WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây

Về sau Tướng Giáp bị mất ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản

Về sau Tướng Giáp bị mất ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản

Đối với người phương Tây, Võ Nguyên Giáp có lẽ là một hiện tượng đặc biệt trong quân sử thế giới. Ông là vị tướng châu Á được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II.

Người ta nhắc đến ông không phải vì ông là đồng minh của các lực lượng quân sự phương Tây mà là một đối thủ lợi hại. Ông Võ Nguyên Giáp được coi là người đã làm thất bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới là Pháp và Mỹ trong thời điểm từ 1945 đến 1975.

Một vinh hạnh không kém là ông được sự quí trọng của hai vị tướng tài ba trong quân đội Pháp và Mỹ, đối thủ của ông, đó là các ông Raoul Salan (đại tướng, người chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương thời điểm 1951-1953) và William Westmoreland (đại tướng, người chỉ quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam thời điểm 1968-1972).

Ngoài chức năng điều quân khiển tướng, Võ Nguyên Giáp còn là một cấp lãnh đạo chính trị có tài nói và viết. Tập Hồi ký 1946-1954 gồm 3 tập của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Hết lời ca ngợi

Hiện nay không biết đã có bao nhiêu sách báo và tài liệu quân sự viết về Võ Nguyên Giáp, nhưng ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về ông, hay chính ông viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập…và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện.

Những sách viết về Võ Nguyên Giáp phần lớn do những nhà văn, nhà báo không nhiều thì ít có thiện cảm với ông Võ Nguyên Giáp và phong trào cộng sản.

Những tác giả này đã hết lời ca ngợi Võ Nguyên Giáp và so sánh ông với những thiên tài quân sự nổi tiếng trên thế giới như với Thomas Edward Lawrence, được biết nhiều dưới tên Lawrence of Arabia, người đã chinh phục cả lục địa phía đông châu Phi, hay với Ernesto Che Guevara, nhà cách mạng cộng sản Trung Mỹ rất được giới trẻ thiên tả châu Âu ngưỡng mộ.

Nhiều người còn ví thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp với Karl von Clausewitz, nhà chiến lược quân sự người Phổ đầu thế kỷ 19.

Các sử gia và dư luận phương Tây nể trọng ông Võ Nguyên Giáp vì ông là vị tướng “không tốt nghiệp một trường võ bị nào và cũng không bắt đầu sự nghiệp quân sự bằng một chức vụ sĩ quan nào”, nhưng đã đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ (1954) và gây khó khăn cho quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1964-1972, tức thời điểm quân đội Hoa Kỳ có mặt đông đảo nhất tại miền Nam Việt Nam.

Trợ giúp của Trung Quốc

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), các sử gia Pháp thường xuyên nhắc nhở đến Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn 1946, khi quân Pháp vừa trở lại Việt Nam và đã có những cuộc gặp gỡ với ban tham mưu của Hồ Chí Minh, như một thư sinh đi theo kháng chiến không có gì đáng ngại.

Tuy nhiên tất cả đều lấy làm tiếc cuộc thương lượng với phe Việt Minh, do đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, không tyành công dẫn đến cuộc chiến khốc liệt tại Đông Dương trong suốt thời gian từ 1946 đến 1954. Thật ra lúc đó chính quyền thuộc địa Pháp không đánh giá cao khả năng quân sự của phe Việt Minh.

Vào thời điểm 1946, lực lượng quân sự của phe Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chỉ có khoảng 40 chi đội, với trên dưới 50.000 dân quân du kích, thiếu trang bị và thiếu huấn luyện.

Phải chờ đến 1949, phe Việt Minh mới có được bốn đại đội bộ binh được trang bị súng máy và súng cối.

Lực lượng quân sự của Võ Nguyên Giáp chỉ được trang bị dồi dào từ sau khi phe cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã đánh bại phe Quốc Dân Đảng, do Tưởng Giới Thạch cầm đầu, và chiếm Hoa lục. Cố vấn quân sự và bộ đội Trung Quốc được gởi sang Việt Nam để tiếp tay với Việt Minh đánh Pháp. Nguồn vũ khí mà Mao Trạch Đông chi viện cho Việt Minh do tịch thu từ tay quân Tưởng.

