Người Việt ở Nhật xuống đường nhân 40 năm “hải chiến Hoàng Sa”
Người Việt Nam ở Nhật cũng biểu tình tuần hành và gửi văn bản phản đối chính quyền Trung Quốc vì sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách đây tròn bốn thập niên.
Tờ “Sankei” (Sản Kinh) dẫn nguồn từ Hãng Thông tấn Nhật Kyodo cho hay, khoảng một trăm người, là những viên chức và lưu học sinh Việt Nam tại Nhật đã tổ chức diễu hành biểu tình ở khu Minato (nơi tập trung nhiều đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô Tokyo), đồng thanh hô vang khẩu hiệu “Trung Quốc hãy cút khỏi Tây Sa, Hòa bình cho biển Đông” (*).
Những người tham dự đã tập trung lại qua lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook. Cuộc tuần hành khởi đầu lúc 10 giờ sáng ở đoạn đường gần ĐSQ Trung Quốc, và diễn ra trong khoảng 45 phút. Trên quãng đường dài chừng 1,7 km, biểu ngữ “Các bạn Nhật và các nước ASEAN, Việt Nam vì hòa bình trên biển Đông, sẽ cùng hành động với các bạn” đã được giơ cao.
Đoàn biểu tình cũng đã bỏ vào hộp thư trước cửa ĐSQ Trung Quốc văn bản phản đối việc Trung Quốc đưa ra luật cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Trao đổi với báo chí, một thanh niên (29 tuổi) đang du học tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, đã chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nhưng cả chúng tôi, thế hệ trẻ, muốn khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của đất nước chúng tôi”.
*
Trở lại lịch sử, vào ngày này cách đây tròn bốn mươi năm, đã xảy ra một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền. Trận chiến này, về sau được gọi bằng cái tên “Hải chiến Hoàng Sa 1974”, và gắn liền với tên tuổi của 74 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh khi bảo vệ tổ quốc.
Kể từ năm 1975, “Hải chiến Hoàng Sa” trở thành một “điểm trắng” trong lịch sử Việt Nam khi nó ít được nhắc tới trong sách vở và dần dần trở thành một đề tài “cấm kỵ” trong “chính sử”. Phải tới dịp hồi tưởng năm nay, nhân tưởng nhớ bốn mươi năm mất Hoàng Sa, báo chí trong nước mới có dịp đăng tải những chuỗi bài vở về sự kiện Quân đội Cộng sản Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.
Cuộc biểu tình của người Việt tại Nhật Bản nói trên là một trong số nhiều nỗ lực của người Việt trên toàn thế giới hướng về Hoàng Sa. Trong khuôn khổ chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” do một số cá nhân chủ trương, chỉ sau 12 ngày, hơn 500 triệu đồng đã được quyên góp để ủng hộ phần nào “cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua”.
Bên cạnh đó, trong vòng 8 ngày, đã có hơn 16 ngàn người trên thế giới ký tên vào một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. “Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ” – lá thư được soạn thảo bởi hai tổ chức dân sự độc lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp nhấn mạnh.
Với những tâm nguyện yêu nước mạnh mẽ như thế, người dân Việt Nam có quyền mong mỏi và đòi hỏi một thông điệp rõ ràng, cương quyết và trước sau như một hơn nữa từ phía chính quyền, nhất là khi đúng vào dịp tưởng niệm, Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở Đà Nẵng đã bị hủy vào phút chót vì những lý do không được nêu rõ, loạt bài viết trên báo chí về “Hải chiến Hoàng Sa” thì đột ngột bị ngừng và cho “ẩn” vào trong những trang báo mạng…
(*) Tây Sa là tên mà chính quyền Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Nhịp Cầu Thế Giới
S.O.S
Xin khẩn báo với dư luận rằng nhà cầm quyền CSVN vừa bắt một số người chỉ vì thăm viếng nhau:
6 người bị bắt giữ khi thăm Anh Phạm Văn Trội
!
