Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh
Giới thiệu ÐÈN CÙ của TRẦN ÐĨNH
Quý vị phải lắng nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có tác giả. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) nó tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu chưa phải là một kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn Cù Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, với một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn suôi mới, Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.
Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.
Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là nói sự thật, kể những chuyện thật. Đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài lời kể các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.” Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụ trách báo Sự Thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ.” Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh Muốn Nằm!” “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”
Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi lao động “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Người đàn bà mang tội là “vợ Nhân Văn” … bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ. “… [N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển.” Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tầu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉ thuật lại những gì mình nghe, mình thấy. Thời sau chiến tranh, báo Nhân Dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. “Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến nnngngg bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh.” Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần Lễ Vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được ban Tuyên Huấn Trung ương đến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền.” Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [phó thủ tướng đổi tiền], nguyên trưởng ban tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo …” Và ông nhắc lại bài Quốc Tế Ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!” Phê: “Quá giỏi!”
Đèn Cù đầy rẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều “clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này. Tất cả là “truyện tôi.” Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi.” Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên phải đoc Đèn Cù như một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, LêĐạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Giả thiết Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn Cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi.” Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá …”
Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Anh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông tổng biên tập báo Sự Thật dậy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An Toàn Khu). Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư.” Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau nay nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa Bài Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa bác, Bác để quên ạ!” Và nhìn thấy “Mặt cụ xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại … Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì …” Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”
Trần Đĩnh chắc là người thứ nhất tiết lộ Hồ Chí Minh đã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh. Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác.” Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô ghép làm bút hiệu trên báo của mình, khiến cô cảm động. Ông cũng kể chuyện năm 1960 theo Hồ Chí Minh đi Móng Cái, dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học”. Hồ viết lên bảng một chữ Hán “nhân,” rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” Ông nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?” Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi, đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?”
Trần Đĩnh là nhân chứng đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này. Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. … Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người ta đái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’” Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới chủ tịch phủ, tha thẩn ở sân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …”
Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơi đi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang “phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau tập hồi ký không dùng đến vì Trường Chinh biết mình đã thua phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ viết, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký cho nhiều người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất Khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam. Viết Bất Khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối.” Nhưng khi được nghe một độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire.” Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay.”
Một lần năm 1960 Trần Đĩnh gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi.’ Viết xong bản tiểu sử chính thức, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ.” Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).
Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết ý như thằng đã ở tù… Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay.” Và Thọ hứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không phải viết, “Hú vía!” Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh cũng nhờ viết hồi ký, đều từ chối. Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như khi đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả hai đều trong Bộ Chính Trị (vai vế mang ngau). Gần gũi họ, cho nên mới biết một cảnh trong nhà Lê Đức Thọ: Một ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ở Bắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959. Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn “Từ số không đến vô định” của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Liên xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi, được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoa đua nở” báo Nhân Dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng. Những trang bào này mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng.” Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng.” Cho nên, “Tôi bắt đầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham.” Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi học xong về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối tượng đấu tranh, của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân Dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”
Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, nhắc lại nhiều lần câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ.” Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm cho Văn Nghệ Báo tiết lộ về cuộc họp chi bộ để nghe một chỉ thị tối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không cần phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quả bom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này.” Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh, “đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng.” Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủ trương Mao; từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.”
Bên trong, Lê Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng;” đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh giằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để đi vay súng đạn, gạo, vải, quân trang của Mao Trạch Đông. Trần Đĩnh bị nghi ngờ, hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chống đảng.” Lê Đức Thọ gọi Trần Dĩnh tới, ngồi kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ … tiếc lắm. … Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài …”
Đối với bên ngoài, lúc đó Nga chủ trương chung sống hòa bình với Mỹ. Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao, gây chiến tranh chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không đồng ý, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Cuộc Cách mạng Văn hóa điên đảo khiến cho Lê Duẩn lo Trung Quốc sẽ loạn lớn, sẽ tan vỡ. Duẩn quyết định phải đánh ngay, lo không còn chỗ dựa khi Mao đổ. Cho nên chuẩn bị cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau năm 1975, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.
Đèn Cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.” Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh…. Nhưng tác giả sống với người dân ngoài phố, với giới văn nghệ, báo chí nhiều hơn là với các lãnh tụ đảng. Những đoạn phim thú vị nhất chụp cuộc sống hàng ngày; của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ thấp, những người qua đường.
Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chấp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên.” Có cảnh Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích rằng mình phải bày tỏ lập trường: “Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên?” Có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy.
Chúng ta thấm thía nỗi thèm khát được sống với sự thật, khi nghe lời Trần Độ tâm sự, sau cuốn Nhật Ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ … hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!” Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân Dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!” Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ta là bí mật – trong bao nhiêu năm với cuốn sách này.”
Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói;” chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, “Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm;” trong khi đang viết thì đổi ra “phê phán toàn diện.”
“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống với những Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù. Đèn Cù là Đèn Cù hỡi! Ới ơi ơi ời, Đèn Ơi!
Tháng 8/2014
© Ngô Nhân Dụng
© Đàn chim Việt
Kính xin đàn anh Trần Đĩnh ra Hà Nội xem tụi nó đang lên đồng lừa đảo lớp trẻ Việt Nam và cộng đồng thế giới, (đặc biệt là đàn anh Cao Bồi Téc Xịt) bằng cái gọi là:
(Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957″.)
Có lẽ đàn anh là một trong những nhân chứng cao tuổi nhất còn hiện diện trên cõi đời này, nên kính xin đàn anh quá bộ vô phòng triển lãm để xem tụi nó bày trò gian gì đây?
Chắc chắn những hình ảnh thật mà chúng ta có sẽ không được bày trong đó.
Sau đó đàn anh sẽ lột mặt nạ chúng nó bằng với văn tài của mình, bảo đảm thiên hạ khắp năm châu đọc mệt nghỉ.
Cám ơn đàn anh.
Em Tony trọng kính.
“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian, nói dối thì các ông cứ vạch ra”- Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả “Đèn Cù”. (trích).
Chưa có ai kết luận ông TĐ là kẻ ăn gian, nói dối. Nhưng nếu bảo ông là người nặng tình cảm mà khi yêu trái ấu cũng tròn thì không ngoa. Dù đã tuyên bố “thất tình ” với ông Hồ những TĐ vẫn …thầm yêu. Trái lại, với Lê Duẩn, ông có một tình cảm trái ngược, ghét cay, ghét đắng, ‘ghét như đào đất đổ đi”! Vì thế mà TĐ lên án LD nào là theo Mao, nào là chủ xướng cuộc chiến với miền Nam.v.v….
Đành rằng Lê Duẩn đóng một vai trò quyết đinh trong cuộc chiến khốc liệt Bắc-Nam, nhưng còn những nhân sự khác trong ban lãnh đạo Đảng Lao Động như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và nhất là Ông Hồ, có thực sự đi theo đường lối cuả Liên Xô để “chung sống hoà bình, tránh đối đầu quân sự’ và chưa muốn gây một cuộc chiến mới?
E rằng sự thể không hẳn như vậy!
Điểm lại một số biến cố xảy ra từ khi Hiệp Định Genève 1954 ra đời cho đến Hội Nghị BCHTW đảng CSVN lần thứ 9 (khoá 3) họp vào tháng 12/1963, chưa khi nào chúng ta thấy CS từ bỏ dã tâm xâm chiếm miền Nam :
1) Sau khi HĐ đình chiến ra đời, gần một triệu người dân miền Bắc đã ghê sợ chế độ CS bằng cách di cư vào Nam. Trong khi đó chỉ khoảng chục ngàn cán binh CS và gia đình tập kết ra miền Bắc. Đại đa số còn lại chôn dấu vũ khí, tài liệu, trở thành nông dân, thợ thuyền, công tư chức, đáng kể một số trở thành những nhà báo mà sau này gây rất nhiều khó khăn cho việc trị an cuả c/q VNCH. Tất cả đều “nín thở” chờ ngày …NỔI DẬY! ( Chủ trương này cuả Lê Duẩn hay cuả BCT đảng Lao Động mà ông Hồ đang tót vời quyền lực?).
2) Tháng 4, 1957 LD được gọi ra Bắc để báo cáo tình hình “Cách Mạng miền Nam” rồi chỉ vài tháng sau, LD được đưa vào Ban Bí Thư TWĐ. Đầu năm 1960, nhân Đại Hội Đảng Lao Động lần thú 3 họp và LD được bầu vào vai trò thứ 2, Bí Thư Thứ Nhất BCHTWĐ, chỉ sau ông Hồ. (Ai đã đề bạt một cán bộ lãnh đạo “Cách Mạng Miền Nam” vào vai trò trọng yếu này, và với mục đích gì? Không phải là ông Hồ và BCT ư?)
