WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

McCain: “VNG đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh.”

John McCain - cựu tù binh Mỹ ở VN, thượng nghị sỹ

John McCain – cựu tù binh Mỹ ở VN, thượng nghị sỹ

Để đánh bại bất kỳ đối thủ nào, vị tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp chấp nhận thương vong khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước.

Tôi từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa mới mất hôm thứ Sáu – hai lần. Lần đầu tiên diễn ra trong một bệnh viện quân đội của Việt Nam, nơi tôi được đưa đến không lâu sau khi bị bắt năm 1967. Bố tôi là tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, và điều đó khiến tôi trở thành đối tượng gây tò mò trong một số giới của nhà cầm quyền Bắc Việt.

Tôi vẫn còn nhớ một vài vị khách cao cấp bên cạnh những lính gác hay những người thẩm vấn mà tôi tiếp xúc hàng ngày. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt, là người duy nhất mà tôi nhận ra. Ông chỉ ở lại một lát, nhìn tôi chằm chằm, rồi im lặng bỏ đi.

Cuộc gặp gỡ thứ hai của chúng tôi diễn ra đầu những năm 1990, trong một trong nhiều chuyến công tác của tôi tới Hà Nội để bàn về vấn đề POW/MIA (tù binh và những trường hợp mất tích trong chiến tranh) và việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trước đó, tôi đã đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Lê Mai sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn với vị tư lệnh huyền thoại của quân đội Bắc Việt.

Hôm sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp đón lớn của Phủ Chủ tịch (vốn do người Pháp xây dựng theo phong cách Beaux-Arts cho Toàn quyền Đông Dương), nơi vị tướng đang đợi. Tươi cười, nhỏ nhắn, cao tuổi nhưng hoạt bát, và trong bộ đồ màu xám cùng caravat, thật khó mà nói rằng trông ông giống với tiếng tăm thời chiến của mình như một chiến binh tàn nhẫn với tính khí quyết liệt.

Võ Nguyên Giáp hồ hởi đón tôi dưới bức tượng bán thân khổng lồ của Hồ Chí Minh, người đã dẫn dắt Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả hai chúng tôi đều vỗ vai nhau như thể là những đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là cựu thù.

Trước khi cuộc gặp diễn ra, tôi hy vọng cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vai trò lịch sử của ông. Sau khi từ Việt Nam trở về quê hương năm 1973, tôi đọc tất cả những gì đến tay mình liên quan đến cuộc chiến của người Pháp cũng như cuộc chiến của người Mỹ ở đây, bắt đầu với tác phẩm “Hell in a Very Small Place” (Địa ngục ở vùng đất chật hẹp đó), công trình nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc bao vây năm 1954 tại Điện Biên Phủ, nơi chế độ thuộc địa của Pháp thực sự chấm dứt và thiên tài của Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên trở nên hiển nhiên trước một thế giới đang kinh ngạc.

Tôi muốn nghe Võ Nguyên Giáp mô tả về trận đánh kéo dài gần hai tháng kia, muốn ông giải thích về cách thức mà quân đội của ông đã khiến người Pháp phải sửng sốt khi làm nên điều không thể là đưa những khẩu pháo băng qua bao núi non và rừng rậm. Tôi còn muốn trao đổi với ông về một kỳ tích hậu cần khác nữa: đường mòn Hồ Chí Minh.

Tôi hiểu ông tự hào về danh hiệu “Napoleon đỏ” của mình, và tôi cho rằng ông sẽ tận dụng mọi cơ hội để thoả mãn trí tò mò của tôi về những chiến công của mình. Tôi muốn chúng tôi hành xử như hai sỹ quan quân đội hồi hưu hay hai cựu thù hồi tưởng về những sự kiện lịch sử mà ở đó ông từng đóng một vai trò quyết định còn tôi chỉ là một nhân vật nhỏ bé. Tuy nhiên, ông lại trả lời phần lớn các câu hỏi của tôi một cách ngắn gọn, cung cấp thêm ít ỏi thông tin ngoài những gì mà tôi đã biết, rồi phẩy tay ra dấu không quan tâm.

