WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

McCain: “VNG đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh.”

John McCain - cựu tù binh Mỹ ở VN, thượng nghị sỹ

John McCain – cựu tù binh Mỹ ở VN, thượng nghị sỹ

Để đánh bại bất kỳ đối thủ nào, vị tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp chấp nhận thương vong khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước.

Tôi từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa mới mất hôm thứ Sáu – hai lần. Lần đầu tiên diễn ra trong một bệnh viện quân đội của Việt Nam, nơi tôi được đưa đến không lâu sau khi bị bắt năm 1967. Bố tôi là tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, và điều đó khiến tôi trở thành đối tượng gây tò mò trong một số giới của nhà cầm quyền Bắc Việt.

Tôi vẫn còn nhớ một vài vị khách cao cấp bên cạnh những lính gác hay những người thẩm vấn mà tôi tiếp xúc hàng ngày. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt, là người duy nhất mà tôi nhận ra. Ông chỉ ở lại một lát, nhìn tôi chằm chằm, rồi im lặng bỏ đi.

Cuộc gặp gỡ thứ hai của chúng tôi diễn ra đầu những năm 1990, trong một trong nhiều chuyến công tác của tôi tới Hà Nội để bàn về vấn đề POW/MIA (tù binh và những trường hợp mất tích trong chiến tranh) và việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trước đó, tôi đã đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Lê Mai sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn với vị tư lệnh huyền thoại của quân đội Bắc Việt.

Hôm sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp đón lớn của Phủ Chủ tịch (vốn do người Pháp xây dựng theo phong cách Beaux-Arts cho Toàn quyền Đông Dương), nơi vị tướng đang đợi. Tươi cười, nhỏ nhắn, cao tuổi nhưng hoạt bát, và trong bộ đồ màu xám cùng caravat, thật khó mà nói rằng trông ông giống với tiếng tăm thời chiến của mình như một chiến binh tàn nhẫn với tính khí quyết liệt.

Võ Nguyên Giáp hồ hởi đón tôi dưới bức tượng bán thân khổng lồ của Hồ Chí Minh, người đã dẫn dắt Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả hai chúng tôi đều vỗ vai nhau như thể là những đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là cựu thù.

Trước khi cuộc gặp diễn ra, tôi hy vọng cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vai trò lịch sử của ông. Sau khi từ Việt Nam trở về quê hương năm 1973, tôi đọc tất cả những gì đến tay mình liên quan đến cuộc chiến của người Pháp cũng như cuộc chiến của người Mỹ ở đây, bắt đầu với tác phẩm “Hell in a Very Small Place” (Địa ngục ở vùng đất chật hẹp đó), công trình nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc bao vây năm 1954 tại Điện Biên Phủ, nơi chế độ thuộc địa của Pháp thực sự chấm dứt và thiên tài của Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên trở nên hiển nhiên trước một thế giới đang kinh ngạc.

Tôi muốn nghe Võ Nguyên Giáp mô tả về trận đánh kéo dài gần hai tháng kia, muốn ông giải thích về cách thức mà quân đội của ông đã khiến người Pháp phải sửng sốt khi làm nên điều không thể là đưa những khẩu pháo băng qua bao núi non và rừng rậm. Tôi còn muốn trao đổi với ông về một kỳ tích hậu cần khác nữa: đường mòn Hồ Chí Minh.

Tôi hiểu ông tự hào về danh hiệu “Napoleon đỏ” của mình, và tôi cho rằng ông sẽ tận dụng mọi cơ hội để thoả mãn trí tò mò của tôi về những chiến công của mình. Tôi muốn chúng tôi hành xử như hai sỹ quan quân đội hồi hưu hay hai cựu thù hồi tưởng về những sự kiện lịch sử mà ở đó ông từng đóng một vai trò quyết định còn tôi chỉ là một nhân vật nhỏ bé. Tuy nhiên, ông lại trả lời phần lớn các câu hỏi của tôi một cách ngắn gọn, cung cấp thêm ít ỏi thông tin ngoài những gì mà tôi đã biết, rồi phẩy tay ra dấu không quan tâm.

