WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi

Tập đoàn Than và Khoán sản Việt Nam khẳng định hai nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ gần hoàn thiện, không có lý do để ngừng lại và cũng không bị ảnh hưởng bởi việc dừng xây cảng vận chuyển Kê Gà.

Chiều 24/2, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Văn Chiều trả lời báo chí về việc tạm dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận cũng như hiệu quả của các dự án bô xít Tây Nguyên.

- Trước đó đã có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của dự án cảng Kê Gà, vì sao đến thời điểm này, Vinacomin mới đề nghị tạm dừng đầu tư ?

- Dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm; năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn. Nay mới có 2 dự án thử nghiệm được đầu tư xây dựng theo quy hoạch là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (ĐăkNông) với công suất 1,3 triệu tấn. Các dự án sản xuất Hydroxit nhôm, alumin, điện phân nhôm khác đều không được đầu tư theo đúng tiến độ dự kiến trong quy hoạch, một phần do kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu tiêu thụ, giá khoáng sản giảm thấp, mặt khác do các vấn đề phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, môi trường nên Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch bô xít cho phù hợp.

Dự án Kê Gà được lập trong bối cảnh không có cảng nào phục vụ cho việc xuất nhập hàng hóa tại khu vực Bình Thuận. Còn nay, Bình Thuận có cảng Vĩnh Tân và đang chuẩn bị lập dự án xây dựng cảng trung chuyển than cho khu vực phía Nam thì việc dừng Kê Gà phù hợp với quy hoạch. Đến năm 2020 lượng hàng hóa thông qua cảng Kê Gà chỉ khoảng 2,5 triệu tấn mỗi năm, thấp hơn rất nhiều so với thiết kế được phê duyệt. Với lượng hàng hạn chế như vậy, việc sử dụng các cảng hiện có hiệu quả hơn so với đầu tư xây dựng cảng mới. Đây là nguyên nhân dẫn đến đề xuất tạm dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà của Vinacomin và Thủ tướng đã đồng ý.

- Cảng Kê Gà được lập ra với mục tiêu phục vụ vận chuyển cho dự án bô xít Tây Nguyên, nay dừng lại sẽ ảnh hưởng thế nào?

- Việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến 2 dự án bô xít- alumin đã và đang đầu tư. Bởi trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp nên Vinacomin thực hiện phương án thuê cảng tại khu vực Thị Vải- Cái Mép (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ…).

Về lâu dài, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Vinacomin đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu lựa chọn quy mô và địa điểm xây dựng cảng phù hợp với quy hoạch phát triển bô xít – nhôm, Quy hoạch ti tan và kinh tế khu vực.

Nhiều dự án phải nhường chỗ cho cảng Kê Gà. Ảnh: Thiennhan

Nhiều dự án phải nhường chỗ cho cảng Kê Gà. Ảnh: Thiennhan

- Để xây dựng cảng Kê Gà, 12 dự án resort đã ngưng để nhường đất, mức tổng thiệt hại lên tới 1.000 tỷ đồng. Ý kiến Vinacomin thế nào khi các nhà đầu tư muốn đến bù thỏa đáng?

- Giai đoạn 1 của dự án có liên quan tới 4 doanh nghiệp du lịch, giai đoạn 2 liên quan đến 43 hộ dân và 8 doanh nghiệp. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn 1, Vinacomin đã phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận tiến hành kiểm đếm xong 43/43 hộ dân và 11/12 doanh nghiệp du lịch đồng thời tiến hành tổ chức đền bù giai đoạn 1 cho 4 doanh nghiệp du lịch với giá trị đền bù giải phóng mặt bằng được UBND huyện Hàm Thuận Nam phê duyệt là 4,63 tỷ đồng.

Chúng tôi đã chuyển 4 tỷ đồng cho địa phương, đến nay mới có 1 doanh nghiệp du lịch đã nhận tiền và bàn giao đất. Vinacomin sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận trong việc lập phương án xử lý khối lượng công việc còn lại để báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi cho rằng, việc dừng cảng Kê Gà sẽ có tác động tích cực hơn cho doanh nghiệp du lịch và người dân vùng dự án. Các doanh nghiệp du lịch sẽ lại tiếp tục được thực hiện dự án du lịch của mình.

- Một số ý kiến lo ngại, dự án Tân Rai- Lâm Đồng đi vào vận hành thì không có hiệu quả kinh tế, tạo thêm gánh nặng cho Vinacomin. Ông nghĩ sao?