Giờ đây tất cả đều đã là quá khứ, ông nói. Bạn và tôi nên bàn về một tương lai mà ở đó hai nước chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn bè. Và chúng tôi đã làm như vậy, hai chính khách bàn về cái công chuyện quốc gia chung đã đưa tôi đến Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp là một bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông thì còn bắt nguồn từ nhiều thứ khác. Những chiến công mà ông giành được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông và Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công – một quyết tâm sắt đá là chấp nhận tổn thất khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước để đánh bại mọi kẻ thù, bất kể chúng hùng mạnh đến đâu. “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, ông nói, “nhưng cuối cùng, các bạn sẽ mệt mỏi với điều đó trước chúng tôi”.

Võ Nguyên Giáp thi hành chiến lược đó với một ý chí sắt đá. Ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đẩy lùi hết đợt tấn công vỗ mặt này đến đợt công kích trực diện khác. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một thảm hoạ về mặt quân sự mà trên thực tế đã phá tan Việt Cộng. Nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn kiên định và chiến thắng.

Người Mỹ chưa bao giờ thua Bắc Việt trong một trận đánh nào, nhưng họ lại thua trong cuộc chiến. Các quốc gia, chứ không phải quân đội của chúng, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến. Võ Nguyên Giáp đã hiểu điều đó, còn chúng tôi thì không. Người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với cuộc chết chóc sớm hơn người Việt Nam. Thật khó mà bảo vệ chiến lược đó về mặt đạo lý, nhưng bạn lại không thể phủ nhận thành công của nó.

Gần cuối cuộc gặp, tôi lại thử thái độ trung thực của Võ Nguyên Giáp một lần nữa. Tôi hỏi ông là có phải ông từng phản đối việc Việt Nam xâm lược Campuchia không. Ông lại phủ nhận điều ấy, với một câu theo kiểu “các quyết định của đảng thì luôn luôn đúng”.

Câu trả lời đó đã kết thúc cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Chúng tôi đứng dậy, bắt tay, và khi tôi định quay gót ra về thì ông nắm lấy tay tôi rồi nói nhỏ: “Các bạn là kẻ thù đáng tôn trọng.”

Tôi không biết ông muốn hàm ý điều đó như một sự so sánh với những kẻ thù khác của Việt Nam, người Tàu, người Nhật, hay người Pháp (những kẻ đã sát hại vợ ông), hay như một sự thừa nhận ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ không phải cho một đế quốc nào và rằng chủ nghĩa nhân đạo của chúng tôi đã góp phần vào thất bại của chúng tôi. Mà có thể là ông chỉ muốn vuốt ve tôi thôi. Bất kể ông muốn hàm ý điều gì đi nữa thì tôi cũng ghi nhận tình cảm đó.

Nguồn: Blog Lê Anh Hùng

——————————————–

John McCain là thượng nghị sỹ Đảng Cộng hoà của bang Arizona; ông từng là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.

63 Phản hồi cho “McCain: “VNG đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh.””

  1. Chukho says:

    Ông việt kiều mỹ này có hộ khẩu thường trú tại cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, quốc tịch VIỆT CỘNG, chuyên nghề nhai lại những luận điệu do cs móm cho. Khổ quá ông việt kiều mỹ ơi! Tui còn ở trong nước nè, ông dóc zừa zừa thôi, dóc quá khó coi lắm!

  2. tonydo says:

    Tướng Giáp trên thực tế không phải là một vị tướng có tầm thước quốc tế!
    Nhưng ông ta lại là một tay có rất nhiều bản lãnh chính trị, đặc biệt là tuyệt đối trung thành với HCM.
    Các cháu thân mến (kể cả các cháu đang bị tù tội)!
    Kính bác Trọng Dân!
    Trong trận Thượng Hải giữa Tưởng và Nhật chỉ ba tháng từ 8/37 tới 11/37 cả hai bên đã huy động tới 900 ngàn quân và thương vong là 320 ngàn.
    Trở lại trận ĐBP, người Pháp tập trung chưa tới 10 ngàn quân vô ĐBP nhằm lôi kéo chủ lực của Việt Minh vì sợ với sự trợ giúp của Nga và Tàu (sau chiến dịch biên giới 1950) Việt Minh có thể lao xuống đồng bằng và Hà Nội cùng một số thành phố khác sẽ bị uy hiếp.
    Chính tướng Giáp viết trong sách của ông ta là không biết đánh ở đâu trong mùa khô 53.
    Tướng Giáp cũng hạ lệnh phải đánh khắp nơi trên cả nước để Pháp không còn quân dự bị tiếp viện cho ĐBP, thay vì nhử thêm vô rồi cầm chân đối phương lại cho toàn quốc lấn chiếm, mở rộng hậu phương.
    Điều này cho thấy tướng Giáp là một tay chính trị ghê gớm, vì tên tuổi ông ta sẽ gắn liền với ĐBP.
    Tất nhiên qua HCM ông ta cũng dư hiểu cuộc chiến sẽ kết thúc ở Geneva.
    Những hậu quả mà ông phải chịu sau đó do Lê Đức Thọ và Lê Duẩn gây ra có lẽ cũng một phần là cái giá ông ta phải trả cho cái lắt léo chính trị mà ông ta,Võ Nguyên Giáp “người hùng Điện Biên”bày ra.
    Nếu không phải một tay tổ sư chính trị như HCM thì tướng Giáp cũng chỉ đứng sau nguời này nửa bước.
    Chào quyết chiến. Kính bác.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa Đổ Huynh,

      Giáp ba hoa tự cao tự đại nên trong Đảng chẳng có ai ưa cả.

      Anh Linh khi lên làm Tổng , coi trọng anh Đại tá Lê Đức Lé hơn là Giáp bởi ảnh cho rằng…”anh Giáp không dùng được ”

      Hơn nửa , Giáp lẻ ra bị tử hình vì đã từng làm ăng ten cho phòng Nhì Pháp khiến nhiều “em” Cách mạng 1930 banh xác
      ( Giáp là con nuôi của chánh sở mật thám Pháp , ngài Louis Marty )

      OSS cố dấu nhẹm để giúp Giáp toàn mạng nhưng Lê Dẻm làm sao không biết …

      Hồ còn đó khiến Lê Dẻm lờ chuyện xưa

      Trong trận DBP , Pháp thua quân Hán nhưng ngậm miệng chấp nhận mang tiếng thua anh bé tí tí , “Hán trồng cây , Giáp đây hái trái ” là vậy

      Huyền thoại Võ Nguyên Giáp cũng giống như huyền thoại Lê Văn Tám , sẽ bị bể tanh banh nhanh chóng

      Bọn dân Hán thấy Giáp được ca thiên tài trận Điện biên …NÓNG MẶT LẮM RỒI !

      Ki’nh

  3. DâM TiêN says:

    Từ Điện Biên, thời nô lệ Tàu Cộng bắt đầu

    Thằng Tàu Công ra sức yểm trợ cho trận Điện Biên phải thắng. Sau đó, Việt Nam
    chia hai; và Miền Bắc phải dặt mình làm nô lệ nhục nhằn chưa từng thấy, dân chúng
    điêu linh đói khổ trăm bề.., cũng là khởi đầu từ cái Điện Biên Phủ..

    Điện Biên Phủ là trận đánh cho quyền lợi Trung Cộng , và cặp MINH GIÁP hai
    tên Nghệ Tĩnh, đã cúc cung, triệt để tuân hành, mua cái danh nhờ máu xương của
    hàng vạn tuổi trẻ Miền Bắc Việt Nam.

    Biết như thế, sao người dân Bắc Hà còn đần độn công kênh hai kẻ anh hùng rơm
    mạt vận kia chứ?

    Ôi Điện Biên, xương máu VN đã đổ ra thiệt là vô tich sự ! Được tiếng khen ho hen mà chết.
    Nếu người Mỹ không kịp ra tay ngăn chặn thằng Tàu Cộng, thì VN nay đã ra sao?

  4. DâM TiêN says:

    Tướng Giáp đi Tàu năm 1990, lóng ngóng, thua xa Trạng Quỳnh…

    Trung Cộng “đăng cai” tổ chức Á Vận Hội 1990, có mời đích danh Duẫn
    Hô sang dự khán.

    Tụi Lê Duẫn khi ấy đã ” bưng bô “cho Liên Sô và chê bỏ Tàu Cộng thối mồm,
    hôi nách, nên cả sợ, không dám qua Tàu, lỡ phải xơi vịt quay Bắc kinh
    như Kụ Gồ thì tàn đời gió lạnh.
    nên Duẫn đẩy Giáp thay mặt. Giáp miễn cưỡng phải tuân hành chỉ thị “trên.”