Giờ đây tất cả đều đã là quá khứ, ông nói. Bạn và tôi nên bàn về một tương lai mà ở đó hai nước chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn bè. Và chúng tôi đã làm như vậy, hai chính khách bàn về cái công chuyện quốc gia chung đã đưa tôi đến Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp là một bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông thì còn bắt nguồn từ nhiều thứ khác. Những chiến công mà ông giành được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông và Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công – một quyết tâm sắt đá là chấp nhận tổn thất khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước để đánh bại mọi kẻ thù, bất kể chúng hùng mạnh đến đâu. “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, ông nói, “nhưng cuối cùng, các bạn sẽ mệt mỏi với điều đó trước chúng tôi”.

Võ Nguyên Giáp thi hành chiến lược đó với một ý chí sắt đá. Ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đẩy lùi hết đợt tấn công vỗ mặt này đến đợt công kích trực diện khác. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một thảm hoạ về mặt quân sự mà trên thực tế đã phá tan Việt Cộng. Nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn kiên định và chiến thắng.

Người Mỹ chưa bao giờ thua Bắc Việt trong một trận đánh nào, nhưng họ lại thua trong cuộc chiến. Các quốc gia, chứ không phải quân đội của chúng, mới là kẻ chiến thắng trong các cuộc chiến. Võ Nguyên Giáp đã hiểu điều đó, còn chúng tôi thì không. Người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với cuộc chết chóc sớm hơn người Việt Nam. Thật khó mà bảo vệ chiến lược đó về mặt đạo lý, nhưng bạn lại không thể phủ nhận thành công của nó.

Gần cuối cuộc gặp, tôi lại thử thái độ trung thực của Võ Nguyên Giáp một lần nữa. Tôi hỏi ông là có phải ông từng phản đối việc Việt Nam xâm lược Campuchia không. Ông lại phủ nhận điều ấy, với một câu theo kiểu “các quyết định của đảng thì luôn luôn đúng”.

Câu trả lời đó đã kết thúc cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Chúng tôi đứng dậy, bắt tay, và khi tôi định quay gót ra về thì ông nắm lấy tay tôi rồi nói nhỏ: “Các bạn là kẻ thù đáng tôn trọng.”

Tôi không biết ông muốn hàm ý điều đó như một sự so sánh với những kẻ thù khác của Việt Nam, người Tàu, người Nhật, hay người Pháp (những kẻ đã sát hại vợ ông), hay như một sự thừa nhận ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ không phải cho một đế quốc nào và rằng chủ nghĩa nhân đạo của chúng tôi đã góp phần vào thất bại của chúng tôi. Mà có thể là ông chỉ muốn vuốt ve tôi thôi. Bất kể ông muốn hàm ý điều gì đi nữa thì tôi cũng ghi nhận tình cảm đó.

Nguồn: Blog Lê Anh Hùng

——————————————–

John McCain là thượng nghị sỹ Đảng Cộng hoà của bang Arizona; ông từng là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.

63 Phản hồi cho “McCain: “VNG đã thắng chúng tôi trong cuộc chiến, chứ chưa bao giờ thắng chúng tôi trong một trận đánh.””

