WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì sao ông  không có dịp thãm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận ðã ðưa tin. Ðây cũng là một vấn ðề hệ trọng trong quan hệ Việt – Pháp và Việt – Mỹ.  Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng.  Ðã viết về tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm. Ðây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân ðội Pháp và của quân ðội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Ðây là dịp tôi thấy cần nói rõ ðể bà con ta cùng biết.

Hồi cuối năm 1988, sau khi ði dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng  Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn ðề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh ðây là vấn ðề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp ðịnh Paris, Mỹ ðã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên ðến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ ðặt ra nhiều giả thuyết: Phải chãng phía Việt Nam ðã che dấu một số tù binh còn sống, ðưa ði ðâu ðể dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Ðã tra tấn ðến chết rồi phi tang? Ðưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại ðể ðào tạo làm gián ðiệp?

Theo công ước quốc tế và các vãn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, ðặc biệt là người chỉ huy tối cao – Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không ðược dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái ðộ nhân ðạo, có trách nhiệm, ðể trao trả ðầy ðủ khi chiến sự kết thúc.

Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy – từ nãm 1975 ðến gần nãm 2.000 – có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật ðột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.

Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tãm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công vãn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận ðược, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn ðề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang ðây thì sẽ có hàng ngàn gia ðình quân nhân Mỹ kéo ðến ðòi nợ, chất vấn về POW – MIA ðó!

Hồi ðó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục ðịch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay ðổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm ðắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên ðến nãm trãm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.

Khi tôi sang Pháp, vấn ðề tù binh mất tích cũng là vấn ðề khá lớn trong quan hệ Pháp – Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng nãm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết ðược phong là Nguyên soái.

Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp ðón ông sang thãm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp – Việt. Ðồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi  “tướng Giáp – Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh”,  hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Ðiện Biên Phủ rồi không ðược trao trả, mất tích. Tôi ðưa ngay cho ðại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp – Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội  Cựu chiến binh, như  Cựu chiến binh Ðông Dương, Cựu chiến binh Ðiện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên ðất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam ðã dã man, tàn ác trong ðối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân vãn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp ðã phản ðối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn ðề tù binh Pháp. Về sau tôi ðược biết việc tướng Giáp sang thãm hữu nghị Pháp ðược coi là hành ðộng hòa giải Pháp – Việt không ðặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.

Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Ðông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào nãm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn ðề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal…  Ông  cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam ðược ghi nhận là 5.782, số ðược trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu ðến 2.492 người.  Cho ðến nay không ai lý giải ðược số mất tích này ra sao, chết ở ðâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì ðể lại không?  Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.

Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp ði thãm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông ðã có cả một chương trình dự kiến, như thãm mộ Napoléon, thãm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn ðề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý ðịnh. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông ðược nuôi dưỡng bằng nền vãn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo – làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia ðình, trước ðây cũng nuôi ước vọng ðược có dịp ðón ông và gia ðình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên ðất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trãm bức ảnh tướng Giáp và gia ðình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.

Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du – vấn ðề quân nhân mất tích – một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp – ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các vãn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, ðó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường ðan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, ðất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt ðới và ðại dương, máy bay trúng ðạn lao xuống rừng hay biển ðều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo ðói, thiếu thuốc men. Lại còn cãn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, ðại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.

Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác ðịnh cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số ðưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm ðã giúp tìm ra vài trãm trường hợp, chỉ là vài phần trãm trong tổng số.