3) Đầu năm 1959, Hội Nghị lần thứ 15 BCHTW (khoá 2) ,với ông Hồ là lãnh tụ tối cao, ra nghị quyết 15 với chủ trương:” Khởi Nghiã- Lật Đổ c/q tay sai Ngô Đình Diệm để Giải Phóng Miền Nam”. Để thực hiện NQ này, tháng 5, 1959, lập ra Đoàn Tiếp Vận lấy tên là Đoàn 559 để chuyển vũ khí, lương thực vào Nam, và tháng 8 năm ấy những đơn vị đầu tiên cuả QĐ BV theo đường Trường Sơn xâm nhập miền Nam.( Đã có ai trong ban lãnh đạo đảng Lao Động, từ ông Hồ trở xuống, dơ tay phản đối NQ này chỉ vì muốn chung sống hoà bình, chưa muốn chiến tranh? Hoàn toàn không!)
4) Bằng vào việc lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tháng 12 năm 1960, chính quyền Miền Bắc muốn gì? Muốn lưà bịp dư luận thế giới, thực hiện cuộc chiến dấu mặt để thôn tính VNCH.
5) Cuối năm 1963, Hội Nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng Lao Động (khoá 3) họp lại để tiến hành hai việc, một là ra một nghị quyết lên án nhóm có tư tưởng xét lại, theo LX. Hai là một NQ có tính các quân sự kèm theo. Bối cảnh ra đời cuả NQ 9 cuối năm 1963 đáp ứng một biến cố vô cùng quan trọng là TT Ngô Đình Diệm cuả mien Nam vưà bị đảo chánh và bị sát hại. Đây là một cơ hội nghìn năm có một cho nên không lạ gì NQ 9 đã chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự để dành thắng lợi trước khi người Mỹ can thiệp. Để giúp NQ này đạt đuợc thành công, đòi hỏi sự nhất trí trong toàn đảng, toàn quân. Đây là lý do chính để có một NQ lên án thành phần xét lại, và cũng chỉ lên án suông chứ chưa bắt bớ, giam cầm bất cứ đảng viên nào. Với cơ hội hiếm hoi như thế, hỏi có đảng viên nào không nhất trí với BCH TW và BCT? Có cần Lê Duẩn trang bị tư tưởng Mao, hiếu chiến, ra tay khuynh loát hội nghị để dành phần thắng? Và Cụ Hồ nào có ý thương dân miền Nam để làm cái việc gọi là… “đó rách ngáng lỗ”(cản trở) thay vì …”nhất trí”?
( Chuyện Ông Hồ ‘phản đối chiến tranh” bằng cách không họp BCT(hay bị gạt ra) và Võ Nguyên Giáp trở thành thiểu số để rồi bị thất sủng là chuyện …hậu sự, xin bàn tiếp ở phần sau).
Bonjour, Bonsoir, Bonne nuit…VYBUI.
Theo dõi thế sự như thế là khăng khít.
Có điều, thằng Duẫn Hô theo Nga chứ lị.
À quên ,cái thằng cắc kè MTGPMN tuy do Tàu sai Bắc Phỉ
lập ra, nhưng nó ” dị mộng” dần dần nghiêng theo Pháp (cho
nên phái đoàn Mérillon-Vanuxem mới gặp Big Minh đề nghị
giúp VNCH chống lại Băc Phỉ Rợ Hồ, cuối tháng Tư 1975)
À, hay là VYBUI cũng…xoay ra..làm tí Thơ chăng ? Thân kính,
(tiếp theo)
Tháng 9/1964, “BCT đảng họp lại để đánh giá NQ 9, đồng thời quyết định đẩy mạnh chiến tranh nhân cơ hội tình hình chính trị miền Nam đang bị “ung thối” vì những xáo trộn do tranh giành quyền lực trong nhóm Tướng lãnh Sài Gòn. Kết quả là trận Bình Giả nổ ra cuối năm 1964 sang đầu năm 1965. Rồi chỉ mấy tháng sau, trận Đồng Xoài ( khởi đầu ngày 10/6/1965). Cả hai trận này phần thiệt hại lớn nghiêng về phiá QĐVNCH.
