Từ Thư Ngỏ đến Tuyên Cáo còn bao lâu nữa?
Mấy năm trước đây không phải bỗng dưng ông Đại tá Tiến sĩ Trần Đăng Thanh đem cái sổ hưu ra giảng cho trí thức Hà Nội. Sau bài giảng đó cũng không phải bỗng dưng gặp làn sóng phản đối kịch liệt đến nỗi bây giờ nghe nhắc đến ‘Cái sổ hưu’ là nhớ ngay đến tên ông Trần Đăng Thanh. Vì chịu đựng đói rách trong thời gian dài dằng dặt, từ kháng chiến chống Pháp, từ “hạt muối xẻ làm đôi” dành cho chiến trường người Việt giết người Việt, “Giải phóng miền Nam, tiêu diệt bọn Mỹ – Ngụy” (giàu có văn minh) “xâm lược”! Ám ảnh đó là suốt đời. Ám ảnh đó đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người cho dù hiện tại có ‘no cơm ấm cật’. Đó là nỗi sợ tiềm ẩn được giấu kín từ nơi sâu thẳm nhất. Vì thế bỗng dưng đem cái sổ hưu trần trụi phơi ra ánh sáng là đương nhiên đụng vào bí mật cá nhân. Và phản ứng của những người về hưu phải bùng nổ!
Lá Thư Ngỏ của 61 đảng viên, cựu quan chức cao cấp chế độ, kêu gọi bạch hóa sự kiện Thành Đô và cải tổ nội bộ đảng, xác nhận con đường đảng đang theo, đang lãnh đạo là sai lầm, sẽ gây hậu quả vô cùng tai hại cho tương lai đất nước và dân tộc. “Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.” Đã hẳn việc cảnh báo, đòi hỏi là hoàn toàn đúng. Cấp bách và thực tế. Một thực tế không phải chỉ có đảng viên hưu trí mới thấy mà người Việt Nam đều trải nghiệm. Và thế giới cũng đã hành động, đã ném chủ nghĩa đó vào sọt rác từ hơn 24 năm trước.
Thế nhưng vì sao những vị ký tên trong Thư Ngỏ vẫn còn là đảng viên mà chưa từ bỏ? Ông Lê Hiếu Đằng đã giằng xé tâm can trước khi về cõi khi quyết định từ bỏ đảng cho thấy đây là một quyết định không hề dễ dàng! Lá thư “viết trên giường bệnh” trước khi tuyên bố bỏ đảng nổi bật một điều: Ông đã suy nghĩ ‘nát nước’. Vì cả một đời mang hoài bảo tốt đẹp nhất để đi theo đảng, rồi từng bước từng bước đảng đạt thắng lợi, đưa lên bậc thang danh vọng. Đảng ban phát cho cá nhân và gia đình con cháu đến đỉnh điểm của giàu sang! Đảng là vua tập thể, lớn hơn thời phong kiến là chỉ có một ông vua. Vì thế, ngay từ đầu ông Hồ Chí Minh, cho dù chủ trương “bài Phong, đả Thực”, vẫn giữ lại chữ Trung của Nho giáo. Ông dạy “Trung với Đảng”! Cho nên bỏ đảng là phản, là trọng tội, là coi như từ bỏ con đường sống!
Hiện tại ‘Cái sổ hưu’ không còn là giá trị vật chất đối với cán bộ đảng viên cộm cán nhưng rõ ràng vẫn là cuốn rún sinh lực để họ tồn tại. Vì dứt cuống rún là coi như dứt sự sống. Nhưng tiếc thay chỉ có thai nhi mới cần cuống rún!
Vì, đảng ngay từ đầu đã nhân danh hai giới cùng cực trong xã hội thời đó, là nông dân và công nhân, để đấu tranh ‘giải phóng’ cho họ. Chiêu bài mượn máu xương thân xác của những người cùng khổ đó đã thành công mỹ mãn.
Thế nhưng, mới chiếm được nửa đất nước sau núi xương sông máu từ mặt trận Điện Biên Phủ thì có ngay Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc. Khi chiếm được cả nước thì có ngay Chính sách Tập trung cải tạo, Chính sách Kinh tế mới và Chính sách đánh Tư sản mại bản tại miền Nam.