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hèn
Tà gian thiên chủ nghĩa lưu manh
Coi dân là rác giặc là bác
Chủ quyền dân tộc chúng lờ đi
Một lũ công an một lũ binh
Tay cầm súng ống vẫn bị khinh
Đánh dân như đánh quân thù vậy
Trước mặt quân thù chúng ôm hôn
Hôm nay càng rõ mặt quan hôi
Báo chí bị bôi nhọ hết rồi
Mới đăng tin tức Hoàng Sa đảo
Một ngày sau giấu kín lại thôi
Nhà báo nhà văn đất nước ơi
Đừng sợ cái lũ bọn quan hôi
Đứng lên lấy lại quyền dân chủ
Để cho tờ báo được thở hơi
Tự do ta quyết giành tự do
Nhà báo nhà thơ với học trò
Cùng dân cả nước cùng tôn giáo
Xuống đường đòi lại cái Tự Do.
Cờ quạt chỉ là hình thức
Nội dung chính là hiến pháp
Hiến pháp phải thể hiện tính đa nguyên,
tính nhân bản, tính hoà bình …
Đó là mới chỉ là điều ắt có
Muốn đủ phải tôn trọng hiến pháp
Cờ quạc là hình thức nhưng có Cờ trước hay hiến pháp trước ?…. mội người có tuyên thệ trước lá cờ của Tổ Quốc không ?.Cám ơn
Vuphong nguyen ơi,
Xin trao đổi thật nhanh vài ý kiến căn bản nhé.
Một điều chắc chắn là, lá cờ không qui định được một điều gì cho hiến pháp hay luật lệ.
Nhưng luật lệ qui định quốc kỳ, quôc ca và quốc huy ra sao ?
Hiến pháp là LUẬT MẸ, đứng trên mọi luật.
Vấn đề cái nào trước cái nào sau, không quan trọng gì hết ở đây.
Mà thực ra cộng đồng hay xã hội khi mới hình thành cần nhất phải có tôn ti trật tự, phân công phân nhiệm …. Suy ra như thế trước tiên phải có điều lệ.
Ban sơ chưa có chữ thì chỉ có luật bất thành văn; sau có chữ mới có luật thành văn
Khi nhận lãnh trọng trách, các nguyên thủ quốc gia phải tuyên thệ tôn trọng hiến pháp, chứ không ai thế tôn trọng lá cờ hết.
Lại Mạnh Cường
Công nhận dạo này kụ Kường …tả xung hữu đột, lia lịa …
Ngòi bút có thể là lưỡi gươm – trận mạc. Trận mạc thì có máu đổ đầu rơi – dưới ngọn cờ, kụ Kường ạ!
Và,
Hiến pháp cũng được viết bởi ngòi bút …
Vì,
Luật rừng…??
Xin thưa với bác như thế này có đúng không nhé !
Chúng ta coi HIẾN PHÁP như CỨU CÁNH, để thực thi dân chủ tự do ấm no hoà bình và hạnh phúc cho toàn dân. Chính vì thế mà đòi hỏi mọi người phải tuyệt đối tôn trọng hiến pháp, làm căn bản cho sự hình thành một quốc gia pháp trị đúng nghĩa
Hiến pháp là luật mẹ, cho nên cần được soạn thảo thật kỹ càng, làm CĂN BẢN CHO MỌI TÔN TI TRẬT TỰ, sẽ được qui định tổ chức sau này trong quốc gia.
CS coi HIẾN PHÁP chỉ là PHƯƠNG TIỆN, còn QUỐC KỲ, QUỐC CA, QUỐC HUY. QUỐC HIỆU là cứu cánh, là biểu hiệu thực sự của lý tướng CS cần đạt tới theo như chủ thuyết Cộng Sản. Chủ thuyết CS mới thực sự là hiến pháp của CS.
Cho nên chúng đã lúng túng muốn thay đổi quốc ca mà không song, nhất là quốc ca lại do Văn Cao, một người chúng không tin tưởng, bởi có thiện cảm với nhóm “phản động” Nhân văn Giai phẩm.