Do hai thắng lợi này, Trung Ương Cục Miền Nam đã nhen nhúm một kế hoạch táo bạo nhưng không kém phần phiêu lưu là cuối cùng phải có một cuộc Tổng Công Kích- Tổng Khởi Nghĩa mà hậu thân cuả kế hoạch này sẽ là trận tấn công Tết Mâu Thân. ( trong một lá thư gởi cho Nguyễn Chí Thanh, lúc này là Bí Thư TUC MN, Lê Duẩn viết: ” Vấn đề hiện nay là chúng ta tiếp tục mở rộng sự kiểm soát tại vùng nông thôn và chuẩn bị một cuộc TCK vào các đô thị…” Thư vào Nam, LD, Sự thật, 1986).
Với sự ủng hộ cuả Lê Duẩn, một nhóm được hình thành gồm có những người từng hoạt động tại miền Nam, hay sinh trưởng ở MN như NCThanh, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ và quan trọng nhất có lẽ là một đàn em thân tín cuả Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng.
Sau đó là cuộc tranh luận trên các tạp chí chủ yếu cuả Đảng giữa NCT và Võ Nguyên Giáp bắt đầu, Về phiá Giáp còn có HCM, cả hai chủ trương dùng chiến tranh nhân dân hay gọi nôm na là c/t du kích( sản phẩm cuả Mao) với mục tiêu lũng đoạn nông thôn, làm lực lượng quân đội VNCH phải dàn mỏng rồi bị đánh tiêu hao. Không may cho Giáp, (nhưng lai may mắn cho LD) là, lúc đó Quân Đội Mỹ, rồi Đồng Minh vào Miền Nam, chiến tranh du kích bị chiến thuật “tìm và diệt” cuả Mỹ làm phá sản. Những bất đồng ở cấp chóp bu trong nội bộ đảng không chỉ do những khác biệt về cách tiến hành cuộc chiến mà sâu xa hơn là do tham vọng cuả LD muốn đạt tới đỉnh cao quyền lực một khi ông Hồ “hai năm mươi”.
Riêng phần HCM, chưa bao giờ có ý tưởng chống lại việc gây chiến để thôn tính miền Nam, ngay trong các cuộc tranh luận tại BCT, Hồ cũng chỉ tỏ ra dè dặt, muốn đánh “chắc ăn” với những ý kiến như;
* Tranh thủ dành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đến cách đánh lâu dài.
*Bảo đảm về mặt hậu cần, tiếp liệu.
*Vẫn phải chú ý đến chiến tranh du kích, trang bị tốt cho lực lượng du kích.
*Phải làm sao để ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh lâu dài.
Nói khác đi, Hồ vẫn chủ trương chiến tranh, chứ không hề hòa hoãn hay từ bỏ việc thôn tính miền Nam. Cũng chưa bao giờ trong suốt quãng đời hoạt động của Hồ, Hồ rời xa chủ nghĩa Mao, hay lãng quên những đường lối, chủ trương hay mệnh lệnh từ giới lãnh đạo Bắc Kinh, Ngay trong thời gian có tranh chấp quyết liệt giũa LX và TC, Hồ vẫn đứng giữa, giữ sự đoàn kết với cả hai. Cho nên bảo rằng Hồ đứng về phía LX với chủ trương “chung sống hoà bình, tránh đối đầu về quân sự”, đặc biệt trong cuộc chiến Nam- Bắc là không đúng.
Về phần Giáp, sau khi chủ trương chiến tranh du kích thất bại, Giáp đã thúc thủ, nhưng để gìn giữ sự đoàn kết trong nội bộ, Giáp đã ngả về phía đa số. Đó cũng là lý do giải thích tại sao khi Đảng phát động thanh trừng, bắt bớ những “phần tử xét lại”, cả Hồ lẫn Giáp đều “im như thóc trong bồ”.