Với những trang bị và giúp đỡ quân sự từ phe cộng sản Trung Quốc, những đơn vị quân sự Việt Minh đã từ du kích chuyển sang chính quy, với những cấp trung đoàn và sư đoàn, hàng ngàn sĩ quan Việt Minh được đưa sang Trung Quốc huấn luyện.

Bắt đầu từ tháng 10/1950, bộ đội Việt Minh bắt đầu gây nhiều thiệt hại cho các đơn vị viễn chinh Pháp trên Đường số 4 (Route coloniale 4-RC4) từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, qua Đồng Khê, Thất Khê, Na Chầm và Đồng Đăng trên vùng Việt Bắc, từ đó tên tuổi Võ Nguyên Giáp mới được giới quân sự Pháp nhắc nhở đến nhiều.

Những vị tướng tài ba của Pháp như Georges Revers, Marcel Carpentier, Henri Navarre với những lực lượng quân sự chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ như Lực lượng Viễn chinh (Corps Expéditionnaire), Lê Dương (Légion Etrangère), Nhày Dù… (Bataillons Étrangers Parachutistes) đã không ngăn chặn được sự bành trướng của những người lính nông dân do Võ Nguyên Giáp cầm đầu.

Lòng chảo Điện Biên

Sau này giới quân sự Pháp thường nhắc nhở tới những mưu chước của Pháp dụ dỗ quân đội Việt Minh vào bẫy để tiêu diệt như tại Vĩnh Yên, Đông Triều, Ninh Bình, Nghĩa Lò, Đông Khê, Đường số 4, nhưng không được. Ngược lại, chính quân đội Pháp đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề và đã phải rút lui khỏi các địa điểm chiến lược trên vùng Thượng Du Bắc Việt.

Trước sự lớn mạnh của phe Việt Minh, giới quân sự Pháp quyết định mở ra một địa bàn chiến lược khác tại khu lòng chảo Điện Biên Phủ để dụ quân Việt Minh vào tròng để dội bom tiêu diệt. Ý đồ này đã được các chiến lược gia và tướng lãnh Pháp nghiên cứu tỉ mỉ.

Cũng nên biết vào thời điểm này phe Việt Minh đã chiếm gần như toàn bộ khu vực Trung Lào và Nam Lào, nếu ngăn chặn được đường tiếp tế của phe Việt Minh tại Điện Biên Phủ thì Pháp sẽ triệt hạ dễ dàng lực lượng Việt Minh tại Lào.

Với nhận định như thế, bộ chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương dồn nỗ lực củng cố địa bàn Điện Biên Phủ. Tại đây, với hỏa lực sẵn có, quân Pháp vừa làm chủ trên không vừa làm chủ những đường tiếp tế trên bộ.

Cũng nên biết khu lòng chảo Điện Biên Phủ nằm sát biên giới Lào với nhiều đồi núi thấp, do đó dễ quan sát một vùng rộng lớn chung quanh. Quân đội Pháp đã xây dựng tại đây một hệ thống địa hào chằng chịt và kiên cố có thể cầm cự với quân Việt Minh trong một thời gian dài khi bị bao vây.

Nói chung, giới quân sự Pháp rất tin tưởng vào sự phòng thủ chiến lược của Điện Biên Phủ, họ hy vọng có thể tiêu diệt quân Việt Minh dễ dàng khi bị tấn công.

Ngoài trí tưởng tượng

Nhưng ước muốn là một chuyện thực hiện được hay không là chuyện khác. Sau này giới quân sự và chiến lược gia Pháp đã viết rất nhiều sách và tài liệu nghiên cứu sự thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ. Tên của Võ Nguyên Giáp cũng được thường xuyên nhắc tới như một đối thủ nguy hiểm, cần triệt hạ.

Tác giả những bài viết này đều không ngờ khả năng điều động lực lượng dân công của Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ. Khi nhắc tới Võ Nguyên Giáp, những chuyên gia quân sự phương Tây thường nhắc tới một vị tướng không có chiến lược chiến đấu nhưng lại thắng tất cả mọi trận chiến.

