WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tâm sự người vợ tù

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trước tòa

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trước tòa

Đang mơ màng trong giấc ngủ muộn màng và trằn trọc vì chứng mất ngủ tệ hại, lại tránh lệ thuộc vào thuốc, tôi giật mình khi nghe tiếng chuông điện thoại reo.

Mệt mỏi trở dạy lần tìm điện thoại trong bóng tối, tôi bật nắp, áp vào tai, đầu kia là tiếng của Ngô thị Lộc (Bắc Giang) và Trần thị Nga (Hải Phòng) – hai người đàn bà cùng khổ vì cùng cảnh chồng bị tù đày giam hãm tận Nghệ An, người 5,5 năm (lần 2) và người 6 năm (lần 1)

Tim tôi đập hẫng một nhịp, gọi vào giờ này chắc phải có chuyện gì quan trọng lắm, vì dù sao, họ cũng biết rõ tình hình sức khỏe của tôi , cũng như múi giờ ở bên Mỹ …

Đầu dây, Lộc lạnh lùng thông báo:

-Chị Thủy à, em và chị Nga vào trại 6 tiếp tế cho anh Nhàn và anh Nghĩa mà chúng nó không cho em vào, còn anh Nghĩa thì bị chúng bí mật chuyển đi từ chiều qua rồi.

- Ơ hay? Tôi ngơ ngác, quên cả mệt mỏi do mất ngủ:-Muốn chuyển đi đâu thì cũng phải thông báo cho vợ, con, gia đình người ta chứ? Tính mạng một con người, đâu phải bó củi, bao diêm mà muốn mang đi đâu thì mang, bỏ đâu thì bỏ?

Đáp lại câu hỏi đầy nộ khí của tôi, Lộc e dè:

- Chị ấy đang làm ầm lên trước cổng trại đây này, chị nói chuyện với chị ấy sẽ rõ.

Chạy lại phía cổng trại, Lộc chuyển máy cho chị Nguyễn thị Nga- vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa- một người đồng nghiệp mà tôi luôn yêu mến quý trọng( không phải vì văn tài của anh, vì anh sinh ra không phải để viết văn như tôi) mà vì cuộc sống qúa nhiều bất công tội ác chất chồng, khiến anh buộc phải xông pha lên ngựa. Trải qua nhiều năm cùng anh đấu tranh, cùng trở thành nhà văn đối kháng trong nhà tù lớn cũng như nhà tù nhỏ của cộng sản, tôi đã nhìn thấu anh, cảm nhận được anh cả trong góc độ đời thường cũng như chiều sâu tâm hồn, cá tính…Anh đứng lên vì đại cuộc, vì nghĩa lớn, vì hàng ngày phải chứng kiến những kẻ ở một tầng văn hóa thấp hơn hẳn mình, lại trở thành người lãnh đạo dân, đè đầu cưỡi cổ dân, đối xử với dân bằng những quy định gắt gao, hẹp hòi cùng thái độ hống hách, coi thường, chưa kể còn ngấm ngầm bán nước cho Tàu Cộng, đưa tương lai và tiền dồ dân tộc vào nơi hố thẳm, đường cùng. Vì thế vượt ra ngoài tư tưởng an phận thủ thường – vốn là khuynh hướng chung của số đông người dân trong nước, anh vùng lên đấu tranh với tất cả nghị lực và sự đè nén đến cùng cực của mình. Nào viết bài ủng hộ cho phong trào dân chủ đăng trên các báo lề trái, nào kéo người đi biểu tình ở chợ Đồng Xuân (bị bắt và bị đánh đến tơi tả, bầm dập). Nào thả bóng bay nhân quyền ở Hồ Gươm, trước cửa bưu điện thành phố Hà Nội, treo biểu ngữ ở cầu Thăng Long (Hà Nội), cầu Rào( Hải Phòng ) cầu Vượt (Hải Dương) v.v Chưa kể còn đảm nhận trách nhiệm photo hàng trăm tờ Tổ Quốc mỗi tháng để phát hành tới tận tay người dân trong địa bàn Hải Phòng, bất kể nắng mưa, sáng trưa, sớm, tối. Ra tòa anh bị coi là người cầm đầu, bị kết án nặng nề với mức án 6 năm tù giam. Phải lê lết hết từ cửa trại tù B14 của bộ công an đến trại Ba Sao (Nam Hà), trại 6 (Nghệ An) và bây giờ là trại An Điềm (Quảng Nam, Đà Nẵng) hòng gây khó khăn cho sự tiếp tế của gia đình, cũng là để triệt tiêu lòng đấu tranh của anh.

