việt Nam, đoàn kết, đùm bọc với nghĩa “đồng bào” cùng nhau góp phần tích cực khắc phục mọi tiêu cực tha hóa, băng hoại xã hội, chống cái ác, sự lừa đảo, dối trá đang lộng hành trong xã hội và nhất là sự không bình thường trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

3. Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có khá nhiều điều thay đổi bổ sung, thực tế có nhiều điều khoản phải được đề cập sao cho đúng với đòi hỏi và phải được thực hiện có hiệu quả, thiết thực

mới thúc đẩy được sự phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước.

4. Một số điều khoản cơ bản chúng tôi thấy cần phải được đặt ra, xử lí đúng đắn, triệt để nhằm đảm bảo tối đa quyền lực tối thượng và quyền của dân, người chủ đích thực, duy nhất của Tổ Quốc Việt Nam, cả quyền sống, quyền tự do, dân chủ, quyền yêu nước, bảo vệ đất nước trên cơ sở phải có những luật thực hiện Hiến pháp, không thể tùy tiện như thời gian qua (như luật biểu tình, lập Hội, tự do báo chí,…)

5. Một số điều khoản cụ thể:

a, Hoàn toàn đồng tình những điều góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, nhất là với điều 4 của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng, 98 tuổi đời, 75 tuổi Đảng, nguyên UV TƯ Đảng, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam 13 năm tại Trung Quốc.

b, Thực sự có rất nhiều điều cần phải đề cập sửa đổi để dân tộc có được 1 bản Hiến pháp tốt nhất, xứng tầm của một đất nước có vị thế, có uy tín với thế giới trên cơ sở của sự hi sinh, sự cống hiến của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực tiêu cực mạnh nhất trên thế giới như thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và bá quyền Trung Quốc với hai cuộc chiến tranh phía Tây Nam của nước ta (diệt chủng của Pol pốt của Campuchia và cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh Đông Bác Việt Nam của Bắc Kinh để trả hận sự thất bại của chúng ở Campuchia). Đến lúc này cần phải làm rõ, công khai hóa cuộc chiến tranh này, điều đó có thể nói là bước đầu vạch mặt âm mưu, thủ đoạn đen tối của họ muốn làm chủ thế giới.

c, Tuy nhiên chúng tôi chỉ giới hạn tham gia ý kiến về điều 4 Hiến pháp sửa đổi.

- Điều đầu tiên phải khẳng định là nếu không có Đảng Lao động Việt Nam – Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò vị trí của lãnh tụ – chủ tịch Hồ Chí Minh thì không có CM tháng 8/1945 và không có chiến thắng của các cuộc chiến tranh chống các đế quốc xâm lược và Tổ Quốc Việt Nam không có vị thế trên chính trường Quốc tế ngày nay.

Tất cả những thành quả CM đó đều do toàn dân đoàn kết, sẵn sàng cống hiến, hi sinh cả tính mạng, cùng những người cộng sản lăn vào chỗ chết để Tổ Quốc thoát cảnh nô lệ, sánh vai cùng các nước trên Thế giới.

Cả một thời kì dài đó đâu có cần Điều 4, thực tiễn đó đủ để nói lên với đường lối, mục tiêu đúng hợp lòng người, rõ nhất, sâu đậm nhất là khẩu hiệu:

“Không có gì quí hơn độc lập tự do”

“Người cày có ruộng”

Những người cộng sản khi đó đã tiên phong cả về tư duy chính trị và tiên phong trong hành động do vậy cuộc sống đã thể hiện Dân với Đảng là một, cùng sống, cùng chết đã tạo được sức mạnh dời non, lấp biển.

Nay, từ sau bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã 3 lần được sửa đổi nhất là bản Hiến pháp năm 1980 với Điều 4 khẳng định vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và Dân tộc Việt Nam.

Chính từ điều này đã tạo nên biết bao vấn đề cả tư tưởng, lý luận và thực tiễn có nhiều điều mâu thuẩn như:

  • Ai làm chủ đất nước?

Dân chứ không phải Vua, không phải Đảng, nhưng Dân chẳng có quyền gì về những vấn đề cơ bản của đất nước ngoài việc được đi bầu cử Quốc hội và Hội đồng ND các cấp, còn những quyền được ghi trong Hiến pháp như quyền lập Hội, quyền tự do báo chí, quyền biểu tình,…đều bị xóa bỏ vì không có luật để thực hiện Hiến pháp?

Đặc biệt là quyền phủ quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia như Hiến pháp 1946 xác định, vậy sao những việc này không xin ý kiến người dân. Thực sự là Đảng làm chủ, Đảng cướp quyền của dân, cái gì khó cho Đảng thì Đảng cấm.

  • Ai là nguyên thủ Quốc gia?

Hiến pháp 1946 qui định rất rõ về quyền của chủ tịch Nước. Quá trình thực thi quyền này không được nhất quán, nghiêm túc thực hiện, có những việc thể hiện có đến 3 người cả chủ tịch Nước, Tổng bí thư, Thư kí chính phủ, nhất là TBT đã chiếm quyền của Nguyên thủ Quốc gia.

Tại sao những điều vô lý này cứ tiếp diễn, sự tranh chấp, phân tán đã làm yếu đi sức mạnh của đất nước.