Các chiến lược gia Pháp không ngờ phe Việt Minh đã có khả năng huy động một lực lượng dân công hùng hậu (hàng chục ngàn người) từ các vùng đồng bằng lân cận lên vùng Điện Biện cách đó hàng trăm cây số.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác

Kinh ngạc nhất là sáng kiến tháo gỡ từng bộ phận rời của những khẩu đại bác và súng ống hạng nặng và để vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ (xe đạp), xe bò, gồng gánh các loại vũ khí và đạn dược, ngày đêm băng rừng, vượt suối và leo núi để mang lên các đỉnh đồi chung quanh Điện Biên Phủ, lắp ráp và tấn công quân Pháp.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác
Những sự kiện vừa kể vượt ra ngoài tưởng tượng của những chiến lược gia quân sự danh tiếng của Pháp thời đó, và họ đã tốn rất nhiều giấy mực để diễn tả sự kinh ngạc này, với tất cả sự thán phục.

Cuộc bao vây đã chỉ kéo dài trong ba tháng, từ 13-3 đến 7-5-1954. Quân đội Pháp cùng với bộ chỉ huy tiền phương tại Điện Biên Phủ, do đại tá de Castries cầm đầu, đã đầu hàng vô điều kiện.

Điều không ngờ là người Pháp chấp nhận sự thất trận này một cách tự nhiên, họ không thù oán gì quân đội Việt Minh mà chỉ trách móc các cấp lãnh đạo chính trị và quân sự của họ đã không sáng suốt.

Riêng các tướng Raoul Salan, Christian de La Croix de Castries và rất nhiều tướng tá khác đều hết lời ca ngợi và kính phục Võ Nguyên Giáp.

Đây là một trường hợp hi hữu trong lịch sử quân sự của Pháp nói riêng và của cả châu Âu nói chung. Hầu như các cấp lãnh đạo quân sự của châu Âu đều có cùng nhận định như các đồng sự Pháp. Họ kính nể sự quyết tâm và khả năng huy động người và quân cụ tại Điện Biên Phủ và trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất của Võ Nguyên Giáp.

Đáng giá không đúng mức?

Nếu Võ Nguyên Giáp là một người sinh trưởng tại các quốc gia phương Tây, chắc chắn ông đã đón nhận tất cả những vinh hạng của một vị anh hùng, một vị tướng tài ba. Rất tiếc ông là một người Việt Nam và, hơn nữa, là một đảng viên cộng sản, tất cả những vinh dự đó đã không thể hiện đúng mức.

Trong sinh hoạt của đảng cộng sản, tất cả mọi chiến thắng đều do tập thể quyết định, một mình Võ Nguyên Giáp không thể một mình mang lại chiến thắng. Hơn nữa, tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, không ai được quyền nổi tiếng hơn Hồ Chí Minh.

Mặc dù vậy, Võ Nguyên Giáp vẫn được dư luận Pháp thời đó và cho đến ngày nay nhìn nhận như người đã đánh bại quân đội Pháp tại Đông Dương.

Sau sự thất trận này, dư luận Pháp đã không thù oán gì Việt Nam mà ngược lại còn giữ rất nhiều cảm tình với dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam. Người Pháp rất quí trọng tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam : khi chiến đấu thì coi nhau như kẻ thù, giết chóc thẳng tay, tất cả mọi phương tiện đều sử dụng để tiêu diệt kẻ thù; khi hết chiến tranh, con người và đất nước Việt Nam trở nên hiếu khách, sẵn sàng sang trang quá khứ để xây dựng lại đất nước từ những hoang tàn và đổ nát.

Mặc dù đau thương vẫn còn, dân tộc Việt Nam đã rất kiêu hãnh để không van xin giúp đỡ hay đòi bồi thường. Những người đã từng là kẻ thù trước kia có thể trở thành bạn bè thân thiết nếu chấp nhận chia sẻ một tương lai chung Việt Nam.

Người Pháp có lý do để đề cao yếu tố này, vì trong suốt thời gian chiến tranh, từ 1946 đến tháng 7-1954, không một phụ nữ, cụ già hay trẻ em người Pháp nào bị bắt cóc làm con tin hay bị sát hại để trả thù báo oán, như đã từng xảy ra tại Algeria hay những quốc gia Châu Phi những năm sau đó.

Đây chính là điều mà dư luận Pháp nói riêng và phương Tây nói chung quí mến dân tộc Việt Nam.

Trong chiến tranh thì chém giết nhau không nương tay, nhưng chỉ giữa những người đàn ông với nhau (la guerre entre les hommes), khi hết chiến tranh thì những đối thủ trước kia có thể trở thành bạn bè một cách dễ dàng. Đó cũng là quy ước danh dự (code of honor) của người lính Việt Nam.