Đầu dây tiếng chị Nga phẫn nộ khác thường:

- Chúng mày nói thế mà nghe được à? Chúng mày bảo: Phải tuân lệnh cấp trên, đảng cộng sản dạy chúng mày tàn nhẫn với dân, cướp đất của dân bán cho chủ tàu, đào mồ cuốc mả ông bà tổ tiên, chúng mày cũng nghe sao? Chúng mày còn tí tình người, đạo lý nào không, hay đồng lương của đảng nó nuốt hết lương tâm chúng mày vào dạ dày, trôi qua lỗ đít hết rồi?

Biết tôi đang đợi ở đầu dây, Lộc vội dúi điện thoại vào tay chị, lập tức tiếng chị đau đớn như một làn roi quất vào khuôn mặt tôi giữa đêm dài lạnh lẽo:

- Em ơi, chúng lại chuyển anh đi mà không hề thông báo cho gia đình chị biết. Giờ chị đang đứng chết trân, chết lặng với đống quà gửi vào cho anh đây .

Một luồng phẫn uất lan tỏa toàn cơ thể, quên cả lúc này đang là 2 giờ sáng, tôi uất ức hét lên:

- Chị phải hỏi xem lý do nó chuyển anh ấy đi chứ? Cấp trên là thằng nào? Chị phải chỉ mặt, đặt tên cho nó? Tại sao nó dám ra cái lệnh quái gở ấy?

Giọng chị buông trùng chán nản:

- Trưởng trại là thằng đại tá Trần Viết Hoàn, còn cấp trên của nó chắc chắn là bọn lãnh đạo của tổng cục 8… em ơi. Nó có cả một chiến dịch đánh phá các nhà dân chủ đấy. Chúng nó vào hùa với cái xấu, cái ác, cái tận cùng phi lý của đảng cộng sản và nhà nước thối nát này để đối phó với những người có ý chí, không một tấc sắt trong tay.

Điều này- thông qua mạng inter net và bà con dân oan cung cấp, tôi biết rõ: Đỗ thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Mai thị Dung, Nguyễn văn Hải v.v đang từ trong Nam bị điều ra Bắc, còn anh Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Anh Kim từ Bắc điều vào miền Trung, nơi gió lào, cát trắng, thiếu thốn tứ bề. Chưa đủ, để triệt tiêu ý chí nghị lực của anh, lần này chúng lại điều tiếp anh vào tận Quảng Nam. Có lẽ cái mà chúng cần là triệt tiêu hết những tiếng kêu “be be” của những con cừu thông thái, hòng dồn cả đàn cừu khổng lồ gần 90 triệu con vào chuồng mới của “nước lạ” Trung Hoa???

Hưng phấn nấp sẵn ở nơi nào đó bừng dạy, tôi hỏi:

- Có phải từ ngày Điếu Cày chuyển vào trại, sợ mối liên kết bền chặt giữa 4 người trong một phân trại sẽ bất lợi cho chúng trong lĩnh vực đối phó với tù hình sự, nên chúng chuyển anh Nghĩa đi không?

- Đúng đấy em ạ, chị xác nhận. Ngay sau khi anh Hải về, bộ tứ – Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Anh Kim và Nguyễn văn Hải được hình thành, đòi thay đổi tận gốc chế độ nhà tù, kích động tù hình sự nổi dạy đòi quyền lợi. Khi chúng cố tình dập tắt, nhất quyết không chịu đáp ứng thì anh Hải quyết định tuyệt thực. Sang ngày thứ 25 chị vào, anh Nghĩa bất chấp lệnh “Cấm tiệt lộ bí mật trại giam”, quên cả mấy thằng bảo vệ ngồi kè kè ba bề, bốn bên, giám sát từng lơì ăn tiếng nói của mình, để chồm người về phía chị, bảo: “Em biết không, anh Nguyễn văn Hải tuyệt thực đến hôm nay là ngày 25 rồi. Phải báo cho người nhà và mọi người biết để cứu anh ấy, không thể để anh ấy chết một cách âm thầm, lặng lẽ, lẻ loi, cô độc thế được?