Sự thật hiện nay, đang phơi bày rõ ràng nhất, là công nhân cả nước bị bóc lột dã man tại các hãng xưởng, là nông dân cả nước bị cướp đất cướp nhà!
Với chủ trương “tam cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) ngày trước của cán bộ đảng viên đã đánh lừa được giới cùng đinh để họ hy sinh mạng sống và những ngày đầu sau 30/4 lại được áp dụng tại miền Nam. Bấy giờ thì cùng ăn, cùng ờ, cùng làm nhưng mục đích chỉ là bám thật sát, theo dõi thật kỹ để làm sao ‘con mồi’ được đặt tên là “Tư sản mại bản” không thể chạy thoát khi móng vuốt đảng vồ ra chụp. Cho nên hình ảnh cán bộ đảng viên đối với người dân là hình ảnh những ác thần!
Gia đình tôi ở Sài Gòn. Xóm tôi có khá nhiều nhà lầu đúc 2, 3 tầng nhưng cũng có nhiều nhà mái lợp tôn. Hẻm thì xe hơi vô dễ dàng vì thế không phải ‘xóm nhà giàu’ nhưng cũng không nghèo. Tuy là ‘dân thành phố’ nhưng tình nghĩa hàng xóm láng giềng rất gần gũi. Ấy thế mà sau ngày 30/4 thì hoàn toàn đảo lộn. Nhà nhà, người người đua nhau đem từ bàn ghế tủ giường đến đủ thứ lỉnh kỉnh nhỏ nhặt bày ra đường bán đổ bán tháo. “Bán cho trống nhà kẻo Việt cộng kiểm kê lấy hết”! Chẳng bao lâu sau nhà nào cũng trống hoang trống hoách! Một số gia đình có thân nhân đi cải tạo thì được cán bộ đảng viên đến tận nhà “động viên” đi kinh tế mới để đảng khoan hồng cho về sum họp sớm. Giữa cảnh nháo nhào và hỗn loạn đó thì một ngôi nhà nhỏ của đôi vợ chồng trẻ tọa lạc trên 2 lô đất với một khoảnh vườn, cạnh nhà tôi, đã di tản, có chủ mới dọn vào. Không lâu sau chủ mới đập bỏ căn nhà xinh xắn đó để xây thành ngôi biệt thự ‘hoành tráng’. Có sân rộng, có hồ cá kiểng, có cổng riêng dành cho xe hơi. Cửa nhà trước kia thông thẳng ra đường, không rào giậu, bây giờ mọc lên một hàng rào cao quá đầu người được xây kín bưng. Từ một ngôi nhà xinh xinh gần gũi với xóm giềng bỗng chốc biến thành nơi thâm nghiêm kín cổng cao tường!
Sau đó không lâu công an khu vực thường la cà trong xóm để điều tra người nào dám cả gan chơi trò ném bom bẩn vào ngôi biệt thự! Chủ mới đành cơi cao hàng rào thêm nữa bằng kẽm gai đan kín để vừa giới hạn bom bẩn vừa đề phòng trộm leo rào.
Từ đó, ngôi biệt thự bề thế bỗng chốc biến thành một ‘pháo đài’ giữa xóm. ‘Pháo đài’ của cán bộ đảng viên đang “công tác” ở Thành!
Bây giờ chắc chắn cán bộ đó đã hưu trí nhưng không biết có ký tên trong Thư Ngỏ hay không.
Vì thế giữa cán bộ đảng viên hưu trí với người dân có một khoảng cách khá xa, nếu không muốn nói là thuộc giai cấp khác nhau. Một giai cấp thống trị với một giai cấp bị trị. Một bên ngự trong ‘pháo đài’ với cuốn sổ hưu, một bên phải bươn chải kiếm sống hàng ngày trên đường phố. Nên cho dù nội hàm Thư Ngỏ có là toa thuốc thần diệu để chữa căn bệnh trầm kha của đảng thì nó cũng không / hoặc khó có thể được giới dân dã lưu ý, vì đó loại ‘toa thuốc đặc trị’ chỉ dùng để chữa bệnh cho đảng, chữa bệnh cho giai cấp mới, chữa bệnh cho phe nhóm lợi ích nhà giàu!
Đó là chưa nói đến sự dè bỉu chung chung của dư luận, ‘ôi… đấy chỉ là chuyện phe nhóm đấu đá nội bộ với nhau’ hoặc ‘chỉ là chuyện trâu cột ghét trâu ăn’… !