Chính vì thế mà tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù không tốt nghiệp từ một trường sĩ quan quân sự nào và bị trù dập ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi đảm nhiệm thành công những chức vụ được giao phó, luôn luôn được dư luận phương Tây nhắc nhở đến với tất cả sự quý mến và kính phục.

(Theo BBC)

36 Phản hồi cho “Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây”

  1. DâM TiêN says:

    Có hai sự kiện mà Dâm tui bày tỏ nỗi lòng son với tác giả. Cái sự thứ nhứt, là sự
    trang bị của Vệ quốc quân; thứ hai là cái sự ông Giáp…thắng Mỹ ( ố là là con gà…)

    Một là ( nghe giọng cán ngố !) một là, “phải chờ đến 1949, phe Việt Minh mới có
    được bốn đại đội bộ binh được trang bị súng máy và súng cối.” —-Điều này hoàn
    toàn sai sự thực. Ngay từ ngày mở đầu kháng chiến, tại Liên Khu 3, Việt Minh đã
    có Trung đoàn 48 Thủ đô do Lê Quân chỉ huy; vùng Hà nam Ninh có Trung đoàn
    Tây Tiến 52 do Phùng ThếTài chỉ huy; và Trung đoàn 34 do Lê Thiết Hùng chỉ huy..
    Các đơn vĩ này được trang bị hoàn hảo: súng SKZ, Bazooka..do Trần Đại Nghĩa
    chế biến… — Do đó tác già nói đến năm 1949, Việt minh chỉ có bốn đại đội, là sai .

    Hai là ( lại giọng cán ngố), tác già nói Quân đụi Nhăn Răng thằng cả Mỹ, thì nên coi
    chừng, (1) Về chính trị, mà QĐ nhăn rang thắng Mẽo, tức ở Miền Nam, thì ô la la,
    nguy chi tai, tức khắc Quân đội nhăn Răng phạm tội vượt Vị tuyến 17 mà XÂM LăNg
    Miền Nam, tất sẽ bị quân LHQ đổ vô uýnh cho tàn đời gió lạnh, như bên Cao Ly. Tác
    già sao mà viết…dại dột thế., (TW Đảng đâu, cải chính cù nhầy mau mau lêêên !

    (2) Tác già gồng mình lói là quân ta0 ( BV) uýnh cho Mỹ cút, thì không những Bắc Kỳ
    phạm tội xâm lăng, nhá… Và ấy a, Mỹ nó dội bom 12 ngày đêm quanh Hanoi, lôi anh
    cu Bắc Việt phải trở lại ký kết HDBL 73, và cớ làm sao ấy cớ làm sao, Mỹ nó lại cho
    Bắc Việt thắng nhỉ ( that ra, Bắc Việt, theo ý…Mỹ, đã mạo danh tiếm dạng thằng MTGP
    MN mà bắt ông Big Minh đọc nhời đầu hàng với…MTGPMN, thì Bắc Việt thắng cái gì ?
    Tác \giả khai ra là Bắc Kỳ thắng Mỹ tại Miền Nam. thì chính thằng Tàu sẽ vin vô đó,
    mà dậy cho Bắc Kỳ bài học thứ hai , để tái xét HĐ Ba Lê bi giờ…

    Thưa tác giả, chớ nên hứng chí việt bậy, mệt đa… Thằng Mỹ nó…còn quan tâm tới Lính
    Mỹ Mất tích, là cái đuôi Hiệp định Ba Lê 1973 còn ngo nguẩy đấy…. Sao tác già khờ
    dại thế ru mà ?

  2. VIỆT ANH says:

    Nguyễn Hoàng Hà says:
    “Với đại tướng Võ Nguyên Giáp thì ngôn ngữ hầu như bất lực để mà ca ngợi.”
    Có 1 thứ để ca ngợi vị đại tướng ” thiên tài” của đất Việt 1 cách hữu hiệu mà không cần nhiều từ ngữ đến đổi ô. Nguyễn Hoàng Hà cho rằng ” bất lực” : đó là chúng ta cứ phóng mắt nhìn về cái huyện TAM SA của Tàu ! hoặc nhìn cảnh ngư dân ” treo cờ Tàu” ! những thứ này đâu cần nhiều từ ngữ phải không ô. Nguyễn Hoàng Hà ?