Cả Hồ và Giáp càng về sau càng mờ nhạt, Hồ thì bệnh hoạn liên miên, bỏ họp ở Bộ Chính Trị, rồi những năm sau cùng thì dành nhiều thời gian ở Trung quốc hơn ở VN, trừ dịp được triệu về để đọc thơ “chúc tết” nhân dân và cũng là pháo lệnh cho một cuộc tắm máu ghê tởm: Tấn công đồng loạt miền Nam, Tết Mậu Thân. Với Giáp, trước cuộc TCK tết Mậu Thân thì tránh mặt bằng cách đi chữa bệnh ở Hungary, nhưng rồi vì như Chế Lan Viên thố lộ, sợ bị kết tội không ngồi cùng mâm để cùng thưởng thức món Bánh Vẽ, nên xuất hiện trở lại khi cuộc Tổng Tấn Công đợt một đã tỏ ra thất bại. Theo một số nguồn tin thi chính Giáp là người lãnh đạo cuộc Tổng Tấn Công đợt 2.
Như vậy, theo cách nói cuả một nhà nghiên cứu ( Merle L. Pibbenow II) về vai trò cuả Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn “chống Mỹ” thì (đại ý) :
” Một số sử gia xếp Lê Duẩn và “các quân nhân miền Nam, các tư lệnh miền Nam” về một bên, phiá kia là VNGiáp, thêm ông Hồ ( lãnh đạo miền Bắc) thì đây là một sự đơn giản quá mức, bởi vì rất rõ ràng là những bất đồng chỉ là về PHƯƠNG TIỆN( cách thức tiến hành cuộc chiến) chứ MỤC ĐÍCH( gây chiến để thôn tính miền Nam) thì cả hai phe đều chia xẻ MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG là “giải phóng miền Nam để VN thành một nước thống nhất dưới sự cầm quyền cuả Đảng Cộng Sản.”
( Phần này, nhiều ý tưởng, tài liệu được dựa theo bài viết của tác giả Merle L. Pribbenow II, Tướng Giáp và tiến trình bí ẩn cuả kế hoạch tấn công tết Mậu Thân – được đăng trên Talawas mấy năm trước).
Ngoài hai biến cố đảo chánh cụ Diệm (1963), và tranh giành quyền lực giữa đám tướng lãnh (suốt những năm 1964,65) thì “Biến động miền Trung” năm 1966, cuả một nhánh cuả Phật Giáo và của một số đơn vị quân đội VNCH, do Nguyễn Chánh Thi, Đàm Quang Yêu… đòi ly khai khỏi chính quyền trung ương cũng là một yếu tố khuyến khích Hà Nội ngày càng táo tợn trong việc gia tăng các hoạt động quân sự để thôn tính miền Nam.
Phần khác, do những xáo trộn về chính trị, suy thoái về quân sự, đã giúp người Mỹ có cớ đổ quân vào. Nhân cơ hội này mà LX, TC gia tăng viện trợ cho Bắc Việt những khí tài quân sự hạng nặng như các loại pháo, hoả tiễn, chiến xa, máy bay v.v.. để đánh Mỹ thay cho hai đàn anh và khối Cộng như Lê Duẩn đã từng tự hào tuyên bố:” Ta đánh đây là đánh cho LX, TQ….”
Cho dù có thế lực ngoại bang khuynh đảo, người miền Nam chúng ta (nói chung), cũng phải đấm ngực nhận một phần trách nhiệm là đã “tiếp tay” cho CSBV xâm chiếm “đất nước” mình!
VIỆT NAM – hồ chí minh! Tết đầu tiên 1977 tại Nghĩa Lộ.
Tù tập trung ngồi xổm trong lán gió lùa. Chung quanh liếp dán
chi chít bảng hiệu, lợn béo, trâu xanh, hoa đào, hình ảnh lính
gái cười toe cái mông tròn tròn xoe… Trẹ cho mỗi anh cu ki
một điếu Điện Biên, một viên kẹo vừng… Dười bếp vưỡn bo
bio củ mì… Trưởng trẹ ra lịnh hát tôn vinh người (ngợm):
LỜI HÁT VIỆT NAM
Anh X cầm càng: hát lớn lên!
Giải phóng Miền Nam, hét vang rền.
Việt Nam – hồ chí minh: mưa rơi rả rich…
Việt Nam – hồ chí minh: hát to lên!
Việt Nam,
Tù hát gào gân cổ.
hồ chí minh,
Tù bỗng lặng thinh…
Việt Nam,
Tù hát như lệnh vỡ.
hồ chí minh?
– Chẳng lẽ ta ca nỗi nhục hình?
Trưởng trại trừng trừng : hát to lên!
Việt Nam! Việt Nam cất vang rền.
hồ chí minh, mưa rơi rả rich…
Anh nào không hát, sẽ ghi tên !