- Khi lập dự án thử nghiệm bô xít Tân Rai- Lâm Đồng là có hiệu quả kinh tế. Nay, dự án đã hoàn thành đầu tư và cuối tháng 12 đã có sản phẩm đầu tiên. Hiệu quả kinh tế của dự án chưa đạt mục tiêu là do vốn đầu tư, chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng, trượt giá và giá alumin tại thời điểm hiện nay do khủng hoảng kinh tế đã giảm xuống dưới 340 USD/tấn. Kết quả tính toán trên là áp dụng theo mặt bằng giá hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng và giá các mặt hàng khoáng sản nói chung trên thế giới đều giảm. Trước mắt Vinacomin sẽ đề xuất với Chính phủ một số cơ chế chính sách trong giai đoạn đầu của dự án để tăng tính hiệu quả.

Còn xét về lâu dài, do xu thế kinh tế thế giới đang phục hồi, chúng tôi tin chắc rằng ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ tăng trở lại và việc giá alumin sẽ gia tăng là hiện thực. Theo dự báo của các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup Inc, Morgan Stanley và Societe General SA, giá alumin trên thị trường thế giới giai đoạn 2010-2020 dự báo dao động trong khoảng 300 USD đến 640 USD/tấn, trung bình 450 USD/tấn.

Sẽ không công bằng nếu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế đơn thuần của dự án đối với chủ đầu tư mà không tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội lan tỏa, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên. Dự án sẽ thu hút khoảng 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội cho địa phương và khu vực.

Chủ đầu tư các dự án yêu cầu bồi thường. Ảnh: Thiennhan

Chủ đầu tư các dự án yêu cầu bồi thường. Ảnh: Thiennhan

- Giới chuyên gia cho rằng, với rủi ro lớn về hiệu quả kinh tế thì chỉ nên thí điểm dự án Tân Rai (đã hoàn thành đầu tư), còn dự án Nhân Cơ nên dừng lại. Vinacomin cân nhắc điều này thế nào?

- Việc quyết định đầu tư Dự án Nhân Cơ cũng như Tân Rai là căn cứ vào tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế có tính đến mức độ rủi ro. Vinacomin quyết định đầu tư dự án Nhân Cơ tại tỉnh Đăk Nông đã tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh (tháng 2/2010), dự án đạt hiệu quả kinh tế.

Nhà máy Alumin Nhân Cơ được khởi công ngày 28/2/2010. Đến nay triển khai thực hiện 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị chủ yếu đã tập kết đến chân công trình, nhà thầu đang tiến hành lắp đặt thiết bị, khối lượng hoàn thành đạt khoảng 51%. Dự kiến nhà máy có sản phẩm vào giữa năm 2014, vì vậy, việc dừng dự án Nhân Cơ trong bối cảnh hiện nay là không thực tế. Cũng như các dự án đầu tư khác, hiệu quả dự án đã lập phụ thuộc chủ yếu vào biến động của giá thành và đặc biệt là giá bán trong tương lai. Chúng tôi đang rà soát, cập nhật và tính toán lại tổng mức đầu tư, kiểm tra lại hiệu quả kinh tế thuần túy cũng như hiệu quả kinh tế-xã hội tổng hợp của dự án.

Theo vnexpress

5 Phản hồi cho “Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi”

  1. thai le says:

    -Xin phép mượn lời của TS Phùng Liên Đoàn trả lời trên RFA nhận xét về trình độ của đám lãnh tụ chủ chốt vụ bôxít.”Họ là những người hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về kinh tế, khoa học. Họ cầm quyền và nghe lời những người vâng vâng dạ dạ đối với họ trong khi đó thì định kiến họ đã có sẵn rồi…thành ra họ chỉ làm bừa đi thôi, như một con ếch ngồi đáy giếng cho rằng mình biết hết cả rồi không cần phải nghe ai cả”,sau nghệ sĩ Kim Chi chê chữ ký của thủ tướng,đến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nói tổng bí thư “không có tư cách”,và nhận xét của TS Phùng Liên Đoàn như giọt nước tràn ly……về tư cách,tính liêm sĩ,lòng tự trọng của nhóm người vô luật pháp.
    -Những người ít học,tầm nhìn hạn hẹp may ra có thể liều lĩnh rồi thất bại trong việc đi buôn mà không có lời,nhóm người bất lương này dùng luật rừng trên xương máu nhân dân,đối với dân,vay mượn số tiền nhỏ đều có tài sản thế chấp và khả trở nên vô sản là thường,đám người này có gì thế chấp ?Bôxít là mặt nổi mọi người chỉ biết có giới hạn bởi hệ thống từ tiền tệ đến pháp luật không minh bạch mờ ám,hàng ngàn vụ khác tự động xử lý nội bộ và chìm xuồng,những công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội như bệnh viện,trường học được bố thí nhỏ giọt,1 bầy tiến sĩ giấy ngồi trơ mặt vì bổng lộc không dám hé răng,còn vỗ tay trước những phát biểu ngu xuẩn của viên ý tá đã bỏ học theo đảng từ 12 tuổi…như vậy có 1 núi tiền cũng thành rác.
    -