  3. lethan says:

    Đọc bài viết của BBC thì có khác gì đọc bài của bọn nguỵ quyền Việt cộng. Người Việt quốc gia từ trước năm 1975 đã biết BBC là hang ổ của bọn thiên tả .

    Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí George trong năm 1998, phê bình về Võ nguyên Giáp, tướng Westmoreland – Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- phát biểu: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius. An American commander losing men like that would hardly have lasted more than a few weeks”. Tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm…. Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Một sự coi thường mạng người như thế có thể tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự. Một cấp chỉ huy người Mỹ mà mất lính nhiều như vậy thì khó mà được tại chức lâu hơn ít tuần ‘.

    Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền hình Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền hình cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đã mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lý do là vì Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn lòng những người bạn Việt Nam Cộng Hòa.

    Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.” (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys) .

    ***Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

    *** Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng CS lão thành, trong bài “Thắp Chung Nén Nhang Cho Tấm Thảm Kịch Quá Khứ” đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này:1.1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300,000 người mất tích; ( Báo Tổ Quốc số 29 )

    Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” .

    Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.

    Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” .

  4. nvtncs says:

    BBC viết:
    “Trong chiến tranh thì chém giết nhau không nương tay, nhưng chỉ giữa những người đàn ông với nhau (la guerre entre les hommes), khi hết chiến tranh thì những đối thủ trước kia có thể trở thành bạn bè một cách dễ dàng. Đó cũng là quy ước danh dự (code of honor) của người lính Việt Nam.”

    Thằng viết bài này, làm cho BBC, chắc chắn là phải một thằng bắc kỳ 75.
    Hãy nhắc cho nó biết cái “danh dự” của lính QĐND, làm tội dân lành Huế,Tết 68.
    Sau 75, sau chiến tranh, cái “danh dự” của lính QĐND đối với người lính VNCH ra sao thì đồng bào đã biết.

  5. Lưỡi dao says:

    Cái chết của Tướng Gíap là một con dao 2 lưỡi nếu biết xử dụng , sẽ là một phương tiện để kích động cho phong trào tự do , dân chủ và nhân quyền , cũng như bảo vệ lãnh thổ VN .

  6. vohoan says:

    Ở Việt Nam XHCN không có người anh hùng mà chỉ có Đảng vạch đường lối chiến lược chiến thuật. Không có người anh hùng mà chỉ có Đảng là ” đỉnh cao trí tuệ “. Đại tướng VNG cuối đời bị hạ từng công tác giử chức vụ ” kế hoạch gia đình ‘ gì đó ?

  7. Lý Chính Luận says:

    nướng dân, nướng lính hơn cả dân Mỹ nướng thịt BBQ mùa hè, không phải để ăn thịt họ mà để dâng cho chủ hắn là Hồ, thằng tàu khựa.

    Hàn Tín năm xưa phải nuốt nhục, luồn trôn tên hàng thịt giữa chợ, chỉ vì muốn giữ toàn mạng để làm việc lớn. Và quả là họ Hàn đã trở nên nguyên soái của quân Lưu Bang, giúp Lưu Bang dựng nghiệp, khai sáng nhà Hán.

    Tướng cướp VNG phải lùa cả hàng triệu quân dân trên chiến trường Điện Biên và Trường Sơn, giúp chó hồ lập nên một thứ nhà nước côn đồ và ăn cướp, tàn hại nhân dân và đất nước hơn bất kỳ một chế độ nào trong lịch sử VN từ xưa đến nay! “Việc lớn” thành, hắn lên ngôi tướng, có sự nghiệp ra gì! Nhưng than ôi, “công thành danh toại” rồi, hắn chẳng còn thiết gì đến liêm sĩ và tự trọng, đến nỗi bảo hắn lòn quần đàn bà trước toàn dân VN để bảo toàn “sự nghiệp”, hắn cũng không từ! Xin nhắc lại: HẮN LÒN QUẦN ĐÀN BÀ TRƯỚC TOÀN DÂN VN (CHỨ KHÔNG PHẢI TRƯỚC BÀN DÂN TẠI MỘT CÁI CHỢ HẺO LÁNH), ĐỂ BẢO TOÀN CHO “SỰ NGHIỆP” CỦA HẮN, CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ BẢO TOÀN TÁNH MẠNG ĐẶNG LÀM VIỆC LỚN, như danh tướng họ Hàn đời Hán- Sở tranh hùng !