Việt Nam! Việt Nam, ầm vang khí thế !
Việt Nam! Việt Nam, cùng chung một tên.
Ý-Yên. Màu Xanh Cho Quê Hương
Đèn cù cho thấy một chế độ cực kỳ thối nát.
Xin thưa thật với đàn anh Trần Đĩnh cùng hai bác NVTNCS, Tiên.. Dâm. (Tiên mà không dâm thì thật là quá uổng).
Cứ nghĩ tới $200 trăm đồng tiền “nhuận ké” và bữa thịt chó mà Tố Hữu khao đàn em là em lại ói máu, tức điên người, chịu không nổi.
Là con địa chủ, hồi đó sau khi cải tạo 3 năm xong, thì em được trở thành công nhân đục đá. Nắng như thiêu đốt, đứng trên núi đóng choòng ngày tám tiếng, hoặc xuống dưới dùng búa lớn bổ đá cho nhỏ ra để xây công sự “lô cốt” bắn chiến hạm của đế quốc Mỹ.
Lương tháng của em được chưa tới $4 đồng, sáu năm trời phấn đấu để được trở thành giai cấp công nhân tiền phong chưa bao giờ được một bữa no. Tiêu chuẩn chỉ đủ để anh nuôi mua mỡ xào rau chứ không được nhai miếng thịt lợn, thịt chó, thịt mèo nào cả.
Lần được ba miếng thịt lợn và nước xáo chan cơm thoải mái là bữa chuẩn bị lên đường để đi sinh bắc tử nam.
Ấy thế mà chúng nó, người thì $200, kẻ tứ cụ, lại còn khao nhau thịt chó thì sao không ức. Cụ Hồ chẳng đã dạy: Cán bộ phải khổ trước dân, sướng sau dân đó sao. (không được cùng sướng một lúc)
Nhưng kể ra trời cũng có mắt. Khi đại tướng Nguyễn Chí Thanh bắt con nhập ngũ làm gương, rồi một số bố xét lại phải hy sinh đời con để cứu đời bố, nên tình nguyện cho con xuôi nam tiêu diệt Mỹ-Ngụy.
Sướng quen rồi nên sức phản kháng quá yếu.
Vừa vượt qua sông Bến Hải là các đồng chí con quan sốt rét rơi rụng mỗi ngày. Một thằng con quan mắc võng cạnh em tâm sự:
Bây giờ nó khổ hơn con chó cút mà nó thường ôm ấp trước khi nhập ngũ. Đó cũng là âm thanh cuối cùng phát ra từ cổ họng nó trên thế gian này.
Tôn Đản là của vua quan
Vân Hồ là của thế gian nịnh thần
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng. (Dâm Tiên)
Tài như cụ Trần Đĩnh rồi cũng thế thôi. Tội nghiệp!
Kính.
Cảm ơn Mỹ Lai TonyDO cho bài vè. À, thiếu hai chữ ” Vân Hồ.”
Nè ơi, dạo “em” còn bié, ra đón boác Hồ tại Cửa Đông, Nam định,
được cụ cho cai bánh dẻo; ngước lên nhìn cụ, thấy lành lạnh : hai
con mắt của cụ sáng lảo như hai mắt cú…
Mình ghét nhưng không dám…chê ông ta, bởi đã thi hành xuát sắc
vai tuồng ” điệp viên phản diện thượng thặng” cho chú Sam !
Thằng bạn nhí ( nay đã trung niên) kể chuyện kéo quạt cho Cụ và
ông LH Từ dùng bữa trưa, nghe cụ say sưa gỉa lả : ” Thưa cha, tôi
đi theo cộng sản là để giúp tiêu diệt cộng sản. (Và đúng như vậy).
Cái xứ mình nó cứ loạn cào cào, chẳng ai biết ai là ai.
Cụ Hồ, chị Thắng, anh Ẩn, anh Sơn, chị Khánh Ly, bố Kỳ, bác Phạm Duy, đồng chí Bùi Tín, công tử Cù Huy Hà Vũ, thợ cạo văn Trần Khải Thanh Thủy….v.v… đố ai biết họ là người chí cốt của phe nào?
Tuy nhiên, nói không sợ nhầm:
Cao bồi Téc Xịt để mắt tới ai thì người đó sẽ làm lợi tối đa cho nước Mỹ.