    Hôm bế mạc Á vận , Giáp “bị” ngồi tít phía sau khán đài danh dự. Bỗng à ơi,
    một tên tướng Tàu Chệt hướng dẫn một người nữ…kia đến gặp Giáp. Tên
    tướng Chệt giới thiệu người nữ… kia với Giáp, nói khá lớn tiếng:

    Thưa ông Đại tướng Giáp, đây là bà quả phụ của vị tướng chủ nhiệm
    các lực lượng Trung Quốc, đã sang giúp đại tướng thắng trận ĐBP.
    (Giáp gượng cười, lí nhí cái gì, nghe không rõ).

  5. Bà Hai - Cali.- says:

    Mang đạn bom đi gây tội ác với đồng bào miền Bắc VN , McCain bị đánh vỗ mặt ,lộn cổ xuống đất và bị tống giam . Y bị gãy tay và được cứu chữa và được tha mạng chết …để được sống đến ngày nay .
    Lẽ ra , McCain nên biết ơn đó mà ăn năn hối hận , vậy mà lại trơ trẽn quá để mà cố biện bạch .
    Thôi ,âu cũng là bộ mặt lươn lẹo của kẻ xâm lược bị thua thảm hại , nên cố gỡ thể diện làm le cho mình vậy !

    • Tudo.com says:

      @Bà Hai – Cali.- says

      Vậy tại sao việt gian Dũng,Sang không giữ thể diện ” chiến thắng ” mà phải qua Mỹ lòn cúi cửa sau để xin xỏ.

  6. Thi Nha Trang says:

    Ông Mc Cain muốn nói gì thì nói chỉ xin Ông nhớ rõ hình ảnh Di tản của Tướng,Tá Mĩ tháng 4/1975,nhớ những ngày Ông là Tù binh tham gia tàn phá đất nước chúng tôi nhưng Ông vẫn có cơ hội trở về Mĩ để có Danh vọng như ngày nay…& trên tất cả Ông và những kẻ có tham vọng đô hộ đất nước này hãy nhớ kỹ những lời Tuyên xưng này:”chúng tôi có thể chiến đấu bảo vê Tổ Quốc đến người lính cuối cùng..còn cái lai quần cũng đánh” & không có cuộc chiến nào có thể cân,đong,đo đếm tổn thất bằng máu được song nhất định chúng tôi chính nghĩa thì sẽ là người chiến thắng…Đại tướng của chúng tôi được cả Thế giới ngưỡng mộ dù là đối đầu,đối nghịch,hay đối kháng & được Toàn Dân Tôn Thờ,Kính trọng,Tự hào..thế là đủ.

    • Todo.com says:

      @ Thi Nha Trang says:

      ” Cái lai quần đó ” đâu rồi ?

      Sao không đem ra đánh Tàu mà để nó chiếm đất, chiếm biển và đè đầu dân Việt ?

      Cho đến bây giờ bọn bây vẫn còn cố gói cất cái lai quần đó để hằng năm CÚNG Bác và đại tướng nữa sao ?

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Thế hệ sau chiến tranh nghĩ gì về tướng Giáp

    Kính Hòa, phóng viên RFA
    2013-10-09

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm dấy lên một cuộc tranh luận, trao đổi cảm nghĩ về nhân vật lịch sử này trên không gian truyền thông internet. Kính Hòa trò chuyện với các thanh niên Việt nam sinh ra và lớn lên sau chiến tranh về chủ đề này.

    Sự kiện lớn nhất trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam trong tuần qua không phải là hội nghị trung ương lần thứ tám của đảng cộng sản cầm quyền, mà là Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần ở tuổi 102. Sự kiện này cũng được nhiều kênh truyền thông quốc tế nhanh chóng loan tải. Sau một ngày ngập ngừng, cuối cùng thì truyền thông “chính thống” của nhà nước Việt Nam cũng loan tin và đưa những bài viết ca ngợi vị Đại tướng đã trải qua những cuộc chiến khốc liệt dai dẳng trên bán đảo Đông Dương trong thế kỷ vừa qua.