  1. Tomo says:

    Bàn chuyện thắng thua nhưng không nhắc đến sự thật bẩn thỉu của kẻ thắng!
    kẻ thắng có xứng đáng để được khâm phục không?
    Khi ký kết hiệp định Paris thì các bên đồng ý là giữ nguyên hiện trạng, không được tỉm cách tăng cường quân sự, chính vì thế mà mỹ nhất quyết không viện trợ cho miền nam vn,
    chẳng những vậy họ còn tìm cách ngăn chặn tt Thiệu khi muốn chuyển toàn bộ số vàng dự trữ quốc gia để mua vũ khi tự chiến đấu.
    Trong khi đó thì vc vi phạm ngay, ngồi xổm lên ngay bản cam kết hô vừa ký, vẫn cứ dồn quân ào ạt tiến vào nam và cướp chính quyền.
    Chính vì vấn đê vc vi phạm hiệp định mà sô tiền mấy tỷ mỹ kim được dự định dùng để kiến thết 2 miền đã bị mỹ thẳng tay bác bỏ.
    Trước kia mỗi khi có dịp hội họp giữa 2 chinh phủ, các anh vc vẫn hay giở giọng đòi “bồi thường chiến tranh” thậm chí dùng cả vấn đề chất độc da cam để hy vọng mỹ tháo khóan ngân khoản kiến thiết vn, nhưng mỷ đã thẳng thừng từ chối và cho biết nếu cần thi họ sẽ quay trở lại thi hành các điều khoản hiệp định, thế các anh vc teo, vì nếu thi hành thì những gì xảy ra không
    đúng sau khi ký kết hd paris sẽ bị xóa bỏ, từ đo vc không dám nhắc đến vấn đề “bồi thường chiến tranh” nữa ,
    nhưng bản chất tráo trở cố hữu, họ lập ra một tổ chức tư nhân trong vấn đề “da cam” để ăn vạ mỹ!!!

    • quang phan says:

      Tomo says:”Chính vì vấn đê vc vi phạm hiệp định mà sô tiền mấy tỷ mỹ kim được dự định dùng để kiến thiết 2 miền đã bị mỹ thẳng tay bác bỏ “. Trích .

      Bạn Tomo nói đúng. Thêm nữa là bọn Việt cộng cứ ngỡ sẽ chắc chắn vồ được 5 tỷ đô la như Kissinger đã hứa hẹn . Chúng ngu không biết rằng lời hứa này còn phải qua tay của Quốc hội Hoa kỳ. Nếu bị bác bỏ, thì lời hứa của Kissinger trở nên lời hứa…hão tan ra như bọt nước .

  2. tonydo says:

    Kính bác Trọng Dân!
    Các cháu đang tranh đấu để mang miếng cơm, manh aó cho những người anh em nghèo khổ trên quê hương yêu dấu của chúng ta thân mến!
    Nói đến hỏa lực ghê gớm của Mỹ thì câu trả lời dễ hiểu nhất là: Bất kỳ trận nào (kể cả VNCH) nếu có sự tham dự của B52 thì chúng ta đều phải bỏ của chạy lấy người.
    Kể các cháu nghe. Số là trên diễn đàn này có người bảo bác hơi tàng tàng, tưng tửng. Họ nói không sai! Bà xã bác cũng nói vậy.
    Nói thật, chỉ cần chịu B52 một đêm từ 6 giờ tối tới 6 giờ sáng, cứ mỗi 10 phút một đợt ba chiếc, nếu không chết, hay hộc máu mồm, ù tai kinh niên nhưng may mắn còn sống mà không tưng tửng thì đó mới là chuyện lạ.
    Thành thử khi nói chuyện với cô em ở Hà Nội, cô cho biết mấy đồng chí thương binh chẳng học hành gì ra hồn nhưng cậy “có công với CM”mà tàng tàng ăn hối lộ của dân, bác tin liền.
    Khi Shi Ha Núc đồng ý cho Mỹ oanh tạc tự do vào căn cứ điạ Mỏ Vẹt của ta (đất Miên) bác chịu ba tháng như vậy.
    Hồi đó đồng chí Thủ Trưởng của bác, gốc Huế, theo Giải Phóng cả hơn chục năm, khi mới 15 tuổi, rất thích bác vì bác thuộc nhiều thơ Tố Hữu. Cứ sau một đợt bom thì họ nghỉ 10 phút, thủ trưởng luôn lao sang hầm bác và hỏi, Tony có sao không Mậy, và laị tranh thủ hỏi câu kế tiếp của bài thơ. Bác luôn câu giờ, đọc thật chậm vì sợ hết vốn.Chẳng hạn:
    Ai qua Nam Ngãi, Bình PHú, Khánh Hòa, thì câu kế tiếp bác cũng kéo được trọn đêm.
    Ai vô Phan Rang, Phan Thiết….
    Trở lại chuyện tướng Giáp. Theo tiết lộ của Ngũ Giác Đài, trận ĐBP trên không năm 72, người Mỹ chỉ thiệt hại có 25 pháo đài bay B52, và rất nhiều Sỹ Quan đã từ chối bay ra oanh tạc Hà Nội vì đường bay không được thay đổi, nên rất dễ bị bắn hạ.(khó hiểu?)
    Người Mỹ đã dùng cuộc chiến VN để thử nghiệm rất nhiều vũ khí và chiến thuật mới.
    Bằng chứng là những năm oanh tạc Miền Bắc, chiến binh Hoa kỳ phải bắn pháo sáng để phát hiện mục tiêu. Sau này trong chiến tranh Ai rắc với Sà Đam Hút Sên họ có khả năng oanh tạc trong bóng tối và lại chính xác một cách ghê rợn.
    Thật ra thì từ sau khi tiếp thu Hà Nội, uy tín của tướng Giáp đã không như nhiều người nghĩ, vì các chiến binh VN anh hùng lại mến và dễ gần tướng Nguyễn Chí Thanh hơn.
    Tướng Thanh từng chịu đòn thay cho Tố Hữu, và đặc biệt khi HCM muốn đặt tên CM cho tướng Thanh là Thành ( vừa giống HCM hồi nhỏ, lại có nghĩa là lấy được thiên hạ ), tướng Thanh không nhận và xin là Thanh (thanh liêm,sạch sẽ,không ham địa vị).
    Tướng Giáp không thay tên đổi họ và HCM cũng không đặt tên CM cho Giáp.
    Thêm chút ít làm kinh nghiệm.
    Chào học hỏi. kính. Bác Tony.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Đổ Huynh ơi,