Còn sau khi thống nhất đất nước, chúng để lộ ra bộ mặt thật bằng đổi ngay tên quốc gia, tên đảng của chúng …
CS đã nói rõ: Cứu cánh biện minh cho phương tiện ! Cho nên ta thấy hiến pháp được tu chính nhiều lần, nhưng các điểm căn bản không hề thay đổi. Đó là CS luôn luôn độc tôn trong lãnh vực chính trị, không nhượng bộ một li nào. Không công nhận quyền tư hữu, kinh tế chỉ huy luôn luôn là chủ đạo v.v..
Cho nên các luật lệ đặt ra chỉ để làm cảnh chơi cho vui.
Tại sao lại làm cảnh ? Bởi Bộ Chính trị có quyền đưa ra những nghị định mà xem ra trái với hiến và luật pháp !
Bởi thế bà Ngô Bá Thành phát biểu: Nước ta có một RỪNG LUẬT, nhưng lại quen xài LUẬT RỪNG !
Tôi còn có thể phân tích cho ra lẽ nhiều điểm nữa, nhưng phát biểu như thể đủ rồi và mong mọi người hãy suy ngẫm xem sao.
Bàn chuyện nước không thể dỡn chơi, nếu thật sự yêu nước thương dân.
LMC
Người người mơ là công dân nước Mỹ vì sao thế ?
Có phải là cờ Mỹ trong đẹp mắt chăng ?
Hay lý do nào khác có liên quan đến lá cờ Mỹ ?
Theo tôi, người ta thích làm dân Mỹ bởi một điều chắc chắn nhất. Đó là HÍÊN PHÁP Mỹ là một bảo đảm vững chắc cho mọi người được quyền BÌNH ĐẲNG trước pháp luật, tạo cơ sở cho người ta an tâm sống và cố thăng tiến trong xã hội Mỹ.
Các ông to bà lớn trong chính quyền, trong hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà cũng phải TÔN TRỌNG hiến pháp và luật pháp. Đó là một quốc gia PHÁP TRỊ đúng nghĩa.
KHÔNG MỘT AI DÁM CHÀ ĐẠP (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) LÊN HIẾN PHÁP !
Nhưng lá cờ Mỹ thì nếu thích, dân Mỹ dám may thành áo, thành quần lót.
Thậm chí khi bất bình có kẻ còn … đốt hay xé hoặc dẫm đạp lên lá cơ Mỹ !
Lão Ngoan Đồng
Người ta lại thường thấy Cộng Sản sẵn sàng dẫm đạp lên luật lệ do chúng nặn ra,
nhưng TUYỆT ĐỐI chúng không dám dẫm đạp lên CỜ QUẠT VÀ HÌNH ẢNH LÃNH TỤ !
Cách đây một hai năm, một công dân Bắc Hàn tỏ vẻ bất kính trước hình lãnh tụ (cha của Kim Ủn Ỉn mà bị xử tử hình).
Còn một nữ cảnh sát đã cố hy sinh mạng sống để bảo vệ hình ảnh lãnh tụ trong một cơn mưa bão, được tuyên dương như anh hùng dân tộc. Cô này sướng muốn khóc, khi được Kim Ủn Ỉn cấp cho ngay một căn nhà nhỏ ở nơi mới xây cất .
Lá cờ vàng ba sọc đỏ theo cá nhân tôii nghĩ, tượng trưng cho đât nước Việt ba miền, với người Việt là giống da vàng máu đỏ.
Còn lá cờ đỏ sao vàng thực chất chỉ tượng trưng cho lý tưởng của người CS muốn đạt tới. Đó là cách mạng vô sản để cướp chính quyền về tay đảng CS bao gồm hai giai cấp công nông.
Quốc huy của CS cũng thế; trong khi quốc huy VNCH là bụi trúc, tượng trưng đặc biệt cho đất nước và con người Việt Nam hơn nhiều.
Ngoài ra quốc kỳ và quốc huy VNCH không thể hiện điều gì khác hơn.
Tên quốc gia Việt Nam Cộng hoà nói rõ về thể chế; còn hiền pháp VNCH mới minh định rõ ràng về chế độ này ra sao từng chi tiết một.