Có lần tôi ðã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu  “Nhất tướng công thành  vạn cốt khô”,  ðể ủng hộ phong trào ðòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái ðộ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương,  hoặc là ông ðưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân ðội Cộng hòa ở Thủ Ðức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật ðáng tiếc! Nay ông ðã ði xa, sau khi ðược hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc ðời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

2 Phản hồi cho “Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh”

  1. quang phan says:

    Những láo lường của Cộng sản Bắc Việt về vấn đề tù binh Việt Nam Cộng Hoà sau khi Hiệp Định Paris đã được ký kết :

    Nhà văn Phan Nhật Nam : Để trao đổi với VNCH khi bên này công bố bảng danh sách tù quân sự 26.750 người của Mặt Trận Giải Phóng bị giam giữ. Trong danh sách 26.750 tù binh cộng sản, VNCH liệt kê các thành phần: Quân đội chính qui Bắc Việt xâm nhập; lực lượng hồi kết (Thuộc các đơn vị ở Trung và Nam Việt Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp Định Genève 1954 và xâm nhập về Nam từ 1959 trở đi…); đơn vị chính qui và du kích thuộc MTGP. Đối lại, MTGP chỉ ghi chú số 5.018 người là do quân giải phóng bắt giữ được trong mười năm chiến tranh. Cộng sản chỉ dự trù trao trả cho VNCH những tù binh phần lớn bị bắt trong năm 1972, một số ít của những năm 68, 69, 70, 71… Tù binh trước năm 68 không hề được đề cập và liệt kê vào danh sách. Thâm hiểm hơn hết họ không trao trả số quân nhân VNCH đã bị bắt trong các cuộc hành quân vượt biên với lý luận đây là tù binh của Phathet Lào và của Khmer Đỏ.

    Phía VNCH không thể nào chấp nhận danh sách 5.018 người kia trả là tổng số thực tế của mười năm dài chiến trận. Không thể chấp nhận nầy vì sẽ phạm tội đồng lõa khi gọi số lượng nhỏ kia là con số thực tế. Sau cuộc trao trả, khi so sánh danh sách 5.018 người được trao trả nầy với danh sách đã phổ biến tại Ba Lê người ta thấy ngay được con số lớn chênh lệch: 29 sĩ quan, 1033 binh sĩ và hạ sĩ quan (Có tên trong danh sách 5.081 phổ biến ở Ba Lê) nhưng không được trao trả. Sự kiện có thể hiểu theo hai cách: Vì có 29 sĩ quan và 1033 hạ sĩ quan, binh sĩ trong danh sách này đã chết nên bây giờ phía cộng sản thế vào bằng một số người khác; hoặc 29 sĩ quan và 1033 binh sĩ sau này tuy không được liệt kê vào danh sách Ba Lê như dự trù nhưng vì danh sách thiếu hụt số lượng người trao trả nên họ bù vào cho đủ số. Tất cả hai luận lý đều có chung một kết luận: “Còn rất nhiều quân VNCH hiện đang còn bị giam giữ trong lao tù cộng sản”. Như dẫn chứng sau đây, Tiểu đoàn 101 pháo binh đóng tại Gio Linh, tháng 3-1972; Bắc quân mở đầu đại chiến mùa hè, căn cứ hỏa lực của tiểu đoàn nầy bị tràn ngập, trung úy Thành bị bắt và đem giam tại Bắc Việt. Một bức ảnh chụp tù nhân VNCH tại miền Bắc trong đó có Thành được đăng lên báo Đoàn Kết (Bắc Việt) và phổ biến tại Ba Lê. Gia đình cũng nhận được lời nhắn tin của Thành qua đài Hà Nội. Sự kiện về trung úy Thành rõ ràng cụ thể không che lấp, dấu diếm nhưng chắc rằng Thành đã có hành động chống đối, lời nói bất phục nên Thành không được trao trả. Tất cả bằng chứng về Thành được đưa ra ở bàn hội nghị của ban LHQS. Phe Mặt Trận “ghi nhận” chi tiết và đi qua trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc”…