      Khi nằm chịu trận tại căn cứ ở Cao Miên, Đổ Huynh đã có tên MỸ là Tony rồi à?

      Trích “….Cứ sau một đợt bom thì họ nghỉ 10 phút, thủ trưởng luôn lao sang hầm bác và hỏi, Tony có sao không Mậy, và laị tranh thủ hỏi câu kế tiếp của bài thơ ”

      Merci Đổ Huynh
      Ki’nh

  3. DâM TiêN says:

    Từ câu nói của McCain đến bài cãi vã Mỹ Việt, năm 1976…

    Năm 2000, McCain đập vô mặt Cộng Phỉ an nam một câu đáng đời :
    ” The wrong guys won — Kẻ gian ác đã thắng.”

    Trước đó, thời ông Ford ( ?) 1976, Bộ ngoại giao HK chưởi ” CS Bắc
    Kỳ “là ” quân cướp ngày.” CS Bắc Kỳ cũng cương ẩu,” Hoa Kỳ
    là sen đầm quốc tế.”

    Nhưng cũng năm 1976, có tuyên bố hay nhứt của Bộ ngoại giao HK,
    ” Nếu Bắc Việt không thi hành trọn vẹn Hiệp định Ba Lê, thì Hoa Kỳ
    sẽ phanh phui MẬT ƯỚC cho công luận thế giới được rõ.”

    Thành ra, cái thống nhứt ăn gian sẽ phải xét lại qua một Trưng Cầu
    Dân Ý, hay tổng tuyển cử: Người dân chon Tư Bản hay Cộng Sản.”

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Vẫn im lặng lắng nghe về Mật Ước… nếu Dâm Tiên Sinh thấy tiện…

      Ki’nh

  4. ĐẠI BÀNG says:

    SAI BÉT HẾT : Phải hiểu chiến lược của Mỹ là ” Đàm ” ( để tiết kiệm xương máu cho cả đôi bên ) vạn bất bất đắc dĩ lắm ( nói, năn nỉ mãi không nghe ) Mỹ mới phải ” UÝNH ” ( từ của TT Thiệu ), uýnh để lấy thế thượng phong cho ” ĐÀM ” Vì vậy mới có nghịch lý ” đánh không cần thắng ” . như trường hợp Việt Nam, nếu chính phủ không hàng thì chỉ nội trong vòng 2 ngày nừa mà Mỹ vần dội bom thì nhân dân Hà-Nội sẽ tự động trương cờ hàng ! Bà con ngoài Hà-Nội kể lại là nhà nào nhà nấy bảo nhau đem chăn mền trắng lên mái nhà để trải ra làm cờ trắng ” HÀNG ” khi máy bay Mỳ đến thả bom !? Vì vậy khi thắng thế ” ĐÀM “, Mỹ sẽ rút ra, để nhường chỗ cho chiến thuật ” diễn tiến hòa bình, dân chủ ” lúc này địch thủ mới thật là thua, Mỹ mới thật là thắng, chứ nếu mà thắng ngay bằng chiến trận thì …vì lại phải mất công mất của ” tái thiết lại ” cho địch thủ ( như trường hợp Nhật còn tốn cả bao nhiêu tỉ, chứ như Trung cộng núi của lấy đâu ra đủ mà tái thiết, nói thật chứ chỉ trong vòng một tuần Mỹ mà chơi thì Trung cộng tiêu luôn ! ) . Não bộ chim cú biết sao đầu óc đại bàng mà bàn bạc ?

  5. vietha vn says:

    vk mỹ says:
    10/10/2013 at 08:00
    Thế cái trận chiến trên bầu trời Hà Nội T12/1972 (còn gọi là ĐBP trên không) thì ái Thắng?
    Thua thì cứ nhận là thua, dài dòng văn tự làm cái gì? rốt cuộc thì vẫn là thua! Thên hạ cười cho! 34 máy bay B52 bị rớt (không kể vô số cái loại khác) trong một trận chiến. Cho đến nay, VN là nước duy nhất trên thế giới hạ B52 của Hoa Kỳ? 34*6= 204 phi công Hoa Kỳ chết hoặc vào nhà đá Hỏa Lò (Hinton Hà Nội)
    Mỹ thắng sao phải ký hiệp định Pa ri? Hiệp định gì mà quân Mỹ phải rút, Quân cs Bắc Việt thì vẫn ở trong Nam? Nguyễn văn Thiệu ức quá chống lại…

    Đồng ý!

    • MIỀN NAM says:

      The first B-52 was shot down in Nov. 22, 1972.
      North Vietnam claims that it shot down 34 B-52s. The United States says it lost 15 B-52s, all to SA-2 (surface-to-air) missiles. Of the 15 B-52s claimed lost by the U.S., 10 were shot down over North Vietnam and five were severely damaged but made it back to Thailand or Laos before crashing or landing : Cái thằng cộng sản luôn luôn là có một thổi phồng lên là 10, còn của nó thì 100 dấu đi còn một : đúng là nghề của cộng sản ! Thằng thắng sao lại cứ phải đi lạy van năn nỉ trải thảm đỏ mời mọc, cầu xin được làm bạn ( bang giao ) với thằng thua thế là thế nào, thắng ngược à ? Hiệp định Paris đó là quân bài ” tháu cáy ” của Mỹ lừa tụi phỏng dái miền Nam ( kỳ thực là mấy con cháu của dân đen, con cán bộ đảng viên cộng sản đâu có thằng nào, ” sinh Bắc tử Nam ” ), làm nấc thang cho tụi 20 thằng bộ chính trị,trung ương đảng ( cướp ngày ) leo lên hàng tỉ phú như ngày nay mi không thấy sao ? . Biết tỏng tính lọc lừa tráo trở của cộng sản ” sáng đầu tối đánh ” ( thể nào cũng vi phạm hiệp định, nên Mỹ mới bằng lòng cho để quân lại, ( để lừa ), quả nhiên hiệp định mới ký chưa ráo mực đã xua quân cướp phá, nên mất mẹ nó 4 tỉ đô-la Mỹ bồi thường chiến tranh ! ) . Sáng mắt ra chửa tụi dư lợn viên, tụi ní sự cùn ?