Vì thế việc nhân danh người Việt Nam để tranh đấu đòi cải tổ nội bộ đảng, đòi bạch hóa văn bản Hội nghị Thành Đô 1990 thì bài học máu xương mà giới công nhân, nông dân bị nhân danh từ khởi đầu cuộc chiến đã có chứ không phải đợi đến lúc nầy!
Tuy nhiên, Thư Ngỏ chắc chắn đang có tác động trong giới cán bộ đảng viên hưu trí, còn liệu họ có dám bước ra khỏi những ‘pháo đài’ đã tự xây kiên cố mấy chục năm qua, từ bỏ đảng, vứt sổ hưu vào sọt rác là chuyện không hề dễ. Khi chưa dám thực hiện được điều căn bản cốt lõi đó để hòa nhập với xã hội thì tác động Thư Ngỏ khó được sự ủng hộ của “toàn xã hội” như mong muốn, điều mà đảng viên nhà văn Nguyên Ngọc nhắm đến khi trả lời phỏng vấn của đài BBC.
“Chúng tôi không hy vọng nhiều rằng cái đó (Thư Ngỏ) sẽ làm trực tiếp thay đổi đến đối tượng mà chúng tôi gởi. Nhưng mà vấn đề là thế này. Nhất định cơ chế đó, nhất định cách làm đó phải thay đổi, mà sự thay đổi đó phải có sự đấu tranh của toàn xã hội”
Mà bị dân làm ngơ thì không bao giờ có cách mạng.
Mọi người thường gắn bó với tình yêu ban đầu. Vì tình yêu nguyên thủy là kết tinh của ước mơ với hoài vọng cả đời người. Nhưng sau thời gian dài chung sống mà cứ bị người yêu cắm sừng liên tục thì con đường duy nhất còn lại là phải ly dị. Không có chọn lựa nào không có thương đau nhưng không dám quyết định dứt khoát là tự chôn vùi cuộc đời còn lại cùng với thanh danh. Và, điều thật quan trọng, là chôn vùi cả tương lai con cháu.
Tự vứt bỏ thẻ đảng là vứt bỏ được gông cùm cho cá nhân và cho cả dân tộc.
Bao giờ thì Thư Ngỏ sẽ thành bản Tuyên Cáo của những người không còn có chọn lựa nào khác hơn là từ bỏ đảng để tranh đấu, như cố luật gia Lê Hiếu Đằng đã làm?
(Aug 10th, 2014)
© Đàn Chim Việt
BỎ HAY KHÔNG BỎ ?
Ôi thôi có bỏ làm gì
Thà rằng để vậy nhiều khi êm đềm !
Phận đời càng biết buồn thêm
Thà rằng không biết lềnh bềnh vẫn vui !
Cứ coi như đã chiều rồi
Đi về mọi nẽo hệt hồi như xưa !
Chợ chiều dầu có nắng mưa
Ta cùng họp chợ cũng vừa vui thôi !
Ai kia nghĩ đứng nghĩ ngồi
Còn ta chỉ cốt đứng ngồi cho ta !
Đã vào sao lại trở ra
Chợ thì vẫn chợ mình ta hại gì !
Đèo bồng suy nghĩ mà chi
Không mình thì chợ vốn thì đã đông !
Khi nào đời hết lông bông
Để thành dẹp chợ cũng không muộn gì !
KHÓI NGÀN
(13/8/14)
Có lý đấy đàn anh!
Mẹ kiếp, chúng nó chơi trò ma chơi, bà con ta lại tưởng sắp thịt nhau tới nơi rồi.
KHÓI NGÀN:
Đèo bồng suy nghĩ mà chi
Không mình thì chợ vốn thì đã đông !
Khi nào đời hết lông bông
Để thành dẹp chợ cũng không muộn gì ! (hết trích).
Buồn!
Trích; “Thế nhưng vì sao những vị ký tên trong Thư Ngỏ vẫn còn là đảng viên mà chưa từ bỏ? Ông Lê Hiếu Đằng đã giằng xé tâm can trước khi về cõi khi quyết định từ bỏ đảng cho thấy đây là một quyết định không hề dễ dàng.”