Thế nào là lợi cho đại ca Hoa Kỳ Quốc?
Phải được quyền vô Nhà Trắng đọc tài liệu mật thì mới biết được.
Kính đàn anh.
Với cái còm dưới đây của tonydo nêu tên một số nhân vật và với cái cách viết xỏ lá ấy chứng tỏ tonydo là một..thằng con nít chưa trưởng thành chỉ giỏi nhí nhăng nhí nhố.
“Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ.” Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh Muốn Nằm!” “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”Bác quen bốc hốt gái tơ như cái Z. nên bác sang Nam dương bác cứ mấy gáo tơ Indo bác hôn đế nỗi chính phủ Nam dương yêu cầu bác ngưng vì theo luật hồi giáo, không được gái như vậy. “bác” thấy gái gái là sáng mắt ra.
Tôi không thích chửi tục, nhưng đọc đoạn Trần Đĩnh bảo Tố Hữu được $200 tiền ké, còn tác giả (Trần Đĩnh) được $400 tiền nhuận bút, tôi buột miệng chửi: (Xin lỗi bà chủ nhiệm và qúi đàn anh).
Đ…éo….m…ẹ cả một nòi chúng nó!
Chúng nó có lương tháng, chúng nó có phiếu gạo, chúng nó có phiếu vải, chúng nó có xe hơi hoặc xe đạp tiêu chuẩn, chúng nó có nhà ở, ít nhất cũng là nhà tập thể thì chúng nó phải (làm) viết 8 tiếng.
Bố… nó, thế tại sao chúng nó lại được thêm tiền nhuận bút?
Thảo nào hồi đó chúng nó viết hết đông, sang tây, ca ngợi Các Mác, Ăng Gen, Xít Ta Lin, Mao, Hồ, Xã Hội Chủ Nghĩa hết mình. Lại a dua chửi đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy Quân-Ngụy Quyền tới tấp để vừa được lên chức, vừa thêm tiền “Nhuận Bút”.
Trong khi đó thì dân lành, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, nhưng cơm không đủ no, áo không đủ mặc, chẳng hiểu “Nhuận Bút” “tiền thưởng là cái gì”.
Mẹ chúng mày, từ 1956 khi được là con địa chủ, ông Tonydo và đa phần dân lành ngoài bắc bị đói ròng rã 12 năm có lẻ.
Bố khỉ !
Tin cái lũ này có mà đổ thóc giống ra mà phơi.
Sorry again!
Kính bà chủ nhiệm.
Bác chửi đổng thế thì hơi loạ đời đấy!
Viết để kiếm cơm thì thằng đek nào không thích.
Chỉ đáng khinh bỉ những kẻ bất cố liêm sỉ, chỉ vì tiền mà bán rẻ lương tâm, viết tầm bậy, tố cáo gian!
Chánh ủy …quốc gia ơi, ” cậu ” còn nhớ bài vè sau, mời lên
khuôn cho anh em xem với. Dâm chỉ nhớ lõm bõm thôi:
Như ” vầy”:
Tôn Đản là của vua quan
………. là của thế gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
( Mấy cái dấu chấm, mềnh quên tên).
Mềnh có quen một ” cô” cùng làng ta, vô Nam, kể mềnh nghe, cô thuộc ban
phục vụ lãnh tụ, các cô nuôi gà bằng con nhộng, nuôi heo bằng cám pha sữa
bột, nuôi bò bằng ngô bắp non… dângTW đoảng. Hàng tuần, có ” chuyên cơ”
chở cá, sửa, caviar…rượu..từ Liên Sô dìa, cho đàn em…
Hàng năm, Liên Sô vỗ béo đàn em cộng phỉ TW 17 triệu Mỹ kim xài chơi…
Riêng vụ gái gú Liên Sô, chúng nặng chừng 80 chục ký, cán bộ ta…chê…, chì
thích gái đường rừng Việt Bắc, ví chúng leo núi hoài, chắc mẩy, chặt ních !
TonyDO đã có kinh nghiệm …đường rừng chưa ?
Thưa ông DâM TiêN, tôi tra Google và thấy như sau :
Tôn Đản là của vua quan
“VÂN HỒ” là của thế gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
Xin cảm ơn TT.
Tôi save cái ” đồng dao” này, để có
dịp dùng trong một Hồi ký Việt Nam.
Thân kính, YY