Lão Ngoan Đồng
Một vài cuộc biểu tình tưởng nhớ 74 chiến sĩ VNCH đã hi sinh trong cuộc chiến Hoàng Sa chống bọn Tầu xâm lược ngày 19/01/1974 xảy ra ở một vài nơi (Đức, Nhật) do những người xuất thân từ miền Bắc tổ chức có ý nghĩa gì?
Theo tôi, nó không xuất phát từ lòng yêu nước của họ, mà chỉ là màn kịch vụng về do sự lèo lái, giật giây của CSVN trong ý đồ tạo sự “hoà hợp – hoà giải – đoàn kết”, qui tụ mọi người dưới trướng cờ đỏ theo chủ trương của đảng CSVN!
Hà Nội: Lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa bị giải tán!.
Chỉ có những kẻ nhẹ dạ vội tin và hô hào, cổ suý cho chúng! Hãy về VN xem CSVN đã đối sử với những người biểu tình như thế nào để nhận ra bộ mặt thật của bọn CSVN bán nước hại dân !
Chính cờ đỏ đã công nhận Hoàng sa, Trường sa là của Chệt, thì cờ đỏ chỉ có thể dùng để ủng hộ Hoàng sa, Trường sa là của Chệt mới đúng. Những ai không muốn dùng cờ Vàng chống giặc Tàu ,thì thì thà không cờ còn hơn mang cờ đỏ bán nước.
Ở nước ngoài Nhật Bản, người Việt cầm Cờ Đỏ Sao Vàng biểu tình lên án Tàu cộng xâm lươc.
Ở Việt nam, người Việt cầm Cờ Đỏ Sao Vàng biểu tình lên án Tàu cộng xâm lược bị công an cho ăn roi điện, ăn giày vào mặt , túm gáy cho vào nhà giam .
Ai là Việt gian phản quốc ? Ai là tay sai cho ngoại bang ? Ai là hèn hạ ?
Hỏi tức là trả lời .
Khi người Việt ,trong cũng như ngoài nước ,tưởng nhớ Trận hải chiến Hoàng Sa,bất chấp trên tay họ cầm Cờ Đỏ hay cờ Vàng,họ đều là những con dân yêu nước cả.! Tưởng nhớ Hoàng Sa cũng đồng nghĩa với Sự lên án, bọn VC Bán nước Phạm văn Đồng-Hoàng Tùng–nguyễn văn Linh–và cả HCM!!
Lạ thật, trong nước người ta tưởng niệm HS đã dẹp CỜ MÁU và hình TỘI ĐỒ hcm, thì dân lao động xuất khẩu hải ngoại tưởng niệm vẫn còn mang CỜ MÁU thật PHẢN CẢM.
DÂN xuất khẩu lao động vẫn chưa tĩnh và vẫn chưa hiểu nguyên nhân vì sao, phải đi lao động nếu không muốn nói là nô lệ với đông lương rẽ như bèo.
Âu “cũng bởi thằng dân NGU quá LỢN” (Tản Đà) mà ra.
Híc, híc.
Theo thiển ý, Vinh danh, tưỡng niệm chiến sỉ Việt-Nam Cộng Hoà thì phải giương cờ Việt-Nam Cộng Hoà, Chà lẻ cho đến thời điểm nầy mà người Việt-Nam vẩn chưa rõ lịch sữ, nguồn gốc cờ đỏ sao vàng là do hcm đem từ tỉnh Phúc kiến bên Tàu về? Trong những cuộc xuống đường biểu tình trong nước chống Tàu cộng xâm lược trước đây, người dân những tưởng khi trương hình hồ chí minh và cờ đỏ sao vàng, làm lá chắn, nhưng vẫn bị bọn cầm quyền thẳng tay đàn áp một cách thô bạo. Chứng tỏ đảng cs VN hiện nay là tai sai của Tàu cộng chống lại Dân tôc Việt-Nam.
Thưa bà con,
Dù các kiều dân Việt ở Nhật cầm cờ đỏ đi biểu tình chống Tàu xâm lăng Hoàng Sa, tôi vẫn ủng hộ họ hết mình.
Đơn giản là, họ ý thức rõ ràng được CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ,cùng sự TOÀN VẸN LÃNH THỔ của đất nước mình ra sao.