Thoạt đầu chúng bịt miệng anh ấy như bịt miệng cha Lý không cho nói, nhưng anh ấy gạt ra để tiếp tục nói rõ ý mình. Thế là tất cả cùng xúm vào bẻ quặt cổ, quặt tay lôi anh ấy đi…Chị trông thấy mà lòng uất nghẹn, rồi vì tính mạng nghìn cân treo sợi tóc của anh Hải mà tạm nguôi ngoai nỗi đau của chồng, gọi điện thoại báo ngay cho chị Tân…

Như chạm vào vết thương chưa lành da thịt, chị rơm rớm nước mắt kể tiếp:

-Lần ấy em biết không, chúng đang đối phó bằng cách biệt giam mỗi người một buồng, để không ai có khả năng thông cung, liên lạc với ai, nhưng khi tin tức lộ ra, chúng trả thù bằng cách đưa thằng gián điệp Trung cộng người Tây Nguyên (tù chung thân) vào buồng anh Nghĩa để đánh đập anh ấy. Nó ra đòn tàn nhẫn lắm, cứ ngực và hạ bộ nó đạp. Vừa đạp ,vừa đấm, đá, nó vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày chết trước khi bò ra khỏi cổng trại này về nhà. Mày tưởng mày cậy có báo đài nước ngoài mà tao sợ hả? Báo đài ở xa, còn tao ở gần. Báo đài thì không được phép đưa tin tức vào trong nước , còn tao thì được phép đánh mày ngay trong trại tù này… Nước xa không cứu được lửa gần, con ơi…

Nén tiếng thở dài đầy nộ khí, tôi hỏi:

- Lần trước chị gặp, tinh thần và sức khỏe anh Nghĩa như thế nào?

Như chạm vào bể khổ đau thương trong lòng, bao nhiêu nghĩa nặng, tình sâu trong lòng chị ào ạt tuôn ra:

- Anh ốm lắm em ơi, chị tiếc không được chụp ảnh anh để gửi em và mọi người cùng nhìn. Ở ngoài, ăn đói, mặc rách từ nhỏ, thoát ly khỏi quê nghèo Nghệ An ra Hải Phòng lập nghiệp lại bị đảng và nhà nước bóp hầu, bóp họng. Quanh năm suốt tháng chỉ ổ bánh mì và cốc nước đường pha loãng, ban ngày làm quần quật như trâu, ban đêm thì thức viết văn, viết báo, nên ngoài 50 đã đủ mọi bệnh trên người rồi. Vào trại, bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, nên tiều tụy, rầu rĩ lắm em ơi…Năm ngoái bị trĩ, đấu tranh mãi trại mới cho ra bệnh viện để cắt, thì còng chân khóa tay, đến mức anh ấy phải bảo: “Các người đừng làm nhục tôi, hoặc các người giết chết tôi luôn, không cần chữa trị gì nữa, hoặc các người để tay chân tôi được tự do…Đến mức này, cả 5,7 người rình rập canh giữ tôi chưa đủ hay sao mà còn đòi cùm, xích tôi nữa?

Liễu yếu đào tơ như chị, không thể chống mắt nhìn chồng gào thét bứt phá trong tuyệt vọng cũng phải xông vào chửi bới, mắng nhiếc, kể tội đảng cộng sản và lũ công an chó má, cũng là nói về đức tính hiền lành, lòng yêu nước, thương nòi của anh ấy cho cả mấy chục bệnh nhân trong bệnh viện cùng các bác sĩ, y tá nghe, chúng nó mới sợ mà bỏ chế độ cùm xích trong lúc anh ấy đau yếu.

-Bây giờ sao rồi, tôi hỏi- căn bệnh trĩ còn hành hạ anh ấy không?