  2. Lê Dân Việt says:

    Đây là mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, biết lỗ mà vẫn cứ làm, để mà mượn nợ nước ngoài nhằm khai tăng trưởng GPDđó mà, thắc mắc làm chi. Nhà máy Boxit này còn chỉ bị lỗ mà thôi, còn cả hàng trăm hàng nghìn cái tượng đài “hoành tráng” của lão cáo Hồ, cái lăng phơi thây lão cũng vậy tốn kém hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm vẫn được đẻ ra để tăng GPD thì có sao đâu. Chỉ tôi cho dân Việt, áo không đủ ấm, cơm không đủ no mà đảng thì cứ nhất định những dự án lớn để chia chác nhau, để gánh nợ lên vai thế hệ trẻ sau này phải trả nợ Mã Viện cho lũ khốn bán nước hại dân CSVN.

  3. cxcz says:

    Dự án lớn dể gì lổ,chính phủ cứ làm đừng có nghe tụi phản đông chống phá!!!

    • Kiến trúc sư says:

      Ai là bọn phản động ?
      Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ” phản động ” nhân dân Việt nam, hay nhân dân Việt nam phản động chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ?

      Tài nguyên khoán sản quý báu của quốc gia là tài sản chung của nhân dân Việt nam. Chính phủ nguyễn Tấn Dũng đã bao giờ trưng cầu hỏi ý kiến nhân dân về vấn đề khai thác chưa ? Tài nguyên mỏ nhôm ở Tây nguyên đâu phải tài sản riêng của ông thủ tướng y tá Nguyễn Tấn Dũng đâu, mà muốn làm gì thì làm vậy ?

      Nguyễn Tấn Dũng rất khôn là biết lợi dụng cái gọi là ” chủ trương của Đảng ” rất chung chung này để hành động và qua mặt trung ương đảng CSVN.
      Nguyễn Tấn Dũng được bọn Trung quốc mua chuộc và đỡ đầu, thì Nguyễn Tấn Dũng thực hiện lời hứa đem mỏ nhôm Tây nguyên bán cho Trung quốc khai thác, để nhận hối lộ từ Trung quốc 500 triệu USD.

      Sau này chính phủ của y tá Dũng đem tài nguyên của quốc gia bán hết cho nước ngoài để trục lợi riêng, khi không còn gì để bán nữa thì chắc chắn phải quay qua ” bóp cổ dân ” để thu thuế mà bỏ túi riêng. Bằng chứng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thu nặng hàng loạt thuế phí giao thông là rõ nhất, sắp tới sẽ có hàng loạt thứ sưu cao thuế nặng khác. Khi đó người dân không chịu nổi thì ” ngày tàn của bạo chúa Nguyễn Tấn Dũng ” sẽ đến.

      Anh em chuyên môn trong ngành xây dựng ai thấy cũng lắc đầu nghao ngán và bất mãn. Vì xây con đường trị giá maximum chỉ có 2 tỷ đồng, thì chính phủ kê lên trị giá đến 10 tỷ đồng. Xây cây cầu trị giá 500 tỷ đồng thì kê lên 1500 tỷ. Khoảng chên lệch kê lên đó để quan chức chính phủ chia nhau bỏ túi riêng. Người dân thì bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà đóng thuế cho khoản kê chênh lệch đó.

      Vậy ai phản động ai ? Chẳng lẽ suốt mấy đời cứ khom lưng nô lệ chấp nhận làm trâu làm ngựa mãi mãi vậy sao ?

    • Tân Mão says:

      Đọc lại bài đi anh nón cối Minh râu ơi.
      Tin của báo lề phải tụi anh đó.

Leave a Reply to Tân Mão