Họ không còn bị ngộ độc bởi những tuyền truyền mị dân, cùng với các chống chế miễn cưỡng, của bọn cầm quyền CS các cấp hiện nay trong nước.
Cần làm sáng tỏ hơn nữa đó là bọn MÃI NƯỚC CẦU VINH !
Trong khi đó những người quốc gia yêu nước chân chính bị bôi đen là NGỤY !
Amsterdam, 19/01/2014
Lại Mạnh Cường
======
Lịch sử rất công bằng
Lê Phú Khải
Ngụy Văn Thà ơi
Lịch sử rất công bằng
Năm 2011 ở Thủ đô
Những người yêu nước đi biểu tình
Đã giương cao biểu ngữ viết tên anh
Ngụy Văn Thà hy sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu vẫn gọi anh là ngụy
Tha thứ cho tôi
Tha thứ cho tôi
Gần hết cuộc đời mới nhận ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Tổ Quốc khắc tên anh và đồng đội
Lên ngực đá đảo xa
Sóng bạc đầu nghìn năm vẫn gọi: Ngụy Văn Thà
Chín mươi triệu người xin thề:
Sẽ lấy lại Hoàng Sa.
(7/2011 – 1/2014)
Sài Gòn,
L. P. K.
Theo BVN
=======
19-01-2014
Tưởng niệm & Lịch sử rất công bằng
Võ Trung Hiếu
Đất nước mất đi một hòn đảo nhỏ
Một phần máu thịt của mình
Ngày tưởng niệm cái điều đau xót ấy
Triệu người thắp nến lặng thinh
Người ta có thể ồn ào tưởng niệm, mít tinh
Những ngày rất vu vơ, không hồn không vía
Nhưng để khắc ghi một ngày bi hùng như thế
Những ngọn nến không thể đứng cùng nhau để nối một vòng tay
Tôi tin rồi đây sẽ có một ngày
Hoàng Sa sẽ trở thành thân thương tên gọi
Những đứa trẻ Việt ra đời mang tên Hoàng Sa
Những thành phố, những con đường mang tên Hoàng Sa
Tôi đặt tay lên ngực của mình và
Nhắm mắt thấy một Hoàng Sa ở đó …
19.1.2014
VTH
Tác giả gửi Quê Choa
Thưa bà con,
1/
Lão Tử (?) có nhận xét rất hay:
LÀM CHÍNH TRỊ NHƯ KHO CÁ NHỎ
Cần để lửa liu riu và đừng hay trở cả !
Bởi nếu ta để lửa lớn sẽ cháy khét hết nồi cá !
Nếu ta nóng lòng lật trở cá, sẽ biến thành nồi xà bần !
Kết, cần kiên nhẫn trong mọi trường hợp, bởi cần thời gian giải quyết ổn thoả
2/
Lập trường, chủ trương đường lối chính trị dân ta lại lấp lánh muôn màu sắc
Cùng một mẫu số chung chống Cộng hay thậm chí chống Tàu … nhưng lại chín người mười ý !
Chuyện này chẳng có gì lạ cả và cũng chẳng phải là một nan đề không giải quyết nổi.
Xưa nay trong thiên nhiên vốn dĩ muôn màu muôn sắc muôn hương muôn hình thể !
Tất cả vẫn sống hài hoà bên nhau tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ, có một không hai.
Căn bản là nhờ sự SÔNG CHUNG HOÀ BÌNH, ko loài nào tìm cách tiêu diệt loài khác.
Khổng Tử (?) đã nhận xét:
QUÂN TỬ HÒA NHI BẤT ĐỒNG
TIỂU NHÂN ĐỒNG NHI BẤT HÒA
Kết, tôn trọng sự khác biệt.
Tìm đồng thuận trong nét lớn
và bỏ qua những tiểu tiết :-) !
3/
Cờ quạt chỉ là hình thức
Nội dung chính là hiến pháp
Hiến pháp phải thể hiện tính đa nguyên,
tính nhân bản, tính hoà bình …
Đó là mới chỉ là điều ắt có
Muốn đủ phải tôn trọng hiến pháp
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư y trị :-) !