Nuốt một hơi nghẹn trong cổ họng, chị bùi ngùi kể tiếp:

- Bây giờ khỏi lòi dom, thì lại lòi ra sỏi thận, một đêm đi giải tới chục bận …Từ sỏi thận mà sinh ra ung thư tiền luyệt tuyến…không biết sống chết lúc nào em ơi?

Đã từng trong cảnh tù đày, bị cắt thuốc tiểu đường và các loại thuốc bổ, thuốc bệnh hàng tháng, tôi biết rõ nỗi khổ của người đau ốm, kiệt quệ trong tù như thế nào? Đặc biệt là cảnh “mỗi đêm đi giải hàng chục bận”. Không thể trèo lên trèo xuống nơi bệ xi măng xuống nhà mét* được, trong khi sức khỏe kiệt quệ, tôi đành hy sinh chiếc bát ăn cơm của mình để làm “ bô” chứa nước tiểu ngay đầu giường. Cho dù mỗi chiếc bát trong tù như vậy phải đổi bằng cả cây giò lụa, hoặc vài gói ruốc, lạng thịt cho tù tự giác( trị giá không dưới 40.000 VND). Còn hơn đã đóng tới mấy lần bỉm mà nước tiểu vẫn tuôn ra như suối, như thể cơ vòng không còn tác dụng co lại. ..Cho đến khi cả phòng phản đối, la ó, kêu gào, báo cáo cán bộ, rồi ở ngoài, gia đình tôi lên tiếng, được bà con hải ngoại cấp báo, gây áp lực lên các tổ chức nhân quyền thế giới, tôi mới được quyền nhận thuốc trở lại, còn anh Nghĩa bị nặng thế, không thuốc men, tiền nong vật dụng, bị còng tay, xích chân, nhốt trong xe tù cả nghìn ky lô mét như thế, tính mạng sẽ ra sao đây?

Không khí ngột ngạt, căng thẳng bao trùm hai đầu dây, giọng chị ngụt ngạt, nao nao như muốn khóc:

- Khổ qúa em ơi, mỗi tháng chị phải lo lắng cho anh 3,5 triệu, cả tiền ăn uống, thuốc thang, tiền lưu ký**. Riêng tiền vé đi ra, đi vào, đi lên, đi xuống đã triệu bạc rồi. Bây giờ chúng còn chuyển anh vào tận vùng sâu, vùng xa của Đà Nẵng, chị biết xoay xỏa ra sao? Không lẽ bán nốt nhà đi để nuôi anh?

-Không thể như thế được, trong bóng tối tôi la lên:- Anh nghĩa đã vì nghĩa lớn mà đứng lên thì mọi người cùng phải xúm vào lo cho anh ấy chứ.

Cách xa cả nửa vòng trái đất, giọng chị u uất, tắc nghẹn:

- Anh ấy hiền lành, chân chất, không may mắn có cả hàng rào nhân ái của bà con bao bọc, che chắn như em, Lê thị Công Nhân hay Phạm Thanh Nghiên đâu, cũng không có chân trong tổ chức nào, trừ khối 8406 mà anh ấy là trưởng ban( phụ trách địa bàn phía Bắc) nên chẳng có nơi nào lo cho cả. Thi thoảng có 1, 2 trăm của một vài cá nhân gửi về gọi là thêm thắt chút đỉnh thôi. Bây giờ người ta chỉ quan tâm tới lớp trẻ, tới bề nổi, tới phụ nữ chân yếu tay mềm. Còn chồng chị, kết án xong rồi, bị vào rọ cộng sản rồi là chìm trong quên lãng luôn.

-Trời! Mặt tôi tự dưng bì ra một lớp dày sần sượng vì xấu hổ, chả lẽ đó lại là sự thật, là một quy luật bất thành văn?

Đầu dây tiếng chị thủ thỉ, thẽ thọt:

- Đúng đấy em ạ, cứ mỗi lần nghĩ về anh là chị lại khóc ,lại nhớ lời anh ấy nói: “Nếu anh bị bắt, anh chỉ lo cho thằng Thủy vừa đỗ Đại học, em cố tạo điều kiện cho con, đừng để con phải lỡ dở tương lai sự nghiệp.

- Lấy hết sức bình sinh, tôi hỏi chị:

- Thế bây giờ cháu ra sao rồi?