    Tướng Giáp là một nhân vật lịch sử của Việt Nam, một vị tướng tài giỏi trong chiến tranh.
    – Bạn Tiến, Hà Nội

    Nhưng sôi nổi nhất có lẽ là không gian truyền thông internet trong không gian Việt ngữ, với những tranh luận, chia nhau ra thành đôi ba phe, cực đoan có, ôn hòa có. Có những người ca ngợi ông hết lời, có những người sỉ vả ông cái trách nhiệm đã đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam cùng với sự tang tóc mà hàng trăm ngàn gia đình người Việt Nam phải gánh chịu.

    Việt nam hiện nay có một số dân rất đông đảo sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Những người sẽ tạo nên diện mạo của Việt Nam trong mười hay mười lăm năm nữa nghĩ gì về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp?

    Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua những cuộc chuyện trò với các bạn trẻ sống trong một không thời gian khá xa những cuộc chiến của Đại tướng Giáp. Những bạn trẻ mà chúng tôi tiếp xúc đều có trình độ đại học, lớn lên ở những vùng khác nhau, và đều có khả năng tiếp xúc với thế giới thông tin hiện đại, đa chiều.

    Một nhân vật lịch sử

    image-250.jpg
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ảnh chụp năm 2008 tại Hà Nội. AFP

    Bạn Tiến, 26 tuổi, một người sinh ra ở Hải Phòng, đã tốt nghiệp đại học xây dựng và hiện đang sống ở Hà Nội.

    “Tướng Giáp là một nhân vật lịch sử của Việt Nam, một vị tướng tài giỏi trong chiến tranh. Còn sau này thì có chuyện khúc mắc gì đó trong những người cầm quyền nên tướng Giáp không giữ trọng trách được nữa, mình cũng khó nói về giai trò của ông ấy sau này. Có những ý kiến trái chiều về tướng Giáp thì điều đó cũng bình thường thôi. Có những người cho là những điều tệ hại hiện nay có một phần trách nhiệm của tướng Giáp, em cũng thấy thoải mái với cái ý đó của họ thôi, nhưng em nghĩ rằng những người có tinh thần dân tộc thì lại xem tướng Giáp như là người anh hùng, và còn thần tượng ông ấy nữa.”

    Tiến nói rằng bạn ấy cũng có thể là sẽ đến viếng tướng Giáp trong những ngày sắp tới. Một bạn trẻ khác tên Tuyền sinh năm 1990, lớn lên ở Phan Thiết, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và tin học tại và hiện đang làm kinh doanh cho một công ty tư nhân tại TP HCM cho biết suy nghĩ của mình:

    Cách đây hai năm thì ông ấy là một thần tượng của em, còn bây giờ thì em đâm nghi ngờ tất cả, vì tất cả những gì mình biết đều là một chiều, em cần một cái gì trung dung.
    – Nữ họa sĩ Yên Khê, Hà Nội

    “Khi mà em nghe tin tướng Giáp mất thì em cũng chỉ nghĩ như một người lớn tuổi mất và lấy làm tiếc, mong ông được yên nghỉ. Còn những chuyện đúng sai của ông thì em không rõ. Quan điểm của em là nếu là chuyện gì đó mà hy sinh nhiều dân thường quá thì không nên. Dĩ nhiên là có những người mang ơn ông, thì em nghĩ đó cũng là điều bình thường.”

    Nữ họa sĩ trẻ Yên Khê tại Hà Nội lại có những chuyển biến tư tưởng về nhân vật huyền thoại này của lịch sử Việt Nam hiện đại:

    “Cách đây hai năm thì ông ấy là một thần tượng của em, còn bây giờ thì em đâm nghi ngờ tất cả, vì tất cả những gì mình biết đều là một chiều, em cần một cái gì trung dung. Theo em thì tướng Giáp là một nhân vật lịch sử, là người có tác động đến lịch sử và cũng là người yêu nước. Còn sự thật đằng sau cuộc đời ông thì thông tin rất bị nhiễu. Nếu được hỏi thì em nói là em quý trọng ông. Còn về chuyện có hai luồng ý kiến khác nhau về ông thì cũng bình thường, vì ông là một vị tướng của chế độ này.”