Người ngoài đảng, hay đã ra khỏi đảng mà tri hô; “đảng CSVN là đảng cướp” thì không có giá trị bằng chính đảng viên trong đảng tố cáo!
Vậy xin thưa!Đã có ai trong đảng đã đủ “gan” tố cáo đảng chưa.?Chuyện khó tin nhưng chưa có thực.Giá trị đó giống như bọn vgcs mơ lên thiên đàng vậy.
Ngu sao ở trong đảng mà tố cáo đảng…muốn chết không toàn thây thì cứ tiến lên tố cáo đảng khi còn trong đảng.!!!
Thằng vgcs dù nó vô học,dù bị đảng che mắt bịt tai…chúng nó không ngu quá tệ với cái đảng cướp đó….qua thời gian quá dài và quá thừa để câm cái mỏm lại.
Thức Dậy Người Ơi
Thức dậy người ơi! Sáng đã lâu
Quê hương chìm đắm bể u sầu
Mà anh còn ngủ hay nằm nán?
Trong lúc quê nhà ngập khổ đau.
Anh thấy gì không? Giặc Bắc phương
Đã tràn trên khắp nẻo quê hương
Cao nguyên, hải đảo, và biên giới
Vào sâu lãnh thổ đến Bình Dương.
Anh thấy gì không? Đảng Việt gian
Xum xoe quỳ mọp gối quy hàng
Chờ mong hưởng chút ơn mưa móc
Được làm thái thú cõi Nam man.
Anh thấy gì không? Đảng cướp ngày
Hung tàn, bạc ác, chẳng chừa ai
Vàng đô đã vét vơ đầy túi
Còn cướp dân đen miếng ruộng cày.
Anh thấy gi không? Đảng bạo quyền
Còn đòi trị nước đến muôn niên
Tranh giành quyền lợi, chia bè phái
Bỏ mặc nước nhà trong đảo điên.
Anh thấy gì không? Lửa đấu tranh
Đã bừng lên khắp các thị thành
Người dân đứng dậy đòi quyền sống
Du đảng, công an chúng bạo hành.
Thức dậy người ơi! Thức dậy mau!
Toàn dân vùng dậy đã từ lâu
Mà sao anh vẫn còn mê ngủ?
Trong lúc quê nhà ngập khổ đau.
Phan Huy MPH
http://fdfvn.wordpress.com
TRUNG VỚI AI ?
Trên đời này chỉ có ai điều trung duy nhất : Trung với nước, với dân, và trung với sự thật, với chân lý.
Bởi không có nước, không có dân tất nhiên cũng không thể có mình. Đó là yêu cầu của điều trung duy nhất và cao nhất. Trung có nghĩa là không phản bội, không chống lại, không đi ngược lại cho dù hoàn cảnh hay điều kiện ra sao.
Trung với sự thật, với chân lý khách quan, đó là ý nghĩa và giá trị của con người. Bởi không trung với sự thật, tức hành động sai với sự thật, thì thành ra con người dối trá, gạt gẫm người khác một cách xấu xa, nguy hiểm. Trung với chân lý khách quan là biết tôn trọng sự thật, hướng theo sự thật mà chính mình biết rõ, hay được mọi người nhìn nhận. Đó mới là phẩm chất của người trí thức. Tức đề cao sự hiểu biết, có lợi cho mình, có lợi cho mọi người hay xã hội nói chung. Không trung với sự thật, phản lại sự thật, không hiểu biết sự thật, thì thành ra người thiển cận, ngu dốt, làm càn, nói càn, không phải là người có hiểu biết, có kiến thức hay có trí thức nữa.
Còn hiếu với ai ? Chỉ có hiếu với cha mẹ, Bởi chỉ có cha mẹ mới là bậc sinh thành ra mình, sinh ra mình, nuôi dướng, dạy dỗ mình lớn lên. Không hiếu với cha mẹ là vô loài, chẳng khác gì loài vật. Cho nên đối với người khác, tức người ngoài, hay đối với người dân, đối với dân tộc nói chung, nhiều lắm chỉ có tình thương yêu nồng nàn, tha thiết nhất, nhưng không thể đặt thành chữ hiếu. Bởi chữ hiếu ở đây là hoàn toàn giả dối, vô nghĩa.