  • Vấn đề tam quyền phân lập

Điều đáng nói nổi bật cần hiểu tam quyền phân lập là sự phát triển được đúc kết bởi trí tuệ loài người trên cơ sở của hàng nghìn năm, qua nhiều chế độ nhiều phương thức của các chế độ, với nhiều tệ nạn mà con người phải chịu đựng, do vậy mới đi tới kết luận các quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và xác định không ai được phép đứng trên các quyền đó.

Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là Quyền Tư pháp ở Việt Nam thực sự chỉ là công cụ bị sử dụng theo quyền lực của Đảng, của chính phủ, của nhiều người, do vậy đã tạo nên nhiều oan sai, nổi loạn xã hội. Thực tế nhiều kẻ cần, phải trừng trị nghiêm khắc thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn tiếp tục lộng hành bậy hơn. Thử xem, nhiều nước trên Thế giới dựa vào chức năng, nhiệm vụ của ngành theo đúng Hiến pháp của họ, với lương tâm, trách nhiệm và sự dũng cảm có nói cả với Tổng thống, Thủ tướng đương quyền, không phải chỉ những người đã thôi chức vụ, cũng bị khởi tố, xét xử.

Vậy chế độ nào dân chủ hơn?

Việt Nam bao giờ có thể thực thi nghiêm túc quyền làm chủ của người dân. Bao giờ có thể thực thi thật sự nghiêm túc thể chế Tam quyền phân lập, Đảng lãnh đạo cần phải có một cơ chế thích hợp bảo đảm thực quyền thực hiện chứng năng của từng ngành.

Từ những vấn đề phân tích trên, qua trao đổi chúng tôi thấy việc sửa đổi Hiến pháp lần này trước hết cần phải có một quan điểm thực tiễn, thẳng thắn, dũng cảm, nhìn thẳng vào sự thật, nếu chưa làm nổi để nước Việt Nam có một bản Hiến pháp tốt nhất với tinh thần nghiêm túc dựa vào bản Hiến pháp năm 1946 – nhiều người gọi đó là Hiến pháp Hồ Chí Minh, thì chí ít cũng nên đưa điều 4 ra khỏi Hiến pháp.

Việc đưa điều 4 ra khỏi Hiến pháp sẽ giải quyết được một số vấn đề cơ bản và có cả một số vấn đề có tính cấp bách hỗ trợ cho việc thực hiện NQ 4/TƯ, chỉnh đốn, xây dựng tổ chức Đảng:

j Bỏ điều 4 sẽ khắc phục được sự chồng chéo, dẫm đạp và phủ định những điều cơ bản như điều 2, điều 83, điều 101….

k Bỏ điều 4 sẽ làm mất chỗ dựa của một số người cướp quyền Đảng, dùng danh nghĩa Đảng để điều hành, đẻ ra các bệnh chủ quan, quan liêu, tham nhũng, lãng phí làm rối loạn, thậm chí băng hoại xã hội, cả đạo lí con người và kỉ cương phép nước?

Từ đó may chăng góp phần khôi phục được uy tín của Đảng, lòng tin của Nhân dân như trước đây:

- Không có Điều 4 trong Hiến pháp Đảng vẫn trong Dân, Đảng với Dân là một, Đảng vẫn lãnh đạo CM của đất nước bởi nó buộc tổ chức Đảng các cấp và tất cả đảng viên ai cũng phải thường xuyên tự rèn luyện, học tập và gương mẫu trong mọi hành động xứng đáng là người lãnh đạo, là công bộc, là đầy tớ của Dân theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Có Điều 4 tạo một tâm lí, hành động với sự ỷ lại, của quyền, độc quyền, độc đoán dẫn đến phá Đảng, mất Dân, Dân đối lập với Đảng. Từ thực tế với nhiều việc làm sai trái đàn áp, tước đoạt cuộc sống của Dân cả vật chất (ruộng đất) và tinh thần nên đã có một nhận xét cay đăng của nhiều người trong cả lão thành CM, nguyên UVTƯ Đảng: “Nhà nước cảnh sát”.

Trên đây là một số điều tâm huyết của một công dân lớn tuổi đời, từ thực tiễn cuộc sống mong góp được phần nào trong việc sửa đổi Hiến pháp bảo đảm quyền làm chủ đích thực của người Dân đúng với mục đích của CM do Đảng lãnh đạo:

“Độc lập dân tộc”

“Tự do dân chủ của Nhân dân”

© Nguyễn Văn Tuyến

Cán bộ Tiền khởi nghĩa, 88 tuổi đời, 66 tuổi Đảng, Đại tá Quân đội, CCB

Địa chỉ: P106, C19, Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT: 04.3 8546 968

                                            ——————————-

 

1 Phản hồi cho “Góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992”

  1. Trần Anh says:

    Cảm ơn ông, ông tuy đã già nhưng là tấm gương về suy nghĩ, về hành động cho thế hệ trẻ noi theo. Phải chăng cần có 1 người dũng cảm đứng lên để thực hiện 1 cuộc cải cách sâu rộng. Đảng cần có đối tượng khác giám sát, kiểm tra, chất vấn,… bởi “Đấu tranh là động lực của sự phát triển” – Triết học Mac – Lê Nin. Đảng đã, đang tự giết chết chính mình!

Leave a Reply to Trần Anh