Lại một tiếng thở dài đầy lồng ngực:

- Con chị, em gặp vài lần, em biết rồi, hìền lành nhút nhát như con gái, chỉ vì đi theo con đường của bố, tham gia lớp học về đấu tranh bất bạo động ở Thái Lan một tuần…Vừa lò dò từ máy bay xuống sân bay Nội Bài là bị công an chặn lại, dằn giọng cảnh cáo:- Mày đi đâu, làm gì chúng tao biết hết, tội phản động của bố mày chưa đủ để mày sáng mắt hay sao, thích vào tù theo bố mày hả? Thế là hai đứa xốc nách hai bên áp giải con chị về tận nhà, từ đó luôn có hai đuôi đeo bám từng bước…Tuy chưa đến mức phải vào tù như bố, nhưng không khác gì tù giam lỏng em ạ.

- Lại còn thế nữa, tôi bất giác thốt lên trong óc: “Sau lưng một nhà dân chủ đã là một tổ ấm tan hoang, là gánh nặng trĩu vai với một người vốn quen được chồng chiều chuộng và lo lắng hết thảy mọi việc lớn nhỏ trong nhà như chị, bây giờ lại thêm một người theo con đường dân chủ nữa. Trong khi không được tổ chức, cá nhân nào quan tâm lo lắng giúp, chị sẽ gồng gánh xoay xỏa thế nào đây? Hay thiếu cả hai nạng chống tinh thần hai bên, chị loạng choạng ngã ngồi trên mặt đất”?

Cả thế kỷ trôi đi trên đường dây điện thoại, cuối cùng chị ngụt ngạt, sụt sùi kể tiếp:

- Cháu Thủy, con trai chị, học giỏi, tốt nghiệp ra trường với số điểm ưu (23,5/30 cho ba môn thi), lẽ ra chịu khó lo lót như mọi người thì cũng được vào làm ở công ty dầu khí Vũng Tàu, lương 4000 USD/ tháng đấy em ạ. Chỉ vì bố là nhà văn đối kháng, bị tù đày, nên đành thất nghiệp . Giờ cháu phải ở lì Hà Nội để kiếm việc làm sống qua ngày …nhưng hễ làm chính thức ở đâu thì công an lại cho người đến bắt chủ phải đuổi việc, đuổi khỏi nơi trọ, nhục lắm em à…Vào thăm chồng, không nói thì anh cứ hỏi đi hỏi lại, mà nói ra thì cả hai vợ chồng đều khóc, anh không khóc trước mặt bọn cai ngục, nhưng chị biết cứ về đến buồng là anh khóc, khóc vì thương chị vất vả lặn lội thăm chồng, trong khi kinh tế eo hẹp, vì thương cho tương lai của con mà đành bất lực, còn khóc cho cả dân tộc đầy bất hạnh đau thương này nữa.

Chao ôi, nước mắt đàn ông. Đời tôi hai lần tù, gần1000 ngày, cũng bao nhiêu lần lặng lẽ khóc trong đêm, nên tôi hiểu: “Nước mắt không phải là nước lã mà kết tinh từ sự mặn mòi, khổ sở, day dứt lắm. Làm vợ một phần tư thế kỷ, không ít lần gia đình lục đục, xô xát, nhưng cứ nhìn những giọt nước mắt của chồng là tôi đầu hàng vô điều kiện. Vì tôi hiểu, đàn ông sắt đá hơn đàn bà, khi họ khóc là bị đẩy đến đầu mút tận cùng của nỗi khổ đau, ai oán rồi.

Tiếc cho số phút ít ỏi còn lại quy định cho các cuộc điện thoại gọi về Việt Nam, Tôi lấy hết sức bình sinh khích lệ chị:

- Đừng về lại Hải Phòng nữa chị à, chị cứ ngồi ăn vạ ở cổng trại cho chúng nó biết. Bắt chúng nó phải tạo phương tiện chở chị đến trại mới. Về bây giờ thịt cá ôi thiu hết, mà anh Nghĩa lại không có gì để dùng. Em ở trại, em biết mà, 15 ngày đầu không có gia đình tiếp tế, chỉ có cơm không với tí nước rau lõng bõng toàn cặn bẩn …không sống nổi đâu.