    Không thần thánh hóa

    000_Hkg9076360-250.jpg
    Giới trẻ Hà Nội đi viếng tướng Giáp hôm 08/10/2013. AFP photo

    Trọng Hiền sinh năm 1983 trong một gia đình công chức nhỏ của chế độ Việt Nam cộng hòa, lớn lên ở Phan Thiết, tốt nghiệp đại học bách khoa TP HCM, và hiện làm luận án tiến sĩ tin học tại Úc, theo dõi sát những diễn biến tranh luận sau khi tướng Giáp mất. Hiền nói với chúng tôi:

    “Em thấy là tướng Giáp là một nhân vật đầy tranh cãi đối với người Việt vì những đóng góp của ông trong cuộc chiến đánh Pháp và Mỹ, mà người Việt bị chia rẽ bởi những cuộc chiến đó. Ông là một vị tướng rất giỏi, như nhiều người trên thế giới đánh giá, trong đó có cả những địch thủ của ông, em đồng ý điều này. Gần đây ông có đưa ra những ý kiến về dự án bauxite, về kế hoạch mở rộng Hà Nội, điều đó chứng tỏ ông là người có tấm lòng với đất nước, riêng em thì em đánh giá ông ấy cao và yêu quý ông ấy, nhưng không thần thánh hóa.

    Khi ông mất đi thì bùng lên những thông tin tranh luận về ông trong và ngoài nước, thế hệ chiến tranh và sau chiến tranh thì em cho đó là điều rất thú vị, nó mở ra môi trường tranh luận, cho phép mình có nhiều thông tin không những về ông mà còn về cuộc chiến nữa. Những người thuộc thế hệ của em nên đứng lùi lại một chút để có cái nhìn khách quan, tránh thần tượng hóa, về một nhân vật không có trong thời đại mình, về những công lao cũng như những góc khuất của cuộc đời ông liên quan đến những biến động lớn của dân tộc mình trong thế kỷ trước.”

    Bạn Hy Văn, quê gốc Nghệ An, sinh năm 1985, tốt nghiệp đại học Kiến trúc và hiện đang làm việc tại Hà Nội lại đề cập đến sự tiếp cận thông tin đa chiều của thế hệ trẻ về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp:

    …riêng em thì em đánh giá ông ấy cao và yêu quý ông ấy, nhưng không thần thánh hóa.
    – Trọng Hiền, TP HCM

    “Thế hệ chúng tôi tiếp cận nhiều với thông tin đa chiều nên cái nhìn không nặng nề như thế hệ trước, không thần tượng hay thần thánh hóa. Nói chung những bạn bè thế hệ của mình đều kính trọng ông ấy, ông ấy là một nhân vật lịch sử, gắn với lịch sử ở thế kỷ 20 của Việt Nam. Còn sự tranh cãi về ông là đương nhiên, nó thể hiện sự hòa giải của người Việt sau chiến tranh vẫn chưa kết thúc, chưa tìm ra được giải pháp, cho nên một bên thì muốn tô vẽ ông rất tốt đẹp, còn bên kia thì muốn hạ thấp vai trò của ông, nhưng nói chung cả hai bên đều là nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của cái gọi là thắng cuộc hay thua cuộc. Nhưng sự tranh cãi tạo nên nhiều thông tin và mình cho đó là một sự tiến bộ.”

    Cuộc trao đổi của chúng tôi với năm bạn trẻ này là một cố gắng tìm hiểu những suy nghĩ của thế hệ không biết đến bom đạn của cuộc chiến dài nhất thể kỷ 20 trên thế giới. Nó có thể chưa đầy đủ, nhưng cũng cho thấy sự chấp nhận đa chiều trong giới trẻ Việt nam có học thức, và một sự phân biệt rõ ràng quá khứ và tương lai, muốn tìm hiểu quá khứ nhưng không nhầm lẫn đó là tương lai.

  8. quang phan says:

    Phe mình trói tay phe ta ! Đánh trận mà không muốn thắng !

    It took a subpoena, and a lot of arm twisting, from Sen. Barry Goldwater to finally have these “rules of engagement” hauled out of the State Department’s vaults, declassified, and published in the Congressional Record, for all the world to see, a decade after the war was over.

    The rules were startling.