    • quang phan says:

      Bắc Việt bị Mỹ lừa :

      Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại bắt đầu từ ngày 8-1-1973. Đây là cuộc mật đàm lần thứ 23 giữa hai bên. Trong ngày 11-1-1973, Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo nghị định thư về sự đóng góp của Mỹ sau chiến tranh nhằm tái thiết BVN và đòi hỏi số tiền lên đến 5 tỷ Mỹ kim. Kissinger trả lời là vấn đề đó sẽ được giải quyết sau khi hiệp định đã được ký kết và tổng thống Hoa Kỳ sẽ gởi công hàm về vấn đề nầy.

      Sau này, Bắc Việt chẳng hề được bố thí cho một xu teng nào sất !

    • quang phan says:

      Trí tuệ thấp nên không đọc hiểu được bài viết của tác giả Trọng Đạt, nên chỉ nói bậy, nói càn.

      “Kissinger từ Paris về ngày 14-12-1972 ông bàn với Nixon sau đó gửi tối hậu thư cho Hà Nội đe dọa nếu Hà Nội không trở lại bàn hội nghị trong 72 giờ đồng hồ (3 ngày) sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng. Thời hạn tối hậu thư đã qua, hai hôm sau vào ngày 18-12 , Mỹ mở cuộc oanh tạc Hà Nội….Và ngày 29-12, Hà nội đã phải trờ lại bàn hội nghị “. Trọng Đạt .

      Còn lý do tại sao Mỹ phủi tay khỏi Việt nam, thì đoc tóm lược ý dưới đây từ quyển sách China & Vietnam Wars, 1950-1975, tác giả Qiang Zhai -The University of North Carolina Press, 2000 và bài viết của sử gia Trần Gia Phụng :

      Trước Hiệp Định Ba Lê, người Mỹ dựa theo học thuyết Domino – có một hàng quân cờ domino, nếu đánh đổ quân thứ nhất thì sẽ nhanh chóng những quân khác sẽ bị đổ hết cho tới quân cuối, đó là sự khởi đầu của tan rã- để suy ra sự cần thiết phải can thiệp vào cuộc chiến Việt nam do Cộng sản chủ xướng .

      Thuyết domino” lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam, theo đó: nếu Hoa kỳ không can thiệp mà để Cộng sản chiếm Nam Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chìa khóa làm cho Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sụp đổ vào tay Cộng sản, và sẽ tạo lợi thế lớn cho các phong trào ộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực sống còn còn lại của “Thế giới tự do”.

      Thế rồi về sau này , do sức ép của các nhóm phản chiến ở Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức mới của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc đã làm cho Nixon có một cái nhìn khác về cuộc chiến Việt nam.

      Về phía Trung cộng, sau lần đụng độ quân sự ở biên giới với Liên xô vào tháng 8 năm 1969 dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.

      Phía Hoa Kỳ muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc để được giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam nên tháng 7 năm 1971, Nixon đã phái Henry Kissinger bí mật đến Trung Cộng để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Nixon đến nước này . Kissinger cho Chu ân Lai biết Hoa Kỳ quyết định sẽ đơn phương rút quân khỏi Việt Nam. Và quyết định nầy được Nixon lập lại với các lãnh tụ Trung cộng trong chuyến viếng thăm nước nầy vào tháng 2-1972.

      Sau đó Chu Ân Lai đến Hà Nội thuật lại nội dung cuộc gặp gỡ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Cộng đối với Hà Nội.

      Biết được Hoa Kỳ dứt khoát bỏ rơi VNCH và đơn phương rút quân, Cộng sản Hà nội bãi bỏ điều kiện tiên quyết của tại hội nghị Ba Lê là giải thể chế độ VNCH, mục đích là để Mỹ chấp nhận và khai thông hội nghị Paris đi đến ký kết hiệp định Ba Lê, trao trả tù binh cho Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ nhanh chóng rút lui. Sau đó, Cộng sản mới tiếp tục cuộc chiến tay đôi với Việt Nam Cộng Hoà- khi đó sẽ không còn nhận được quân viện của Mỹ nữa.

Leave a Reply to vietha vn