    Một người lòn trôn giữa chợ để giữ mạng và làm nên việc lớn; một người lòn trôn đàn bà trước cả một đất nước chỉ vì muốn ôm lấy miếng đỉnh chung ô nhục.

    Tư cách tướng cướp VNG quả không đáng để xách dép, lòn trôn cho một anh binh nhì gác cầu Sài gòn vào giờ thứ 25 vậy!

    Chó chết còn có người tiếc, tên cướp này có gì mà ồn nhắng lên thế?

    • blabla says:

      Không thể chống lại được những thằng đần vì chúng quá đông! Các comments ở đây chính là ví dụ điển hình, trong đó xin được nêu bật anh Luận đây. :-)

  8. T says:

    Hôm nay ngày bốn tháng mười
    Nghe tin Giáp chết dân cười … chia vui
    Biển người Giáp nướng Giáp thui
    Xiềng chân cán bộ thép trui tưởng gì
    Tuổi già đại tướng bị khi
    Trông coi xưởng đẻ đảng ghi Giáp hèn
    Điện Biên Phủ, Giáp leo đồn
    Hơn ba trăm nghìn Chệt nhưng … Giáp chôm “thiên tài”
    Mọi Phi Châu chẳng giống ai
    Không cần một giáp cũng đuổi ngay … Pháp cút về
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (đọc là : Độc lập trừ Tự do trừ Hạnh phúc)

  9. saigon thuong tin says:

    Mấy tên Cộng sản không có gì hay sất, chỉ tại tụi VNCH hư bởi Pháp, Mỹ. Nói Giáp hay chỉ chọc cho tụi Trung cộng đánh Điện biên giùm Giáp, cười pể pụng.

  10. Võ Đình Tuyết says:

    Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ khi chiến tranh châm dứt bởi chiến thắng của phe miền Bắc.Tướng bên thua cuộc của Miền Nam là tướng Robert E. Lee vẫn được trung tướng Ulysse S Grant bên thắng cuộc miền Bắc kính trọng và ca ngợi.Khi chiến tranh chấm dứt tháng tư nắm 1975 bởi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam,tất cả những vị tướng Miền Nam: một số bỏ rơi binh sĩ chạy ra ngoại quốc,một số tuẩn tiết để không rơi vào tay giặc và số còn lại….vào tù.
    Nói thế để biết: tất cả sự ác độc của chế độ cộng sản. Tướng cộng sản như ông Võ Nguyên Giáp hầu như chẳng ca tụng ai.Trận Điện Biên Phủ là đảng cộng sản cướp công dân tộc Việt Nam.Tất cả những người trai thời ấy lên đường vì: TIẾNG GỌI NON SỐNG.chứ không phải vì hai chữ cộng sản.Họ đã tuyên truyền,nhồi tai bẳng những áng văn bộc phá xích xiền đem nền hoà bình cho dân tộc và đánh đuổi bọn thực dân Pháp,họ rót nhẹ vào tai phải giữ từng mảnh đất quê hương bằng mùi vị mật ong ngây ngất men say.Đó là ảo tưởng mà một thời dân tộc đã nghe theo.Tướng cộng sản, ông: Võ Nguyên Giáp là đảng viên cộng sản.Ông giỏi cầm quân Đúng.Ông nướng người để chiến thắng? Đúng. Nhưng tất cả điều ông làm không phải là vì DÂN TỘC VIỆT NAM mà là cho CỘNG SẢN QUỐC TẾ.
    Ca ngợi một vị tướng tài bà như tướng Võ Nguyên Giáp ngoài chiến trường là chuyện thường tình.Nhưng ca ngợi quá thì phải có gì không ổn như trang Web BBC tiếng Việt của Anh.
    Trên mọi tình huống suy gẫm thì chúng ta tin một điều: Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ làm những điều do đảng cộng sản Việt Nam chỉ định,mà thật ra, đảng cộng sản Việt Nam cũng như tất cả đảng cộng sản trên thế giới đều là những kẻ giết người không gớm tay.Không tin ư: bạn đến Washington DC ở Hoa Kỳ vào bảo tàn viện tội ác cộng sản thì rõ.

Leave a Reply to nvtncs