    Here are a few: U.S. pilots were forbidden to bomb Soviet-made SAM missile sites under construction but could risk their lives firing at them after they were fully operational. Pilots and ground forces were not allowed to destroy communist aircraft on the ground but only those armed and dangerous in the air. Truck depots 200 yards away from main roads were forbidden targets for American soldiers, but trucks on the road could be attacked. Pilots flying over supply ships laden with war materials on their way to North Vietnam’s Haiphong Harbor were ordered to look the other way, even though the weapons on board would be used to kill Americans.

    Xin dịch phóng như sau:

    Cuối cùng thì thượng nghị sĩ Barry Goldwater cũng buộc được Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ phải trao cho ông ta những tài liệu mật, mà theo đó cho thấy rằng các phi công Hoa kỳ chỉ được phép dội bom các hoả tiễn Sam của Bắc Việt khi các dàn phóng và hoả tiễn đã được sửa soạn xong xuôi. Các phi công và lực lượng hoạt động trên bộ không được phép phá huỷ các phi cơ Cộng sản khi chúng đang đậu dưới đất, mà chỉ được phép tấn công các phi cơ địch có võ trang và đang bay trên không. Chỉ được coi là mục tiêu tấn công của những người lính Hoa kỳ nếu những xe vận tải của địch đang ở trên những đường lộ, còn nếu chúng ở cách xa 200 yards (hay 182 mét) thì không được tấn công. Các phi công Hoa kỳ phải làm ngơ đối với các tàu đang trên đường tới hải cảng Hải phòng cho dù chúng có đang chuyên chở chiến cụ.

  9. Lão Ngoan Đồng says:

    [trich]
    Người Mỹ chưa bao giờ thua Bắc Việt trong một trận đánh nào, nhưng họ lại thua trong cuộc chiến. Các quốc gia, chứ không phải quân đội của chúng, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến. Võ Nguyên Giáp đã hiểu điều đó, còn chúng tôi thì không. Người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với cuộc chết chóc sớm hơn người Việt Nam. Thật khó mà bảo vệ chiến lược đó về mặt đạo lý, nhưng bạn lại không thể phủ nhận thành công của nó.
    [hết trích]

    Đó là nguyên văn trong bài viết. Và tôi không tìm thấy câu nói nào của Mc Caine như tựa đề của bài dịch trên. Ai biết rõ hơn xin dẫn chứng cho tôi được rõ.

    Tôi thấy nhân xét trên của Mc Caine rất trung thực, bởi người Mỹ thua ở hậu phương (home front) chứ không ở tiền tuyến.
    Thực ra khi thấy sa lầy là Mỹ tìm cách rút chân ra bằng mọi giá, nhất là khi Nixon và Kissinger đã tìm cách giải quyết khá ổn thoả là bằng cách đi đêm với Bắc Kinh, để bức tử Việt Nam Cộng hòa và đá giò lái Taiwan đến vỡ cả mặt mày.
    Đó là phản ánh trung thực cái gọi là REALPOLITIK, chính trị duy thực, của chính giới Mỹ xưa nay.

    Chính sự mềm dẻo dễ uốn nắn (flexible) ấy, nhờ vào tự do dân chủ thật sự, chứ không độc tài độc đoán như Cộng Sản, mà về lâu về dài (long term) lại là mặt mạnh hơn là yếu điểm của Mỹ (nói riêng và tư bản phương Tây nói chung), giúp cho Mỹ trở nên siêu cường độc nhất sau thời chiến tranh lạnh, trong khi khối Cộng do giáo điều duy ý chí mà phá sản toàn diện như hiện nay.

    Lý giải cho kỹ ta thấy ngay là, ở các nước có dân chủ tự do thật sự, người dân sẽ KHÔNG CHO PHÉP chính quyền phiêu lưu quân sự quá lâu, làm tổn hại đến nhân mạng và tài lực đất nước. Các chính quyền kế tiếp phải tìm mọi cách giải quyết thật nhanh và gọn để đừng bị sa lầy.
    Ngược lại ở các nước độc tài, các lãnh tụ thường cho phép mình phiêu lưu quân sự hay chính trị dài lâu, bằng sự sẵn sàng dùng bạo lực để đập tan mọi chống đối xuât phát từ đâu tới.
    Độc tài Hịtler làm nước Đức hùng cường trở lại sau thế chiến thứ nhất, nhưng rồi đưa đất nước rơi vào thảm hoạ của thế chiến hai ra sao ai cũng rõ.
    Độc tài quân phiệt Nhật cũng thế, đưa đất nước lên hàng cường quốc trong thời gian kỷ lục, nhưng rồi lại làm đất nước phá sản bởi các phiêu lưu quân sự.
    Độc tài Cộng Sản ra sao thiết nghĩ chẳng nên rườm lời ở đây làm chi.