Chị ngao ngán đáp, tưởng trôi cả ống nghe:

- Chúng nó trốn sạch rồi em ơi, từ thằng trực ban đến thằng trưởng trại, chả còn thằng chó nào cả. Còn mỗi thằng gác cổng thì miệng câm như hến, mặt trắng bệch như sáp, làm được gì? Nếu tiếp tục ở lại sáng mai đi tiếp thì tiền mua vé cũng không có em ơi. Thôi để chị về vay mượn họ hàng rồi đi máy bay vậy.

Tôi thở hắt ra một hơi nặng trĩu, bạt cả tiếng khóc của chị ở đầu dây bên kia:

- Nhưng trại An Điềm ở chỗ nào chị đã biết chưa? Theo em biết thì huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam có cả trại tạm giam An Điền và trại Giam Bình Điền đấy, chị phải hỏi kỹ, không lại nhầm lần nữa là lần mò bằng chết…

- Thôi chết, chị ngẩn ra, thiếu nước dậm chân kêu trời: – Đúng là lũ khốn nạn, nó đem chồng người ta đi bỏ tù rồi toàn quyền định đoạt số phận tù nhân. Không báo cho gia đình biết thì chớ, ngay cả địa chỉ cũng cố tình không nói, chị phải làm ầm ĩ lên, nó mới mở miệng, mà chỉ nói qua quýt cho xong …bây giờ thì biết làm thế nào bây giờ?

Điện thoại tắt lâu rồi mà tôi còn thao thức mãi không sao kéo nổi giấc ngủ trở lại, khi hình ảnh chị choán kín các góc trong đầu , 5 năm anh ở tù thì 5 năm chị…đêm khuya thân gái dặm trường. Bình thường vẫn lặng lẽ cúi đầu trong tiếng bước ,tin vào anh và con đường chông gai anh đã chọn, nhưng hôm nay chị lặng lẽ cúi đầu trong tiếng nấc, trên dặm đường trăn trở nỗi sầu đau.

Vốn là con gái thành phố, được cha mẹ chiều chuộng từ nhỏ, khi lấy anh, tất cả trông vào anh, từ cửa hàng photocopy là nguồn sống của cả nhà đến mọi việc trong nhà, ngoài ngõ đều do anh đảm đương chu toàn, nay anh bị bắt, chị như người đổ bệnh, không sao lập lại được trạng thái cân bằng cho cơ thể mình, tất cả trông vào con trai lớn. Vì thương bố – trí lớn phải ngồi nhà tù nhỏ, thương mẹ yếu ớt bệnh tật nơi nhà tù lớn mà lẳng lặng đứng ra gánh vác mọi khoản chi phí trong nhà. Kể từ ngày bố bị bắt, một năm đầu còn được tổ chức này, hội đoàn kia giúp đỡ, còn có giải thưởng Helman/ helmett, Sau đó chìm dần vào quên lãng. Ba năm đầu còn ở B14 (Hà Nội), hoặc trại Ba Sao (Chí Linh, Hải Dương), đường xá không mấy khó khăn, khí hậu cũng không đến nỗi khắc nghiệt nóng bức. Từ ngày chuyển vào trại 6, mỗi lần đi, phải chờ đợi, vật vã mấy ngày trời. Đầu tiên đi xe ôm từ nhà ra bến để lên Hà Nội vào chuyến cuối cùng của ngày hôm đó, nghỉ lại bến xe từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau mua vé vào Nghệ An, lại bắt xe ôm tới cổng trại, vội vàng nộp giấy tờ, sổ thăm gặp, làm thủ tục, gặp anh khoảng một tiếng lại tất tả leo lên xe ôm quay ra bến để kịp chuyến xe cuối trong ngày. Lên đến Hà Nội là 3 giờ sáng, phải vạ vật ngay tại bến xe chờ trời sáng lấy vé về lại Hải Phòng…số tiền rải đường rồi chi tiêu ăn uống cũng vì thế mà tăng theo. Vì thế đã 34 tuổi đầu vẫn không dám lấy vợ
Cảm thông cho những nỗi vất vả nhọc nhằn mà chị phải chịu đựng, tôi hỏi:

-Hà Nội bây giờ đầy tệ nạn, quan không trị nổi dân, mà dân cũng không chịu đựng được quan nữa. Giữa nơi chạ người phức tạp như vậy, sao chị không vào nhà trọ mà nghỉ lấy sức qua đêm, lại ở bến xe, nhỡ mất cắp rồi bị bọn đầu gấu ,côn đồ giở trò đồi bại thì sao?