    Trường hợp của Thành chỉ là một ví dụ điển hình, cụ thể, của hằng ngàn người hiện còn bị giam giữ trong sáu mươi trại giam rải rác khắp ba lãnh thổ Việt, Miên, Lào, trong đó những trại giam miền Bắc Việt Nam được ghi nhận chính xác là mười hai trại. Trong mười hai trại ở Bắc Việt có trại T2 (thành lập vào khoảng tháng 4-71 sau chiến dịch Hạ Lào hai tháng) đặt tại vùng hai xã Việt Hồng, Việt Cường huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, trong trại này có những quân nhân Việt Nam bị bắt ở chiến dịch Hạ Lào, những sĩ quan như Đại tá Nguyễn Văn Thọ Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn 3 Dù, Thiếu Tá Trần Văn Đức sĩ quan ban 3, Thiếu Tá Phương. Đại úy Thương, những sĩ quan pháo binh của Tiểu đoàn 3 Pháo, đơn vị trấn giữ đồi 31. Những con người có thật đã nói ở đài Hà Nội, bị giam ở những trại đã được kiểm chứng, do lời tiết lộ của những người vừa được trao trả, do cung cấp của những hồi chánh viên có nhiệm vụ quản lý trại… Những tài liệu chính xác, những dẫn chứng cụ thể, những lời nói được thâu băng… Tất cả trở nên vô hiệu, vô ích trước cộng sản. Phía MTGP lý luận: Những sĩ quan như Đại tá Thọ, Thiếu tá Phương, Đức,… Như quí vị vừa nêu ra, chúng tôi xin ghi nhận; nhưng chúng tôi xin thông báo trước: Những nhân viên quân sự đó không thuộc quyền “quản lý” của chúng tôi, họ tham chiến tại Nam Lào bị lực lượng Pathet Lào bắt được, chúng tôi chỉ vì “tình đồng bào” (?!) lòng nhân đạo, sẽ “quan hệ” với lực lượng Pathet Lào để thả các anh em đó ra vì dù sao họ cũng là người Việt Nam (!!).

    Khỏe ru, MTGP, Bắc Việt ung dung thông qua vấn đề, vì Hiệp Định, Nghị Định Thư không nói đến loại tù nầy… Quân Bắc Việt không tham chiến ở Lào, ở Nam Việt Nam. Tóm lại, lãnh thổ và chính quyền đó đứng ngoài cuộc chiến tranh. Quái đản và đau đớn quá, nhiều cái mồm hét lớn hoan hô hòa bình, hoan hô thiện chí… Có nhiều nguyên do gây nên chiến tranh, gây nên tội ác. Danh từ là một trong những nguyên nhân chính yếu. Cộng sản, những người chiến đấu vì danh từ và dùng nó để che dấu vết giết người. Rất nhiều người không thấy rõ mặt cộng sản sau những danh từ: Hòa Bình, Hòa Hợp, Hòa Giải…

  2. nguenha says:

    Đây mới chính Sự-thật -Lịch sử! Năm 1975,khi Miền Nam vào tay Cs,một người ởTrà-Vinh,quen biết Bà Huỳnh thị Mè (Một trí thức nằm vùng Cs),kể lại với tôi: Tình cờ,Ông đến thằm Bà Mè(,cô giáo củ dạy ông hồi ở Trà vinh),người con lớn của Bà vừa đi về cùng cậu con trai 6 tuổi; Bà Mè hỏi đúa nhỏ,nó trả lời: Ba đem đi chơi,cháu thấy nhiều” ông Tây lắm”!!! Bà Mè vôi vàng can không kịp(Con bà Mè làm ở cục tình báo Vc). Ông Bạn tôi ,hiện giờ sống ở Mỷ,có lần tôi đề nghị Ông hảy công khai vấn đề nây,song Ông từ chối. Cái chuyện bắt Tù binh thì nhiều mà khi trả lại thì ” it”,điều nầy rất dễ hiểu.Cứ nhìn vào các trại Cải tạo Tù binh thì biết,có trại nào mà không có nghĩa địa?? Dấu diếm,che khuất ,tàn ác…đó là nghề của CS.

Phản hồi