    Lão Ngoan Đồng

  10. quang phan says:

    Bấm chuột vào link dưới đây của trang mạng MotGocTroi , bạn có thể đọc được toàn bài viết Trận Mưa Bom Giáng Sinh 1972 của tác giả Trọng Đạt cho thấy nếu năm 1965 mà Hoa kỳ dội bom Hà nội te tua như Giáng Sinh năm 1972 thì Võ nguyên Giáp và bè lũ bọn Việt cộng đã bị bại từ lâu rồi.

    http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/TrongDat/MuabomGSinh.htm

    • vk mỹ says:

      Thế cái trận chiến trên bầu trời Hà Nội T12/1972 (còn gọi là ĐBP trên không) thì ái Thắng?
      Thua thì cứ nhận là thua, dài dòng văn tự làm cái gì? rốt cuộc thì vẫn là thua! Thên hạ cười cho! 34 máy bay B52 bị rớt (không kể vô số cái loại khác) trong một trận chiến. Cho đến nay, VN là nước duy nhất trên thế giới hạ B52 của Hoa Kỳ? 34*6= 204 phi công Hoa Kỳ chết hoặc vào nhà đá Hỏa Lò (Hinton Hà Nội)
      Mỹ thắng sao phải ký hiệp định Pa ri? Hiệp định gì mà quân Mỹ phải rút, Quân cs Bắc Việt thì vẫn ở trong Nam? Nguyễn văn Thiệu ức quá chống lại…

      • quang phan says:

        Việt cộng thất kinh không dám mở đọc bài viết này của tác giả Trọng Đạt nên mới bẻn lẻn hỏi câu hỏi này. Nếu đã đọc thì hẳn phải đã tìm được câu trả lời rằng : Giỡn mặt với siêu cường Hoa kỳ, bè lũ Việt cộng khăng khăng không chịu trờ lại bàn hội nghị Ba Lê . Ngày 16 tháng 12 năm 1972, Nixon phát động chiến dịch Linebacker II với hàng trăm pháo đài bay B-52 mở trận oanh tạc long trời lở đất xuống Hà nội- Hải phòng. Bị ăn trận đòn nhừ tử , các hạ tầng cơ sở BV bị đánh phá tan tành xú oách gần như sập tiệm, bè lũ Việt cộng phải ríu ríu dắt nhau trở lại bàn hội nghị . Thảm quá !

      • thichtudo says:

        Không muốn còm, nhưng thấy bác lấy nick vk mỹ (đoán là việt kiều ở Mỹ ?), nên
        không nhịn được, sợ phải đi thăm lăng Bác, đành phải thốt : Có lẽ bác là vk mỹ-tho
        ?

      • Tudo.com says:

        @ vk mỹ says:

        Lãnh đạo Mỹ hèn: mất mấy trăm máy bay không lo, chỉ mất mấy thằng phi công là la ó om sòm. Rút về, rút về. . .hảy để cái lủ mọi rợ Vietnamese chúng nó tự giết nhau !
        Lãnh đạo Hà Nội anh hùng : đốt cả dãi Trường Sơn và đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng, vì ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc ! Phải không vịt kìu mỹ ?
        Dân Mỹ thấy họ làm ơn mắc oán ( chống Cộng cho toàn thế giới ) nên bỏ cuộc rút về vậy mà mấy đầu vịt tàu hủ cứ ong óng sũa hoài.

        Chán chết mẹ bác Hồ đi thôi !

    • tu says:

      Những kẻ đã thua (chạy tụt quần) bao giờ cũng nếu, nếu, nếu, nếu, nếu, nếu….!

      Ngày xưa nhà bác học nói:”Nếu cho tôi 1 điểm tựa, tôi sẽ bẩy đước cả trái đất!” May mà chẳng có điểm tựa nào nếu không thì trai đất đã bị bẩy đi tận đâu đâu rồi? Nếu, Nếu ,Nếu…… …../.

Leave a Reply to Tudo.com