Chị thật thà đáp:

-Mỗi lần vào nhà trọ mất 200 nghìn đồng em ơi, tiền ấy chị để giành rồi thêm thắt vào gửi trại để mỗi tháng anh có 1 triệu tiêu thêm, chứ em bảo, giá cả leo thang đắt đỏ như thế. Vào trại, vật giá lại được các cai tù “phù phép” leo lên gấp mấy lần nữa, xót lắm, nhưng thức ăn đưa vào, dù dè xẻn đến mấy cũng chỉ giữ được một tuần thôi. Bao nhiêu thứ gửi qua bưu điện thì trại cứ coi như đồ bỏ, mặc cho chuột vầy, rán nhấm, ăn vào đổ bệnh thêm. Vì vậy phải có tiền để khi cần , anh mua thức ăn bồi dưỡng thêm em ạ.

Tôi lặng người trước sự thực phũ phàng chị kể. càng ngày càng bi đát hơn:

-5 năm trời, sức khỏe anh suy kiệt từng ngày, người gầy ngẳng như một đống xương khô, chỉ có u hạch là nổi rõ hơn thôi .

-Sao anh Nghĩa lại bị u, bị hạch? Tiếng tôi vang lên trong màn đêm tĩnh lặng.

- Khối u ở má bằng cả hạt lạc rồi em ạ. Còn ở cổ thì bằng ngón tay út, nhưng trông không rõ như ở má, do ăn uống thiếu thốn trong điều kiện tù đày, ô nhiễm môi trường nặng nề mà em .

Trời đất tôi thốt lên giọng uất nghẹn :

-Em cứ nghĩ anh Nghĩa là người cầm đầu, bị án cao, lại có chữ nghĩa , sẽ được mọi người quan tâm , hỗ trợ đầy đủ chứ. Sao bố đã hy sinh vì đại nghĩa, con lại biết tìm đường sáng để theo, mà bây giờ lại rơi vào cảnh tù mù quái đản như vậy?

Tiếng chị như một lời than:

- Biết làm sao em ơi, có gan làm, có gan chịu…cứ như trước đây, vừa là hội viên hội văn học nghệ thuật Hải Phòng, vừa có đồng lương hưu hỗ trợ, nhà lại gần mặt đường, có cửa hàng photocopy tài liệu cho sinh viên các trường Đại học xung quanh, là yên phận rồi. Chỉ vì chí lớn của anh: Ghét bạo quyền cộng sản, chán ngấy những cuộc họp hành ồn ào, vô bổ, hoặc tranh giành quyền lực đầy mưu mẹo, hiểm ác, dơ bẩn nơi chính trường, từ trung ương tới địa phương, chỉ tổ hại cho tương lai dân tộc cũng như quyền làm người của người dân, mà vứt bỏ tất cả để đứng lên, y như câu thơ của Việt Khang ấy: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sẽ phải đắm chìm, một nghìn năm hay triền miên tăm tối…”nên phải vào tù, cửa hàng không ai trông nom cũng đóng cửa, chức danh nhà văn cũng bị khai trừ. Con cái đứa thì lỡ dở chuyện vợ con, đứa thì thất nghiệp …
Trời đã tang tảng sáng mà những câu hỏi còn cuộn xoáy trong đầu tôi. Bình thường còn giam ở trại 6, mỗi năm chị mất 40 triệu tiền tiếp tế, thăm nuôi, hai năm là cả gần trăm triệu. Bây giờ vào tận Đại Lộc, Quảng Nam, ai là người giơ vai ra gánh giúp chị đây? Không lẽ cứ để con trai chị phải lo mãi, hay bán nhà đi lấy tiền thăm anh, để anh khỏi chết đói, chết bệnh trong những ngày tù còn lại?

Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng, vì ai oan nghiệt 6 năm trời ???

Sacramento 14-10-2013

(Lược ghi )

© Trần Khải Thanh Thủy

© Đàn Chim Việt

——————————————————————————-
*Nhà mét: Thực chất là nhà vệ sinh, vẻn vẹn 2 bệ xí và 1 phuy đựng nước , đặt trong khuôn viên chỉ khoảng 1 mét, nên tù gọi tắt là nhà mét.
** Tiền lưu ký: Tiền của gia đình gửi vào cho phạm nhân, bị cán bộ trại giữ lại để người tù chi tiêu dần.

Tags:

4 Phản hồi cho “Tâm sự người vợ tù”

  1. TKTT says:

    Bài đăng trên đàn chim Việt chiều hôm qua, thì sáng nay đã có tin vui đầu tiên rồi. Bác Nguyễn Công Đức( Dallas) điện thoại : 214-335-6452 đã gửi tiền về theo địa chỉ: Nguyễn thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa): Nhà 828, đường Trường Chinh, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0169 429 3450. Hy vọng chủ Nhật này chị Nga vào Đại Lộc ( Quảng Nam) tìm chồng, dù vất vả đến đâu cũng không phải lấn cấn về mặt tiền nong nữa.
    Từ giờ đến lúc anh Nghĩa ra khỏi tù ( cuối 2014) mong sao có thêm nhiều người giúp nữa để chị lấy lại niềm tin trong cộng đồng, cũng là đủ nghị lực để thăm nuôi chồng trong điều kiện ngặt nghèo, khó khăn nhất

  2. TKTT says:

    Bài đăng trên đàn chim Việt chiều hôm qua, thì sáng nay đã có tin vui đầu
    tiên rồi. Bác Nguyễn Công Đức( Dallas) điện thoại : 214-335-6452 đã gửi tiền
    về theo địa chỉ: Nguyễn thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa): Nhà 828, đường Trường Chinh, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0169 429 3450. Hy vọng chủ Nhật này chị Nga vào Đại Lộc ( Quảng Nam) tìm chồng, dù vất vả đến đâu cũng không phải lấn cấn về mặt tiền nong nữa.
    Từ giờ đến lúc anh Nghĩa ra khỏi tù ( 2015) mong sao có thêm nhiều người giúp nữa để chị lấy lại niềm tin trong cộng đồng, cũng là đủ nghị lực để thăm nuôi chồng trong điều kiện ngặt nghèo, khó khăn nhất

  3. tha phương says:

    các bạn cứ ngẫm nghĩ mà xem bao nhiêu nhà giàu, những căn nhà tỉ giá triệu đô, tôi tìm hiểu xem ai la chủ nhân, thì 80% là bị ám sát, bị tai nạn chết, bọn tham quan cộng sản củng vậy, xem mạng người dân lương thiện như cỏ rác, chỉ biết đến lợi ích của chính mình, sống ích kỷ, hèn hạ, thì rồi có ngày củng chịu cảnh vậy thôi, đời người ai củng phải chết, sống làm sao cho có ý nghĩa, với đời, với nhân dân, thì con cháu còn có lộc hưởng nhờ, sống chỉ biết đến gia đình mình, đến đồng tiền dơ bẩn thì củng như hư không mà thôi, rất tâm phục ý chí can trường và lòng quảng đại của nhà văn nguyễn xuân nghĩa, hy vọng sẽ có những người hảo tâm biết giúp đỡ cho gia đình anh, đễ vợ con anh có điều kiện chăm sóc cho anh chóng chọi với cái nhà tù khắc nghiệt và bất lương của bọ cộng sản nguy khốn này.

  4. Lời Nguyền says:

    Bạo quyền cộng sản chúng mày có phải là con người không? Chúng mày ngày ngày ăn chơi sa đọa trên sự đau khổ của nhân dân, chúng mày sướng lắm hả? Cầu cho chúng mày đi máy bay bị rơi chết hết đi, con cái chúng mày bị tai nạn thương tích cho chúng mày biết luật nhân quả…Lũ chó má khốn nạn.

Phản hồi