Bởi vậy câu khẩu hiệu “Trung với Đảng, hiếu với dân”, dầu bất kỳ ai nói ra, đó chỉ là thủ đoạn chính trị nhất thời, nó không phải là đạo lý gì sâu xa hay chân lý, sự thật khách quan nào cả. Đó chẳng qua chỉ là cách lôi kéo, cách áp đặt về chính trị nhằm tạo sức mạnh lợi ích riêng cho mình, tức cho những người nào chủ trương hoặc nói ra câu đó.
Bởi mọi đảng phái chính trị cũng chỉ là tập hợp của những con người ngoài xã hội lại với nhau. Nó có thể biến chuyển, mục đích và thành phần của nó có thể thay đổi tùy theo điều kiện khách quan của lịch sử. Trung với cái gì không phải là nguồn gốc của bản thân mình, cũng không phải là chân lý tuyệt đối cho tất cả mọi người, cho xã hội, cho đất nước, thì thật sự đó cũng chỉ là thứ ngu trung, như ngày xưa trong xã hội phong kiến quân chủ, người ta bảo trung với vua chẳng khác. Bởi nếu thế khi gặp hôn quân vô đạo cũng vẫn cứ trung hay sao ?
Thế thì nếu Hiệp nghị Thành Đô được ký giữa đảng CSVN và đảng CSTQ là có thật, thì quyền yêu cầu phải được công bố ra công khai cho toàn dân biết mà đại tá an ninh Lê Duy Mật và 61 đảng viên CS gạo cội đã đề nghị lãnh đạo đảng CS hiện nay phải làm là hoàn toàn chính đáng và cần thiết.
Bởi đó không những là quyền mà còn là nghĩa vụ công cộng của cả người yêu cầu cũng như người được yêu cầu công bố. Bởi quyền là cái gì cá nhân mình phải có về điều đó. Còn nghĩa vụ là nghĩa vụ trước mọi người, trước toàn dân, trước xã hội. Bởi nếu hiệp nghị đó có, nó là tính cách của những người lãnh đạo đảng CS khi đó (1990) còn không hẳn là tính cách của những người lãnh đạo đảng CS hiện nay. Sự ràng buộc hay không ràng buộc với hiệp nghị đó nếu có, là tùy những người lãnh đạo đảng CSVN ngay này tự quyết, còn không ai bắt buộc họ được.
Bởi đảng CS không phải là đất nước, dân tộc, luật pháp, hay chính quyền, hoặc Tổ quốc, nên mọi đảng viên có thể trung hay không trung với họ thì tùy, còn toàn dân hay xã hội nói chung, không có bất kỳ cơ sở nào để trung với họ cả. Vậy thì yêu cầu được công bố Hiệp nghị đó là chính đáng và cần thiết, bởi vì đó là quyền tối thượng của toàn dân.
Nên nếu ngày nay mà lãnh đạo ĐCS không xác nhận là có hay không có, hoặc không công bố nội dung tức là coi thường đảng viên của mình và coi thường toàn dân, bởi vì đây là vấn đề hết sức trọng đại liên quan đến toàn thể đất nước, dân tộc.
Nhưng nói cho cùng, nếu hiệp nghị Thành Đô là có thật, thực chất nó cũng chỉ liên quan đến
hai đảng, hay chí it cũng hai nhà nước CS, còn hai đất nước hay hai dân tộc nói chung, về mặt nguyên tắc có liên quan gì. Trừ phi một số kẻ điếu đóm, bợ đỡ đánh đồng đảng CS và Tổ quốc !
Đấy cái ý nghĩa tối hậu nó là như thế, và tính cách cao nhất của ông đại tá Lê Duy Mật cũng như của 61 đảng viên CS gạo cội phải làm gì trong nghĩa vụ đối với Tổ quốc, dân tộc và đất nước của họ thì mọi người hẳn phải thấy rõ cả.
THƯỢNG NGÀN
(12/8/14)
Cái sổ hưu
Bọn Việt cộng mọi rợ
Nó đem cái sổ hưu
Hù dọa ai cũng sợ
Lấy gì sống khi hưu?
Chúng dìm cả dân tộc
Ngang hàng với thú vật
Quên giống nòi tổ quốc
Sống cuộc đời thực vật!
Cũng tại thằng khôn vặt
Tên gọi là Hồ tặc
Nó hoang tưởng đần độn
Bán nước ta cho giặc!
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/